intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế đối ngoại: Quan hệ kinh tế Việt nNam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

63
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở một số lý thuyết chủ yếu có liên quan luận văn tập trung luận giải thực trạng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc và từ đó nêu lên những giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ này trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế đối ngoại: Quan hệ kinh tế Việt nNam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------****------- NGUYỄN ĐỨC NHUẬN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1992 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Hà Nội -2007
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------****------- NGUYỄN ĐỨC NHUẬN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1992 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN DUY DŨNG Hà Nội -2007
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU...………………………………………………………………………….1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC……………………………………………………………….5 1.1. SỰ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ KHU VỰC VÀ VIỆT NAM – HÀN QUỐC………..………………………………………………………...…………....6 1.2. KHAI THÁC LỢI THẾ SO SÁNH VÀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU LỢI ÍCH CỦA HAI NƢỚC……...……………………………………………………..…….............9 1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ CẦN THIẾT ĐẢM BẢO VÀ THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC ………………….…………...….................11 1.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC THẬP KỶ ĐẦU CỦA THẾ KỶ 21......…….…….......................................13 1.4.1. Các yếu tố toàn cầu……...………..………………………………………..13 1.4.2. Các yếu tố khu vực…..………………………..……….….………………..14 1.4.3. Các yếu tố quốc gia...………………...…………………………………..…16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY……………………………………………………...24 2.1. TRAO ĐỔI HÀNG HOÁ VIỆT NAM – HÀN QUỐC TỪ 1992 ĐẾN NAY.. …24 2.1.1. Thực trạng……...………. ...……………………………………………… 24 2.1.1.1. Kim ngạch trao đổi thương mại……………………….………………….24 2.1.1.2. Cơ cấu hàng hoá trao đổi……………………..…………………………..28 2.1.1.3. Vị trí của thị trường Hàn Quốc trong ngoại thương của Việt Nam……...38 2.1.2. Nhận xét………..………...……………………………………… …………41 2.2. ĐẦU TƢ HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1992 ĐẾN NAY VÀ
  4. TÁC ĐỘNG CỦA NÓ............................................................................................. 46 2.2.1. Dòng FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 1992 đến nay………….46 2.2.2. Những tác động của đầu tư Hàn Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam…...51 2.2.3. Nhận xét và đánh giá……...…….…………………………………………54 2.3. TRAO ĐỔI DU LỊCH VÀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC…….…………..……………………………………………...……....55 2.3.1. Du lịch…………….....………………………………………………………55 2.3.2. Sự phát triển quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực hợp tác lao động………………………………………………………………………………..65 2.3.3 Nhận xét và đánh giá…….…..……………………………………………...73 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1992 ĐẾN NAY…..…..………………………………75 CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC THỜI GIAN TỚI…..….………….82 3.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC TRONG THỜI GIAN TỚI………….………………………… …………..82 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC THỜI GIAN TỚI…………………………………………...88 3.2.1. Các giải pháp chung……...……...…………………………………………89 3.2.2. Nhóm các giải pháp trong một số lĩnh vực cụ thể…...……….…………...94 3.2.2.1. Các giải pháp trong lĩnh vực thương mại…….……..………….………...94 3.2.2.2. Các giải pháp trong lĩnh vực đầu tư…………………………………….103 3.2.2.3. Các giải pháp trong lĩnh vực trao đổi dịch vụ……...…...……..………..106 3.2.2.4. Các giải pháp trong lĩnh vực trao đổi lao động...……...………………..109 Kết luận………...………………………………………………………………...112 Tài liệu tham khảo…………….……………………………………………… …115
  5. BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nghĩa đầy đủ 1. ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á 2. APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dƣơng 3. ASEM Diễn đàn hợp tác á - âu 4. AFTA Khu vực mậu dịch tự do của ASEAN 5. CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 6. DN Doanh nghiệp 7. EU Cộng đồng Châu âu 8. FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 9. IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 10. FTAs Các hiệp định thƣơng mại song phƣơng 11. GDP Tổng sản phẩm quốc nội 12. GNP Tổng sản phẩm quốc dân 13. KHXH Khoa học xã hội 14. KCN Khu công nghiệp 15. KCX Khu chế xuất 16. KFSB Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc 17. KOTRA Cục Xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại Hàn Quốc 18. KITA Hiệp hội Thƣơng mại Quốc tế Hàn Quốc 19. KOIMA Hiệp hội các nhà nhập khẩu Hàn Quốc 20. KOTI Thƣơng mại Quốc tế Hàn Quốc 21. NXB Nhà xuất bản 22. NIEs Các nền kinh tế mới 23. NAFIQAVED Cục Quản lý Chất lƣợng và Vệ sinh Thú y Thuỷ sản Việt Nam 24. ODA Viện trợ phát triển chính thức 25. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 26. SME Hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ 27. SMBA Tổ chức quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc 28. TƢ Trung ƣơng 29. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 30. TNS Tu nghiệp sinh 31. USD Đô la Mỹ 32. VNĐ Việt Nam đồng 33. XKLĐ Xuất khẩu lao động 34. XTTM Xúc tiến thƣơng mại 35. XTĐT Xúc tiến đầu tƣ 36. WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1 Liên kết với nền kinh tế toàn cầu..……………..……………………........6 Bảng 1.2 Tỷ trọng của thƣơng mại nội vùng trong tổng xuất khẩu của các nƣớc Đông Á 1985, 1995 và 2001.……………………………………………………..…………...7 Bảng 1.3 Qui mô nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc năm 2006.…………………10 Bảng 1.4 Các sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc (1992- 2007)………………………………………………………………….11 Bảng 2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992-2006….25 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của các nƣớc ASEAN sang Hàn Quốc……….26 Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu của các nƣớc ASEAN từ Hàn Quốc………...27 Bảng 2.4 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hàn Quốc…..30 Bảng 2.5 Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Hàn Quốc ……34 Bảng 2.6 Một số thị trƣờng xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2006………...39 Bảng 2.7 Đầu tƣ trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam theo năm…………………48 Bảng 2.8 Danh sách các dự án đầu tƣ lớn của Hàn Quốc ở Việt Nam ……….49 Bảng 2.9 Các thị trƣờng khách du lịch chính của Việt Nam………………………57 Bảng 2.10 Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc (1995-2006)……………………….71 Bảng 2.11 Lao động phân theo ngành nghề tại Hàn Quốc (1995-2006)…………..72
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế đến nay, Đảng và chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc, các khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt với các nƣớc thuộc Châu Á - Thái Bình Dƣơng, trong đó có Hàn Quốc. Tính từ cuối năm 1992 khi Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay quan hệ hai nƣớc ngày càng đƣợc tăng cƣờng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Hàn Quốc hiện là bạn hàng lớn thứ 5 trong tổng số trên 100 nƣớc có quan hệ buôn bán với Việt Nam và là nƣớc đầu tƣ lớn thứ 4 ở nƣớc ta. Mặc dù quan hệ kinh tế hai nƣớc đã đạt đƣợc những kết quả khá khả quan, song thực tế đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhất là sự mất cân đối quá lớn trong cán cân thƣơng mại song phƣơng. Nếu nhƣ những năm cuối thập kỷ 1990, mức nhập siêu của Việt Nam với Hàn Quốc thƣờng trên 1 tỷ USD thì đến năm 2005 đã tăng lên 2,75 tỷ USD và năm 2006 con số này là hơn 3 tỷ USD. Thực tế đó đòi hỏi phải xem xét đánh giá một cách toàn diện, khách quan mối quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc trong thời gian qua từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian tới. Xuất phát từ tình hình cấp thiết trên tôi đã lựa chọn đề tài “Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay” làm nội dung nghiên cứu của luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc nói chung, quan hệ kinh tế nói riêng đã thu hút sự chú ý đặc biệt của các học giả hai nƣớc và nƣớc ngoài. Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài tạp chí về chủ đề này đƣợc công bố. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau các công trình trên đã có một số đóng góp nổi bật: - Nêu đƣợc các nhân tố tác động đến quan hệ kinh tế hai nƣớc. - Làm rõ đƣợc thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc ở bình diện chung cũng nhƣ các lĩnh vực cụ thể. 1
  8. - Đề xuất nhiều giải pháp có tính khả thi về mở rộng và tăng cƣờng quan hệ kinh tế hai nƣớc. Trong đó đáng chú ý là các công trình sau: + Ngô Xuân Bình (2005), Hội nhập kinh tế Đông Á và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc, Nhà xuất bản KHXH. + Ngô Xuân Bình và Phạm Quí Long (2000), Tăng trƣởng của Hàn Quốc, NXB Thống kê. + Trần Quang Minh – Võ Hải Thanh (2005), FDI và ODA của Hàn Quốc vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng, Nhà xuất bản KHXH. + Đỗ Hoài Nam, Ngô Xuân Bình, SUNG-YEAL KOO (2005), Hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Những nền tảng cơ sở lý luận, phân tích khoa học trên là cơ sở rất quan trọng trong việc nghiên cứu vấn đề Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc trong thời kỳ mới, nhất là khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cần đánh giá đầy đủ và toàn diện về mối quan hệ này nhằm tìm ra những gợi ý giải pháp giúp phát triển hiệu quả hơn nữa trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nƣớc, tạo tiền đề cho phát triển quan hệ kinh tế với các quốc gia khác. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở một số lý thuyết chủ yếu có liên quan luận văn tập trung luận giải thực trạng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc và từ đó nêu lên những giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ này trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở và các yếu tố tác động lên sự phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Tìm hiểu những đặc điểm, thực trạng quan hệ thƣơng mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam kể từ khi hai nƣớc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1992 đến nay, từ đó chỉ ra những kết quả và các vấn đề đang tồn tại cần phải giải quyết. 2
  9. - Dự báo về triển vọng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hàn Quốc và trên cơ sở đó đƣa ra những chính sách, giải pháp chủ yếu cho phíaViệt Nam nhằm tiếp tục tăng cƣờng hợp tác với Hàn Quốc. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Với mục tiêu và nội dung trên, đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu trong luận văn là: những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trên các lĩnh vực: đầu tƣ, thƣơng mại, hợp tác lao động và du lịch. Vì viện trợ chính thức (ODA) của Hàn Quốc cho Việt Nam chƣa thực sự nổi bật nên không phải là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này. Phạm vi đề tài nghiên cứu là quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc từ 1992 đến nay, trong đó để có thể làm rõ hơn một số vấn đề, ở một số mục luận văn sử dụng cả số liệu của các năm trƣớc đó. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trƣớc hết luận văn sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng để phân tích sự hình thành và phát triển của quan hệ kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc. Bên cạnh đó, các phƣơng pháp phân tích cụ thể là: Phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, lôgíc, lịch sử cụ thể… đƣợc sử dụng để làm nổi bật thực trạng và ảnh hƣởng của bối cảnh và các nhân tố mới khi Việt Nam gia nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới tới quan hệ kinh tế hai nƣớc. Ngoài ra đề tài cũng đã tham khảo ý kiến một số chuyên gia nhằm tổng hợp, phân tích đánh giá và đƣa ra những nhận xét, dự đoán triển vọng phát triển mối quan hệ này trong thời gian tới. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá và cập nhật thực trạng quan hệ kinh tế Việt nam - Hàn quốc từ thập kỉ 1990 cho đến nay, đặc biệt là trong bối cảnh mới khi Việt Nam gia nhập WTO. - Làm rõ những nét tƣơng đồng và khác biệt về văn hoá, tâm lý, hệ thống chính sách thƣơng mại, đầu tƣ, chiến lƣợc kinh doanh của Việt Nam và Hàn Quốc và tác động của chúng đối với việc phát triển quan hệ kinh tế hai nƣớc. 3
  10. - Đƣa ra một số gợi ý giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển hiệu quả hơn nữa mối quan hệ này trong thời gian tiếp theo. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, biểu đồ, đồ thị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành ba chƣơng: Chƣơng 1: “Cơ sở cho sự phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc” Chƣơng này sẽ hệ thống hoá cơ sở và các yếu tố tác động đến sự phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Chƣơng 2 “Thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay” tập trung làm rõ những đặc điểm và thực trạng cơ bản của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn từ 1992 nay trong các lĩnh vực trao đổi hàng hoá, đầu tƣ… đƣa ra đánh giá chung về sự phát triển của mối quan hệ này. Chƣơng 3 “Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc” đƣa ra dự báo về xu hƣớng phát triển của mối quan hệ này, từ đó đề ra các giải pháp chung và cụ thể nhằm tăng cƣờng và mở rộng quan hệ kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc trong thời gian tới. 4
  11. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC Từ lý thuyết và thực tiễn về kinh tế quốc tế, thƣơng mại quốc tế và đầu tƣ quốc tế có thể thấy rằng để phát triển quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, bên cạnh yếu tố nền tảng là sự tồn tại của lợi thế so sánh giữa họ, còn phải có một số yếu tố khác nữa. Chúng có thể mang tính khách quan (quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ), và có thể mang tính chủ quan (chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng và toàn bộ hệ thống chính sách kinh tế của các nƣớc nói chung). Sự phát triển nhanh chóng quan hệ thƣơng mại, đầu tƣ nói riêng và quan hệ kinh tế nói chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong suốt hai thập kỷ qua đã góp phần khẳng định cho nhận định trên. Trên thực tế, quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc đƣợc bắt đầu từ đầu thập kỷ 1980, chủ yếu thông qua trao đổi hàng hoá một cách tự phát. Vào thời điểm này, ở Hàn Quốc đã xuất hiện những nhu cầu mới, đòi hỏi chính phủ phải cải cách nền kinh tế theo hƣớng mở cửa và tăng cƣờng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Còn ở Việt Nam, công cuộc cải cách nền kinh tế sang kinh tế thị trƣờng cũng đƣợc bắt đầu vào thời gian này, và đƣợc tăng cƣờng sau khi khối XHCN sụp đổ vào đầu những năm 1990. Thực tế khách quan này đã tạo đà cho việc xích lại gần nhau hơn giữa hai nƣớc. Bên cạnh đó, dựa trên các lợi thế so sánh, chính phủ hai nƣớc đã có những bƣớc đi thích đáng nhằm xây dựng môi trƣờng pháp lý cho sự phát triển vững chắc quan hệ kinh tế song phƣơng. Hơn nữa, yêu cầu đòi hỏi của quá trình toàn cầu hoá và tự do hoá kinh tế đã buộc Việt Nam và Hàn Quốc phải có những điều chỉnh trong quan điểm, định hƣớng chính sách và chiến lƣợc phát triển kinh tế cho phù hợp với tình hình mới. Những thay đổi này đã có tác động tích cực lên sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc thời gian qua. Vậy, cơ sở nào chi phối sự phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc và các tác động nào đã ảnh hƣởng và tác động đến mối quan hệ này trong thời gian qua? đây là những câu hỏi cần phải giải đáp trong 5
  12. chƣơng này. 1.1. SỰ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ KHU VỰC VÀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC Mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc đã đƣợc phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá đƣợc tăng cƣờng mạnh mẽ từ cuối thập kỷ 1980. Căn cứ vào các số liệu ở bảng 1.1, có thể thấy rằng từ thời điểm đó, các nƣớc Châu Á - Thái Bình Dƣơng đã gia tăng đáng kể mức độ liên kết vào nền kinh tế toàn cầu. Các nƣớc này đều đã rất coi trọng việc mở rộng thƣơng mại nội bộ và với các nƣớc khác nhằm thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài, nhất là FDI. Đồng thời đây cũng là thời gian liên kết kinh tế khu vực đƣợc tăng cƣờng thông qua các hoạt động đa dạng của ASEAN và APEC. Trong đó, các nƣớc trong khu vực đã giành sự quan tâm đáng kể cho việc mở rộng trao đổi buôn bán thƣơng mại. Điều này đƣợc minh chứng qua các số liệu ở Bảng 1.2. Trong giai đoạn này, tỷ trọng của xuất khẩu nội vùng trong tổng xuất khẩu của nhiều nƣớc Đông Á đã gia tăng mạnh, trong đó Hàn Quốc và Việt Nam đã tăng gấp hơn hai lần, tƣơng ứng từ 5,8% và 0,4% lên 13,3% và 1%. Bảng 1.1 Liên kết với nền kinh tế toàn cầu Trao đổi hàng Tổng dòng Trao đổi hàng Tổng FDI hoá (% so với vốn vào tƣ hoá (% so với (% so với Tên nƣớc GDP hàng nhân (% so GDP) GDP) hoá) với GDP) 1990 2000 1990 2000 1990 2000 1990 2000 Hàn Quốc 53,4 72,8 72,8 153,8 6,2 11,5 0,7 3,2 Việt Nam 79,7 96,0 96,0 - 10,8 - 4,1 Thái Lan 66,1 107,2 107,2 211,4 13,5 11,3 3,0 2,8 Indonexia 41,5 62,4 62,4 97,2 4,1 8,5 1,0 4,2 Trung Quốc 32,5 43,9 43,9 65,8 2,5 12,7 1,2 4,3 Nguồn: World Development Indicators 2002, WB, p. 332-334. Cũng vào những năm cuối thập kỷ 1980, đã có nhiều thay đổi xuất hiện trong nội bộ các nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc, khiến chính phủ hai nƣớc phải quan 6
  13. tâm hơn đến việc mở rộng quan hệ với bên ngoài, đặc biệt là với các nƣớc trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Ở Hàn Quốc lúc đó, vai trò của tiêu dùng trong nƣớc nhƣ là động lực về nhu cầu cho tăng trƣởng kinh tế đã giảm dần và thay vào đó là sự gia tăng vai trò của xuất khẩu và đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Có một số nguyên nhân dẫn đến việc Hàn Quốc tăng cƣờng mở rộng xuất khẩu và đầu tƣ ra bên ngoài vào thời điểm này. Đó là: a) Sau nhiều năm đạt tăng trƣởng kinh tế với tốc độ cao, cán cân thanh toán đã đạt thặng dƣ 4,2 tỷ USD vào năm 1986, nguồn dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc đã gia tăng đáng kể - từ 6,57 tỷ USD năm 1980 lên 14,8 tỷ năm 1990 và 32,7 tỷ USD năm 1995; Bảng 1.2 Tỷ trọng của thƣơng mại nội vùng trong tổng xuất khẩu của các nƣớc Đông Á 1985, 1995 và 2001 Tỷ trọng Giá trị xuất khẩu nội Tỷ trọng của xuất Nƣớc xuất trong GDP vùng (triệu USD) khẩu nội vùng (%) khẩu toàn vùng 1985 1995 2001 1985 1995 2001 2001 Brunei 922 951 1.192 2,1 0,3 0,3 0,4 Campuchia 3 276 182 6,1 0,1 Trung Quốc 10.867 90.799 127.796 24,7 28,9 30,6 43,1 HongKong 6.637 20.016 26.981 15,1 6,4 5 7,5 Indonexia 1.953 12.008 17.155 4,4 3,8 4,1 4,2 Hàn Quốc 2.559 40.346 55.748 5,8 12,8 13,3 14,4 Lào 17 199 220 0,1 0,1 0,1 Malaysia 6.844 37.642 46.759 15,5 12 11,2 3,3 Mông Cổ 4 111 242 0 0 0,1 0,1 Philippin 1.071 4.645 14.736 2,4 1,5 3,5 2,9 Singapore 6.032 38.979 41.806 13,7 12,4 10 3,8 Đài Loan 4.994 49.959 62.477 11,3 15,6 14,9 13,9 Thái Lan 1.982 17.548 24.359 4,5 5,6 5,8 5 Việt Nam 182 1.916 4.354 0,4 0,6 1 1,2 7
  14. Tổng số 44.067 314.496 418.007 100 100 100 100 Nguồn: IMF, Direction of Trade Statistics. b) Trong điều kiện lao động và vốn đóng góp nhiều hơn cho tăng trƣởng GNP so với việc tăng năng suất, tiền lƣơng thực tế ở Hàn Quốc luôn gia tăng với tốc độ từ 6-8% suốt từ đầu thập kỷ 1980 đã làm cho khả năng cạnh tranh về giá của hàng hoá xuất khẩu của nƣớc này bị giảm dần. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn lao động rẻ hơn ở các nƣớc khác. c) Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia đã đạt mức khá cao (trên 30%) và đã vƣợt quá tỷ lệ đầu tƣ. Nền kinh tế Hàn Quốc đƣợc coi là nền kinh tế tự cung tự cấp. d) Từ những năm đầu 1990, nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu bƣớc vào một thời kỳ phát triển mới - thời kỳ của dân chủ hoá, tƣ nhân hoá và tự do hoá mạnh mẽ. Đối tƣợng đầu tiên đƣợc chính phủ Hàn Quốc quan tâm đến khi tăng cƣờng thực hiện chiến lƣợc toàn cầu hoá của mình là các nƣớc Đông Nam Á khu vực dân cƣ đông đúc, giá lao động lại rẻ, giàu tài nguyên thiên nhiên, trình độ phát triển kinh tế lại lạc hậu hơn và đang kiên trì theo đuổi đƣờng lối kinh tế hƣớng ngoại. Vào thời gian trên, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế. Quá trình này đƣợc tăng cƣờng rõ rệt sau năm 1990, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa bị tan rã. Tinh thần quyết tâm đổi mới sang nền kinh tế thị trƣờng, sự chuyển hƣớng trong chính sách kinh tế đối ngoại nhằm đa dạng hoá thị trƣờng, đa phƣơng hoá các bạn hàng và các đối tác là chủ trƣơng quan trọng mà Việt Nam đã khởi xƣớng và nhận đƣợc sự đồng tình và ủng hộ trong nƣớc và quốc tế. Mặc dù vào thời điểm đó, qui mô thị trƣờng trong nƣớc còn nhỏ hẹp, nền kinh tế lại kém phát triển, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và còn chƣa đƣợc khai thác hiệu quả trong khi nhu cầu về vốn và công nghệ cần thiết cho công cuộc đổi mới là rất lớn. Vì vậy, đổi mới hoạt động đối ngoại nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng là yêu cầu khách quan nhằm đƣa Việt nam thoát khỏi thế cô lập và nhanh chóng hoà nhập với thế giới. Trong bối cảnh đó Việt Nam đã tranh thủ đƣợc sự quan tâm của nhiều nƣớc trong khu vực, trong đó có chính phủ và giới kinh doanh Hàn Quốc. Một khi hợp tác khu vực đƣợc tăng cƣờng sẽ tạo cơ hội cho các nƣớc nói 8
  15. chung, Việt Nam - Hàn Quốc nói riêng có điều kiện mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt kể từ khi hai nƣớc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (22-12-1992). Có thể coi đây là cái mốc quan trọng mở ra một trang sử mới cho mối quan hệ song phƣơng nhiều mặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Cho đến nay, trải qua chặng đƣờng 15 năm phát triển chƣa phải là dài, song những thành tựu đã đạt đƣợc trong mối quan hệ song phƣơng giữa Việt Nam và Hàn Quốc rất đáng đƣợc ghi nhận, đặc biệt trong hợp tác kinh tế. Nếu nhƣ năm 1992, kim ngạch trao đổi thƣơng mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc mới chỉ đạt 581,7 triệu USD, thì đến năm 2005 đã tăng lên 4,23 tỷ USD và năm 2006 đã lên đến hơn 5 tỷ USD. Theo Cục Xúc tiến đầu tƣ thƣơng mại Hàn Quốc (KOTRA), tính đến hết tháng 7 năm 2007 Hàn Quốc đã chính thức vƣợt qua Singapore để trở thành nhà đầu tƣ lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) lên tới 10,33 tỷ USD, trong đó phần lớn là vào khu vực công nghiệp và xây dựng. Hợp tác song phƣơng Việt Nam - Hàn Quốc còn đƣợc phát triển trong các lĩnh vực khác, nhƣ khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục... 1.2. KHAI THÁC LỢI THẾ SO SÁNH VÀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU LỢI ÍCH CỦA HAI NƢỚC Những thành tựu to lớn đó đã góp phần khẳng định rằng mối quan hệ song phƣơng Việt Nam - Hàn Quốc thể hiện sự gặp nhau giữa nhu cầu và lợi ích của cả hai bên và đƣợc phát triển dựa trên những lợi thế so sánh của mỗi nƣớc. Xét về nhiều mặt, hai nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc có tính bổ sung cho nhau rất rõ rệt. Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dƣơng, có vị trí thuận lợi về giao thông, đặc biệt là giao thông biển, nối liền các nƣớc Đông Nam Á và Đông Bắc Á, trong đó có Hàn Quốc. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế đến nay, Việt Nam liên tục cố gắng trong việc khai thông các tuyến đƣờng sắt, đƣờng thuỷ và đƣờng hàng không, nối liền các thành phố lớn của Việt Nam với nhiều thành phố, trung tâm lớn trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các quan hệ kinh tế với bên ngoài. Xét về qui mô nền kinh tế, Việt Nam có một số điểm lợi thế hơn so với Hàn Quốc, nhƣ dân số lớn hơn, mật độ dân số chỉ bằng 1/2 của Hàn Quốc do diện tích lớn hơn, tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng hơn tuy hoạt động khai thác còn kém hiệu quả. 9
  16. Đáng tiếc rằng những điểm lợi thế này chủ yếu là do thiên nhiên ban tặng, và chúng đang bị giảm dần ý nghĩa của mình. Trong khi đó, Việt Nam đang và sẽ còn kém xa Hàn Quốc về các chỉ tiêu phát triển kinh tế cơ bản - tổng thu nhập quốc dân thấp hơn 14 lần, do đó thu nhập quốc dân trên đầu ngƣời tính theo ngang giá sức mua cũng thấp hơn gần 9 lần. Từ những trình bày ở trên, có thể nói khái quát hơn rằng trong quan hệ song phƣơng Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam có lợi thế về lao động và tài nguyên, còn Hàn Quốc có lợi thế về vốn và công nghệ. Sự tồn tại của chúng trong điều kiện cả hai nƣớc đều đặt trọng tâm vào việc tăng cƣờng liên kết kinh tế khu vực chính là nền móng cho sự phát triển nhanh chóng quan hệ nhiều mặt giữa hai quốc gia, đặc biệt sau năm 1992. Trong mối quan hệ này, cả hai nƣớc đều có lợi: Việt Nam có điều kiện tiếp cận đƣợc với nguồn vốn dồi dào và công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quản lý khoa học và tác phong làm việc nghiêm túc và rất kỷ luật của ngƣời Hàn Quốc. Hàn Quốc sẽ có đƣợc nhiều cơ hội đầu tƣ mới hiệu quả hơn, do có thể giảm đƣợc chi phí lao động, tiếp cận đƣợc với thị trƣờng trên 80 triệu dân của Việt Nam, có thể chuyển giao các ngành công nghiệp cần nhiều lao động ra nƣớc ngoài, trong đó có Việt Nam, để tập trung vào việc phát triển các ngành công nghệ cao ở trong nƣớc. Tính bổ sung của hai nền kinh tế này đƣợc thể hiện chính là ở chỗ đó. Bảng 1.3 Qui mô nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc năm 2006 Các chỉ tiêu cơ bản Việt Nam Hàn Quốc 1. Dân số (triệu ngƣời) 84 48,5 2. Diện tích (ngàn km 2) 332 99 3. Mật độ dân số (ngƣời/km2) 253 489 4. Tổng thu nhập quốc dân (tỷ USD) 50,9 793 - Xếp hạng 59 10 10
  17. 5. Tổng thu nhập quốc dân trên đầu ngƣời: - Tính bằng đô la 725,3 16.270 - Xếp hạng 123 33 6. Tổng thu nhập quốc dân tính theo ngang giá sức mua : - Tính bằng đô la 3.025 22.620 - Xếp hạng 123 34 7. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tốc độ tăng trƣởng 2005-2006 (%) 8 10,2 Trên đầu ngƣời, % tăng trƣởng 2005-2006 13,6 10,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 1.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ CẦN THIẾT ĐẢM BẢO VÀ THÚC ĐẨY QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – HÀN QUỐC Quá trình xây dựng cơ sở pháp lý cho việc điều tiết các hoạt động kinh tế song phƣơng Việt Nam - Hàn Quốc đƣợc tiến hành một cách tích cực ngay sau khi hai nƣớc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào cuối năm 1992. Về cơ chế hợp tác, ngay đầu năm 1993, chính phủ hai nƣớc đã thành lập Uỷ ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật và từ năm 1995 - cơ chế về trao đổi chính sách thƣờng niên cấp vụ, cục trƣởng giữa hai Bộ Ngoại giao. Điều đáng chú ý là các cơ chế đó đã đƣợc duy trì đều đặn hàng năm và có kết quả thiết thực, thể hiện quyết tâm của hai nƣớc, hai chính phủ muốn phát triển mạnh mẽ mối quan hệ song phƣơng giữa họ. Những sự kiện quan trọng trong quan hệ song phƣơng Việt Nam - Hàn Quốc trong suốt thời gian qua với nhiều chuyến viếng thăm lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nƣớc đã cải thiện đáng kể sự hiểu biết lẫn nhau giữa chính phủ và nhân dân hai nƣớc. Bảng 1.4 Các sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc (1992- 2007) Thời gian Sự kiện 01-1992 Ký hiệp định thành lập Văn phòng liên lạc 08-1992 Hàn Quốc mở Văn phòng liên lạc tại Việt Nam 11
  18. 10-1992 Việt Nam mở Văn phòng liên lạc tại Hàn Quốc 12-1992 Chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc 11-1993 Mở Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh 05-1994 Bộ trƣởng Ngoại giao Hàn Quốc Han Sung Joo thăm Việt Nam 08-1994 Thủ tƣớng Hàn Quốc Lee Young Dug thăm Việt Nam 05-1995 Tổng bí thƣ Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mƣời thăm Hàn Quốc 07-1996 Bộ trƣởng ngoại giao Hàn Quốc Gong Ro Myung thăm Việt Nam 08-1996 Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Young Sam thăm Việt Nam 11-1997 Phó thủ tƣớng Bộ trƣởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kwon O.Kie thăm Việt Nam 03-1998 Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nông Đức Mạnh thăm Hàn Quốc 08-1998 Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao và thƣơng mại Hàn Quốc Park Chung Soo thăm Việt nam 09-1998 Chủ tịch uỷ ban kiểm soát và thanh tra Hàn Quốc thăm Việt Nam 12-1998 Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-Jung thăm Việt Nam 12-1998 Phó chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Shin Sang Woo thăm Việt Nam 07-1999 Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao và thƣơng mại Hàn Quốc Hong Soon Young thăm Việt Nam 08-2000 Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên thăm Hàn Quốc 10-2000 Thủ tƣớng Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm thăm Hàn Quốc 12-2000 Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Cho Sung Tae thăm Việt Nam 07-2001 Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao và thƣơng mại Hàn Quốc Han Seung Soo thăm Việt Nam 08-2001 Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Trà thăm Hàn Quốc 08-2001 Chủ tịch nƣớc Việt Nam Trần Đức Lƣơng thăm Hàn Quốc 12-2001 Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Dong Shin thăm Việt Nam 04-2002 Thủ tƣớng Hàn Quốc Lee Han Dong thăm Việt Nam 12
  19. 09-2002 Phó thủ tƣớngViệt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăm Hàn Quốc 09-2003 Thủ tƣớng Việt Nam Phan Văn Khải thăm Hàn Quốc 07-2004 Chủ tịch quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An thăm Hàn Quốc 10-2004 Tổng thống Hàn Quốc Rô Mu Hiên thăm Việt Nam 04-2005 Thủ tƣớng Hàn Quốc Li He Chan thăm Việt Nam 05-2005 Bộ trƣởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên thăm Hàn Quốc 11-2005 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng dự hội nghị APEC-13 tại Hàn Quốc, đã có cuộc gặp song phƣơng cấp cao với Tổng thống Rô Mu Hiên 01-2006 Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Won Ki thăm Việt Nam 11-2006 Tổng thống Hàn Quốc Rô Mu Hiên dự Hội nghị APEC-14 tại Hà Nội, đã có cuộc gặp song phƣơng cấp cao với Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết ngày 17/11/2006 05-2007 Phó thủ tƣớng Thƣờng trực Nguyễn Sinh Hùng thăm làm việc tại Hàn Quốc Nguồn: http://www.mofa.gov.vn/vi/bng_vietnam/ Thông qua hoạt động của các cơ chế hợp tác trên, cho đến nay, hai nƣớc Việt Nam và Hàn Quốc đã ký nhiều hiệp định quan trọng, bao gồm Hiệp định hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật (2/1993), Hiệp định thƣơng mại (5/1993), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ (5/1993), Hiệp định hàng không (5/1993), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (5/1994), Hiệp định hợp tác về văn hoá (8/1994), Hiệp định hợp tác hải quan (3/1995), Hiệp định hợp tác vận tải biển (4/1995), Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ (4/1995), Hiệp định về sử dụng hoà bình năng lƣợng hạt nhân (11/1996), Hiệp định miễn thị thực hộ chiếu ngoại giao và công vụ (12/1998), Hiệp định hợp tác du lịch (8-2002),… Những hiệp định này chính là nền tảng pháp lý vững chắc, giúp cho mối quan hệ kinh tế song phƣơng giữa hai nƣớc đƣợc phát triển nhanh chóng trên nhiều mặt nhƣ ngày nay. 1.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THẬP KỶ ĐẦU CỦA THẾ KỶ 21 13
  20. 1.4.1. Các yếu tố toàn cầu Có hai yếu tố quan trọng tác động lên toàn bộ nền kinh tế thế giới là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và làn sóng tự do hoá và toàn cầu hoá kinh tế. Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, đang làm thay đổi và làm xuất hiện các phƣơng thức kinh doanh và quản lý mới, buộc các nền kinh tế phải thích ứng với một giai đoạn phát triển mới là nền kinh tế tri thức. Làn sóng tự do hoá kinh tế, bao gồm tự do hoá thƣơng mại, đầu tƣ và tài chính, đƣợc diễn ra rộng khắp với mọi cấp độ khác nhau đang làm cho sự lƣu chuyển các dòng hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động ngày càng đƣợc tự do hơn trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, đến năm 2010 hay xa hơn nữa là năm 2020, nhiều khối kinh tế - thƣơng mại sẽ đi vào hoạt động, trong đó có ASEAN và APEC. Lúc đó, nhiều nền kinh tế khu vực với các các mạng lƣới sản xuất và thị trƣờng khu vực rộng lớn sẽ là những chủ thể tham gia vào nền kinh tế thế giới. Chúng sẽ tác động đáng kể lên quan hệ nội bộ giữa các nƣớc thành viên tham gia. 1.4.2. Các yếu tố khu vực Trong một hai thập kỷ tới, Đông Á vẫn đƣợc coi là khu vực có khả năng phát triển năng động nhất trên thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, sự vững mạnh của các NIEs và sự phát triển với tốc độ cao của các nền kinh tế chuyển đổi. Dựa trên thực tiễn thực tiễn phát triển kinh tế, đặc biệt là khả năng thu hút FDI và đƣờng lối cải cách kinh tế trong thập kỷ qua, nhiều dự báo đã cho rằng đến năm 2020, nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn mạnh nhƣ nền kinh tế Mỹ hiện nay (tuy chỉ xét về tổng GDP) và nƣớc này sẽ trở thành một siêu cƣờng kinh tế trong thế kỷ 21. Ngay trong những năm đầu tiên của thế kỷ này, việc Trung Quốc trở thành thành viên của WTO đã tạo nên những thay đổi đáng kể trong quan hệ của nƣớc này với Nhật Bản, Hàn Quốc, và đặt ra cho các nƣớc ASEAN, trong đó có Việt Nam, nhiều thách thức lớn trong việc thu hút nguồn FDI cần thiết cho phát triển kinh tế. Một nhân tố khác góp phần tạo nên tính năng động của các nền kinh tế Đông Á là sự lớn mạnh của các NIEs thế hệ thứ nhất là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore. Những cải cách tích cực của họ sau cuộc khủng hoảng 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2