intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Dòng vốn quốc tế và sự phát triển kinh tế - Vai trò độ mở cửa tài chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc tìm ra bằng chứng dòng vốn chảy từ các quốc gia nghèo sang các quốc giàu giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn sâu sắc hơn về sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế. Hơn thế nữa, với các phát hiện về sự khác biệt của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN với các quốc gia khác trong mẫu nghiên cứu có thể giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia này trong việc thu hút dòng vốn chảy vào trong nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Dòng vốn quốc tế và sự phát triển kinh tế - Vai trò độ mở cửa tài chính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN GIA QUYỀN DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ: VAI TRÒ ĐỘ MỞ CỬA TÀI CHÍNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN GIA QUYỀN DÒNG VỐN QUỐC TẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ: VAI TRÒ ĐỘ MỞ CỬA TÀI CHÍNH Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP. Hồ Chí Minh – 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với đề tài “Dòng vốn quốc tế và sự phát triển kinh tế: Vai trò độ mở cửa tài chính” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi theo sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của Luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Phan Gia Quyền
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH TÓM TẮT CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 1.5. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 5 1.6. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................... 6 1.7. Hướng phát triển đề tài ............................................................................... 7 CHƯƠNG 2 - KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................................................................................................ 8 2.1. Khung lý thuyết ........................................................................................... 8 2.2. Tổng quan nghiên cứu trước đây ............................................................. 10 CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 24 3.1. Dữ liệu ......................................................................................................... 24 3.2. Phương pháp đo lường biến ..................................................................... 26
  5. 3.3. Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 32 3.4. Phương pháp ước lượng ............................................................................ 37 CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 41 4.1. Thống kê miêu tả và ma trận tương quan ............................................... 41 4.2. Kết quả ước lượng ..................................................................................... 45 4.2.1. Ảnh hưởng tương tác giữa sự phát triển kinh tế và mức độ mở tài chính đến tài khoản vãng lai ........................................................................................ 45 4.2.2. Kiểm tra tính vững chắc sự ảnh hưởng tương tác giữa độ mở tài chính và sự phát triển kinh tế đến tài khoản vãng lai .................................................. 50 4.3.Nghiên cứu sự kiện: tài khoản vãng lai và sự mở cửa hội nhập tài chính ...................................................................................................................... 62 4.4. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu ............................................................ 64 CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN ..................................................................................... 66 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 66 5.2. Khuyến nghị hàm ý chính sách ................................................................ 68 5.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đẩy đủ tiếng anh Tên đầy đủ tiếng việt FDI Foreign Direct Invesment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI Foreign Portfolio Invesment Đầu tư danh mục nước ngoài ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Asian Nations Nam Á OLS Ordinary least squares Phương pháp bình phương bé nhất BLUE Best Linear UnBiased Ước lượng tuyến tính không Estimators chệch tốt nhất GMM Generalized method of Phương pháp moment bậc cao moments IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế ICRG International Country Risk Tổ chức hướng dẫn Quốc tế Guide về Rủi ro Quốc gia MPK marginal product of capital Năng suất biên của vốn WDI World Development Chỉ số phát triển thế giới Indicators
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây ........................................................20 Bảng 3.1. Các quốc gia sử dụng trong bài nghiên cứu ........................................24 Bảng 3.2. Tóm tắt các biến sử dụng trong bài nghiên cứu ..................................36 Bảng 4.1. Thống kê miêu tả các biến trong bài nghiên cứu ................................41 Bảng 4.2. Ma trận tương quan các biến trong bài nghiên cứu ...........................44 Bảng 4.3. Kết quả ước lượng ảnh hưởng tương tác giữa sự phát triển kinh tế và độ mở cửa tài chính đến tài khoản vãng lai ..........................................................46 Bảng 4.4. Kết quả ước lượng tính vững chắc của ảnh hưởng tương tác giữa sự phát triển kinh tế và độ mở cửa tài chính đến tài khoản vãng lai ......................51 Bảng 4.5. Kết quả ước lượng tính vững chắc của ảnh hưởng tương tác giữa sự phát triển kinh tế và độ mở cửa tài chính đến tài khoản vãng lai trong trường hợp Việt Nam ...........................................................................................................55 Bảng 4.6. Kết quả ước lượng tính vững chắc của ảnh hưởng tương tác giữa sự phát triển kinh tế và độ mở cửa tài chính đến tài khoản vãng lai trong trường hợp các quốc gia khu vực ASEAN .........................................................................59
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Số lượng các quốc gia phân chia theo thu nhập dựa trên sự phân loại của WorldBank........................................................................................................26 Hình 4.1. Cán cân tài khoản vãng lai của các nước có thu nhập dưới ngưỡng trước và sau mở cửa hội nhập tài chính ................................................................63 Hình 4.2. Cán cân tài khoản vãng lai của các nước có thu nhập trên ngưỡng trước và sau mở cửa hội nhập tài chính ................................................................64
  9. TÓM TẮT Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 89 quốc gia đang phát triển và đã phát triển trong giai đoạn 1995 – 2014 nhằm mục đích xem xét sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế tuân theo lý thuyết tân cổ điển hay tồn tại nghịch lý Lucas khi dòng vốn chảy từ các quốc gia nghèo sang các quốc gia giàu. Với việc sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống hai bước, bài nghiên cứu tìm thấy các phát hiện chính như (i) dòng vốn dịch chuyển từ các quốc gia nghèo sang các quốc gia giàu khi các quốc gia có mở cửa hội nhập tài chính, (ii) đối với Việt Nam và các quốc gia thuộc khu vực ASEAN, khi sự phát triển kinh tế càng gia tăng thì sẽ càng thu hút được nhiều dòng vốn quốc tế chảy vào nội địa hơn so với các quốc gia khác trong mẫu nghiên cứu và (iii) các biến nhân khẩu học, các biến số kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đáng kể trong việc thu hút dòng vốn quốc tế. Ngoài ra, tôi cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (event study) theo như sự đề nghị của Reinhardt và các cộng sự (2013) nhằm xem xét sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế trước và sau khi các quốc gia mở cửa hội nhập tài chính toàn cầu. Tôi phát hiện rằng sau khi mở cửa hội nhập tài chính toàn cầu, các quốc gia có thu nhập dưới ngưỡng (quốc gia nghèo) có kinh nghiệm trong việc đầu tư dòng vốn vào các quốc gia khác và các quốc gia có thu nhập trên ngưỡng (quốc gia giàu) có kinh nghiệm trong việc thu hút dòng vốn đầu tư từ các quốc gia khác. Từ khóa: Dòng vốn quốc tế, Sự phát triển kinh tế, Độ mở cửa tài chính, GMM.
  10. 1 CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Nguồn vốn đã và đang là thành phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới (Kussubayev, 2014). Có nhiều cách định nghĩa cũng như cách tính toán nguồn vốn, nhưng nguồn vốn trong bài nghiên cứu này được xác định như là nguồn vốn tài chính, không bao gồm vốn con người hay bất kể vốn phi tài chính nào. Tại cấp độ kinh tế vĩ mô, vốn là tài sản được tạo ra từ sự giao dịch quốc tế giữa các quốc gia và chảy từ quốc gia này sang quốc gia khác để đầu tư nhằm hưởng lợi trong tương lai. Điều này rõ ràng có thể thấy rằng thương mại có tương quan chặt chẽ với việc sản xuất, mà ở đó vốn đóng vai trò quan trọng. Do đó, việc sản xuất là khía cạnh trung tâm của tất cả các lý thuyết kinh tế học. Điều này dẫn đến các lý thuyết tăng trưởng cổ điển (classical) và tân cổ điển (neoclassical), các lý thuyết tập trung vào tỷ lệ giữa nguồn lao động và vốn được tạo ra từ việc gia tăng năng suất. Sự khác biệt chủ yếu giữa lý thuyết cổ điển và tân cổ điển là vai trò của công nghệ, được xác định như là yếu tố ổn định trong các lý thuyết trước đây, trong khi các nghiên cứu sau này cho rằng tầm quan trọng của công nghệ tương tự như tầm quan trọng của vốn và nguồn nhân lực. Các nghiên cứu sau này của lý thuyết tân cổ điển tập trung vào giá trị của năng suất biên nhằm mục đích tìm kiếm tỷ lệ lý tưởng giữa số lượng lao động và tiền lương nhằm tối đa hóa vốn. Kết quả là, dựa vào các kỳ vọng của lý thuyết tân cổ điển, vốn sẽ chảy từ các quốc gia đã phát triển sang các quốc gia đang phát triển, hay nói cách khác, các quốc gia “giàu” sẽ đầu tư vốn sang các quốc gia “nghèo” nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận, bởi vì các quốc gia nghèo có nguồn lao động giá rẻ hơn. Tuy nhiên, Lucas (1990) so sánh năng suất biên của Mỹ và Ấn Độ vào năm 1988 và phát hiện ra một nghịch lý (paradox). Dựa theo mô hình tân cổ điển, năng suất biên của Ấn Độ phải bằng 58 lần năng suất biên của Mỹ, điều này có nghĩa là dòng vốn sẽ chảy từ Mỹ sang Ấn Độ. Tuy nhiên, vào thời điểm đó tình huống ngược lại so với những kì vọng của mô hình tân cổ điển, dòng vốn chảy từ Ấn Độ sang Mỹ.
  11. 2 Do đó, tác giả đặt câu hỏi liệu điều nào ảnh hưởng đến sự khác biệt trong năng suất biên của vốn giữa các quốc gia và khẳng định rằng dòng vốn không chảy từ các quốc gia đã phát triển sang các quốc gia đang phát triển. Lucas xác định vốn như là hàng hóa đầu tư, sẽ chảy từ các quốc gia giàu sang các quốc gia nghèo nếu thị trường vốn thế giới là tự do và hoàn hảo. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng trong thế giới thực, vốn không chảy đến các quốc gia nghèo bởi vì sự khác biệt trong vốn con người (human capital) và sự bất hoàn hảo của thị trường. Phát hiện của Lucas (1990) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến động lực thúc đẩy các nhà nghiên cứu xem xét sâu hơn về sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế và lý giải các nguyên nhân dẫn đến việc dòng vốn dịch chuyển khác so với những kì vọng của lý thuyết tân cổ điển. Trong đó các nghiên cứu này tập trung vào các yếu tố chất lượng thể chế cũng như các rào cản đầu tư về mặt pháp lý hoặc việc kiểm soát các dòng vốn chảy vào quốc gia. Lothian (2006) cho rằng những chính sách tốt như ổn định tỷ giá, ít có sự điều tiết trực tiếp và một cấu trúc thể chế tốt thường kèm theo đó những dòng vốn quốc tế chảy vào cao hơn so với các quốc gia có chính sách kém phát triển. Noy và Vu (2007) thông qua nghiên cứu của mình đã kết luận rằng sự tự do hóa tài khoản vốn không đủ để tạo nên sự gia tăng trong dòng vốn chảy vào trừ khi nó được đi kèm với một mức độ tham nhũng thấp và một sự suy giảm trong rủi ro về chính trị. Kose và các cộng sự (2009) đã phát hiện một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê cao rằng FDI (Foreign Direct Invesment) có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng năng suất ở các quốc gia. Reinhardt và các cộng sự (2013) chỉ ra rằng giữa các nền kinh tế có độ mở tài chính, các quốc gia nghèo có xu hướng thu nhận dòng vốn ròng chảy vào và các quốc gia giàu có xu hướng đầu tư vốn vào các thị trường khác (dòng vốn chảy ra). Okada (2013) xem xét ảnh hưởng tương tác giữa độ mở cửa tài chính và chất lượng thể chế đến việc thu hút dòng vốn quốc tế, cụ thể là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và dòng vốn đầu tư danh mục FPI (Foreign Portfolio Invesment). Tác giả tìm thấy hai phát hiện chính; thứ nhất, ảnh hưởng độc lập của độ mở cửa tài chính và chất lượng thế chế đến dòng vốn quốc tế là không đáng kể, tuy nhiên ảnh hưởng tương tác của hai yếu tố này lại trở nên đáng kể hơn và dòng vốn sẽ chảy vào các
  12. 3 quốc gia có chất lượng thể chế tốt hơn nếu cùng mức độ mở cửa tài chính. Thứ hai, trong số các yếu tố đại diện chất lượng thể chế thì chất lượng bộ máy tổ chức và luật pháp và an ninh đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI. Brafu- Insaidoo và Biekpe (2014) đã phát hiện ra rằng sự tự do hóa tài chính và chế độ dân chủ tại mỗi quốc gia sẽ dẫn đến một mức độ chảy vào cao hơn của dòng vốn quốc tế. Từ các bằng chứng thực nghiệm trước đây có thể thấy rằng các tác giả đang cố gắng tìm các lý do hợp lý nhằm giải thích nghịch lý “Lucas” về sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế, tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu giải thích sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế dựa vào chất lượng thể chế và độ mở cửa tài chính chứ vẫn chưa thật sự đưa ra các bằng chứng cho sự dịch chuyển dòng vốn từ các quốc gia nghèo sang các quốc gia giàu như phát hiện của Lucas (1990). Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu xem xét sự dịch chuyển của dòng vốn chảy từ quốc gia nào đến các quốc gia nào là một điều cần thiết trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Do đó, dựa vào ý tưởng của Reinhardt và các cộng sự (2013) khi xem xét sự dịch chuyển của dòng quốc tế ở khía cạnh độ mở cửa tài chính và sự phát triển kinh tế, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Dòng vốn quốc tế và sự phát triển kinh tế: vai trò độ mở cửa tài chính” nhằm phân tích xem dòng vốn có thật sự chảy từ các quốc gia nghèo sang các quốc gia giàu (nghịch lý Lucas) hay chảy từ các quốc gia giàu sang các quốc gia nghèo nghèo như trong lý thuyết tân cổ điển đã đề cập bằng cách sử dụng dữ liệu của 89 quốc gia đã phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 1995 – 2014. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Các nghiên cứu trước đây cố gắng giải thích nghịch lý Lucas với các cách giải thích khác nhau, nhưng vẫn chưa có sự nhất quán giữa các cách giải thích. Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung phân tích vào dữ liệu trong các năm 1980 và 1990, và chỉ có một số nghiên cứu xem xét trong các năm đầu tiên của thế kỉ 21. Hơn thế nữa, các tác giả phân loại các quốc gia theo các cách khác nhau và không thống nhất nguyên nhân chính yếu ảnh hưởng đến dòng vốn chảy vào của các quốc gia phát triển.
  13. 4 Kết quả là vẫn chưa thật sự rõ ràng để xác định các nhân tố xác định hướng chảy của dòng vốn quốc tế. Do đó, mục tiêu chính của bài nghiên cứu này là xem xét sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế dựa vào khía cạnh độ mở cửa tài chính trong giai đoạn 1995 – 2014. Đồng thời, bài nghiên cứu xem xét sự khác biệt giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) so với các quốc gia khác trong mẫu nghiên cứu trong sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm cho sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế khi dòng vốn chảy từ các quốc gia giàu sang các quốc gia nghèo như nghịch lý Lucas đã đề cập ở khía cạnh khác với các khía cạnh mà các bài nghiên cứu trước đó đã tiếp cận chính là độ mở cửa tài chính, các câu hỏi nghiên cứu mà bài nghiên cứu tập trung tìm kiếm câu trả lời để khám phá nguyên nhân xảy ra sự dịch chuyển dòng vốn từ quốc gia giàu sang quốc gia nghèo như sau:  Dòng vốn quốc tế có thật sự chảy từ các quốc gia nghèo sang các quốc gia giàu hay không?  Độ mở cửa tài chính ảnh hưởng đến sự dịch chuyển dòng vốn như thế nào?  Ảnh hưởng của độ mở cửa tài chính đến sự dịch chuyển dòng vốn có phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế hay không?  Các đặc điểm kinh tế vĩ mô nào ảnh hưởng đến sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế? Ngoài ra, bài nghiên cứu đặt ra một số câu hỏi khác nhằm xem xét sự khác biệt giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN so với các quốc gia khác trong sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế, cụ thể như sau:  Dòng vốn chảy vào Việt Nam thấp hơn hay cao hơn so với các quốc gia khác trong mẫu nghiên cứu khi có cùng mức độ mở cửa tài chính?
  14. 5  Các quốc gia trong khu vực ASEAN đang nhận dòng vốn chảy vào nhiều hay ít hơn so với các quốc gia khác trong mẫu nghiên cứu khi có cùng mức độ mở cửa tài chính? 1.4. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu mà tôi sử dụng trong bài nghiên cứu gồm 89 quốc gia đang phát triển và đã phát triển trong giai đoạn từ năm 1995 – 2014. Các biến mà tôi sử dụng trong bài được chia làm bốn nhóm chính: biến đại diện cho dòng vốn quốc tế (cán cân tài khoản vãng lai), biến đại diện cho sự phát triển kinh tế, biến đại diện cho độ mở tài chính, và các biến kiểm soát. Dữ liệu nghiên cứu mà tôi sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu dạng bảng cân đối với 89 quốc gia trong 20 năm. Các phương trình trong bài nghiên cứu của tôi có thể được hồi quy theo phương pháp ước lượng OLS (Ordinary least squares), cụ thể là mô hình OLS gộp (pooled OLS), mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model). Theo như phương pháp ước lượng được Reinhart và các cộng sự (2013) sử dụng trong bài nghiên cứu của các tác giả là mô hình OLS gộp, tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp ước lượng OLS có thể vi phạm một số giả định của gói BLUE (Best Linear UnBiased Estimators) chẳng hạn như phương sai thay đổi, tự tương quan và vấn đề nội sinh trong bài nghiên cứu. Do đó, tôi sử dụng phương pháp ước lượng GMM (Generalized method of moments) hệ thống hai bước để khắc phục các vi phạm của phương pháp ước lượng OLS đối với các giả định của gói BLUE. Ngoài ra, trong bài nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (event study) theo như sự đề nghị của Reinhart và các cộng sự (2013) nhằm xem xét sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế khi các quốc gia mở cửa tài chính hội nhập toàn cầu với mức độ phát triển kinh tế khác nhau. 1.5. Nội dung nghiên cứu Bài nghiên cứu của tôi được chia làm năm phần chính:
  15. 6 Chương 1: Giới thiệu. Trong chương này tôi đưa ra lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các đóng góp của bài nghiên cứu và hướng phát triển đề tài. Chương 2: Khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây. Trong chương này tôi giới thiệu lý thuyết về sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế. Sau đó, tôi tiến hành tổng quan các nghiên cứu trước đây và từ đó đưa ra lỗ hổng nghiên cứu (research gap) của các nghiên cứu trước đây. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Tôi tiến hành giới thiệu dữ liệu nghiên cứu, đưa ra cách đo lường các biến trong bài nghiên cứu, hơn thế nữa, tôi sơ lược qua mô hình nghiên cứu mà tôi sử dụng trong bài nghiên cứu và cuối cùng tôi trình bày phương pháp ước lượng. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Tôi tiến hành thảo luận các kết quả ước lượng từ các phương trình nghiên cứu dựa vào phương pháp ước lượng được đề cập trong Chương 3. Hơn thế nữa, tôi cũng thực hiện kiểm định tính vững chắc “nghịch lý Lucas” và nghiên cứu sự kiện. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Trong chương này tôi đi đến các kết luận của bài nghiên cứu từ đó hướng đến việc khuyến nghị các hàm ý chính sách cho các quốc gia nói chung và Việt Nam và ASEAN nói riêng trong việc thu hút dòng vốn quốc tế, đồng thời tôi cũng nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo từ các hạn chế này. 1.6. Ý nghĩa đề tài Bài nghiên cứu của tác giả đóng góp cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn:  Về mặt lý luận: Bài nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm và bổ sung cho các nghiên cứu về sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế, nhất là tại Việt Nam và ASEAN, số lượng các nghiên cứu về sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế và nghịch lý Lucas vẫn còn khá khiêm tốn.
  16. 7  Về mặt thực tiễn: Việc tìm ra bằng chứng dòng vốn chảy từ các quốc gia nghèo sang các quốc giàu giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn sâu sắc hơn về sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế. Hơn thế nữa, với các phát hiện về sự khác biệt của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực ASEAN với các quốc gia khác trong mẫu nghiên cứu có thể giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia này trong việc thu hút dòng vốn chảy vào trong nước. 1.7. Hướng phát triển đề tài Các nghiên cứu sau này có thể phát triển đề tài này bằng cách mở rộng số lượng quốc gia trong mẫu nghiên cứu để có thể mang tính đại diện cho tất cả quốc gia trên thế giới. Đồng thời, nên mở rộng giai đoạn nghiên cứu thêm, và có thể tách biệt các giai đoạn thời gian có khủng hoảng tài chính nhằm hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến kết quả nghiên cứu. Hơn thế nữa, việc sử dụng thêm một số chỉ số đại diện cho mức độ mở cửa tài chính nhằm gia tăng tính vững chắc cho kết quả nghiên cứu cũng là một hướng cần được xem xét trong các nghiên cứu trong tương lai.
  17. 8 CHƯƠNG 2 - KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Khung lý thuyết Một trong các nghiên cứu đầu tiên nhằm có cái nhìn sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự di chuyển của các dòng vốn quốc tế là của McKinnon (1973), người đã phát triển ý tưởng sự khác biệt giữa các quốc gia bằng cách khẳng định rằng cơ cấu chính trị, kinh nghiệm thuộc địa (colonial experience) và các nguồn nhân lực có thể giải thích được sự khác biệt giữa các quốc gia và sự phát triển của các quốc gia này. Theo quan điểm của tác giả, các quốc gia có sự thành công trong việc phát triển kinh tế thường phải chú ý đến hệ thống tiền tệ và ngân hàng theo một cách tổng thể. Tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của lạm phát ở các quốc gia đang phát triển, bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài có thể bị thu hút bởi lãi suất cao ở các quốc gia đang phát triển. Điều này phù hợp với lý thuyết tân cổ điển khi cho rằng dòng vốn được kiểm soát bởi sự chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia. Nếu như không tồn tại bất kỳ sự ràng buộc nào về sự dịch chuyển dòng vốn giữa các quốc gia, dòng vốn sẽ chảy từ nơi có tỷ suất sinh lợi thấp (chẳng hạn như các quốc gia có sự phát triển tài chính cao, tương đối dư thừa về vốn) đến nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, quốc gia nhận dòng vốn này sẽ là quốc gia có sự khan hiếm vốn tương đối, chẳng hạn như các quốc gia đang phát triển, khi đó, giá trị thực của lãi suất sẽ bị giảm bởi tỷ lệ lạm phát cao. Hơn thế nữa, tác giả khẳng định việc hạn chế nhập khẩu và hỗ trợ xuất khẩu cũng đóng vai trò quan rọng trong việc hạn chế nhập khẩu để làm giảm lượng ngoại tệ lưu thông trong quốc gia. Do đó, hành động này cho thấy cách mà chính phủ có thể kiểm soát thị trường tài chính nội địa bằng cách sử dụng các công cụ và các chính sách khác nhau. Tuy nhiên, Lucas (1990) phát hiện nghịch lý về sự dịch chuyển dòng vốn quốc tế khác với kỳ vọng của lý thuyết tân cổ điển khi cho rằng dòng vốn sẽ dịch chuyển từ các quốc gia nghèo sang các quốc gia giàu. Cụ thể Lucas tập trung vào việc phân tích năng suất biên của vốn ở Ấn Độ và Mỹ, nếu lý thuyết tân cổ điển đúng thì năng
  18. 9 suất biên của Ấn độ gấp 58 lần năng suất biên của Mỹ 1(Lucas, 1990). Tuy nhiên, điều này lại không chính xác với kì vọng của lý thuyết tân cổ điển, và tại thời điểm đó tác giả cũng không có thể trả lời câu hỏi là chính xác là điều gì gây ra sự sai sót này và nhân tố nào có thể giải thích điều này. Nhưng, theo quan điểm của tác giả, có hai sự giải thích chính như sau: (1) Sự khác biệt trong vốn con người (Human capital): Vốn con người có thể không giống nhau ở các quốc gia được phân tích. Đó là lý do tại sao Lucas đã giả định rằng nó có thể là nhân tố giải thích được sự khác biệt so với mô hình tân cổ điển. Theo như sự tính toán của tác giả, tác giả so sánh đầu vào lao động hiệu quả (effective labour input) trên mỗi người sẽ bằng ở cả hai quốc gia, và tác giả kết luận rằng điều này không đúng. Do đó, tác giả cố gắng hiệu chỉnh bằng cách sử dụng bài nghiên cứu của Krueger (1968) về vốn con người; tuy nhiên, dữ liệu được phân tích bởi Krueger sử dụng cho năm 1950. Vì vậy, xuất hiện nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về sự bất bình đẳng của vốn con người. Tác giả lập luận cho sự lựa chọn của mình bởi trong suốt 25 năm, vốn con người (bao gồm giáo dục, tuổi và ngành nghề) không có thay đổi nhiều. Kết quả là, năng suất của 1 người lao động tại Mỹ sẽ bằng với năng suất của 5 người lao động tại Ấn Độ. Điều này dẫn đến việc hiệu chỉnh năng suất biên của vốn, sẽ bằng với 58, và bây giờ sự chênh lệch trong vốn con người sẽ bằng 5 chứ không phải bằng 58. (2) Sự bất hoàn hảo của thị trường vốn (Capital Market Imperfections) – đây là lí do thứ 2 giải thích nghịch lý được đề xuất bởi Lucas. Tác giả lập luận rằng các quốc gia nghèo mua vốn từ các nền kinh tế tiên tiến và trả lãi sau đó, do đó dòng chảy lợi nhuận từ việc “bán vốn” sẽ chảy từ các quốc gia nghèo sang các quốc gia giàu. Tuy nhiên, tồn tại rủi ro mà các quốc gia nghèo sẽ không tuân 1 Việc tính toán năng suất biên của vốn được dựa trên công thức: 1) r = A*B*xB-1 trong đó x là vốn trên mỗi người lao động và B là giá trị vốn trung bình; 2) r = BA1/By(B-1)B là năng suất trên mỗi người lao động
  19. 10 thủ các nghĩa vụ của họ và có thể chấm dứt mối quan hệ của họ với các nhà đầu tư. Nếu điều này xảy ra, các quốc gia giàu sẽ không thể cho vay vốn trong tương lai. Sự bất hoàn hảo này gọi là “rủi ro chính trị”. Tóm lại, Lucas không trực tiếp trả lời các câu hỏi trọng tâm mà tác giả đã đề cập ban đầu, mà chỉ cung cấp các suy nghĩ theo một hướng khác, chẳng hạn như vấn đề thuế nặng (heavy taxation) ở các quốc gia đang phát triển, hoặc việc áp đặt các ràng buộc về dòng vốn chảy vào. Tác giả cũng khẳng định rằng thị trường lao động thì cố định trước giai đoạn 1990, tuy nhiên, điều này không còn chính xác trong thế kỷ thứ 21, bởi vì ngày nay lực lượng lao động dễ dàng di chuyển ra nước ngoài hơn so với thời gian trước đây. Đồng thời, Lucas chỉ ra rằng rủi ro chính trị là yếu tố quan trọng làm hạn chế dòng vốn chảy vào quốc gia. 2.2. Tổng quan nghiên cứu trước đây Ý tưởng của Lucas nhận được nhiều sự quan tâm của các nghiên cứu sau này, các nghiên cứu cố gắng tìm kiếm lý do cho nghịch lý của sự dịch chuyển dòng vốn. Các bài nghiên cứu trước đây đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau với mục tiêu xem xét sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế từ những năm 1990 và một trong các nghiên cứu đưa ra cách giải thích sớm nhất được cung cấp bởi Wei (2000), trong nghiên cứu của tác giả, tác giả đã mở rộng vấn đề so với các nghiên cứu trước đây bằng cách xem xét mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài nghiên cứu của tác giả dựa vào hai giả định chính: (i) các quan chức chính phủ phân bổ không đều vốn của các đối tác có liên quan, và (ii) các chủ nợ nước ngoài không chắc chắn về các nền kinh tế đang phát triển. Kết quả là một sự gia tăng trong mức độ tham nhũng ở các quốc gia đang phát triển sẽ làm giảm sự kỳ vọng của các chủ nợ. Bài nghiên cứu của Wei (2000) sử dụng dữ liệu của 49 quốc gia trong giai đoạn 1994 – 1996 cho thấy rằng trong suốt giai đoạn nghiên cứu này, 70% dòng vốn FDI chảy ra là từ các quốc gia Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp và Hồng Kong, trong đó có hơn 50% dòng vốn chảy vào Trung Quốc. Các kết quả của tác giả cho thấy rằng tham nhũng có ảnh hưởng cả mức độ và thành phần của dòng vốn quốc tế, nói cách
  20. 11 khác, tham nhũng làm giảm dòng vốn FDI chảy vào quốc gia và các chính sách của chính phủ nhằm mục đích thu hút các dòng vốn ngoại sẽ được khắc phục khuyết điểm này. Sau đó, Wei và Wu (2002) phát triển bài nghiên cứu của Wei (2000) bằng cách xem xét mối quan hệ giữa tham nhũng và thành phần của dòng vốn quốc tế, cụ thể là dòng vốn FDI. Các tác giả kết luận rằng tham nhũng làm giảm dòng vốn FDI chảy vào và thiên về thành phần của dòng vốn quốc tế hơn là các khoản vay từ các ngân hàng thương mại. Do đó, sự e ngại dòng vốn FDI chảy vào có thể được thay thế bởi các khoản vay từ các ngân hàng thương mại. Điều này có thể được giải thích bởi sự khai thác FDI của sự tham nhũng quốc gia và sự bảo vệ các khoản vay ngân hàng thương mại của các quốc gia đã phát triển, chính xác hơn là của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF) và các quốc gia trong nhóm G7. Hơn thế nữa, các tác giả lập luận rằng tham nhũng có thể là nguyên nhân của khủng hoảng tài chính bởi sự giám sát hệ thống tài chính trong nước yếu kém. Một bài nghiên cứu khác nhằm mục tiêu phân tích dòng vốn quốc tế được cung cấp bởi Lispey và các cộng sự (1999), trong bài nghiên cứu này các tác giả tập trung chủ yếu vào vai trò của dòng vốn FDI trong tổng dòng vốn đầu tư quốc tế. Theo quan điểm của các tác giả, Mỹ là quốc gia quan trọng trong việc đầu tư dòng vốn FDI sang các quốc gia khác trong những năm 1970 và sau đó đến những năm 1990 Châu Âu và Nhật Bản cũng là quốc gia có tầm quan trọng trong việc đầu tư dòng vốn FDI sang các quốc gia khác. Hơn thế nữa, các tác giả lập luận rằng Hồng Kông là nhà đầu tư chính của Trung Quốc trong những năm 1990 khi Mỹ dừng việc đầu tư dòng vốn FDI và chuyển sang việc nhận dòng vốn được đầu tư bởi các quốc gia khác. Tuy nhiên, các tác giả cũng lập luận rằng trong suốt những năm cuối của thập kỉ 20, các quốc gia Đông Á và Mỹ Latin cũng là các quốc gia hấp thụ các dòng vốn FDI. Châu Âu cũng là quốc gia tiếp nhận các khoản đầu tư trực tiếp, trong khi chỉ có Nhật Bản vẫn là quốc gia đầu tư dòng vốn FDI sang các quốc gia khác. Các tác giả cũng lập luận rằng sự bảo vệ chính trị, sự né tránh các xung đột thương mại và nguồn nhân lực giá rẻ (đặc biệt là Mexico và Trung Quốc) có thể là cách giải thích cho việc dịch chuyển dòng vốn. Tuy nhiên, Mody và Murshid (2005) không ủng hộ các kết luận của Lispey
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2