intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu của luận văn gồm có 5 chương: Chương 1 - Tổng quan về nghiên cứu; Chương 2 - Cơ sở lý thuyết; Chương 3 - Thu thập và xử lý dữ liệu; Chương 4 - Thảo luận kết quả nghiên cứu; Chương 5 - Kết luận. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM BÙI ĐỨC XUÂN HẢI ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI TP. Hồ Chí Minh - Năm 2011
  2. i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian qua. Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến TS Đặng Ngọc Đại, người hướng dẫn khoa học của luận văn, đã giúp tôi tiếp cận thực tiễn, phát hiện đề tài và đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến TS Võ Thị Quý, người đã tận tình hướng dẫn tôi chỉnh sửa, bổ sung kiến thức để hoàn thành luận văn này. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến những người bạn, những đồng nghiệp và người thân đã tận tình hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người. Tác giả: Bùi Đức Xuân Hải
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Đo lường sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan. Tác giả: Bùi Đức Xuân Hải
  4. iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Top 10 thị phần môi giới chứng khoán năm 2009. ..................... 10 Bảng 2.2: Top 10 thị phần môi giới chứng khoán năm 2010. ..................... 12 Bảng 3.1: Các CTCK được chọn khảo sát. ................................................. 32 Bảng 3.2: Kết quả chạy Cronbach’s Alpha thang đo chất lượng dịch vụ. ... 35 Bảng 3.3: Kết quả chạy Cronbach’s Alpha thang đo sự hài lòng. ............... 35 Bảng 3.4: Kiểm định hệ số KMO và Bartlett. ............................................. 37 Bảng 3.5: Kết quả phân tích EFA của thang đo chất lượng dịch vụ. ........... 38 Bảng 3.6: Kết quả kiểm định mô hình và phân tích các hệ số hồi quy. ....... 40 Bảng 3.7: Kiểm định Durbin-Watson. ........................................................ 42 Bảng 4.1: Thang đo sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán ................................................................ 43 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu. ........ 46 Bảng 4.3: Thống kê mô tả sự hài lòng đối với từng thành phần.................. 46 Bảng 4.4: Kiểm định paired-samples T-test của 2 thành phần năng lực phục vụ và sự đồng cảm. ............................................ 47 Bảng 4.5: Kiểm định paired-samples T-test của 2 thành phần sự đồng cảm và phương tiện hữu hình. ..................................... 48 Bảng 4.6: Thống kê mô tả sự hài lòng đối với từng CTCK......................... 48
  5. iv Bảng 4.7: Kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với các CTCK...................................................................... 49 Bảng 5.1: Thống kê mô tả về sự hài lòng ................................................... 52 Bảng 5.2: Thống kê mô tả về sự hài lòng đối với từng biến trong thành phần năng lực phục vụ ........................................... 53 Bảng 5.3: Thống kê mô tả về sự hài lòng đối với từng biến trong thành phần sự đáp ứng..................................................... 54 Bảng 5.4: Thống kê mô tả về sự hài lòng đối với từng biến trong thành phần sự đồng cảm .................................................. 55 Bảng 5.5: Thống kê mô tả về sự hài lòng đối với từng biến trong thành phần sự tin cậy ....................................................... 56 Bảng 5.6: Thống kê mô tả về sự hài lòng đối với từng biến trong thành phần phương tiện hữu hình .................................... 57
  6. v DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Trang Hình: Hình 2.1: Mô hình quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng ........................................................... 19 Hình 2.2: Mô hình chất lượng dịch vụ........................................................ 21 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu.................................................................... 29 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................. 33 Đồ thị: Đồ thị 3.1: Đồ thị phân bố về giới tính ....................................................... 33 Đồ thị 3.2: Đồ thị phân bố về tài sản .......................................................... 33 Đồ thị 3.3: Đồ thị phân bố về kinh nghiệm tham gia thị trường.................. 34 Đồ thị 3.4: Đồ thị phân phối chuẩn của phần dư......................................... 41
  7. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI STT Viết tắt Diễn giải 1 CLDV Chất lượng dịch vụ 2 CTCK Công ty chứng khoán 3 MGCK Môi giới chứng khoán 4 SGDCK Sở giao dịch chứng khoán 5 Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh 6 UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
  8. vii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ............................................................................................... i Lời cam đoan .......................................................................................... ii Danh mục các bảng biểu ........................................................................ iii Danh mục hình và đồ thị ........................................................................ v Danh mục từ viết tắt ............................................................................... vi Mục lục ................................................................................................. vii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................. 1 1.2 Vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 3 1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ................................................... 4 1.7 Kết cấu của luận văn ....................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................... 6 2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán và thị phần môi giới chứng khoán........................................................ 6
  9. viii 2.1.1 Tổng quan thị trường chứng khoán................................................. 6 2.1.2 Thị phần môi giới chứng khoán ..................................................... 8 2.1.2.1 Thị phần môi giới chứng khoán năm 2009.................................. 8 2.1.2.2 Thị phần môi giới chứng khoán năm 2010................................ 10 2.2 Lý thuyết về sự hài lòng khách hàng trong dịch vụ..................... 13 2.2.1 Định nghĩa về dịch vụ................................................................... 13 2.2.2 Chất lượng dịch vụ ....................................................................... 15 2.2.3 Sự hài lòng khách hàng................................................................. 16 2.2.3.1 Định nghĩa sự hài lòng khách hàng ........................................... 16 2.2.3.2 Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng..... 17 2.2.4 Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL .................................... 19 2.2.5 Một số nghiên cứu về chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán.................................................................. 23 2.3 Môi giới chứng khoán và những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng đối với dịch vụ môi giới chứng khoán......... 24 2.3.1 Môi giới chứng khoán .................................................................. 24 2.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng đối với chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán............................. 25 2.3.2.1 Nhân tố con người ..................................................................... 25 2.3.2.2 Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ......................................... 26 2.3.2.3 Mô hình tổ chức của các công ty chứng khoán .......................... 27 2.3.2.4 Kiểm soát nội bộ........................................................................ 27
  10. ix 2.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.......................................... 28 2.4.1 Mô hình nghiên cứu...................................................................... 28 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu................................................................... 29 2.5 Tóm tắt chương 2 .......................................................................... 30 CHƯƠNG 3: THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU.............................. 31 3.1 Thu thập dữ liệu ............................................................................ 31 3.1.1 Thang đo ...................................................................................... 31 3.1.2 Mẫu .............................................................................................. 31 3.2 Xử lý dữ liệu .................................................................................. 32 3.2.1 Thống kê mô tả............................................................................. 32 3.2.2 Kiểm định thang đo và xây dựng mô hình .................................... 34 3.2.2.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ............................................... 34 3.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá ...................................................... 36 3.2.2.3 Kiểm định giả thuyết.................................................................. 39 3.3 Tóm tắt chương 3 .......................................................................... 42 CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................. 43 4.1 Kết quả nghiên cứu ....................................................................... 43 4.2 Thảo luận sự khác biệt về mức độ hài lòng ................................. 46 4.2.1 Sự khác biệt đối với từng thành phần chất lượng dịch vụ.............. 46 4.2.2 Sự khác biệt đối với từng công ty chứng khoán ............................ 48
  11. x 4.3 So sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây............................. 50 4.4 Tóm tắt chương 4 .......................................................................... 50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN................................................................... 52 5.1 Kết luận.......................................................................................... 52 5.2 Đề xuất hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu .............................. 53 5.2.1 Hướng ứng dụng đối với thành phần năng lực phục vụ................. 53 5.2.2 Hướng ứng dụng đối với thành phần sự đáp ứng .......................... 54 5.2.3 Hướng ứng dụng đối với thành phần sự đồng cảm........................ 55 5.2.4 Hướng ứng dụng đối với thành phần sự tin cậy ............................ 56 5.2.5 Hướng ứng dụng đối với thành phần phương tiện hữu hình .......... 57 5.3 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ................................................... 58 5.4 Những hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai................. 59
  12. xi TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... xii PHỤ LỤC............................................................................................. xv PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ ........................................ xv PHỤ LỤC 2: Các biến đo lường sự thỏa mãn của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán.............. xvi PHỤ LỤC 3: Phiếu khảo sát hoàn chỉnh............................................... xix PHỤ LỤC 4: Bảng mã hóa biến ......................................................... xxiii PHỤ LỤC 5: Kết quả chạy Cronbach’s Alpha.................................... xxvi PHỤ LỤC 6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA................... xxxix PHỤ LỤC 7: Kết quả phân tích hồi quy ............................................... xlv
  13. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán sau khi chạm đáy vào đầu năm 2009 đã phục hồi mạnh và tiếp tục có xu hướng tăng trưởng trong những năm tới. Cùng với sự hồi phục của thị trường, cuộc chiến giành giật thị phần môi giới giữa các công ty chứng khoán cũng diễn ra vô cùng khốc liệt. Năm 2009 chứng kiến sự đổi ngôi của các công ty chứng khoán trong vấn đề thị phần môi giới, nhiều công ty chứng khoán mới thành lập nhưng đã chen chân vào danh sách 10 công ty chứng khoán chiếm thị phần nhiều nhất Việt Nam. Để có thể tồn tại trong một môi trường đầy cạnh tranh như hiện nay, các công ty chứng khoán mới thành lập phải nỗ lực hơn nhiều lần, phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện các dịch vụ của mình để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đối với các công ty chứng khoán, bên cạnh tự doanh thì môi giới cũng đem lại một nguồn thu đáng kể cho công ty, do vậy dịch vụ môi giới chứng khoán là một chìa khóa quan trọng đối với sự thành công của công ty. Nâng cao chất lượng dịch vụ môi giới để mang lại sự hài lòng cho khách hàng là một vũ khí chiến lược đem lại cho các doanh nghiệp thị phần và lợi nhuận tăng thêm. Một khách hàng rất hài lòng thì khả năng trở thành khách hàng trung thành và tiếp tục mua sản phẩm và/hoặc giới thiệu sản phẩm cao gấp 6 lần so với khách hàng chỉ ở mức độ hài lòng. Khi lòng trung thành tăng 5% thì có thể làm lợi nhuận tăng từ 25 - 85% [8]. Để đánh giá đúng chất lượng của dịch vụ môi giới có thực sự đem đến sự hài lòng cho nhà đầu tư hay không, các công ty chứng khoán không còn
  14. 2 cách nào khác ngoài việc phải đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ môi giới chứng khoán của mình, đó là lí do vì sao tác giả muốn thực hiện đề tài “ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN” để giúp các công ty có cái nhìn xác thực hơn về chất lượng dịch vụ của mình, từ đó đề ra những giải pháp để mở rộng thị phần môi giới của công ty. 1.2 Vấn đề nghiên cứu Trong 10 năm qua, mặc dù chịu tác động bởi 2 cuộc khủng hoảng tài chính lớn ở khu vực và thế giới nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn không ngừng phát triển. Cho đến nay, quy mô thị trường tăng gấp 30 lần và thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là một nhân tố quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, là một trong những tác nhân quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển cũng như quá trình hội nhập kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, những thành công của thị trường chứng khoán thời gian qua vẫn chưa đáp ứng kì vọng của nhà đầu tư. Để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư và tạo bước chuyển mình theo hướng phát triển, các công ty chứng khoán không ngừng cải cách, nâng cao năng lực phục vụ theo hướng ngày càng chuyên nghiệp để theo kịp xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán. Một trong những hướng đi đang rất được các công ty chứng khoán quan tâm đó là phát triển dịch vụ môi giới chứng khoán theo mô hình chuyên nghiệp hóa. Để thực hiện được điều này, vấn đề quan trọng cần đặt ra là phải đánh giá được chất lượng dịch vụ môi giới của công ty chứng khoán, đo lường xem các nhà đầu tư có hài lòng với chất lượng dịch vụ môi giới mà công ty đã cung cấp cho nhà đầu tư hay chưa. Vấn đề trên thôi thúc tác giả thực hiện một cuộc khảo sát để đo lường sự hài lòng của khách
  15. 3 hàng đối với chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán của các công ty trên địa bàn Tp HCM. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Cuộc khảo sát được thực hiện nhằm mục đích sau:  Xác định mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ.  Xác định các thành phần của chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán tác động đến sự hài lòng của khách hàng.  Xác định mối tương quan (thuận, nghịch) giữa các thành phần của chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng. 1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại các công ty chứng khoán trên địa bàn Tp HCM. Đối tượng nghiên cứu: sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán tại các công ty chứng khoán trên địa bàn Tp HCM. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi dùng để khám phá bổ sung mô hình thang đo sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán.
  16. 4 Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật khảo sát trực tiếp nhà đầu tư cá nhân thông qua bảng câu hỏi để xây dựng và kiểm định thang đo sự hài lòng đối với dịch vụ môi giới chứng khoán. Thang đo được kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA thông qua phần mềm xử lý số liệu SPSS. Từ các số liệu thu thập được, tác giả thực hiện các phân tích liên quan đến việc đo lường đánh giá sự hài lòng của khách hàng để đạt được mục tiêu thứ nhất của nghiên cứu, từ đó thực hiện mục tiêu thứ hai của nghiên cứu là đề xuất các giải pháp cải thiện sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán. 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Kết quả của nghiên cứu giúp các công ty chứng khoán tại Tp HCM thấy được hiện trạng chất lượng dịch vụ môi giới của các công ty chứng khoán, từ đó làm tham khảo để các nhà quản lý tìm các phương pháp cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ môi giới. 1.7 Kết cấu của luận văn Luận văn này được chia thành 5 chương. Chương một trình bày tổng quan về nghiên cứu. Chương hai giới thiệu về cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ, lý thuyết về sự hài lòng, từ đó xây dựng mô hình đo lường và mô hình lý thuyết cho nghiên cứu. Chương ba trình bày phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu, cách thức xây dựng thang đo và chọn mẫu, kiểm định thang đo và kiểm định mô hình. Chương bốn trình bày kết quả nghiên cứu và phân tích, thảo luận kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, chương năm tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu, đóng góp, hàm ý nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu tiếp theo cũng như
  17. 5 những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo. Kết cấu luận văn: Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Thu thập và xử lý dữ liệu Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận
  18. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán và thị phần môi giới chứng khoán 2.1.1 Tổng quan thị trường chứng khoán Mười năm trước, thị trường Chứng khoán Việt Nam được thành lập trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính châu Á ảnh hưởng sâu rộng, còn nhiều hạn chế trong nền kinh tế thị trường, nhiều yếu tố mới manh nha, hàng hóa ít, hiểu biết của nhà đầu tư còn hạn chế. Trong 10 năm qua, mặc dù chịu tác động bởi 2 cuộc khủng hoảng tài chính lớn ở khu vực và thế giới nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn không ngừng phát triển. Cấu trúc của thị trường từng bước được hoàn thiện theo hướng tách chức năng quản lý với chức năng tổ chức, vận hành. Bên cạnh đó, thể chế và khung khổ pháp lý liên tục được bổ sung phù hợp với thực tiễn trong nước và từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế. Hệ thống các định chế trung gian, các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Sự phát triển của thị trường chứng khoán được thể hiện qua những con số tăng trưởng ấn tượng. Thị trường chứng khoán của Việt Nam trong 10 năm qua đã phát triển nhanh, mạnh và vững chắc. Nhờ có thị trường chứng khoán, chúng ta xây dựng thị trường tài chính, tiền tệ để chuyển đổi từ hoạt động đầu tư chủ yếu thông qua kênh ngân hàng là kênh ngắn hạn sang kênh đầu tư chứng khoán, đầu tư vốn. Sau 10 năm, thị trường đã có những phát triển về lượng và chất, đã tách và phát triển được các thị trường, các sở giao dịch, hình thành và mở thêm
  19. 7 những thị trường mới như trái phiếu chuyên biệt, UPCOM… Hệ thống trung gian cũng nhanh chóng mở rộng cả số lượng, chất lượng, công nghệ. Chất lượng công bố thông tin được cải tiến. Về khối các nhà đầu tư, hiện có trên 900.000 tài khoản, hiểu biết của nhà đầu tư cũng được tăng cường. Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài, những năm đầu tiên rất hạn chế, nhưng năm 2007 đã thu hút nguồn vốn khoảng 11 - 12 tỷ USD, hiện nay khoảng 7 tỷ USD, góp phần ổn định vấn đề ngoại hối, ổn định tỷ giá… Thị trường chứng khoán đã đóng góp tích cực cho hệ thống năng lực các doanh nghiệp Việt Nam. Từ chỗ chỉ có hai cổ phiếu niêm yết giá trị giao dịch 70 triệu đồng/ phiên, đến nay đã có 550 công ty niêm yết, với giá trị giao dịch đạt bình quân 3.000 tỷ đồng/phiên, mức vốn hóa đạt trên 40% GDP, tổng giá trị vốn huy động trong 5 năm gần đây đã đạt gần 300.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải tiếp tục phát triển thị trường vốn, tức thị trường chứng khoán. Cần đặc biệt lưu ý những nội dung mà thị trường cần quan tâm trong giai đoạn tới. Đó là tăng cường tính công khai minh bạch, thông tin thông suốt cho thị trường, xây dựng định chế trung gian vững mạnh, đặc biệt dành ưu tiên số một cho nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường.  Những kết quả đạt được của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua [20]: Quy mô thị trường và giá trị giao dịch liên tục tăng trưởng mạnh. Trong 5 năm đầu, giá trị giao dịch bình quân chỉ là 55 tỷ đồng/phiên. Song 5 năm gần đây, giá trị giao dịch bình quân đạt 1.300 tỷ đồng/phiên. Đặc biệt, từ cuối năm 2009 đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt tới 3.000 tỷ đồng/phiên.
  20. 8 Số lượng công ty niêm yết cũng tăng liên tục. Phiên giao dịch đầu tiên (ngày 20/7/2000) chỉ có cổ phiếu của 2 công ty niêm yết (REE và SAM), đến nay, số lượng công ty niêm yết đã là 530 công ty, mức vốn hoá đạt trên 700.000 tỷ đồng, chiến gần 40% GDP. Từ 7 công ty chứng khoán (năm 2000) và 1 công ty quản lý quỹ (năm 2003), hiện đã có 105 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ hoạt động. Toàn thị trường đang có trên 900.000 tài khoản nhà đầu tư cả tổ chức và cá nhân, trong đó có hơn 10.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, với danh mục đầu tư nắm giữ đạt gần 7 tỷ USD. Tổng giá trị vốn huy động trong 5 năm gần đây đạt gần 30.000 tỷ đồng, chiếm 20%GDP, trong đó, riêng năm 2007, tổng giá trị huy động vốn qua thị trường chứng khoán đạt 127.000 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán tập trung dần trở thành một kênh huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và đầu tư phát triển thông qua các đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ và tổ chức. Tính từ năm 2000 đến 30/6/2007, thị trường chứng khoán đã trở thành kênh huy động tới 42% tổng giá trị các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh phát hành. 2.1.2 Thị phần môi giới chứng khoán 2.1.2.1 Thị phần môi giới chứng khoán năm 2009 Trong danh sách Top 10 công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần môi giới năm 2009 được Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC) dẫn đầu cả về thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, chiếm 9.13% tổng thị phần. Riêng trong quý IV, TSC chiếm 10,75% và 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2