Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường năng lực động của Công ty TMA Solutions và giải pháp nuôi dưỡng
lượt xem 4
download
Luận văn kế thừa kết quả của một số nghiên cứu liên quan đến năng lực động để đưa ra một số yếu tố tạo thành năng lực động cho doanh nghiệp và sử dụng thang đo này để đánh giá năng lực động của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể hoạch định các chương trình phát hiện, nuôi dưỡng và phát triển năng lực động để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường năng lực động của Công ty TMA Solutions và giải pháp nuôi dưỡng
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bích Tuyền ĐO LƢỜNG NĂNG LỰC ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMA SOLUTIONS VÀ GIẢI PHÁP NUÔI DƢỠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bích Tuyền ĐO LƢỜNG NĂNG LỰC ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMA SOLUTIONS VÀ GIẢI PHÁP NUÔI DƢỠNG Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS VÕ THANH THU TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
- Lời cam đoan Tôi tên: Nguyễn Thị Bích Tuyền. Là học viên cao học lớp Quản Trị Kinh Doanh, khóa 20, trƣờng Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn “Đo lƣờng năng lực động của Công ty TMA Solutions và giải pháp nuôi dƣỡng” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các thông tin, số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này không sao chép của bất kì luận văn nào và chƣa đƣợc trình bày hay công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Học viên Nguyễn Thị Bích Tuyền
- Mục lục Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Chƣơng 1. Mở đầu ............................................................................................. 1 1.1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của luận văn ........................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2 1.4. Tính mới của luận văn ................................................................................ 2 1.5. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 3 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 3 1.7. Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................... 3 1.7.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 3 1.7.2. Sơ đồ tổ chức ....................................................................................... 5 1.7.3. Tài nguyên nhân lực ............................................................................ 6 1.7.4. Thành tựu ............................................................................................ 7 1.7.5. Mục tiêu chiến lƣợc ............................................................................. 8 1.7.6. Các dịch vụ cung cấp ........................................................................... 8 1.7.7. Thế mạnh của TMA ............................................................................. 8 1.8. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 9 Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết ............................................................................... 10 2.1. Cạnh tranh và một số lý thuyết về cạnh tranh truyền thống ....................... 10 2.2. Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh ................................................. 12 2.2.1. Năng lực cạnh tranh ........................................................................... 12 2.2.2. Lợi thế cạnh tranh .............................................................................. 13
- 2.3. Lý thuyết về nguồn lực (Resource based view) và đặc điểm nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp ................................................................... 14 2.3.1. Lý thuyết về nguồn lực ...................................................................... 14 2.3.2. Đặc điểm của nguồn lực tạo nên lợi thế cho doanh nghiệp ................. 15 2.4. Lý thuyết năng lực động (dynamic capabilities) ....................................... 17 2.5. Một số nghiên cứu liên quan đến năng lực động ....................................... 18 2.6. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 20 2.7. Định nghĩa các nhân tố ............................................................................. 22 2.7.1. Đáp ứng thị trƣờng............................................................................. 22 2.7.2. Chất lƣợng mối quan hệ ..................................................................... 23 2.7.3. Định hƣớng học hỏi ........................................................................... 25 2.7.4. Định hƣớng kinh doanh ..................................................................... 26 2.7.5. Năng lực sáng tạo .............................................................................. 27 2.7.6. Năng lực tổ chức dịch vụ ................................................................... 28 2.7.7. Danh tiếng doanh nghiệp ................................................................... 29 2.7.8. Quản trị điều hành ............................................................................. 30 Tóm tắt............................................................................................................... 30 Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 32 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 32 3.1.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 32 3.1.2. Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................... 33 3.1.3. Nghiên cứu chính thức ....................................................................... 39 3.1.4. Phƣơng pháp chọn mẫu ...................................................................... 39 3.1.5. Xây dựng thang đo ............................................................................. 40 3.1.6. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ........................................................... 41 Tóm tắt ........................................................................................................... 44 Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................... 46 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................. 46 4.1.1. Thông tin mẫu theo vị trí công tác...................................................... 47 4.1.2. Thông tin mẫu theo số năm kinh nghiệm ........................................... 47
- 4.1.3. Thông tin mẫu theo dự án .................................................................. 48 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo .............................................................. 49 4.3. Phân tích nhân tố EFA.............................................................................. 54 4.3.1. Phân tích nhân tố biến độc lập ........................................................... 54 4.3.2. Phân tích nhân tố biến phụ thuộc ....................................................... 59 4.4. Mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh ............................................................ 60 4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy ............................ 61 4.5.1. Phân tích sự tƣơng quan giữa các biến ............................................... 61 4.5.2. Phân tích hồi quy ............................................................................... 63 4.5.3. Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các nhân tố theo kinh nghiệm làm việc .............................................................................................. 65 Tóm tắt............................................................................................................... 67 Chƣơng 5. Một số giải pháp xây dựng và nuôi dƣỡng năng lực động của doanh nghiệp 68 5.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu .............................................................. 68 5.2. Một số giải pháp xây dựng và nuôi dƣỡng năng lực động ......................... 69 5.2.1. Định hƣớng học hỏi: .......................................................................... 69 5.2.2. Năng lực tổ chức dịch vụ ................................................................... 70 5.2.3. Định hƣớng kinh doanh ..................................................................... 71 5.2.4. Danh tiếng doanh nghiệp ................................................................... 72 5.2.5. Năng lực sáng tạo .............................................................................. 73 5.2.6. Đáp ứng thị trƣờng............................................................................. 74 5.2.7. Chất lƣợng mối quan hệ ..................................................................... 76 5.3. Hạn chế của nghiên cứu............................................................................ 76 5.4. Kết luận .................................................................................................... 77 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt TMA Solutions: Doanh nghiệp tƣ nhân dịch vụ Tƣờng Minh. CMMI: Capability Maturity Model Integration, Chuẩn quản lý quy trình chất lƣợng. ISO: tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá. R&D: Research and Development, tức Nghiên cứu và Phát triển. VRIN: Giá trị (Value), Hiếm (Rare), Khó bắt chƣớc (Inimitable), Không thể thay thế (Non-substitutable). CEO: Chief Executive Officer, tức ngƣời lãnh đạo cao nhất của công ty. Danh mục các bảng Bảng 2.1: Các nhân tố đƣợc chọn từ các nghiên cứu .............................................. 22 Bảng 3.1: Các thang đo đƣợc sử dụng trong bảng nghiên cứu ................................ 41 Bảng 4.1: Theo tin mẫu theo vị trí công tác ........................................................... 47 Bảng 4.2: Theo tin mẫu theo kinh nghiệm làm việc ............................................... 48 Bảng 4.3: Thông tin mẫu theo dự án ...................................................................... 48 Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo ............................................. 49 Bảng 4.5: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett ......................................................... 54 Bảng 4.6: Total Variance Explained ...................................................................... 54 Bảng 4.7: Rotated Component Matrix(a) ............................................................... 56 Bảng 4.8: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett ......................................................... 59 Bảng 4.9: Total Variance Explained ...................................................................... 59 Bảng 4.10: Component Matrix(a) .......................................................................... 59 Bảng 4.11: Hệ số tƣơng quan của các nhân tố....................................................... 61 Bảng 4.12: Kết quả phân tích mô hình hồi qui tuyến tính đa biến .......................... 63 Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 1.1: Lịch sử phát triển của công ty TMA Solutions ......................................... 4 Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức TMA ................................................................................. 5 Hình 1.3: Tốc độ tuyển dụng nhân viên của TMA ................................................... 7 Hình 2.1: Nguồn lực đạt VRIN & lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp .................. 17 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 21 Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu .............................................................................. 33 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh ......................................................... 61
- 1 Chƣơng 1. Mở đầu 1.1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của luận văn Toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội để Việt Nam có thể tham gia vào những ngành công nghiệp có chất xám. Ngành gia công phần mềm trong những năm qua đã có sự tăng trƣởng cao và đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế nƣớc nhà. Không dừng ở đó, sự chuyển hƣớng các hợp đồng gia công của các doanh nghiệp Nhật Bản từ Trung Quốc về Việt Nam và sự hồi phục sau khủng hoảng kinh tế của một số thị trƣờng nhƣ Mỹ, Pháp, Đức… đã tác động tích cực lên thị trƣờng gia công phần mềm Việt Nam. Công ty TMA Solutions đƣợc biết đến là một Công ty lớn trong lĩnh vực gia công phần mềm ở Việt Nam và có rất nhiều khách hàng ở Mỹ, Canada, Châu Âu, Nhật Bản….Tuy nhiên, đây chỉ là bƣớc đệm tốt để giúp Công ty trở thành một Công ty gia công phần mềm quốc tế hàng đầu để có thể nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ thế giới công nghiệp phần mềm. Vấn đề cốt lõi là tạo lập và giữ đƣợc sự tín nhiệm với các khách hàng lớn trên khắp thế giới, và để có thể cạnh tranh đƣợc với các đối thủ lớn nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines và Malaysia…Trong môi trƣờng toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, hầu hết các Công ty trong cùng ngành đều có chung một hay nhiều lợi thế cạnh tranh. Vấn đề đặt ra là Công ty TMA có thể nhận biết đƣợc những lợi thế cạnh tranh đó hay không và khả năng cạnh tranh của công ty mình nhƣ thế nào? Với mong muốn đó, nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của công ty dựa trên mô hình đã đƣợc kiểm chứng của nhiều nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia kinh tế cho thấy có hai dạng nguồn lực hữu hình và vô hình cấu thành nên nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó các nguồn lực vô hình
- 2 thƣờng mang tính đặc trƣng riêng của từng doanh nghiệp, tạo ra giá trị và khó bị bắt chƣớc nhƣng khó đƣợc nhận dạng. Do đặc điểm này mà đề tài chọn nghiên cứu các nguồn lực vô hình có khả năng tạo ra năng lực động cho doanh nghiệp trong môi trƣờng kinh doanh đầy thách thức nhƣ hiện nay. Từ đó giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn mới về các nguồn lực này, đồng thời xây dựng các chính sách, chiến lƣợc kinh doanh phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh số và mở rộng thị phần. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Luận văn kế thừa kết quả của một số nghiên cứu liên quan đến năng lực động để đƣa ra một số yếu tố tạo thành năng lực động cho doanh nghiệp và sử dụng thang đo này để đánh giá năng lực động của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể hoạch định các chƣơng trình phát hiện, nuôi dƣỡng và phát triển năng lực động để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là mô hình năng lực động để đo lƣờng năng lực động của Công ty TMA Solutions trong lĩnh vực gia công phần mềm. - Đối tƣợng khảo sát là nhân viên thuộc các dự án của Công ty TMA nhƣ Avaya, Genband, Amdocs, Shoretel, Alcatel-Lucent…. Nhân viên bao gồm những kỹ sƣ có kinh nghiệm và ban quản lí các dự án. - Phạm vi nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Công ty TMA Solutions. - Thời gian thực hiện khảo sát là tháng 8 năm 2013. 1.4. Tính mới của luận văn Qua tìm hiểu của tác giả, chƣa có nghiên cứu khoa học và bài viết nào liên quan đến kiểm định mô hình nghiên cứu năng lực động áp dụng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực gia công phần mềm ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cụ thể doanh nghiệp tiêu biểu và có qui mô lớn trong lĩnh vực này ở Việt Nam là Công ty TMA Solutions.
- 3 1.5. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn sẽ trả lời những câu hỏi: - Thang đo lƣờng nào giúp cho doanh nghiệp sử dụng để đánh giá năng lực động? - Năng lực động của doanh nghiệp đƣợc đánh giá nhƣ thế nào? - Các giải pháp nào để nuôi dƣỡng năng lực động của doanh nghiệp? 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu này đƣợc tiến hành thông qua 2 bƣớc. Bƣớc 1: Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận với cấp trên, đồng nghiệp để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu. Bƣớc 2: Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp định lƣợng với thang đo Likert 7 mức độ để đo lƣờng giá trị các biến của từng nhân tố tạo thành năng lực động của doanh nghiệp. Nghiên cứu định lƣợng tiến hành thông qua phƣơng pháp điều tra bằng bảng câu hỏi tự trả lời cho đối tƣợng nghiên cứu là nhân viên các dự án. Bảng hỏi là phiếu khảo sát đƣợc gửi qua email. Kết quả nghiên cứu dùng để đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đã đƣa ra. 1.7. Bối cảnh nghiên cứu 1.7.1. Quá trình hình thành và phát triển TMA Solutions (gọi tắt TMA, tiếng Việt: DNTN DV Tƣờng Minh) là một doanh nghiệp tƣ nhân tại Việt Nam đƣợc thành lập vào năm 1997 để cung cấp các dịch vụ gia công phần mềm cho các công ty hàng đầu trên thế giới.
- 4 Hình 1.1: Lịch sử phát triển của công ty TMA Solutions (Nguồn: Trang web của công ty TMA Solutions )
- 5 1.7.2. Sơ đồ tổ chức Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức TMA (Nguồn: Trang web của công ty TMA ) TMA là một doanh nghiệp tƣ nhân , lãnh đạo TMA là chủ tịch Nguyễn Hữu Lệ (BOA), CEO là cô Bùi Ngọc Anh, và ban cố vấn nhƣ (1) phó chủ tịch (Vice President) quản lí các bộ phận nhƣ tài chính, HR chuyên về tuyển dụng, Admin chuyên về quản lí (2) giám đốc (Director) quản lí nhiều dự án, quản lí bộ phận IT/Security. Mỗi dự án sẽ phân chia các cấp quản lí nhƣ quản lí cấp cao (senior project manager/ principal consultant), quản lí cấp trung (project manager/senior consultant), quản lí cấp cơ sở (consultant), nhân viên chia làm 2 cấp: kỹ sƣ có kinh nghiệm (senior engineer), kỹ sƣ (engineer). Trong đó quản lí chia làm 2 loại: chuyên về quản lí dự án không tham gia nhiều vào kỹ thuật (project manager, senior project manager), chuyên về kỹ thuật đồng thời quản lí dự án (senior consultant, principal consultant).
- 6 Trung tâm ICT R&D đã đƣợc TMA Solutions thành lập với mục tiêu liên kết với các trƣờng đại học và các đối tác trong và ngoài nƣớc trong R&D các công nghệ mới, sản phẩm mới và ứng dụng công nghệ - thông tin cho các ngành khác nhau. Lợi nhuận thu đƣợc sẽ chia sẻ cho các bên tham gia theo tỷ lệ đóng góp. Sự đóng góp của các bên không chỉ là tài chính, mà còn là cơ sở hạ tầng, nhân lực, công nghệ và thị trƣờng. Trung tâm TTC đƣợc thành lập vào năm 2003 để hỗ trợ TMA phát triển năng lực. Với sự thành công của mô hình đào tạo thực hành, TTC đƣợc mở rộng để cung cấp đào tạo về kỹ thuật cho sinh viên và kỹ sƣ IT vào năm 2007. Hiện tại, TTC có hơn 230 chuyên đề và cung cấp hàng trăm khóa học, buổi thảo luận hàng năm. Trung tâm thực tập Sinh viên (SDC) nhằm đào tạo và nâng cao trình độ các thế hệ sinh viên, đặc biệt là sinh viên Công nghệ thông tin. Bộ phận phát triển kinh doanh, chuyên tìm kiếm khách hàng và tiếp xúc khách hàng. Hiện tại công ty đã mở một số văn phòng đại diện ở Canada, Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Úc. Bộ phận hỗ trợ nhƣ IT và bảo mật (security), HR (human resource) và quản lí tài chính, kế toán, chất lƣợng. 1.7.3. Tài nguyên nhân lực Hiện nay TMA có hơn 1200 kỹ sƣ đang làm việc tại 6 tòa nhà của công ty đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, 90% nhân viên có bằng đại học, 10% nhân viên có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Hơn 1/3 kỹ sƣ có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc. 40% kỹ sƣ có kinh nghiệm học tập và làm việc ở nƣớc ngoài. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính giao tiếp trong công việc.
- 7 Hình 1.3: Tốc độ tuyển dụng nhân viên của TMA (Nguồn: Trang web của công ty TMA ) 1.7.4. Thành tựu Sau hơn 15 năm phát triển vững chắc, TMA đã đạt đƣợc một số thành quả nổi bật: Khách hàng từ hơn 25 quốc gia: Ở Bắc Mỹ có Avaya, Genband, Alcatel- Lucent, Ericsson, Nortel,…Ở Châu Âu có Amdocs, Falco, Novitell, SiemenCMT,…Ở Nhật có NTTSOFT, NTTAT, TSTC, Openwave,…Ở Úc có NEC, Matrixgroup, Symphony,… Ở Châu Á có Samsung, IBM, Red Door, FCS,… Những khách hàng chính là những công ty hàng đầu thế giới 10 văn phòng làm việc (6 tòa nhà ở thành phố Hồ Chí Minh và 4 ở nƣớc ngoài: Mỹ, Cannada, Châu Âu, Úc) Đạt đƣợc chứng nhận CMMI mức 5, TL 9000 và ISO 27001:2005 Những phần thƣởng TMA đã đạt đƣợc: Một trong 15 công ty hàng đầu thế giới với "Áp dụng hiệu quả qui trình gia công phần mềm" (Aberdeen Group, 2002), huy chƣơng vàng cho xuất khẩu phần mềm và các công ty công nghệ thông tin hàng đầu (2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012).
- 8 Công ty đã xây dựng đƣợc một thƣơng hiệu tin cậy, một đội ngũ nhân viên đoàn kết, giỏi chuyên môn. Điều đáng chú ý là những dự án trƣởng của TMA đều là những cựu sinh viên của các trƣờng ĐH trong nƣớc nhƣ ĐH Cần Thơ, ĐH Bách Khoa TP.HCM và ĐH KHTN TP.HCM. 1.7.5. Mục tiêu chiến lƣợc Công ty đang tiến nhanh đến mục tiêu của họ đó là trở thành một công ty gia công phần mềm quốc tế hàng đầu để có thể nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ thế giới công nghiệp phần mềm. Trở thành doanh nghiệp công nghệ cao có các công nghệ và sản phẩm “made in Việt Nam” cung cấp cho thị trƣờng thế giới. 1.7.6. Các dịch vụ cung cấp - Nghiên cứu và phát triển viễn thông/mạng (telecom/network) - Các ứng dụng quản lý doanh nghiệp - Mảng ứng dụng di động - Phần mềm nhúng - Kiểm thử phần mềm 1.7.7. Thế mạnh của TMA - Hoạt động tại Việt Nam: nguồn nhân lực CNTT dồi dào, Cơ sở hạ tầng viễn thông tốt, kinh tế ổn định và an toàn. - Quy trình phát triển phần mềm TMA - Kinh nghiệm thực hiện các dự án lớn - Giá thành thấp - Đội ngũ nhân viên ổn định - Đội ngũ kỹ sƣ và Quản lý tài năng : thu hút nhân tài từ các trƣờng đại học lớn, đội ngũ nhân viên có trình độ cao, đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm. - Cơ sở hạ tầng hiện đại:
- 9 o Đảm bảo hoạt động liên tục đƣờng truyền Internet tốc độ cao, máy phát điện đảm bảo cung cấp điện 24/24, có các kế hoạch khôi phục họat động sau sự cố. o Bảo mật: có hệ thống thẻ từ để kiểm soát việc ra vào công ty, các phòng lab và phòng dự án, có giải pháp để bảo mật máy tính và mạng, có mạng riêng ảo (VPN) để bảo mật dữ liệu giữa TMA và khách hàng 1.8. Cấu trúc của luận văn Luận văn đƣợc chia làm 5 phần: Chƣơng 1 sẽ giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa đề tài, tính mới của luận văn, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và bối cảnh nghiên cứu. Chƣơng 2 - Cơ sở lý thuyết sẽ trình bày lý thuyết và các nghiên cứu khoa học về các yếu tố tạo thành năng lực động làm nền tảng cho việc kiểm định mô hình năng lực động tại doanh nghiệp. Chƣơng 3 –Phƣơng pháp nghiên cứu trình bày qui trình nghiên cứu, cách xây dựng thang đo, cách chọn mẫu, quá trình thu thập dữ liệu và các phƣơng pháp phân tích và xử lí số liệu. Chƣơng 4 – Kết quả nghiên cứu sẽ trình bày kết quả từ quá trình xử lí và phân tích số liệu bao gồm quá trình làm sạch dữ liệu, kiểm định độ tin cậy Cronbach-Alpha, phân tích nhân tố và phƣơng trình hồi qui tuyến tính và các kết quả thống kê. Chƣơng 5 – Hàm ý từ kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp để nuôi dƣỡng và phát triển nguồn lực tạo nên năng lực động của Công ty.
- 10 Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Cạnh tranh và một số lý thuyết về cạnh tranh truyền thống Cạnh tranh hay cạnh tranh kinh tế (Economics Competition) là đặc trƣng cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng nhất là trong bối cảnh tốc độ toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới diễn ra với ngày càng cao, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gay gắt. Có nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh, bao gồm cạnh tranh theo trƣờng phái kinh tế học tổ chức, kinh tế học Chamberlin và kinh tế học Schumpeter. Kinh tế học tổ chức (Porter M, 1980), gọi tắt là IO (Industrial Organization), đƣợc tổng quát hóa thông qua mối quan hệ giữa cơ cấu ngành (Structure of industry), vận hành hay chiến lƣợc (Conduct/Strategy) của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh (Performance) của ngành, còn gọi là mô hình SCP (Structure -> Conduct -> Performance) hay mô hình Bain-Mason. Điểm then chốt của mô hình IO là kết quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu ngành mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau. Cơ cấu của ngành sẽ quyết định hành vi (chiến lƣợc kinh doanh) của doanh nghiệp và điều này sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh ngành (Porter M, 1981). Mô hình SCP đƣợc củng cố bởi lý thuyết cạnh tranh nhóm (oligopoly theory) rất hữu ích trong việc hình thành chiến lƣợc và đánh giá bản chất cạnh tranh trong ngành. Tuy nhiên trong lý thuyết IO đơn vị phân tích nguyên thủy là ngành, sau đó đƣợc Porter phát triển và ứng dụng trong xây dựng chiến lƣợc, đặc biệt là mô hình năm lực cạnh tranh (bao gồm cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, áp lực của khách hàng, áp lực nhà cung cấp, áp lực của sản phẩm thay thế, áp lực của các doanh nghiệp có tiềm năng xâm nhập thị trƣờng), trong đó cơ cấu ngành là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh. Cạnh tranh theo kinh tế học Chamberlin còn gọi là cạnh tranh độc quyền (monopolistic competition), tập trung vào sự khác biệt (differentiation) của sản phẩm và dịch vụ. Mô hình cạnh tranh
- 11 trong IO và mô hình cạnh tranh độc quyền trong kinh tế học Chamberlin đều chú trọng vào việc giải thích chiến lƣợc (Conduct/Stategry) của doanh nghiệp và kết quảkinh doanh (performance) trong cạnh tranh. Tuy nhiên, mô hình IO bắt đầu bằng việc tập trung vào cơ cấu (structure) của ngành và tiếp theo là chiến lƣợc và kết quả. Kinh tế học Chamberlin bắt đầu thông qua việc tập trung vào năng lực đặc biệt của doanh nghiệp chẳng hạn bí quyết về công nghệ (technical know how), danh tiếng doanh nghiệp (reputation), thƣơng hiệu (trademark), bằng sáng chế (patent), sự nhận biết nhãn hiệu (brand awareness) và tiếp theo là theo dõi tác động của sự khác biệt này vào chiến lƣợc và kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Cạnh tranh trong ngành dựa vào sự khác biệt của các doanh nghiệp và nay chính là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong mô hình cạnh tranh Chamberlin, doanh nghiệp vẫn tập trung vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc xác định doanh thu biên tế (marginal revenue) bằng với chi phí biên tế (marginal cost) nhƣ trong thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu thành công trong khác biệt sẽ đem lại lợi nhuận vƣợt mức (excess profit). Vì vậy chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng thông qua việc tận dụng hiệu quả nguồn lực khác biệt của doanh nghiệp. Hai là mô hình cạnh tranh trong kinh tếhọc IO và Chamberlin không đối kháng với nhau mà chúng bổ sung lẫn nhau. Cơ cấu ngành ảnh hƣởng rất lớn đến chiến lƣợc tận dụng lợi thế khác biệt của doanh nghiệp trong việc xác định chiến lƣợc cạnh tranh. Kinh tế học IO cũng thừa nhận lợi thế khác biệt quyết định rất lớn đến chiến lƣợc kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Và những lợi thế khác biệt này của doanh nghiệp chính là cơ sở cho lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp (theo Grim CM, Lee H & Smith KG, 2006). Kinh tế học tổ chức IO phân tích cạnh tranh trong điều kiện cân bằng của thị trƣờng sẽ rất hạn chế trong việc xem xét động cơ cũng nhƣ kết quả của các sáng chế, phát minh. Kinh tế học Schumpeter, dựa trên cơ sở của trƣờng phái kinh tế học
- 12 Áo (Austrian economics) (Mercalfe JS, 1998), nhấn mạnh vào quá trình biến động của thị trƣờng ở dạng động (action and market process-market dynamics). Doanh nghiệp đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh nhờ vào khả năng khám phá và hành động cạnh tranh sáng tạo (innovative competitive action) (theo Grimm CM, LeeH & Smith KG, 2006). Một điểm quan trọng nữa là cạnh tranh trong kinh tế học Áo nhấn mạnh vai trò của tri thức và học hỏi trong thị trƣờng cạnh tranh động (dynamic competitive markets). Tri thức liên tục thay đổi sẽ dẫn đến thị trƣờng thay đổi và sự thay đổi này tạo ra bất cân bằng thị trƣờng (disequilibrium). Điều này đem lại cơ hội mới về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với cách nhìn thị trƣờng ở dạng động, tuy rằng đơn vị phân tích của kinh tế học Schumpeter là ngành và nền kinh tế, trƣờng phái cạnh tranh này là một cơ sở cho lý thuyết về năng lực động của doanh nghiệp. 2.2. Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh Có nhiều lý thuyết kinh tế và quản trị về cạnh tranh, trong đó có 2 khái niệm đƣợc đề cập nhiều nhất là năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh. 2.2.1. Năng lực cạnh tranh Đối với công ty có các định nghĩa về năng lực cạnh tranh nhƣ sau: - Công ty có thể cạnh tranh nếu có có thể sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ với chất lƣợng vƣợt trội và chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế. Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với thành quả lợi nhuận dài hạn của công ty và năng lực của công ty trong bồi đắp nhân viên (Garelli, 2005). - Năng lực cạnh tranh là năng lực tức thì và tƣơng lai của doanh nhân, và là các cơ hội cho doanh nhân thiết kế, sản xuất và tiếp thị hàng hóa toàn cầu với một gói giá và chất lƣợng phi giá vƣợt trội hơn so với các đối thủ trong nƣớc và quốc tế (Garelli, 2005).
- 13 - Năng lực cạnh tranh bao hàm sự kết hợp giữa tài sản và quá trình. Trong đó, tài sản là kế thừa hoặc tạo mới còn quá trình là chuyển từ tài sản thành lợi nhuận kinh tế thông qua bán sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng (Ambastha và Momaya, 2004). Các định nghĩa trên khác nhau về hình thức nhƣng đều đề cập đến ít nhất 2 trong 3 yếu tố: (1) nguồn lực của công ty (tài sản, năng lực, quá trình), (2) đầu ra của nguồn lực này với một chi phí và chất lƣợng so sánh với đối thủ, (3) thành quả trên thị trƣờng mang lại từ đầu ra đó. 2.2.2. Lợi thế cạnh tranh Cũng có nhiều định nghĩa về lợi thế cạnh tranh, một số khái niệm điển hình là: - Lợi thế cạnh tranh mà công ty giành đƣợc thông qua cung cấp cho khách hàng những giá trị lớn hơn họ kỳ vọng, dẫn đến những thành quả vƣợt trội thông qua các chỉ tiêu nhƣ thị trƣờng và tài chính (Fahy và Smithee, 1999). - Lợi thế cạnh tranh là có chi phí thấp, lợi thế khác biệt hoặc chiến lƣợc tập trung thành công. Lợi thế cạnh tranh tăng trƣởng dựa trên khả năng công ty tạo ra giá trị cho ngƣời mua vƣợt qua chi phí mà công ty tạo ra nó Porter (2004). - Bất kể nguồn từ đâu, lợi thế cạnh tranh đƣợc quy về sở hữu nguồn lực có giá trị, làm cho công ty có thể thực hiện tốt hơn hoặc giá rẻ hơn đối thủ (Collis và Montgomery, 2008). Điểm chung của các định nghĩa này là có đƣợc lợi thế cạnh tranh khi tạo ra giá trị. Để giải thích lợi thế cạnh tranh, theo Barney và Hesterley (1999), Teece, Pisano và Shuen (1997), có 3 hƣớng tiếp cận chính: (1) Năng lực thị trƣờng (market power) mà doanh nghiệp xây dựng đƣợc với 2 mô hình: tác lực cạnh tranh của Porter (five forces/competitive forces) và xung đột chiến lƣợc (strategic conflict). (2) Hiệu quả mà doanh nghiệp đạt đƣợc dựa vào nguồn lực của mình (Resource based view).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1468 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 239 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 256 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn