intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế nợ quá hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn của khách hàng; phân tích hiện trạng về nợ quá hạn của khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu; đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn của khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế nợ quá hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------------------ TRƯƠNG HUỲNH SƠN HẢI GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS BÙI THỊ THANH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------------------ TRƯƠNG HUỲNH SƠN HẢI GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN VĂN DŨNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ: “Giải pháp hạn chế nợ quá hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Á Châu” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi tự thực hiện và trình bày. Đề tài của tôi chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu của các tác giả nào khác. Tài liệu tham khảo được tác giả trích dẫn tuân thủ theo quy định APA, mọi trích dẫn, tài liệu sử dụng đều minh bạch. TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2018 Tác giả luận văn Trương Huỳnh Sơn Hải
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu và đối tượng khảo sát .................................................................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu ................................................. 4 5. Ý nghĩa khoa học của luận văn ........................................................................... 6 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ........................................................................... 6 7. Kết cấu đề tài nghiên cứu ................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ NỢ QUÁ HẠN............... 8 1.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng .................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm về tổ chức tín dụng, ngân hàng............................................... 8 1.1.2. Khái niệm về hoạt động ngân hàng và hoạt động cấp tín dụng ................ 9 1.1.3. Khái niệm về khách hàng vay, mục đích vay vốn của khách hàng và các nhu cầu không được cho vay .....................................................................11 1.1.4. Loại cho vay, kỳ hạn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và bảo đảm tiền vay ........................................................................................................................12 1.2. Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng ..........................................................13 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng .......................................................................13 1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng...........................................................................15 1.2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ..................................................15 1.2.2.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng .....................................................18
  5. 1.3. Những vấn đề cơ bản về nợ quá hạn............................................................... 24 1.3.1. Khái niệm về nợ quá hạn, nợ xấu ........................................................... 24 1.3.2. Phân loại nợ ........................................................................................... 25 1.3.2.1. Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) ...................................................... 25 1.3.2.2. Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) ............................................................ 25 1.3.2.3. Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) ................................................... 26 1.3.2.4. Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) ............................................................. 26 1.2.2.5. Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) ........................................... 27 1.4. Những vấn đề cơ bản về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ............................ 28 1.4.1. Dự phòng rủi ro, số tiền dự phòng cụ thể, số tiền dự phòng chung ......... 28 1.4.2. Bổ sung và hoàn nhập số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ............ 29 1.5. Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn của khách hàng............................................................................................................ 29 1.5.1. Nghiên cứu trong nước .......................................................................... 29 1.5.1.1. Nghiên cứu của Vũ Quang Tùng (2013) ........................................ 29 1.5.1.2. Nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga (2017) .................................. 30 1.5.2. Nghiên cứu nước ngoài .......................................................................... 32 1.6. Tóm tắt chương 1 ........................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ........................ 35 2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng và nợ quá hạn tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017............................................................................................... 35 2.1.1. Môi trường hoạt động ngân hàng ........................................................... 35 2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017......................................................................................................... 37 2.1.2.1. Tổng tài sản tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017 ...... 37 2.1.2.2. Vốn điều lệ tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017 ....... 38 2.1.2.3. Số tiền cho vay khách hàng tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017............................................................................................. 39
  6. 2.1.2.4. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017 ....................................................................................40 2.1.2.5. Tỷ lệ nợ xấu tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017 ......41 2.1.2.6. Số tiền dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017 ........................................................................42 2.1.2.7. Lợi nhuận sau thuế tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017 ...........................................................................................................43 2.2. Lịch sử hình thành và phát triển tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu .....................................................................................................................44 2.3. Phân tích hiện trạng về nợ quá hạn của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu .............................................................................................46 2.3.1. Phân tích hiện trạng nợ quá hạn của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu........................................................................................46 2.3.1.1. Phân tích hiện trạng nợ quá hạn của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu .....................................................................46 2.3.1.2. Phân tích tình hình xử lý nợ quá hạn của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ............................................................47 2.3.2. Phân tích hiện trạng một số yếu tố đề xuất ảnh hưởng đến nợ quá hạn của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu...........................49 2.3.2.1. Nhân tố vĩ mô ................................................................................51 2.3.2.2. Nhân tố ngân hàng .........................................................................53 2.3.2.3. Nhân tố khách hàng .......................................................................57 2.3.3. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu....................................................60 2.3.3.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các nhóm nhân tố .......................61 2.3.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................62 2.3.3.3. Kết quả thống kê mô tả ..................................................................64 2.4. Nhận xét chung về các yếu tố chính ảnh hưởng đến nợ quá hạn của khách hàng tại ACB ........................................................................................................65
  7. 2.4.1. Nhóm nhân tố ngân hàng – khách hàng ................................................. 65 2.4.1.1. Điểm mạnh .................................................................................... 65 2.4.1.2. Điểm yếu ....................................................................................... 66 2.4.2. Nhóm nhân tố vĩ mô .............................................................................. 67 2.4.2.1. Điểm mạnh .................................................................................... 67 2.4.2.2. Điểm yếu ....................................................................................... 67 2.5. Tóm tắt chương 2 ........................................................................................... 68 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ QUÁ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU..................................... 69 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của ACB .................................................. 69 3.2. Giải pháp hạn chế nợ quá hạn của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ................................................................................................... 70 3.2.1. Nhóm giải pháp về nhân tố ngân hàng ................................................... 70 3.2.2. Nhóm giải pháp về nhân tố khách hàng ................................................. 74 3.3. Một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước .............................. 77 3.4. Tóm tắt chương 3 ........................................................................................... 78 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4 PHỤ LỤC 5 PHỤ LỤC 6 PHỤ LỤC 7
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ABB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình ACB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu BIDV : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CIC : Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam CLDVKH : Chất lượng dịch vụ khách hàng CN : Chi nhánh CTG : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam ĐVT : Đơn vị tính EIB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam GDP : Tổng sản lượng quốc nội HDB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh KHCN : Khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghiệp KLB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long KPI : Chỉ số đo lường hiệu quả công việc Luật số 47 : QH, 2010, Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng MBB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội MSB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam NHNN : Ngân hàng Nhà nước NPL : Các khoản vay không trả được nợ PGD : Phòng giao dịch PSNN : Phát sinh nhóm nợ QH : Quốc Hội SCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn SHB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội STB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín TCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam TCKT : Tổng cục Thống kê
  9. TPB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TSBĐ : Tài sản bảo đảm TT 02 : NHNN, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội, tháng 1 năm 2013 TT 09 : NHNN, 2014. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội, tháng 3 năm 2014 TT39 : NHNN, 2016. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Hà Nội, tháng 12 năm 2016 USD : Đồng đô la Mỹ VAMC : Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam VCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam VIB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam VND : Việt Nam đồng VPB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng XLRR : Xử lý rủi ro
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Số liệu tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: nghìn tỷ đồng)................. 2 Bảng 2. Đối tượng khảo sát tại ACB .............................................................................. 3 Bảng 3. Số lượng nhân viên tại ACB tính đến cuối năm 2017 ....................................... 4 Bảng 4. Số lượng nhân viên tín dụng tính đến cuối năm 2017 và số lượng mẫu tác giả đã khảo sát tại ACB......................................................................................................... 5 Bảng 1.1. Bảng xếp hạng đánh giá rủi ro theo Standard & Poor và Mood’s ................ 20 Bảng 1.2. Tổng quan về các trụ cột của Hiệp ước vốn Basel II.................................... 22 Bảng 1.3. Mô tả thống kê và phân tích Cronbach’s Alpha về nhân tố vĩ mô – vi mô ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại ........................................................ 31 Bảng 1.4. Tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ........................................ 33 Bảng 2.1. Kiểm định Pearson yếu tố đề xuất ảnh hưởng đến nợ quá hạn từ năm 2013 đến năm 2017 ................................................................................................................ 49 Bảng 2.2. Nguyên tắc xác định cấp độ nợ tại ACB ...................................................... 54 Bảng 2.3. Bảng tóm tắt phân tích Cronbach’s Alpha.................................................... 61 Bảng 2.4. Giá trị KMO và kiểm định Barlett ................................................................ 63 Bảng 2.5. Ma trận xoay của các nhóm nhân tố ............................................................. 63 Bảng 2.6. Thống kê giá trị trung bình các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn của khách hàng ............................................................................................................................... 64
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Tổng tài sản tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: nghìn tỷ đồng) ......................................................................................................................... 37 Hình 2.2. Vốn điều lệ tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: nghìn tỷ đồng).............................................................................................................................. 38 Hình 2.3. Số tiền cho vay khách hàng tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: nghìn tỷ đồng).................................................................................................... 39 Hình 2.4. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: %) ............................................................................................................. 40 Hình 2.5. Tỷ lệ nợ xấu tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: %) .. 41 Hình 2.6. Số tiền dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: nghìn tỷ đồng) ................................................................... 42 Hình 2.7. Lợi nhuận sau thuế tại một số ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: nghìn tỷ đồng) ............................................................................................................... 43 Hình 2.8. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu của KHCN, KHDN và tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: %) ................................................................ 46 Hình 2.9. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 theo ngành nghề kinh doanh tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: %) ...................................................................................... 47 Hình 2.10. Tỷ lệ nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: %) ............................................................................................................. 47 Hình 2.11. Số tiền xử lý nợ quá hạn của khách hàng tại ACB theo nhóm nợ của khách hàng từ năm 2015 đến năm 2017 (ĐVT: tỷ đồng) ........................................................ 48 Hình 2.12. Số tiền xử lý nợ quá hạn của khách hàng tại ACB theo khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp từ năm 2015 đến năm 2017 (ĐVT: tỷ đồng) .................. 48 Hình 2.13. Tỷ lệ tăng giá USD, tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: %).......................................................................... 51
  12. Hình 2.14. GDP, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: nghìn tỷ đồng và %) ........................ 51 Hình 2.15. Tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: %).......................................................................... 52 Hình 2.16. Tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: %) .............................................................................. 52 Hình 2.17. Lãi suất cho vay trung bình theo nhóm nợ của khách hàng tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: %) ...................................................................................... 53 Hình 2.18. Phương thức giám sát nợ của nhân viên tín dụng đối với từng cấp độ nợ tại ACB ............................................................................................................................... 54 Hình 2.19. Số tiền nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 tại các CN/PGD xảy ra sai phạm từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: tỷ đồng) ............................................................................. 56 Hình 2.20. Số tiền nợ xấu tại các CN/PGD xảy ra sai phạm từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: tỷ đồng) .............................................................................................................. 56 Hình 2.21. Thời gian quan hệ tín dụng trung bình theo nhóm nợ của khách hàng tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: năm) ............................................................. 57 Hình 2.22. Thu nhập/Lợi nhuận trung bình theo nhóm nợ của khách hàng tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: triệu đồng) ................................................................. 57 Hình 2.23. Giá trị tài sản bảo đảm theo nhóm nợ của khách hàng tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: triệu đồng) .................................................................................. 58 Hình 2.24. Số tiền vay trung bình theo nhóm nợ của khách hàng tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: triệu đồng) .................................................................................. 58 Hình 2.25. Thời hạn vay trung bình theo nhóm nợ của khách hàng tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: tháng) ................................................................................ 59 Hình 2.26. Số lượng tổ chức tín dụng khách hàng đang vay vốn trung bình theo nhóm nợ của khách hàng tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017.............................................. 59
  13. Hình 2.27. Tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm trên số tiền vay trung bình theo nhóm nợ nhóm của khách hàng tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: %) ................................. 60
  14. -1- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn và cùng với đó, mức độ rủi ro cũng ngày càng tăng lên. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (2017) thì hệ thống ngân hàng của Việt Nam bao gồm 01 ngân hàng 100% vốn Nhà nước, 03 ngân hàng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, 03 ngân hàng thương mại cổ phần mua bắt buộc, 28 ngân hàng thương mại cổ phần, 02 ngân hàng chính sách, 01 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, 09 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 02 ngân hàng liên doanh, 49 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và 47 Văn phòng đại diện. Tổng cục thống kê (2017) số lượng người lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 53,719 triệu người nên bình quân mỗi ngân hàng năm 2017 phục vụ khoảng 0,368 triệu người người lao động từ 15 tuổi trở lên. Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển mình từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp hơn. Tổng cục thống kê (2017) nền kinh tế Việt Nam có 126.859 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 15,2% so với năm 2016). Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến không ít doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, Tổng cục thống kê (2017) nền kinh tế Việt Nam có 21.684 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 8,9% so với năm 2016) và 38.869 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể (giảm 4,6% so với năm 2016). Việc hạn chế nợ quá hạn trở thành là ưu tiên hàng đầu của đội ngũ các nhà quản trị rủi ro ngân hàng hiện nay, chìa khóa thành công của việc kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng chính là việc hạn chế nợ quá hạn của khách hàng ở mức thấp nhất. Hiện nay, ACB có hơn 335 Chi nhánh và Phòng giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh và ở
  15. -2- các tỉnh, thành phố trong cả nước vì vậy nợ quá hạn ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ACB được tác giả ghi nhận ở bảng sau: Bảng 1. Số liệu tại ACB từ năm 2013 đến năm 2017 (ĐVT: nghìn tỷ đồng) Số liệu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền cho vay khách hàng 106 115 133 163 199 Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 5,82% 4,77% 3,04% 2,11% 0,93% Tỷ lệ nợ xấu 3,02% 2,17% 1,29% 0,87% 0,70% Số tiền dự phòng rủi ro cho vay 1,5 1,6 1,5 1,8 1,8 khách hàng Lợi nhuận sau thuế 0,83 0,92 1,01 1,33 2,12 (Nguồn: ACB và kết quả xử lý số liệu của tác giả) Theo bảng 1 thì số tiền cho vay khách hàng tại ACB tăng từ 106 nghìn tỷ đồng (năm 2013) lên 199 nghìn tỷ đồng (năm 2017) dẫn đến số tiền dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng từ 1,5 nghìn tỷ đồng (năm 2013) lên 1,8 nghìn tỷ đồng (năm 2017). Tuy số tiền dự phòng rủi ro cho vay khách hàng tăng nhưng do việc quản trị tốt nợ quá hạn giúp cho tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 giảm từ 5,52% (năm 2013) xuống 0,93% (năm 2017) và tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3,02% (năm 2013) xuống 0,70% (năm 2017) nhờ đó giúp ACB tăng lợi nhuận sau thuế từ 0,83 nghìn tỷ đồng (năm 2013) lên 2,12 nghìn tỷ đồng (năm 2017). Tỷ lệ nợ xấu tại ACB phù hợp với tỷ lệ nợ xấu theo yêu cầu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ở mức dưới 3%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu có thể gia tăng bất cứ lúc nào nếu như nhân viên tín dụng cũng như ngân hàng không quản lý chặt chẽ khách hàng, vì thế việc hạn chế nợ quá hạn đang trở thành vấn đề cấp bách của nền kinh tế Việt Nam nói chung và nhà quản trị ngân hàng nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp hạn chế nợ quá hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu”. Với đề tài nghiên cứu này, tác giả hi vọng có thể hỗ trợ nhà quản trị tại ACB nhìn nhận một số yếu tố ảnh hưởng đến
  16. -3- nợ quá hạn của khách hàng tại ACB và đề xuất các giải pháp hạn chế nợ quá hạn của khách hàng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn của khách hàng.  Phân tích hiện trạng về nợ quá hạn của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.  Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu và đối tượng khảo sát Đối tượng nghiên cứu: nợ quá hạn của khách hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn của khách hàng. Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu bao gồm tại Thành phố Hồ Chí Minh và ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2016 đến tháng 9/2018. Giới hạn nghiên cứu: nghiên cứu về nợ quá hạn của khách hàng. Đối tượng khảo sát: 250 nhân viên tín dụng tại ACB được khảo sát theo bảng thống kê sau: Bảng 2. Đối tượng khảo sát tại ACB Đối tượng khảo sát Số tượng Tỷ lệ % Nhân viên quan hệ khách hàng cá nhân 54 21,6% Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân 54 21,6% Giám đốc quan hệ khách hàng cá nhân 16 6,4% Giám đốc quan hệ khách hàng cá nhân cao cấp 7 2,8% Giám đốc quan hệ khách hàng cá nhân khách hàng ưu tiên 6 2,4%
  17. -4- Đối tượng khảo sát Số tượng Tỷ lệ % Nhân viên quan hệ khách hàng 47 18,8% Chuyên viên quan hệ khách hàng 47 18,8% Giám đốc quan hệ khách hàng 19 7,6% Tổng cộng 250 100,0% (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của tác giả) 4. Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng các phương pháp:  Phương pháp nghiên cứu định tính: thực hiện bằng phương pháp thảo luận nhóm tập trung nhằm mục đích bổ sung, hiệu chỉnh thang đo (chi tiết xem Phụ lục 2) được đề xuất trong phần cơ sở lý thuyết với 2 nhóm:  Một nhóm gồm 7 nhà quản trị đang làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.  Một nhóm gồm 9 nhân viên tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.  Phương pháp nghiên cứu định lượng (chi tiết xem Phụ lục 2): Tính đến cuối năm 2017, tổng số nhân viên tại ACB là 10.334 người, trong đó tổng số nhân viên tín dụng là 2.909 (chiếm 28,15%) theo bảng sau: Bảng 3. Số lượng nhân viên tại ACB tính đến cuối năm 2017 Loại nhân viên Số tượng Tỷ lệ % Nhân viên tín dụng 2.909 28,15% Nhân viên vận hành 3.116 30,15% Nhân viên Hội sở 3.529 34,15% Nhà quản trị ngân hàng 783 7,58% Tổng cộng 10.334 100,0% (Nguồn: Khối quản trị nguồn nhân lực)
  18. -5-  Tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và gửi mail các nhân viên tín dụng đang làm việc tại ACB thông qua bảng câu hỏi chi tiết vì nhân viên tín dụng là người am hiểu khách hàng nhất cũng như là người đầu tiên thực hiện việc xử lý nợ quá hạn của khách hàng khi xảy ra tình trạng khách hàng không trả được nợ.  Tác giả lấy mẫu nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện do nhân viên tín dụng thường xuyên đi tiếp xúc khách hàng, xử lý nợ quá hạn của khách hàng, thẩm định tài sản khách hàng, … cũng như thời gian thực hiện nghiên cứu bị hạn chế. Số lượng mẫu tác giả chọn đại diện cho 8,59% số lượng nhân viên tín dụng đang làm việc tại ACB theo bảng sau: Bảng 4. Số lượng nhân viên tín dụng tính đến cuối năm 2017 và số lượng mẫu tác giả đã khảo sát tại ACB Số tượng Số tượng Tỷ lệ Chức danh nhân viên mẫu mẫu % Nhân viên quan hệ khách hàng cá nhân 1.050 54 5,14% Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân 605 54 8,93% Giám đốc quan hệ khách hàng cá nhân 102 16 15,69% Giám đốc quan hệ khách hàng cá nhân cao cấp 282 7 2,48% Giám đốc quan hệ khách hàng cá nhân khách hàng 19 6 31,58% ưu tiên Nhân viên quan hệ khách hàng 404 47 11,63% Chuyên viên quan hệ khách hàng 250 47 18,8% Giám đốc quan hệ khách hàng 197 19 9,64% Tổng cộng 2.909 250 8,59% (Nguồn: Khối quản trị nguồn nhân lực và kết quả xử lý số liệu của tác giả)
  19. -6-  Dữ liệu thu thập được tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0, sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu sẽ trải qua các phân tích: đánh giá độ tin cậy các thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu, phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định giá trị thang đo dựa vào việc đánh giá mối tương quan giữa các biến với nhau nhằm rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn và đánh giá cảm nhận của nhân viên về các biến số qua giá trị trung bình của các biến số.  Bên cạnh đó, tác giả thu thập số liệu của Tổng cục Thống kê và dữ liệu thứ cấp tại ngân hàng, từ đó sử dụng kiểm định Pearson, thống kê mô tả, tổng hợp và so sánh để phân tích hiện trạng về nợ quá hạn của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu. Kết quả nghiên cứu: tác giả phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn của khách hàng tại ACB gồm 2 nhóm nhân tố là nhóm nhân tố ngân hàng – khách hàng và nhóm nhân tố vĩ mô:  Nhóm nhân tố ngân hàng – khách hàng gồm các yếu tố tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo trên số tiền vay vốn của khách hàng, số tiền vay của khách hàng, nhân viên tín dụng giám sát chặt chẽ, lãi suất cho vay, số lượng tổ chức tín dụng khách hàng đang vay vốn.  Nhóm nhân tố vĩ mô gồm các yếu tố là tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. 5. Ý nghĩa khoa học của luận văn Đề tài nghiên cứu giúp nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Đề tài nghiên cứu cũng giúp nâng cao nhận biết về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn trong ngân hàng thương mại nói chung và tại ACB nói riêng. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
  20. -7- Ngân hàng có cái nhìn trực diện và bao quát về nợ quá hạn, công tác quản trị nợ quá hạn hiện nay và thấy được những hạn chế, yếu kém còn tồn tại. Ngân hàng hạn chế nợ quá hạn có hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB. 7. Kết cấu đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu bao gồm:  Phần mở đầu  Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tín dụng, nợ quá hạn, trích lập dự phòng tín dụng và các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ quá hạn của khách hàng  Chương 2: Phân tích thực trạng về nợ quá hạn của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu  Chương 3: Một số giải pháp hạn chế nợ quá hạn của khách hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu  Kết luận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2