intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở việt nam và tác động của nó lên bộ chi quỹ bảo hiểm y tế

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài sẽ tập trung đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua BHYTTN ở Việt Nam và tác động của nó đến bội chi quỹ BHYT. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế tác động của lựa chọn ngược đến bội chi quỹ BHYT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở việt nam và tác động của nó lên bộ chi quỹ bảo hiểm y tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ÕÕÕÕÕ NGUYỄN THANH HUYỀN ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA LỰA CHỌN NGƯỢC LÊN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ LÊN BỘ CHI QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG MÃ SỐ: 60.31.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS VŨ THÀNH TỰ ANH TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. i 0 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Học viên Nguyễn Thanh Huyền
  3. ii 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự cảm kích sâu sắc của mình đến quý Thầy Cô trong Chương Trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã hướng dẫn tận tình và khích lệ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thành Tự Anh là người hướng dẫn khoa học cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Cao Hào Thi đã giúp đỡ tôi phần định lượng trong luận văn của mình.
  4. iii 2 TÓM TẮT Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách của mọi quốc gia trên thế giới do Chính phủ quy định, nhằm huy động sự đóng góp của mọi tầng lớp trong xã hội để thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm. Ở Việt Nam, BHYT là chính sách an sinh xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, chính sách này hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, trong đó Quỹ BHYT bị bội chi trong mấy năm gần đây là vấn đề lớn và rất đáng lo ngại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bội chi của Quỹ BHYT. Trong nghiên cứu của mình, tác giả quan tâm đến vấn đề “lựa chọn ngược trong Bảo hiểm y tế tự nguyện (BHYTTN) có phải là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bội chi quỹ BHYT hay không và mức độ lựa chọn ngược trong BHYTTN ở Việt Nam hiện nay như thế nào?”. Để chứng minh cho nghi vấn của mình, tác giả tiến hành chạy mô hình hồi quy trên bộ số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2008, kết quả cho thấy có tồn tại tình trạng lựa chọn ngược trong BHYTTN và tác giả cũng đã đo lường được mức độ của nó. Để đo lường tác động của lựa chọn ngược trong BHYTTN đến bội chi Quỹ BHYT, tác giả sử dụng một số phép tính toán khác trên bộ số liệu VHLSS 2006 và 2008. Kết quả cho thấy lựa chọn ngược trong BHYTTN thực sự là nguyên nhân gây bội chi Quỹ BHYT. Phần chi phí mà Quỹ BHYT phải bù cho nhóm đối tượng tham gia BHYTTN chiếm khoảng 70% tổng bội chi của Quỹ BHYT trong năm 2008, đây là con số rất lớn. Từ kết quả phân tích của mình, tác giả đề xuất một vài gợi ý về chính sách nhằm hạn chế tác động của lựa chọn ngược đến bội chi quỹ BHYT: Tăng mức đồng chi trả trong thanh toán phí khám chữa bệnh của người tham gia BHYTTN; Xã hội hoá y tế toàn dân; Phân luồng nhóm đối tượng tham gia BHYTTN theo tình trạng sức khoẻ từ đó xác định mức phí mua BHYTTN; Đồng thời thực hiện chính sách hỗ trợ mức phí mua BHYTTN cho phù hợp với nhóm đối tượng có thu nhập bình quân thấp hơn mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước. Tác giả cho rằng kết hợp phân luồng đối tượng tham gia BHYTTN, từ đó xác định mức phí mua BHYT theo tình trạng sức khoẻ; đồng thời thực hiện chính sách hỗ trợ mức phí mua BHYTTN cho nhóm đối tượng có thu nhập bình quân thấp hơn mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước là phù hợp và có tính khả thi nhất. Có như vậy, quỹ BHYTTN sẽ phần nào cân đối được thu, chi; mặt khác chính sách này còn quan tâm đến nhóm đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội nên dễ được xã hội chấp nhận nếu bị bội chi Quỹ.
  5. iv 3 MỤC LỤC  LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i  LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii  TÓM TẮT ................................................................................................................. iii  MỤC LỤC..................................................................................................................iv  DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii  DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... viii  U DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................ix  CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................1  U 1.1. Bối cảnh chính sách .................................................................................................... 1  1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của Luận văn ........................................................... 2  1.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................... 2  1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2  1.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 2  1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn............................................................ 3  1.5. Kết cấu luận văn ......................................................................................................... 3  CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................4  2.1. Lý thuyết về Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm y tế tự nguyện............................................ 4  2.1.1. Giới thiệu về BHYT............................................................................................. 4  2.1.2. Giới thiệu về BHYTTN ....................................................................................... 5  2.2. Khung lý thuyết .......................................................................................................... 6  2.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow ................................................................................ 6  2.2.2. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng .................................................................. 6  2.2.3. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng .................................................................... 7 
  6. v CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA LỰA CHỌN NGƯỢC LÊN QUYẾT ĐỊNH MUA BHYTTN Ở VIỆT NAM..............................................................................10  3.1. Phương pháp luận ..................................................................................................... 10  3.1.1. Các nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................. 10  3.1.2. Lựa chọn biến trong mô hình thực nghiệm........................................................ 13  3.1.3. Phương pháp ...................................................................................................... 15  3.1.4. Mô hình thực nghiệm và giải thích các biến trong mô hình .............................. 16  3.1.5. Dữ liệu ............................................................................................................... 20  3.2. Đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua BHYTTN ở Việt Nam20  3.2.1. Thống kê mô tả số liệu....................................................................................... 20  3.2.2. Kiểm tra đa cộng tuyến...................................................................................... 23  3.2.3. Kết quả hồi quy.................................................................................................. 24  3.2.4. Giải thích kết quả hồi quy và thảo luận ............................................................. 26  3.2.5. Kết luận.............................................................................................................. 28  CHƯƠNG 4: ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA LỰA CHỌN NGƯỢC TRONG BHYTTN ĐẾN BỘI CHI QUỸ BHYT .................................................................30  4.1. Phương pháp và dữ liệu ............................................................................................ 30  4.1.1. Phương pháp ...................................................................................................... 30  4.1.2. Dữ liệu ............................................................................................................... 31  4.2. Kết quả, phân tích và thảo luận................................................................................. 31  4.2.1. So sánh chi phí y tế giữa năm 2006 và 2008 ..................................................... 31  4.2.2. Đo lường tác động của lựa chọn ngược trong BHYTTN đến bội chi quỹ BHYT ..................................................................................................................................... 32  4.2.3. Kết luận.............................................................................................................. 33  CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................35  5.1. Kết luận..................................................................................................................... 35 
  7. vi 5.2. Gợi ý chính sách ....................................................................................................... 35  5.2.1. Khuyến nghị chính............................................................................................. 36  5.2.2. Khuyến nghị phụ................................................................................................ 37  5.3. Hạn chế của đề tài..................................................................................................... 38  TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................39  PHỤ LỤC .................................................................................................................41 
  8. vii 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AS Lựa chọn ngược CPI Chỉ số giá hàng tiêu dùng BH Bảo hiểm BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHYTBB Bảo hiểm y tế bắt buộc BHYTTN Bảo hiểm y tế tự nguyện KCB Khám chữa bệnh THCS Trung học cơ sở TTBCX Thông tin bất cân xứng (Viet Nam Household Living Standard Survey): Khảo sát mức sống VHLSS 2006 hộ gia đình Việt Nam năm 2006 (Viet Nam Household Living Standard Survey): Khảo sát mức sống VHLSS 2008 hộ gia đình Việt Nam năm 2008
  9. viii 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Các biến có ý nghĩa trong các mô hình thực nghiệm. ........................................ 14 Bảng 3.2: Các biến giải thích trong mô hình thực nghiệm ................................................. 17 Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến.......................................................................... 23 Bảng 3.4: Kết quả mô hình hồi quy tổng quát .................................................................... 24 Bảng 3.5: Kết quả mô hình hồi quy giới hạn...................................................................... 25 Bảng 3.6: Tác động biên của các hệ số hồi quy trong mô hình hồi quy giới hạn............... 25 Bảng 4.1: CPI của nhóm hàng hoá dược phẩm, y tế năm 2008 so với 2006 ...................... 31 Bảng 4.2: Chi phí y tế bình quân đầu người năm 2006 và 2008 ........................................ 31 Bảng 4.3: Đo lường tác động của lựa chọn ngược đến bội chi Quỹ BHYT ....................... 33 Bảng 4.4: Tỷ trọng số người có mức chi tiêu bình quân dưới mức chi tiêu trung bình của cả nước trên tổng số người được khảo sát............................................................................... 34
  10. ix 6 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Thị trường xe ô tô chất lượng cao....................................................................... 8 Hình 2.2: Thị trường xe ô tô chất lượng thấp. .................................................................... 8 Hình 3.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYTTN. .................................... 19 Hình 3.2: Tỷ lệ BHYTTN theo trình độ giáo dục và giới tính của người được khảo sát ... 21 Hình 3.3: Tỷ lệ BHYTTN theo dân tộc .............................................................................. 22 Hình 3.4: Tỷ lệ BHYTTN theo trình độ giáo dục và giới tính của chủ hộ ......................... 22 Hình 4.1: Chi phí y tế bình quân/người năm 2006 và 2008 đã điều chỉnh lạm phát .......... 32
  11. 1 7 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 14 1.1. Bối cảnh chính sách Bảo đảm sức khoẻ cho nhân dân là một công việc hết sức quan trọng của Nhà nước, vì người dân có sức khoẻ mới sống khoẻ mạnh và làm việc tốt để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước. Vì vậy, BHYT phải luôn là một chính sách cần được Nhà nước quan tâm trong mọi thời kỳ. Bên cạnh đó, BHYT còn là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo công bằng và bảo vệ sức khoẻ cho người nghèo, những người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. BHYT đã được triển khai từ năm 1992 với hình thức là bảo hiểm y tế bắt buộc (BHYTBB), đến năm 2005 BHYTTN được triển khai từ nghị định 63/2005/NĐ-CP ban hành ngày 16/5/2005, tuy thời gian thực hiện chưa lâu nhưng vai trò của BHYT nói chung và BHYTTN nói riêng đã ngày càng trở nên quan trọng với người dân Việt Nam. BHYT hiện nay gồm hai hình thức: BHYTBB và BHYTTN. Trong những năm gần đây tốc độ phát triển của BHYT nói chung và BHYTTN nói riêng là rất đáng kể (về số lượng người tham gia, số người thụ hưởng, chất lượng dịch vụ …), điều này càng khẳng định hơn nữa vai trò quan trọng của BHYT đối với đời sống của người lao động. Cho đến cuối năm 2004, số người tham gia BHYTTN chỉ có 6.394 nghìn người. Năm 2005 tăng lên 9.133 nghìn người, năm 2006: 11.120 nghìn người, năm 2007: 9.379 nghìn người và năm 2008: 10.641 nghìn người (xem Phụ lục 1). Mặc dù đạt được thành tựu trong việc gia tăng đối tượng tham gia BHYT nói chung và BHYTTN nói riêng, nhưng những năm gần đây BHYT Việt Nam lại gặp phải vấn đề rất nghiệm trọng và nan giải, Quỹ BHYT thường xuyên bị bội chi với con số rất lớn. Trước khi Nghị định 63 ra đời, với những quy định “chặt chẽ”, quỹ BHYT kết dư khoảng 2.000 tỷ đồng. Sau đó, sự “nới lỏng” về đối tượng tham gia BHYTTN ban hành theo Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT ngày 24/08/2005 khiến tình trạng bội chi bắt đầu. Năm 2005 quỹ BHYT bội chi 136,7 tỷ đồng; năm 2006: 1210,5 tỷ đồng; năm 2007: 1.840 tỷ đồng và năm 2008: 1.450 tỷ đồng (xem phụ lục 2). Trong đó, nguồn gốc bội chi quỹ BHYT chủ yếu từ hình thức BHYTTN, từ năm 2005 đến năm 2008 Quỹ BHYT bội chi với số tiền rất lớn và tỷ trọng bội chi của BHYTTN đều cao hơn BHYTBB.
  12. 2 Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bội chi quỹ BHYT, trong đó tồn tại tình trạng lựa chọn ngược trong BHYTTN là một trong những nguyên nhân dẫn đến bội chi quỹ BHYT trong thời gian qua 1 . Tuy nhiên, thực tế tình trạng lựa chọn ngược có tồn tại trong BHYTTN ở Việt Nam hay không và nó có thực sự tác động lên tình trạng bội chi quỹ BHYT hay không thì đến thời điểm này chưa có nghiên cứu nào đo lường được điều đó. Thiết nghĩ, cần có nghiên cứu về vấn đề trên để đưa ra những bằng chứng xác thực nhằm làm căn cứ cho việc đưa ra các gợi ý chính sách vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của mình. 15 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của Luận văn 28 1.2.1. Mục tiêu Theo ý kiến của tác giả vấn đề lựa chọn ngược trong BHYTTN ở Việt Nam là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng bội chi quỹ BHYT. Vì vậy, đề tài sẽ tập trung đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua BHYTTN ở Việt Nam và tác động của nó đến bội chi quỹ BHYT. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế tác động của lựa chọn ngược đến bội chi quỹ BHYT. 29 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Từ bối cảnh trình bày ở trên, câu hỏi chính sách đặt ra là: 1) Tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua BHYTTN ở Việt Nam như thế nào? Đây có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bội chi quỹ BHYT? 2) Làm thế nào để hạn chế tình trạng lựa chọn ngược trong BHYTTN và hạn chế tác động của nó lên bội chi quỹ BHYT? 16 1.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng chạy mô hình hồi quy để chỉ ra có tồn tại tình trạng lựa chọn ngược trong BHYTTN ở Việt Nam hay không và đo lường tác động của nó lên quyết định mua BHYTTN của người dân. Chi tiết về phương pháp được đề cập ở chương 3. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đo lường tác động của lựa chọn ngược trong BHYTTN đến bội chi quỹ BHYT, chi tiết về phương pháp được đề cập ở chương 4. 1 Bộ Y tế (2008), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2008: Tài chính y tế ở Việt Nam, tr.50
  13. 3 17 1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đề tài chỉ nghiên cứu BHYTTN mà không nghiên cứu BHYTBB. Vì đối với BHYTBB, tất cả các cá nhân thuộc đối tượng này đều phải tham gia kể cả người khoẻ mạnh và người hay đau ốm. Vì vậy, không có lựa chọn ngược trong BHYTBB. 18 1.5. Kết cấu luận văn Kết cấu của luận văn gồm 5 chương. Trong chương 1 tác giả giới thiệu bối cảnh chính sách, mục tiêu nghiên cứu từ đó xác định câu hỏi chính sách và trình bày phương pháp cũng như giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Trong chương 2, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết nhằm đưa ra khung lý thuyết vững chắc cho đề tài. Kế đến ở chương 3, tác giả đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua BHYTTN ở Việt Nam, đầu tiên là tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm nhằm làm cơ sở để đưa ra mô hình nghiên cứu của mình, kế đến tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu, bộ dữ liệu và cuối cùng chạy mô hình hồi quy. Ở chương 4, tác giả đo lường tác động của lựa chọn ngược trong BHYTTN đến bội chi quỹ BHYT, phần này tác giả thực hiện hai phép tính toán, phép tính toán thứ nhất nhằm so sánh chi phí y tế bình quân đầu người của năm 2008 so với năm 2006 trên cùng nhóm đối tượng được khảo sát trong hai năm nhưng khác nhau ở hành vi tham gia BHYTTN, phép tính toán thứ hai, tác giả đi đo lường tác động của lựa chọn ngược trong BHYTTN đến bội chi quỹ BHYT. Ở chương cuối cùng, tác giả tóm tắt lại những kết quả nghiên cứu của đề tài và trên cơ sở đó tác giả đưa ra những gợi ý chính sách.
  14. 4 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 19 2.1. Lý thuyết về Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm y tế tự nguyện 30 2.1.1. Giới thiệu về BHYT BHYT là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng và luôn được đề cao trong hệ thống an sinh xã hội. 2 Vai trò của BHYT 3 Vai trò của BHYT đối với sự phát triển của con người BHYT góp phần vào việc ổn định và nâng cao sức khoẻ của nhân dân, là vốn quý trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Ngoài ra, BHYT còn góp phần vào việc tạo điều kiện giúp người dân lành bệnh và tái hoà nhập lại xã hội, giúp ổn định sản xuất kinh doanh cá nhân và xã hội. Một khi các cá nhân đã an tâm và tin tưởng vào chính sách của Nhà nước thì ổn định xã hội sẽ bền vững. BHYT và việc thực hiện công bằng xã hội Xét trên phạm vi toàn diện nền kinh tế - xã hội, BH nói chung đóng vai trò như một công cụ an toàn và dự phòng, đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của các thành phần trong xã hội. BHYT góp phần vào việc an sinh xã hội về phương diện chăm sóc sức khoẻ cũng như tạo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Vai trò của BHYT đối với việc xã hội hoá công tác y tế Vai trò này được thể hiện qua các khía cạnh: nguồn thu của BHYT từng bước đảm nhiệm được một phần kinh phí y tế. BHYT đã và đang đóng một vai trò tích cực trong hệ thống y tế Việt Nam trong việc gia tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của người dân bằng cách phát triển hệ thống dịch vụ y tế công và tư, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi muốn tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các đối tượng tham gia BHYT ngày càng được mở rộng đến hầu hết các tầng lớp dân cư. 2 Ban tuyên giáo Trung ương Đảng (2009), Hướng tới Bảo hiểm y tế toàn dân, NXB Thời Đại, Tr.11. 3 Trường Đại học Lao động – Xã hội - cơ sở 2 (2007), Giáo trình Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động – Xã hội, tr.123.
  15. 5 Nguyên tắc hoạt động của BHYT Được quy định tại điều 3 Luật Bảo hiểm y tế ban hành ngày 14/11/2008 như sau: 1. Đảm bảo chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT. 2. Mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính. 3. Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT. 4. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả. 5. Quỹ BHYTđược quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, đảm bảo cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ. Các hình thức của BHYT. BHYT gồm 2 hình thức: BHYTBB và BHYTTN. BHYTBB gồm các nhóm đối tượng: Cán bộ công chức nhà nước, lao động trong doanh nghiệp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác. BHYTTN gồm các nhóm đối tượng: Học sinh – sinh viên và các đối tượng tự nguyện khác (lao động tự do, hộ gia đình…). 31 2.1.2. Giới thiệu về BHYTTN BHYTTN là chương trình BHYT phi lợi nhuận với phí bảo hiểm đồng mức cho từng nhóm đối tượng ở từng khu vực, do BHXH Việt Nam thực hiện. Chương trình BHYT được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và hoàn toàn khác với khái niệm BHYTTN – thương mại ở nước ngoài. 4 a) Hình thức tổ chức BHYTTN 5 BHYTTN được tổ chức thực hiện theo địa giới hành chính và theo nhóm đối tượng, cụ thể: Theo địa giới hành chính: áp dụng cho hộ gia đình, tổ chức triển khai theo cấp xã, phường, thị trấn. Theo nhóm đối tượng: áp dụng cho học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; thành viên, hội viên của các đoàn thể, hội quần chúng. 4 Bộ Y tế (2008), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2008: Tài chính y tế ở Việt Nam. 5 Trường Đại học Lao động – Xã hội - cơ sở 2 (2007), Giáo trình Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động – Xã hội, tr.126
  16. 6 b) Đối tượng tham gia BHYTTN Đối tượng tham gia của BHYTTN được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ban hành ngày 30/3/2007 và sửa đổi bổ sung theo Thông tư liên tịch số 14/2007/TTLT-BYT-BTC ban hành ngày 10/12/2007. BHYTTN được áp dụng với mọi công dân Việt Nam (trừ những người đã có thẻ BHYTBB được quy định tại Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ- CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ và trẻ em dưới 6 tuổi), cụ thể: a) Thành viên trong hộ gia đình, gồm những người có tên trong sổ hộ khẩu và cùng sống trong một gia đình; trường hợp không có tên trong sổ hộ khẩu, nhưng có đăng ký tạm trú với thời hạn ít nhất một năm và cùng chung sống trong một hộ gia đình thì được tham gia cùng hộ gia đình đó nếu có nhu cầu. b) Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. c) Cán bộ dân số, gia đình và trẻ em ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) theo Quyết định số 240/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ bảo BHYTTN đối với cán bộ dân số, gia đình và trẻ em ở xã, phường, thị trấn. 20 2.2. Khung lý thuyết 32 2.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow Theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người có 5 hệ thống nhu cầu: Nhu cầu cơ bản; Nhu cầu về an toàn; Nhu cầu về xã hội; Nhu cầu được quý trọng và Nhu cầu được thể hiện mình. Khi con người đã thoả mãn được những nhu cầu cơ bản họ bắt đầu có nhu cầu được bảo vệ, hành vi mua BHYTTN chính là để đáp nhưng nhu cầu an toàn này. Người tiêu dùng mua bảo hiểm vì sợ những rủi ro không thể lường trước có thể xảy ra trong tương lai ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của họ vì khi đó chi phí KCB sẽ là gánh nặng rất lớn đối với họ và gia đình. Vì vậy để yên tâm, người tiêu dùng mua BHYT nhằm đề phòng những rủi ro, bất trắc về sức khoẻ có thể xảy ra trong tương lai. 33 2.2.2. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng Theo lý thuyết hành vi người tiêu dùng của kinh tế học vi mô, người tiêu dùng lựa chọn mua loại hàng hoá nào là do sở thích của họ quyết định, họ sẽ chọn mua loại hàng hoá mang lại cho họ độ thoả dụng cao nhất (nguyên tắc tối đa hoá độ thoả dụng). Ở đây, họ quyết định mua BHYTTN của nhà nước mà không mua loại hình BHYT nào khác vì BHYTTN đem lại cho họ hữu dụng biên cao hơn. Phí tham gia thấp và không phân biệt
  17. 7 theo tình trạng sức khoẻ của người tham gia BH mà quyền lợi được hưởng lại rất nhiều: được chi trả 80% chi phí KCB. 34 2.2.3. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng a) Khái niệm về thông tin bất cân xứng Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch, một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại (Đặng Văn Thanh, 2009). b) Hệ quả của thông tin bất cân xứng Lụa chọn ngược hay lựa chọn bất lợi Lựa chọn ngược là hậu quả của thông tin bất cân xứng xảy ra trước khi giao dịch được thực hiện (Đặng Văn Thanh, 2009). Từ thông tin bất cân xứng dẫn đến tình trạng lựa chọn ngược, đó là tình trạng một trong các bên không có thông tin đầy đủ như các bên còn lại về chất lượng sản phẩm dẫn đến khi tham gia trong thị trường họ hạ thấp kỳ vọng của mình về chất lượng sản phẩm nên chỉ trả giá ở mức trung bình. Kết quả cuối cùng chất lượng sản phẩm tham gia trên thị trường ngày càng giảm, thị trường chỉ còn lại sản phẩm xấu, hàng tốt bị hàng xấu đẩy ra khỏi thị trường. Ví dụ kinh điển là thị trường xe ô tô cũ (Pindyck & Rubinfeld, 1999). Giả sử có hai loại xe được đem bán trên thị trường xe ô tô cũ – xe chất lượng cao và xe chất lượng thấp. Giả sử cả người bán và người mua đều biết rõ về chất lượng mỗi loại xe, như vậy sẽ có hai loại thị trường được trình bày ở hình 2.1 và 2.2. Giá cân bằng của thị trường ô tô chất lượng cao là $10.000trong khi ở thị trường ô tô chất lượng thấp là $5.000. Tuy nhiên, trong thực thế người bán ô tô biết rõ về chất lượng xe trong khi người mua thì không biết rõ vì vậy khi mua họ sẽ coi mọi chiếc xe đều có chất lượng “trung bình”. Cầu loại xe có chất lượng trung bình là DM nằm dưới đường cầu xe có chất lượng cao (DH) nhưng lại nằm trên đường cầu xe có chất lượng thấp (DL). Hiện tại, có 25.000 xe chất lượng cao và 75.000 xe chất lượng thấp được bán. Khi người mua bắt đầu nhận ra rằng hầu hết xe đem bán đều có chất lượng thấp, cầu của họ sẽ thay đổi. Đường cầu mới sẽ là DLM, tức là xét trung bình các loại xe đem bán chỉ có chất lượng từ thấp đến trung bình. Tuy nhiên, cơ cấu các loại xe được bán sẽ thay đổi, thậm chí còn nghiêng mạnh về phía các loại xe chất lượng thấp. Đường cầu dịch chuyển nhiều hơn về bên trái, tiếp tục chuyển cơ cấu các loại xe về phía loại chất lượng thấp. Sự dịch chuyển này sẽ còn tiếp tục cho đến khi chỉ có xe chất lượng
  18. 8 thấp được bán. Tại điểm đó, giá thị trường sẽ quá thấp khiến không một chiếc xe chất lượng cao nào có thể được đem bán. Hình 2.1. Xe ô tô chất lượng cao Hình 2.2. Xe ô tô chất lượng thấp PH PL SH $10.000 SL DH DM $5.000 DLM DM DL DLM DL 25.000 50.000 QH 50.000 75.000 QL Hậu quả của thông tin bất cân xứng trên thị trường xe cũ là chất lượng xe tham gia thị trường và giá của chúng ngày càng giảm, thị trường chỉ còn lại xe xấu vì hàng tốt bị hàng xấu đẩy ra khỏi thị trường và thị trường xe cũ có nguy cơ biến mất. Rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại Rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại là tình trạng cá nhân hay tổ chức không còn động cơ để cố gắng hay hành động một cách hợp lý như trước khi giao dịch xảy ra. Rủi ro đạo đức là hậu quả của thông tin bất cân xứng nó xảy ra sau khi giao dịch được thực hiện (Đặng Văn Thanh, 2009). Vấn đề người ủy quyền – người thừa hành Là những trường hợp một bên (người ủy quyền) tuyển dụng một bên khác (người thừa hành) để thực hiện một hay những mục tiêu nhất định. Người thừa hành theo đuổi mục tiêu khác với người ủy quyền (do động cơ khác nhau). Thông tin bất cân xứng làm cho người ủy quyền khó cưỡng chế thi hành, đánh giá hay khuyến khích công việc. Đây là sự hội tụ của cả lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức (Đặng Văn Thanh, 2009). c) Thông tin bất cân xứng dẫn đến vấn đề lựa chọn ngược trên thị trường bảo hiểm Thông tin bất cân xứng dẫn đến vấn đề lựa chọn ngược trên thị trường bảo hiểm (Pindyck & Rubinfeld, 1999). Tại sao những người trên 65 tuổi lại rất khó khăn khi mua
  19. 9 BHYT, cho dù phí bảo hiểm có bằng bao nhiêu? Những người già hơn thường có xác suất bị ốm nặng cao hơn rất nhiều, nhưng tại sao phí bảo hiểm không tăng để phản ánh đúng mức rủi ro cao hơn đó? Lý do chính là có tình trạng thông tin bất cân xứng. Những người muốn mua bảo hiểm nắm được hiện trạng sức khỏe chung của họ rõ hơn bất cứ một công ty bảo hiểm nào, cho dù các công ty có kiên quyết yêu cầu giám định sức khỏe. Kết quả là sẽ có hiện tượng lựa chọn ngược. Do những người hay ốm đau thường muốn bảo hiểm nhiều hơn nên tỷ lệ người hay ốm đau trong số những người mua BHYT sẽ tăng lên. Việc này sẽ buộc phí bảo hiểm phải tăng, do đó sẽ có nhiều người khỏe mạnh sẽ nhận ra việc họ ít có khả năng bị bệnh nặng và lựa chọn không mua bảo hiểm. Điều này lại tiếp tục làm tăng tỷ lệ người hay đau ốm, làm phí bảo hiểm lại phải tăng cao và cứ như vậy cho đến khi gần như tất cả những người muốn mua BHYT đều là những người hay ốm đau. Tại thời điểm đó, việc bán BHYT không còn sinh lợi được nữa. Trong BHYTTN ở Việt Nam, thông tin bất cân xứng xảy ra khi bên mua BHYTTN biết rõ về tình trạng sức khoẻ của mình trong khi bên bán lại không nắm rõ tình trạng sức khoẻ của người mua. Dẫn đến kết quả tình trạng lựa chọn ngược trong BHYTTN là chỉ những người hay đau ốm mới mua BHYTTN còn những người khoẻ mạnh lại ít tham gia chính sách này.
  20. 10 9 CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA LỰA CHỌN NGƯỢC LÊN QUYẾT ĐỊNH MUA BHYTTN Ở VIỆT NAM. 21 3.1. Phương pháp luận 35 3.1.1. Các nghiên cứu thực nghiệm a) Nghiên cứu của: Mirko Bendig and Thankom Arun (2011), “Enrolment in Micro Life anh Health Insurance: Evidences from Sri Lanka” [18]. Nghiên cứu trình bày bằng chứng về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia các loại hình BH, bao gồm: BH cuộc sống, BHYT và các loại BH khác. Tuy nhiên, với mục tiêu nghiên cứu của mình tác giả chỉ tham khảo phần nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT. Định nghĩa các biến được trình bày ở phụ lục 3. Nghiên cứu sử dụng mô hình Probit để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT. Mô hình hồi quy cho kết quả như sau: Ở mức ý nghĩa 1%, biến “giới tính chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động lên quyết định mua BHYT, nếu chủ hộ là nữ thì xác suất mua BHYT cao hơn chủ hộ là nam. Biến “trình độ giáo dục của chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua BHYT. Biến “nghề nghiệp của chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động tiêu cực lên quyết định mua BHYT, nếu chủ hộ tự làm chủ hoặc hoạt động trong các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp thì xác suất mua BHYT sẽ thấp, nếu chủ hộ bị thất nghiệp thì xác suất mua BHYT cũng sẽ thấp. Biến “tài sản” có ý nghĩa thống kê tác động tiêu cực lên quyết định mua BHYT, nếu gia đình có càng nhiều tài sản thì xác suất mua BHYT của họ sẽ càng thấp vì cú sốc về chi phí y tế ảnh hưởng không đáng kể đến họ. Ở mức ý nghĩa 5%, biến “tuổi của chủ hộ” có ý nghĩa thống kê tác động tiêu cực lên quyết định mua BHYT. Ở mức ý nghĩa 10%, biến “tự đánh giá rủi ro” có ý nghĩa thống kê tác động tích cực lên quyết định mua BHYT, nếu cá nhân tự đánh giá rủi ro của mình càng cao thì họ càng có nhiều khả năng mua BHYT. b) Nghiên cứu của: Ramesh Bhat, Nishant Jain (2006), “Factoring affecting the demand for insurance in a micro health insurance scheme” [19]. Nghiên cứu trình bày hai vấn đề: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT và các yếu tố có ảnh hưởng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2