intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam giai đoạn 2014-2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ các nhân tố tác động đến việc đẩy mạnh xuất khẩu cao su tự nhiên; đánh giá thực trạng xuất khẩu cao su thiên nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam; đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp có hoạt động sản xuất – kinh doanh xuất khẩu cao su nhằm đẩy mạnh xuất khẩu CSTN giai đoạn 2014-2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam giai đoạn 2014-2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ PHAN TRÚC PHƢƠNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-2020 Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VÕ THANH THU TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung chi tiết của bài luận văn này đƣợc trình bày theo kết cấu và dàn ý của tôi với sự nghiên cứu, thu thập và phân tích các tài liệu liên quan đến việc đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam, đồng thời đƣợc sự góp ý hƣớng dẫn của GS.TS. Võ Thanh Thu để hoàn tất luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014 Tác giả Võ Phan Trúc Phƣơng
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .....6 1.1 Lý thuyết về xuất khẩu ..................................................................................6 1.1.1 Quan điểm về xuất khẩu .........................................................................6 1.1.2 Các hình thức xuất khẩu .........................................................................6 1.1.3 Các hình thức xuất khẩu chính trong ngành cao su Việt Nam ...............8 1.2 Các vấn đề chung về đẩy mạnh xuất khẩu ....................................................8 1.2.1 Thế nào là đẩy mạnh xuất khẩu? ............................................................8 1.2.2 Đẩy mạnh xuất khẩu ...............................................................................9 1.2.3 Vai trò của đẩy mạnh xuất khẩu .............................................................9 1.3 Một số ý thuyết đặt cơ sở cho đẩy mạnh xuất khẩu ....................................10 1.3.1 Lợi thế so sánh hiện hữu RCA (Reveal Comparative Avantage) .........10 1.3.2 Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu ESI (Export Specialization Index) 12 1.4 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu cao su .....................................................................................................................12 1.4.1 Tính cạnh tranh .....................................................................................13 1.4.2 Các nguồn lực có sẵn ............................................................................14 1.4.3 Mối quan hệ mua và bán .......................................................................14 1.4.4 Chiến lƣợc marketing xuất khẩu ...........................................................15
  4. 1.4.5 Sự hỗ trợ của chính phủ ........................................................................15 1.5 Tổng quan về cây cao su và thị trƣờng cao su thế giới ............................... 16 1.5.1 Tổng quan về cây cao su .......................................................................16 1.5.1.1 Lịch sử ngành công nghiệp chế biến cao su...................................16 1.5.1.2 Đặc điểm cây cao su và ngành khai thác cao su ............................16 1.5.1.3 Ứng dụng của cao su tự nhiên ........................................................17 1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới .................17 1.5.2.1 Nguồn cung cao su tự nhiên ...........................................................18 1.5.2.2 Nguồn cầu cao su tự nhiên .............................................................19 1.5.3 Tƣơng quan về cung cầu CSTN thế giới ..............................................22 1.5.4 Các cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu CSTN .........................23 1.6 Kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu CSTN từ các quốc gia khác ..................25 1.6.1 Malaysia ................................................................................................ 25 1.6.2 Thái Lan ................................................................................................ 26 1.6.3 Kim nghiệm về phát triển sản xuất cao su Ấn Độ ................................ 27 1.6.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .....................................................28 CHƢƠNG 2 – THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN TẠI VIỆT NAM ........................................................................................30 2.1 Thực trạng về sản xuất cao su thiên nhiên tại Việt Nam .............................30 2.1.1 Diện tích, năng suất, sản lƣợng CSTN Việt Nam đến đầu 2013 ..........30 2.1.1.1 Tƣơng quan về diện tích, năng suất và sản lƣợng so với các quốc gia trồng cao su trong khu vực ......................................................................30 2.1.1.2 Diện tích, phân bố và năng suất sản lƣợng của Việt Nam .............31 2.1.2 Cơ cấu sản phẩm ...................................................................................32 2.2 Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong thời gian qua .................................................................................................................33
  5. 2.2.1 Thực trạng về sản lƣợng, kim ngạch và tốc độ xuất khẩu ....................33 2.2.2 Thực trạng về chất lƣợng và chủng loại CSTN xuất khẩu ...................36 2.2.3 Thực trạng về giá cả xuất khẩu .............................................................37 2.2.4 Thực trạng xuất khẩu cao su thiên nhiên qua các thị trƣờng ................38 2.2.5 Thực trạng về phƣơng thức kinh doanh xuất khẩu ............................... 40 2.2.6 Các loại hình doanh nghiệp tham gia đẩy mạnh xuất khẩu CSTN .......42 2.2.6.1 Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam .......................................42 2.2.6.2 Các doanh nghiệp tƣ nhân sản xuất- xuất khẩu ngoài VRG ..........42 2.2.6.3 Nhà thƣơng mại..............................................................................43 2.3 Lợi thế cạnh tranh trong đẩy mạnh xuất khẩu CSTN Việt Nam .................44 2.3.1 Tính chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện RCA ...........................................44 2.3.2 Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu ESI .................................................45 2.3.2.1 ESI trên thị trƣờng Trung Quốc .....................................................45 2.3.2.2 ESI trên thị trƣờng Malaysia ..........................................................47 2.3.2.3 ESI trên thị trƣờng Ấn Độ .............................................................. 48 2.4 Kết luận về tình hình đẩy mạnh xuất khẩu CSTN Việt Nam. .....................50 2.4.1 Những thành công trong đẩy mạnh xuất khẩu cần phát huy ................51 2.4.2 Những hạn chế trong khả năng đẩy mạnh xuất khẩu CSTN ................51 2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam .....................................................................................................53 2.5.1 Các nhân tố chủ yếu tác động đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu CSTN Việt Nam ...........................................................................................................53 2.5.2 Thiết kế bảng câu hỏi, xây dựng mô hình nghiên cứu..........................54 2.5.2.1 Mô hình nghiên cứu .......................................................................54 2.5.2.2 Nghiên cứu sơ bộ ...........................................................................56 2.5.2.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu .....................................................57 2.5.2.4 Nghiên cứu định lƣợng ..................................................................57
  6. 2.5.2.5 Các yếu tố tác động lên khả năng đẩy mạnh xuất khẩu .................58 2.5.3 Mô tả mẫu nghiên cứu ..........................................................................59 2.5.3.1 Về đối tƣợng doanh nghiệp đƣợc khảo sát ....................................60 2.5.3.2 Về phân bố địa lý của các công ty đƣợc khảo sát ..........................60 2.5.4 Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................ 61 CHƢƠNG 3 – GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN GIAI ĐOẠN 2014-2020 ............................................................................63 3.1 Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu CSTN trong giai đoạn 2014-2020..............................................................................................................63 3.1.1 Đẩy mạnh xuất khẩu cao su góp phần thúc đẩy quá trình CNH – HDH nông nghiệp nông thôn ......................................................................................63 3.1.2 Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp cân bằng môi trƣờng sinh thái .............................................................................................................64 3.2 Định hƣớng phát triển, sản xuất và xuất khẩu CSTN Việt Nam .................64 3.2.1 Định hƣớng phát triển sản xuất cao su tự nhiên ...................................64 3.2.2 Định hƣớng phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam ................67 3.2.3 Về công tác quy hoạch phát triển cây cao su ........................................69 3.3 Mục tiêu và cơ sở xây dựng giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam giai đoạn 2014-2020 .............................................................................69 3.3.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp....................................................................69 3.3.2 Cơ sở để xây dựng giải pháp ................................................................ 69 3.4 Một số nhóm giải pháp cơ bản khắc phục những tồn tại để đẩy mạnh xuất khẩu CSTN ............................................................................................................71 3.4.1 Giải pháp về sản lƣợng, kim ngạch và tốc độ xuất khẩu ......................72 3.4.2 Giải pháp về chất lƣợng và chủng loại cao su ......................................72 3.4.3 Giải pháp về giá cả xuất khẩu ............................................................... 73
  7. 3.4.4 Giải pháp về thị trƣờng xuất khẩu ........................................................74 3.4.5 Giải pháp về phƣơng thức kinh doanh xuất khẩu .................................75 3.4.6 Giải pháp về quy trình, thủ tục xuất khẩu .............................................75 3.4.7 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Hiệp hội cao su ......................76 3.5 Những đề xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu ........77 3.5.1 Đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh trong đẩy mạnh xuất khẩu .......77 3.5.2 Đề xuất các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ ........................................79 3.5.3 Đề xuất tăng cƣờng nguồn lực hữu hình và tài chính ...........................81 3.5.4 Đề xuất tăng cƣờng nhân lực và nguồn lực sản xuất ............................82 3.5.5 Đề xuất về nâng cao chiến lƣợc xuất khẩu ...........................................83 3.5.6 Đề xuất dành cho các doanh nghiệp có hoạt động trung gian mua bán84 3.6 Các kiến nghị cho các cơ quan Nhà nƣớc ...................................................84 3.6.1 Nhà nƣớc cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến, tín dụng xuất khẩu ............................84 3.6.2 Khuyến khích thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và thay đổi cơ cấu sản phẩm CSTN để đẩy mạnh xuất khẩu ..........................................................................85 3.6.3 Kiến nghị cho địa phƣơng.....................................................................86 3.7 Kiến nghị về phía doanh nghiệp ..................................................................86 3.7.1 Nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu .............................................86 3.7.2 Đổi mới và lựa chọn công nghệ cho phù hợp .......................................86 3.7.3 Đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả.....................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ARNPC : Association of Natural Rubber Producing Countries – Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su C/O : Certificate of Origin - Chứng nhận xuất xứ CIF : Cost, Insurance and Freight – Giá thành, bảo hiểm và cƣớc phí CNH – HDH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CSTN : Cao su thiên nhiên/ Cao su tự nhiên DN : Doanh nghiệp ESI : Export Specialization Index - Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu FAO : Food and Agriculture Organization – Tổ chức Nông nghiệp và lƣơng thực Liên hiệp quốc FCA : Free Carrier - Giao cho ngƣời vận tải FOB : Free on board - Giao lên tàu IRSG : International Study Rubber Group - Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế KNDMXK : Khả năng đẩy mạnh xuất khẩu KNNK : Kim ngạch nhập khẩu KNXK : Kim ngạch xuất khẩu QĐ : Quyết định RCA : Reveal Comperative Advantage - Lợi thế cạnh tranh hiện hữu RSS : Rubber Ribbed Smoke Sheet – Cao su xông khói SVR : Vietnam Standard Rubber – Cao su tiêu chuẩn Việt Nam TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh WITS : World Intergrated Trade Solution XK-NK : Xuất khẩu- Nhập khẩu
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Số liệu thống kê cao su thiên nhiên tại Việt Nam (2000-2012) ................31 Bảng 2.2 Sản lƣợng, kim ngạch và tốc độ xuất khẩu cao su Việt Nam giai đoạn ....34 Bảng 2.3 Chủng loại cao su tự nhiên xuất khẩu năm 2013 .......................................36 Bảng 2.4. 20 thị trƣờng dẫn đầu trong xuất khẩu CSTN Việt Nam năm 2013 .........39 Bảng 2.5 Tính chỉ số RCA của cao su Việt Nam giai đoạn 2004-2013 ...................44 Bảng 2.6 Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu ESI của cao su thiên nhiên Việt Nam tại thị trƣờng Trung Quốc .............................................................................................. 46 Bảng 2.7 Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu ESI của CSTN Việt Nam tại thị trƣờng Malaysia ....................................................................................................................47 Bảng 2.8 Chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu ESI của CSTN Việt Nam tại thị trƣờng Ấn Độ ........................................................................................................................49 Bảng 2. 9 Các yếu tố tác động lên khả năng đẩy mạnh xuất khẩu ............................58 Bảng 2.10 Các nhân tố ảnh hƣởng và các biến quan sát sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA...........................................................................................................61
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Ứng dụng của cao su thiên nhiên ............................................................... 17 Hình 1.2 Sản lƣợng cao su tự nhiên các quốc gia năm 2011 ....................................18 Hình 1.3 Đồ thị sản lƣợng CSTN trên thế giới 2000- 2012 ......................................19 Hình 1.4 Lƣợng CSTN đƣợc tiêu thụ trên thế giới (từ 2000- nửa đầu 2013) ...........20 Hình 1.5 Tỷ lệ các quốc gia tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới ...........................21 Hình 1.6 Thặng dƣ và thâm hụt cao su tự nhiên trên thế giới giai đoạn 2000 đến đầu năm 2013 ...................................................................................................................22 Hình 2.1 Phân bổ rừng cao su tại Việt Nam- Lào- Campuchia ................................ 32 Hình 2.2 Kim ngạch xuất khẩu cao su giai đoạn 2003-2013 ....................................34 Hình 2.3 Sản lƣợng cao su xuất khẩu giai đoạn 2003-2013 .....................................35 Hình 2.4 Các điều khoản giao hàng xuất khẩu CSTN tại Việt Nam ........................41 Hình 2.5 Thị phần kim ngạch nhập khẩu CSTN vào Trung Quốc giai đoạn 2004- 2012 ...........................................................................................................................46 Hình 2.6 Thị phần kim ngạch nhập khẩu CSTN vào Malaysia giai đoạn 2004-2013 ...................................................................................................................................48 Hình 2.7 Thị phần kim ngạch nhập khẩu CSTN vào Ấn Độ giai đoạn 2004-2013 ..50 Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................55 Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu chính thức ...........................57 Hình 2.10 Loại hình doanh nghiệp đƣợc khảo sát ...................................................60 Hình 2.11 Phân bố địa lý của các công ty đƣợc khảo sát..........................................60
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài Cây cao su là loại cây Công nghiệp mà từ lâu đã mang lại giá trị kinh tế cao khi xuất khẩu. Với điều kiện tự nhên nhiều thuận lợi về đất đai, khí hậu, thổ nhƣỡng và thời tiết, nƣớc ta có rất nhiều cơ hội để trồng, chế biến và xuất khẩu cao su thiên nhiên và thu đƣợc lợi nhuận cao từ loại cây này. Vào khoảng cuối thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20, trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều nơi ở Miền Đông Nam Bộ đã đƣợc các Nhà Tƣ bản Pháp chọn và lập nên các đồn điền cao su, đặt nền móng cho các nhà máy chế biến cao su hiện nay. Sau ngày đất nƣớc đƣợc giải phóng, Nhà nƣớc Việt Nam tiếp quản quy trình sản xuất, các đồn điền, nhà máy và tiếp tục tích cực phát triển loại cây giàu tiềm năng này. Đến thời điểm hiện tại, cao su thiên nhiên đã là một trong các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam, đứng trong top 5 các quốc gia trồng và xuất khẩu cao su thiên nhiên của thế giới. Bên cạnh đó, xuất khẩu cao su thiên nhiên góp một phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong nhiều năm liền, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân và góp phần cải thiện môi trƣờng sống… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, từ suy thoái kinh tế thế giới năm 2008, giá cả của cao su thiên nhiên, vốn phụ thuộc nhiều ở các thị trƣờng giao dịch lớn trên thế giới có rất nhiều những biến động khó lƣờng. Thêm vào đó là sự cắt giảm đột ngột nhu cầu sản xuất và tiêu thụ lốp xe – nhu cầu sử dụng chính của cao su đã khiến cho không ít các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chuyên kinh cấp mủ nƣớc và nhà sản xuất cao su Việt Nam phải sản xuất cầm chừng. Thị trƣờng Trung Quốc, vốn chiếm hơn một nửa thị phần xuất khẩu Việt Nam lại có dấu hiệu chững lại bởi lƣợng hàng tồn kho khá lớn, đến năm nay 2013 thì gần nhƣ im ắng. Hiện nay hàng loạt các vƣờn cây cao su tiểu điền đang mùa thu hoạch bị đốn bỏ bởi chi phí thu hoạch, chăm bón cao hơn giá thành và nguồn cung đang quá dƣ thừa, thể hiện một thực trạng phát triển tự phát của ngƣời nông dân và gây hậu quả to lớn về kinh tế. Các yếu tố bất lợi khách quan của thị trƣờng cùng với những khuyết điểm vốn đang tồn tại trong ngành công nghiệp cao su tại Việt Nam đã và đang là mối e ngại không
  12. 2 nhỏ cho các nhà sản xuất cao su trong nƣớc, vừa của quốc doanh và vừa của tƣ nhân. Do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài: ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-2020. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu bao gồm:  Làm rõ các nhân tố tác động đến việc đẩy mạnh xuất khẩu cao su tự nhiên  Đánh giá thực trạng xuất khẩu cao su thiên nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam: Thành công và hạn chế trong thời gian qua, các nhân tố ảnh hƣởng đến thực trạng này.  Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp có hoạt động sản xuất – kinh doanh- xuất khẩu cao su nhằm đẩy mạnh xuất khẩu CSTN giai đoạn 2014-2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu CSTN của các doanh nghiệp Việt Nam  Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu cao su thiên nhiên trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. + Về thời gian: Từ năm 2000 đến thời điểm nghiên cứu 4. Phƣơng pháp nghiên cứu  Thống kê kinh tế theo chuỗi thời gian và thống kê mô tả  Nghiên cứu định tính : dựa trên các lý thuyết về xuất khẩu, cạnh tranh, thu thập số liệu thứ cấp từ các tạp chí chuyên ngành cao su, các báo và tài liệu nƣớc ngoài có liên quan đến tình hình xuất khẩu và tiêu thụ cao su trên thế giới để tổng hợp những vấn đề tổng quan cũng nhƣ cụ thể của thực trạng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam. Tác giả cũng dựa trên những kinh nghiệm đã có của các quốc gia hàng đầu về xuất khẩu cao su nhƣ Malaysia, Indonesia, Thái Lan để tìm ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.  Nghiên cứu định lƣợng: Khảo sát lấy dữ liệu sơ cấp, làm bảng câu hỏi khảo sát để điều tra, phỏng vấn lấy ý kiến của các công ty chuyên xuất khẩu cao su nằm
  13. 3 trong mẫu đã chọn. Tổng hợp kết quả khảo sát và dùng công cụ SPSS phân tích các nhân tố khám phá, hiệu chỉnh các biến độc lập để phù hợp với tình hình tại Việt Nam. Sau đó từ kết quả mô hình phân tích xác định thứ tự ảnh hƣởng các yếu tố đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu CSTN Việt Nam. 5. Tổng quan và điểm mới của luận văn Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã đọc và tìm hiểu một số đề tài có nội dung tƣơng tự về ngành cao su Việt Nam và tham khảo một vài tác phẩm nƣớc ngoài. 5.1. Các tác phẩm trong nƣớc  Huỳnh Văn Sáu, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành cao su Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ kinh tế, 2008, ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Đồng Thị Thanh Phƣơng, Đại học Kinh tế TP. HCM. Điểm mới: Đề tài sử dụng số liệu đánh giá về năng lực cạnh tranh, dùng các hàm số liệu để đƣa ra những kết quả định lƣợng làm cơ sở đề xuất giải pháp. Tác giả cũng tiến hành khảo sát trên các doanh nghiệp sản xuất cao su để lấy số liệu thực tế.  Văn Thị Tƣờng Vy, Xuất cao cao su Việt Nam sang Trung Quốc, thực trạng và giải pháp, 2010, Luận văn thạc sĩ kinh tế, ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, Đại học Kinh tế Tp. HCM Điểm mới: Nêu ra tƣơng quan về cung cầu trên thị trƣờng cao su thế giới, phân tích thị trƣờng Trung Quốc và làm rõ những điểm mạnh yếu của xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trƣờng này. Những vấn đề chưa được đề cập: Đề tài không thực hiện khảo sát và định lƣợng thực tế.  Trƣơng Văn Cƣờng, Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2017, 2008. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế TP. HCM Điểm mới: Phân tích kỹ và có hệ thống, đồng thời đƣa ra các dự báo nhằm làm cơ sở xây dựng các chiến lƣợc, đề xuất đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam Những vấn đề chưa được đề cập: Chƣa đƣa ra một mô hình phân tích và số liệu thực tế từ các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến gạo để tạo tính khoa học cho đề tài.
  14. 4  Lý Trung Kiên- Một số giải pháp nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu tại các doanh nghiệp thành viên hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), 2009. Luận văn thạc sĩ kinh tế.Đại học Kinh tế TP. HCM. Điểm mới: Đề tài có thực hiện khảo sát ở 62 doanh nghiệp thuộc hiệp hội hồ tiêu Việt Nam VPA, các giải pháp rõ ràng, mạch lạc và hợp lý.  Lƣơng Thị Trúc Phƣơng, Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. Cần Thơ, 2008. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP. HCM. Nội dung chính: Luận văn phân tích thực trạng, các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình xuất khẩu gạo tại Cần Thơ dựa trên định tính và các số liệu mới cập nhật, từ đó đề xuất giải pháp ứng với các nhân tố tác động này. Luận văn không tiến hành điều tra khảo sát mà chỉ dùng các số liệu thứ cấp và gói gọn trên địa bàn tỉnh Cần Thơ. 5.2. Các tác phẩm nƣớc ngoài  Desy Rosmerya, Acessing Indonesian Natural Rubber Competitiveness, 2009. Universitas Indonesia Điểm mới: Sử dụng các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh nhƣ RCA, ESI…để đánh giá khả năng cạnh tranh của cao su thiên nhiên Indonesia tại Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc… qua các năm. Số liệu sử dụng là thứ cấp từ các nguồn có uy tính nhƣ FAO, World Intergrated Trade Solution… để phân tích, đồng thời tác giả cũng sử dụng ma trận cạnh tranh để xác định vị trí của cao su thiên nhiên Indonesia đứng đâu trên thị trƣờng quốc tế.  Punninon Sirisuwat và Dr.Teerasak Jindabot, The Rubber Export Industry in Thailand: An Analysis of Export Performance, 2012. Conference Paper in Proceedings- Thailand: The Political Science Association of Kasetsart University Điểm mới: Đề tài này trình bày một vài kết luận ngắn gọn về 5 nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu cao su tại Thái Lan nhƣ mô hình trên. Năm nhân tố đó bao gồm: Tính cạnh tranh, sự sẵn có của nguồn lực, mối quan hệ mua bán, các chiến lƣợc marketing và sự hỗ trợ của chính phủ. 5.3. Những đóng góp của luận văn
  15. 5 Sau khi nghiên cứu một số luận văn, luận án và các tác phẩm nghiên cứu khác, tác giả nhận thấy đề tài của mình có một vài đóng góp mới nhƣ sau:  Đề tài phân tích về thực trạng của việc sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2013 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2014- 2020, mới hơn các đề tài về ngành cao su đi trƣớc.  Đề tài có sử dụng các số liệu khảo sát của chính tác giả tại các doanh nghiệp xuất khẩu cao su chứ không chỉ dùng các số liệu thứ cấp để phân tích.  Sử dụng phƣơng pháp phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng đẩy mạnh xuất khẩu cao su Việt Nam: Tính cạnh tranh, tính có sẵn của các nguồn lực, mối quan hệ cung cầu, các chiến lƣợc xuất khẩu và sự hỗ trợ của chính phủ để làm cơ sở đề xuất giải pháp dựa trên 5 yếu tố trên. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng và các phụ lục, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu về đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên tại Việt Nam Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu cao thiên nhiên tại Việt Nam Chƣơng 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cao su thiên nhiên ra thị trƣờng thế giới giai đoạn 2014-2020
  16. 6 CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Lý thuyết về xuất khẩu 1.1.1 Quan điểm về xuất khẩu Hoạt động thƣơng mại, mua bán hàng hóa quốc tế, xuất- nhập khẩu… là những khái niệm đƣợc sử dụng khá phổ biến trong thời đại hiện nay, kể từ sau khi nƣớc ta mở cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Có nhiều cách giải thích khác nhau dựa trên ngôn từ, thực tiễn kinh doanh hoặc hoàn cảnh về các khái niệm này, tuy nhiên các định nghĩa trong Luật thƣơng mại Việt Nam 2005 là gần đúng với thực tiễn hoạt động thƣơng mại quốc tế tại Việt Nam hơn cả. Theo đó: - Theo điều 3.1, hoạt động Thƣơng mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. - Theo điều 27, mua bán hàng hóa quốc tế đƣợc thực hiện dƣới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu. - Theo điều 28, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa đƣợc đứa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. 1.1.2 Các hình thức xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu hàng hóa diễn ra vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều hình thức xuất khẩu hàng hóa khác nhau, chủ yếu là các hình thức nhƣ sau:  Xuất khẩu trực tiếp: Là hình thức xuất khẩu, trong đó ngƣời bán (ngƣời sản xuất, ngƣời cung cấp) và ngƣời mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thƣ từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác.Trong phƣơng thức này, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thƣơng, với tƣ cách là một bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm đƣợc lợi ích quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.  Xuất khẩu ủy thác: Trong phƣơng thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên uỷ thác giao cho đơn vị xuất khẩu gọi là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất khẩu một
  17. 7 hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận uỷ thác) nhƣng với chi phí của bên uỷ thác. Về bản chất, chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là tiền thu lao trả cho đại lý. Theo nghị định 64-HĐBT, chi phí uỷ thác xuất khẩu không cao hơn 1% của tổng số doanh thu ngoại tệ về xuất khẩu theo điều kiện FOB tại Việt Nam.  Xuất khẩu qua trung gian: Là hình thức mua bán quốc tế đƣợc thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba và ngƣời thứ ba này sẽ đƣợc hƣởng một khoản tiền nhất định. Ngƣời trung gian phổ biến trong các giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới. Hình thức này đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp nhà xuất khẩu không am hiểu nhiều về thị trƣờng thế giới và muốn tránh các rủi ro về thị trƣờng. Tuy nhiên chi phí sẽ bao gồm cả phí môi giới nên lợi nhuận sẽ giảm xuống.  Xuất khẩu tại chỗ: Là hình thức xuất khẩu ngay tại đất nƣớc mình. Đó là việc bán hàng và thực hiện các dịch vụ cho ngƣời nƣớc ngoài. Hàng xuất khẩu tại chỗ có thể dùng ngay tại chỗ hoặc đƣợc ngƣời mua đem ra nƣớc ngoài.  Hình thức tái xuất khẩu: Là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nƣớc mua khác những hàng hóa đã mua ở nƣớc ngoài nhƣng chƣa qua chế biến ở nƣớc tái xuất. Mục đích của thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua hàng hóa ở nƣớc này rồi bán hàng hóa với giá cao hơn ở nƣớc khác và thu về số vốn lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu. Hoạt động tái xuất khẩu có thể chia làm hai hình thức: hình thức tạm nhập - tái xuất và hình thức chuyển khẩu.  Gia công xuất khẩu: Là phƣơng thức sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó ngƣời đặt hàng gia công ở nƣớc ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trƣớc. Ngƣời nhận gia công trong nƣớc tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra ngƣời nhận gia công sẽ giao lại cho ngƣời đặt gia công để nhận tiền công. Bên cạnh đó, gia công xuất khẩu là đƣa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên vật liệu) từ nƣớc ngoài về để sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của bên đặt hàng, nhƣng không phải để tiêu dùng trong nƣớc mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do hoạt động gia công đem lại. Gia công xuất khẩu là một phƣơng thức
  18. 8 phổ biến trong thƣơng mại quốc tế. Hoạt động này phát triển sẽ khai thác đƣợc nhiều lợi thế của hai bên: bên đặt gia công và bên nhận gia công. 1.1.3 Các hình thức xuất khẩu chính trong ngành cao su Việt Nam Cao su thiên nhiên xuất khẩu luôn đem lại giá trị cao nhiều năm nay cho Việt Nam. Cũng nhƣ nhiều loại nông sản khác, những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp sử dụng chính trong ngành này bao gồm: - Xuất khẩu trực tiếp (đƣờng biên mậu và đƣờng biển): Xuất khẩu trực tiếp bằng đƣờng biển là hình thức xuất khẩu chính của các doanh nghiệp VRG và doanh nghiệp tƣ nhân đến các khách hàng khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, đƣờng mậu biên cũng đƣợc sử dụng khá phổ biến trong buôn bán với trung Quốc ngay tại các cửa khẩu biên giới tại 7 tỉnh phía Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu). - Ủy thác xuất khẩu: hiện Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là DN đƣợc ƣu tiên có hoạt động XNK ủy thác cho các DN khác. - Tạm nhập tái xuất: Thƣờng sử dụng khi DN Việt Nam muốn nhập khẩu các chủng loại cao su tự nhiên mà trong nƣớc ít sản xuất từ Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia… thông qua hình thức tạm nhập tại biên giới Việt Nam- Campuchia, Việt Nam- Lào, Việt Nam- Trung Quốc hoặc đƣờng biển và tái xuất đi các quốc gia khác tại cảng Sài Gòn hoặc Hải Phòng. Tại biên giới Xa Mát (biên giới Việt Nam- Campuchia) thuộc địa bàn tỉnh Tây Ninh, hình thức tạm nhập này đƣợc sử dụng khá phổ biến. 1.2 Các vấn đề chung về đẩy mạnh xuất khẩu 1.2.1 Thế nào là đẩy mạnh xuất khẩu? “Đẩy mạnh” trong từ điển tiếng Việt có nghĩa là “thúc đẩy cho phát triển nhanh, mạnh lên”. Trong tiếng Anh, “promote” hoặc “push” là những từ thƣờng đƣợc sử dụng khi muốn thể hiện nghĩa này. Nhƣ vậy những hoạt động nào tác động làm cho sự vật, hiện tƣợng trở nên nhanh hơn, mạnh hơn (tốt hơn) ban đầu đƣợc xem là tác nhân đẩy mạnh. Bên cạnh “đẩy mạnh”, ngƣời ta cũng thƣờng dùng tăng tiến, đẩy mạnh, xúc tiến, khuyến khích, với hàm ý tƣơng tự.
  19. 9 Từ đẩy mạnh đƣợc sử dụng nhiều trong các chính sách kinh tế vĩ mô bởi hàm ý rất rộng của nó. Tuy nhiên để đƣa ra giải pháp “đẩy mạnh” một khía cạnh nào đó của nền kinh tế thì sẽ phải thực hiện một loạt các giải pháp, chính sách phù hợp với vấn đề nghiên cứu. 1.2.2 Đẩy mạnh xuất khẩu Hiện nay, theo tác giả tìm hiểu vẫn chƣa có một định nghĩa chính thức về “đẩy mạnh xuất khẩu”. Tuy nhiên, cụm từ này luôn đƣợc xuất hiện trong các phân tích về định hƣớng, mục tiêu phát triển một ngành nghề, sản phẩm xuất khẩu của một quốc gia và là mục tiêu để Nhà nƣớc và các DN đƣa ra giải pháp. Do đó, tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, khái niệm đẩy mạnh xuất khẩu có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Thúc đẩy, hay đẩy mạnh xuất khẩu là phƣơng thức thúc đẩy tiêu thụ một sản phẩm nào đó mà nó bao gồm tất cả những biện pháp, chính sách, cách thức…của Nhà nƣớc và các DN nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng nhƣ sản lƣợng sản phẩm đƣợc xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Đẩy mạnh xuất khẩu đƣợc xem nhƣ là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trƣởng kinh tế. Nhƣ chúng ta biết, việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ hoạt động xuất khẩu, do đó gây phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo. Và nhƣ vậy kết quả sẽ là: Tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh. Lấy ví dụ điển hình trong ngành may mặc, chẳng hạn nhƣ gia công, sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc phát triển thì nó tất yếu nó sẽ kéo theo sự phát triển của ngành dệt, ngành trồng bông, và các ngành sản xuất máy móc thiết bị, tƣ liệu ... phục vụ cho ngành may mặc. 1.2.3 Vai trò của đẩy mạnh xuất khẩu Đẩy mạnh xuất khẩu luôn là vấn đề hàng đầu mà các nhà làm chính sách và kinh tế vĩ mô đặt ra cho mỗi ngành nghề xuất khẩu bởi nó vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển năng lực xuất khẩu của ngành. Cụ thể nhƣ sau:
  20. 10 Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hƣớng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh của đất nƣớc. Đây là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Đồng thời với sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo cho phép công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sản xuất ra hàng hoá có tính cạnh tranh cao trên thị trƣờng thế giới, giúp cho ta có nguồn lực công nghiệp mới. Điều này, không những cho phép tăng sản xuất về mặt số lƣợng, tăng năng suất lao động mà còn tiết kiệm chi phí lao động xã hội. Đẩy mạnh và phát triển xuất khẩu có hiệu quả thì sẽ nâng cao mức sống của nhân dân vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận ngƣời lao động có công ăn việc làm và có thu nhập. Ngoài ra một phần kim ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu các hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cƣờng sự hợp tác quốc tế giữa các nƣớc, nâng cao vị thế, vai trò của đất nƣớc trên thƣơng trƣờng. Nhờ có những mặt hàng xuất khẩu mà đất nƣớc có điều kiện để thiết lập và mở rộng các mối quan hệ với các nƣớc khác trên thế giới trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. 1.3 Một số ý thuyết đặt cơ sở cho đẩy mạnh xuất khẩu Đẩy mạnh xuất khẩu là một khái niệm rộng và có nhiều cơ sở lý thuyết hỗ trợ. Trong số đó, hai chỉ số lƣợng hóa đƣợc sử dụng chính là RCA – lợi thế so sánh hiện hữu và ESI – chỉ số chuyên môn hóa xuất khẩu thƣờng đƣợc sử dụng để phân tích hữu hiệu nhất về khả năng cạnh tranh của một quốc gia về ngành hàng nào đó so với so với quốc gia khác và cả thế giới. 1.3.1 Lợi thế so sánh hiện hữu RCA (Reveal Comparative Avantage) Lợi thế so sánh đƣợc xem xét từ nhiều góc độ nhƣ chi phí tƣơng đối, chi phí cơ hội hoặc từ mức độ dồi dào của các nguồn lực sử dụng để sản xuất các mặt hàng đƣợc đƣa ra trao đổi. Một quốc gia có lợi thế tƣơng đối thì quốc gia đó sẽ có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu. Trong điều kiện khoa học- công nghệ phát triển cao và toàn cầu hoá kinh tế nhƣ hiện nay, lợi thế so sánh đƣợc xem xét thêm từ góc độ sự khác biệt về trình độ công nghệ hoặc những quy mô thị trƣờng. Để lƣợng hoá cụ thể
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2