intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng thẻ tại Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Hồng Kông Thượng Hải Việt Nam ( HSBC Việt Nam)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tình trạng thực tế để đưa ra các giải pháp để hạn chế các rủi ro trong các giao dịch thanh toán bằng thẻ tại HSBC Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng thẻ tại Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Hồng Kông Thượng Hải Việt Nam ( HSBC Việt Nam)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  HUỲNH BẢO CHÂU GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN BẰNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀNH VIÊN HỒNG KÔNG THƯỢNG HẢI - VIỆT NAM ( HSBC VIỆT NAM) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  HUỲNH BẢO CHÂU GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGTHANH TOÁN BẰNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MỘT THÀNH VIÊN HỒNG KÔNG THƯỢNG HẢI - VIỆT NAM ( HSBC VIỆT NAM) Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng Mã ngành: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐỨC
  3. TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn cao học “ Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng thẻ tại Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Hồng Kông Thượng Hải Việt Nam ( HSBC Việt Nam)”là kết quả do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, sốliệu được sửdụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chính xác. Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là thành quả lao động của cá nhân tôi dưới sự chỉ bảo của giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Đức. Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn không sao chép lại bất kỳ một công trình nghiên cứu nào đã có từ trước.
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN VÀ RỦI RO CỦA THẺ THANH TOÁN Ở CÁC NHTM ....................................................................................... 1 1.1. Tổng quan về thẻ thanh toán .................................................................................. 1 1.1.1 Nguồn gốc ra đời và phát triển của thẻ thanh toán ................................................ 1 1.1.2.1 Khái niệm thẻ thanh toán ................................................................................ 2 1.1.2.2 Cấu trúc thẻ thanh toán ................................................................................... 3 1.1.2.3 Phân loại thẻ thanh toán(2) ............................................................................... 3 1.1.3 Các chủ thể tham gia trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ ........................ 3 1.1.3.1 Tổ chức thẻ Quốc Tế ( Card Association) ...................................................... 3 1.1.3.2 Ngân hàng phát hành thẻ ................................................................................. 4 1.1.3.3 Chủ thẻ ............................................................................................................ 4 1.1.3.4 Ngân hàng thanh toán thẻ ................................................................................ 5 1.1.3.5 Đơn vị chấp nhận thẻ ...................................................................................... 5 1.1.3.6 Trung Tâm Thẻ................................................................................................ 5 1.1.4 Quy trình phát hành, chấp nhận và thanh toán thẻ................................................. 5 1.1.4.1 Quy trình phát hành thẻ ................................................................................... 5 1.1.4.2 Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ............................................................ 6 1.1.5 Vai trò của thẻ thanh toán ngân hàng: ................................................................... 9
  5. 1.2 Rủi ro trong hoạt động thanh toán của thẻ thanh toán ....................................... 9 1.2.1 Khái niệm về rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ .............................................. 9 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ ...................... 10 1.2.2.1 Môi trường pháp lý........................................................................................ 10 1.2.2.2 Thói quen sử dụng thẻ trong nền kinh tế....................................................... 10 1.2.2.3 Sự phát triển của khoa học công nghệ .......................................................... 10 1.2.2.4 Nguồn nhân lực ............................................................................................. 10 1.2.3 Các loại rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ ..... 11 1.2.3.1 Các loại rủi ro xem xét từ góc độ vĩ mô ........................................................ 11 1.2.3.2 Các loại rủi ro phát sinh đối với các chủ thể tham gia trong các giao dich thanh toán bằng thẻ ..................................................................................................... 12 1.3 Hạn chế rủi ro đối với hoạt động thanh toán bằng thẻ tại các NHTM ............ 17 1.3.1 Khái niệm về hạn chế rủi ro đối với hoạt động thanh toán bằng thẻ tại các NHTM .............................................................................................................................. 17 1.3.2 Tiêu chí xác định hạn chế rủi ro trong thanh toán bằng thẻ................................. 18 1.3.2.1 Số lượng thẻ có các giao dịch gian lận, giả mạo qua các năm ...................... 18 1.3.2.2 Số lượng thẻ có các giao dịch gian lận, giả mạo được hệ thống quản lý rủi ro thẻ của NHTM phát hiện trên tổng số thẻ rủi ro:........................................................ 18 1.3.2.3 Số lượng thẻ mà tổ chức thẻ quốc tế ( Visa, Master) nghi ngờ có rủi ro và thông báo yêu cầu thay thẻ trên tổng số thẻ rủi ro:..................................................... 18 1.3.2.4 Tỷ lệ số tiền thiệt hại các giao dịch giả mạo so với năm trước:.................... 19 1.3.2.5 Khả năng chủ thẻ sử dụng lại các thẻ đã được thay thế sau khi có các giao dịch giả mạo phát sinh: ............................................................................................... 19 1.3.3 Ý nghĩa của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng thẻ................. 19 1.3.3.1 Đối với các NHTM ....................................................................................... 19 1.3.3.2 Đối với khách hàng và đơn vị chấp nhận thẻ ................................................ 20 1.3.3.3 Đối với nền kinh tế ........................................................................................ 20 1.4 Tình hình hạn chế rủi ro thẻ thanh toán ............................................................. 21
  6. 1.4.1 Tại các quốc gia phát triển ................................................................................... 21 1.4.2 Tại một số NHTM ở Việt Nam ............................................................................ 22 1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:.................................................................... 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG THẺ CỦA HSBC VIỆT NAM............................................................... 26 2.1 Tổng quan về HSBC Việt Nam và Trung Tâm thẻ của HSBC Việt Nam ........ 26 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về HSBC Việt Nam............................................................ 26 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................. 26 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh ........................................................... 28 2.1.1.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2009 – 2012: ................................. 28 2.1.2 Giới thiệu về Trung Tâm thẻ của HSBC Việt Nam ............................................. 32 2.1.2.1 Vị trí, cơ cấu nhân sự .................................................................................... 32 2.1.2.2 Các hoạt động chủ yếu của phòng................................................................. 32 2.1.3 Các sản phẩm thẻ của HSBC Việt Nam............................................................... 34 2.1.3.1 Thẻ tín dụng quốc tế ( Credit card) ............................................................... 34 2.1.3.2 Thẻ Thanh Toán Quốc Tế ( Debit Card) ....................................................... 37 2.2 Thực trạng rủi ro trong các hoạt động thanh toán bằng thẻ của HSBC Việt Nam ................................................................................................................................. 38 2.2.1 Tình hình rủi ro thẻ thanh toán tại Việt Nam ....................................................... 38 2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán bằng thẻ tại HSBC Việt Nam ......................... 39 2.2.2.1 Số lượng thẻ phát hành:................................................................................. 39 2.2.2.2 Doanh số thanh toán thẻ ................................................................................ 40 2.2.2.3 Mạng lưới giao dịch ...................................................................................... 41 2.2.2.4 Mạng lưới ATM ............................................................................................ 41 2.2.3 Thực trạng hạn chế rủi ro của thẻ thanh toán tại HSBC Việt Nam ..................... 42
  7. 2.2.3.1 Số lượng thẻ bị thất lạc và mất cắp được hỗ trợ tạm khóa và thay lại thẻ mới 43 2.2.3.2 Số lượng thẻ rủi ro do chính chủ thẻ thông báo: ........................................... 44 2.2.3.3 Số lượng thẻ rủi ro do hệ thống quản lý rủi ro thẻ của HSBC phát hiện ...... 46 2.2.3.4 Số lượng thẻ do tổ chức thẻ Visa và Master nghi ngờ rủi ro và yêu cầu thay lại thẻ cho khách hàng: ............................................................................................... 46 2.2.3.5 Số tiền ngân hàng bảo vệ được nhờ hệ thống quản lý rủi ro của thẻ ............ 47 2.2.4 Các trường hợp rủi ro thực tế của thẻ thanh toán tại HSBC Việt Nam ............... 47 2.2.5 Khảo sát giải pháp hạn chế rủi ro tại HSBC Việt Nam ....................................... 52 2.2.5.1 Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với giải pháp hạn chế rủi ro thẻ của HSBC Việt Nam: ........................................................................................................ 52 2.2.5.2 Khả năng sử dụng lại thẻ thanh toán sau khi từng gặp rủi ro khi sử dụng thẻ trong thanh toán: ......................................................................................................... 53 2.3 Đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro đối với thẻ thanh toán tại HSBC Việt Nam 55 2.3.1 Những thành quả đạt được ................................................................................... 55 2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại ................................................................................... 56 2.3.3 Các nguyên nhân gây nên rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng thẻ tại HSBC VN 58 2.3.3.1 Nguyên nhân từ chính HSBC VN: ................................................................ 58 2.3.3.2 Nguyên nhân do yếu tố công nghệ ................................................................ 58 2.3.3.3 Nguyên nhân xuất phát từ chính chủ thẻ ....................................................... 59 2.3.3.4 Nguyên nhân từ các ĐVCNT: ....................................................................... 59 2.3.3.5 Nguyên nhân từ yếu tố pháp lý tại Việt Nam................................................ 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 60 CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG THẺ TẠI HSBC VIỆT NAM ................................................................ 62
  8. 3.1 Định hướng phát triển của HSBC Việt Nam trong thời gian sắp tới ( 2015 – 2020) 62 3.1.1 Định hướng phát triển chung ............................................................................... 62 3.1.2 Định hướng trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng thẻ: ...... 63 3.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng thẻ tại HSBC Việt Nam 64 3.2.1 Nhóm giải pháp do HSBC VN tổ chức thực hiện:............................................... 64 3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro thẻ trong hoạt động thanh toán ............. 64 3.2.1.2 Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ........................................... 68 3.2.1.3 Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động quản lý rủi ro của thẻ ............................................................................................................... 70 3.2.1.4 Giải pháp về xử lý rủi ro trong thanh toán thẻ .............................................. 71 3.2.1.5 Tăng cường sự phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế Visa và Master .......... 71 3.2.1.6 Tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng trong việc ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán, đặc biệt là sự phối hợp với ngân hàng thanh toán................... 72 3.2.1.7 Phối hợp với khách hàng bằng cách tư vấn đầy đủ kiến thức, nâng cao trình độ cho người sử dụng thẻ............................................................................................ 73 3.2.1.8 Phối hợp chặt chẽ với các ĐVCNT để tăng tính an toàn cho các giao dịch thanh toán bằng thẻ ..................................................................................................... 76 3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ ......................................................................................... 77 3.2.2.1 Đối với tập đoàn HSBC ................................................................................ 77 3.2.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước ...................................................................... 78 3.2.2.3 Đối với Chính Phủ......................................................................................... 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 81 KẾT LUẬN CHUNG....................................................................................................... 82
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các chỉ số tài chính chủ yếu của HSBC Việt Nam giai đoạn 2009-2012 ........ 28 Bảng 2.2: Hạn mức sử dụng thẻ Thanh Toán Quốc Tế của HSBC VN ........................... 37 Bảng 2.3: Số liệu về số lượng thẻ xảy ra rủi ro ................................................................ 43 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình phát hành thẻ ...................................................................................... 5 Sơ đồ 1.2: Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ trực tiếp tại đơn vị chấp nhận thẻ thông qua ngân hàng thanh toán .................................................................................................... 6 Sơ đồ 1.3: Quy trình rút tiền tại hệ thống ATM .................................................................. 8 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của HSBC Việt Nam .......................... 28 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu hoạt động của Trung Tâm thẻ HSBC Việt Nam ................................. 32 Sơ đồ 3.1: Quy trình làm việc của bộ phận quản lý rủi ro hiện tại của HSBC VN .......... 66 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu của HSBC 2009-2012 .................... 29 Biểu đồ 2.2: Số lượng thẻ mới được phát hành qua các năm 2009-2012 ......................... 39 Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán qua thẻ tại HSBC VN 2009-2012 ............................... 40 Biểu đồ 2.4: Số lượng thẻ bị thất lạc và mất cắp tại HSBC VN ....................................... 41 Biểu đồ 2.5: Thống kê số lượng thẻ xảy ra rủi ro .............................................................. 42 Biểu đồ 2.6: Số tiền ngân hàng bảo vệ được qua các năm 2009-2012.............................. 46 Biểu đồ 2.7: Khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với giải pháp hạn chế rủi ro của HSBC Việt Nam: ............................................................................................................... 51 Biểu đồ 2.8: Khảo sát khả năng sử dụng thẻ của khách hàng sau rủi ro tại HSBC VN .... 53
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATM : ( Automatic Teller Machine) – Máy giao dịch tự động CAR : Hệ số an toàn vốn CP : Chính Phủ ĐVCNT : Đơn vị chấp nhận thẻ HSBC VN : Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Hồng Kông Thượng Hải Việt Nam IB : (Internet Banking) – Ngân hàng trực tuyến NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà Nước NHPH : Ngân hàng Phát Hành NHTM : Ngân hàng Thương Mại NHTT : Ngân hàng Thanh Toán PIN : ( Personal Identify number) – Mã số cá nhân POS : ( Point of Sale) – Máy chấp nhận thẻ OTP : (one time password)- mật khẩu sử dụng một lần ODP : ( one day password) – mật khẩu sử dụng một ngày TNHH : Trách Nhiệm Hữu Hạn TS : Tài Sản ROA : ( Return on Average Assets) – Lợi nhuận/Tổng Tài Sản ROAE : ( Return on Average Equity) – Lợi nhuận/ Vốn chủ sỡ hữu VCSH : Vốn chủ sỡ hữu VN : Việt Nam
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngành ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh, đặc biệt là hoạt động phát hành và thanh toán thẻ không ngừng gia tăng về nhiều mặt như số lượng chủ thẻ, doanh số thanh toán, số lượng máy ATM, số lượng đơn vị chấp nhận thẻ, các tính năng tiện ích của thẻ,….Dịch vụ thẻ ngân hàng phát triển mang lại nhiều tiện ích cho cả người sử dụng, ngân hàng và cho toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà các dịch vụ thẻ mang lại cho người sử dụng thì các rủi ro trong hoạt động thẻ vẫn đang ngày một gia tăng và ngày càng đa dạng, phức tạp như lấy cắp thông tin để làm thẻ giả, mất thẻ, thực hiện các giao dịch giả mạo để lấy cắp tiền của khách hàng,… Khi rủi ro thanh toán thẻ xảy ra gây ra tâm trạng hoang mang cho người sử dụng thẻ, mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng nói chung và của từng ngân hàng thương mại nói riêng. HSBC Việt Nam là một trong những NHTM nước ngoài lớn tại Việt Nam với số lượng lớn thẻ đã được phát hành tại Việt Nam, vì vậy, thương hiệu và uy tín của ngân hàng được đặt lên hàng đầu. Chính điều đó, HSBC Việt Nam luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, luôn mong muốn bảo đảm các giao dịch thanh toán bằng thẻ của khách hàng được thực hiện một cách an toàn nhất trong một môi trường có nhiều rủi ro thanh toán thẻ như hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng thẻ tại Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Hồng Kông Thượng Hải Việt Nam (HSBC Việt Nam)” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Nội dung nghiên cứu: • Tổng quan về thẻ thanh toán và nhận biết các loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng các giao dịch thanh toán bằng thẻ thanh toán. • Tổng quan về HSBC Việt Nam và Trung Tâm thẻ của HSBC Việt Nam. Đồng thời nêu lên thực trạng các rủi ro xảy ra trong hoạt động thanh toán thẻ tại HSBC Việt Nam
  12. • Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hơn trong việc hạn chế các rủi ro đối với các giao dịch thanh toán bằng thẻ tại HSBC Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tình trạng thực tế để đưa ra các giải pháp để hạn chế các rủi ro trong các giao dịch thanh toán bằng thẻ tại HSBC Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng bằng cách hệ thống hóa, so sánh, thống kê, khảo sát, phân tích, tổng hợp và đưa ra các lý luận để giải thích nhằm làm sáng tỏ những vấn đề được đặt ra trong quá trình nghiên cứu. - Nguồn dữ liệu :  Thu thập từ các báo cáo của Trung Tâm thẻ của HSBC Việt Nam.  Thu thập từ các tạp chí, các website của ngành ngân hàng và các ngành kinh tế khác có liên quan.  Khảo sát khách hàng về sử dụng thẻ thanh toán. 5. Phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn của đề tài, luận văn sẽ nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến rủi ro trong các giao dịch thanh toán bằng thẻ tại HSBC Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012. 6. Kết cấu luận văn: • Tên đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng thẻ tại Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Hồng Kông Thượng Hải Việt Nam (HSBC Việt Nam)” Ngoài phần Lời mở đầu và kết luận chung, luận văn được kết cấu trong 3 chương: • Chương 1: Tổng quan về thẻ thanh toán và rủi ro của thẻ thanh toán ở các NHTM • Chương 2 Thực trạng rủi ro trong các hoạt động thanh toán bằng thẻ tại HSBC Việt Nam • Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng thẻ tại HSBC Việt Nam
  13. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN VÀ RỦI RO CỦA THẺ THANH TOÁN Ở CÁC NHTM 1.1. Tổng quan về thẻ thanh toán 1.1.1 Nguồn gốc ra đời và phát triển của thẻ thanh toán Thẻ là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt rất tiện lợi trong nền kinh tế. Lịch sử ra đời của thẻ được ghi nhận sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933. Để thực hiện kích cầu, khuyến khích tiêu dùng, góp phần khắc phục ảnh hưởng của cuộc đại khủng hoảng này, các nước phát triển đã đưa ra mô hình tài trợ tiêu dùng bán chịu. Do vậy, cần có một loại công cụ tín dụng sử dụng linh hoạt để có thể thanh toán tại tất cảcác điểm bán hàng và đây là điều kiện cấp thiết, thúc đẩy các tổchức kinh tế tài chính vào cuộc, trong đó phải kể đến ngân hàng, từ đó thẻ thanh toán ra đời. Tuy nhiên, theo nguồn thông tin của Tổchức quốc tế Visa (Là tổ chức sở hữu một trong những thương hiệu thẻ ngân hàng có uy tín nhất trên thế giới hiện nay) ghi nhận lịch sử ra đời và phát triển thẻ thanh toán như sau: - Dạng đầu tiên của thẻthanh toán ra đời vào năm 1945. Đó là Charge -It của ngân hàng John Biggins (Mỹ), cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch nội địa bằng các phiếu có giá trịdo ngân hàng phát hành. Sau đó, các đại lý nộp lại những phiếu này cho ngân hàng Biggins, ngân hàng thu tiền từkhách hàng và thanh toán cho đại lý. Đây chính là tiền đềcho việc phát hành thẻtín dụng đầu tiên của ngân hàng Franklin National vào năm 1951. - Năm 1955, hàng loạt các thẻmới ra đời như Trip Charge, Golden Key, Gourmet club, Esquire club. - Năm 1958, Carde Blanche của hệthống khách sạn Hilton & American Express Corporation ra đời và thống lĩnh thị trường thế giới. - Năm 1960, Bank of America phát hành thẻ Bank Americard, sau đó cấp giấy phép cho các định chế tài chính trong khu vực để phát hành thẻ mang thương hiệu Bank
  14. 2 Americard, và ngày càng có nhiều định chế tài chính phát hành thẻ Bank Americard. - Năm 1966,đểcạnh tranh với sựthành công của ngân hàng Bank of America, mười bốn ngân hàng lớn của Mỹthành lập Hiệp hội thẻ liên hàng quốc tế(Interbank Card Association –ICA) và cho ra đời thẻ Master Charge. - Năm 1977, thẻ tín dụng Bank Americard trở thành thẻVisa và Tổ chức Visa quốc tế đã ra đời từ đây. - Năm 1979, sản phẩm thẻcủa Hiệp hội thẻ ngân hàng California, Master Charge được đổi tên thành Master Card, đây là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Visa. Ngày nay hai loại thẻVisa và Master được sử dụng phổ biến và chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường thẻ NH trên thế giới về số lượng phát hành và doanh số thanh toán. Ngoài ra còn có các loại thẻ khác điển hình như sau: - ThẻDiners Club: thẻdu lịch và giải trí do tổchức thẻtự phát hành vào năm 1949 ởMỹ. - ThẻAmerican Express (thẻAmex): ra đời năm 1958. Đây là tổchức thẻdu lịch và giải trí lớn nhất thếgiới, trực tiếp phát hành và quản lý chủthẻ. - ThẻJCB: thẻdu lịch và giải trí xuất hiện ởNhật từ năm 1961 do ngân hàng Sanwa phát hành, và phát triển thành tổchức thẻquốc tếvào năm 1981. 1.1.2 Khái niệm, cấu trúc và phân loại thẻ thanh toán 1.1.2.1Khái niệm thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, được phát hành bởi các ngân hàng, các định chế tài chính hoặc các công ty mà người chủ thẻ có thể thực hiện các giao dịch thẻ như nạp, rút tiến tại các máy rút tiền tự động, các quầy tự động của ngân hàng,thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc chuyển khoản.(1) Thanh toán bằng thẻ là việc chủ thẻ sử dụng thẻ để thực hiện việc thanh toán tại các điểm mua hàng hóa, dịch vụ. Còn theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khái niệm vềthẻđược quy định tại quy chếphát hành, thanh toán, sửdụng và cung cấp dịch vụhỗtrợhoạt động thẻngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số20/2007/QĐ-NHNN ngày Trầm Thị Xuân Hương và các tác giả khác (2012), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản (1) Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, trang 239.
  15. 3 15/05/2007 nhưsau: Thẻ thanh toán ngân hàng là “phương tiện do tổchức phát hành thẻphát hành đểthực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận”. 1.1.2.2Cấu trúc thẻ thanh toán - Hầu hết các loại thẻ đều có hình chữ nhật, bốn góc tròn, được làm bằng nhựa ABC hoặc PC, cấu tạo bởi ba lớp được ép thường với kỹ thuật cao và có kích thước chuẩn là 85mm x 54mm x 0,76mm. - Mặt trước thường bao gồm các yếu tố cơ bản như: tên và biểu tượng của NHPH thẻ, tên chủ thẻ, thời gian hiệu lực của thẻ, số thẻ, bộ nhớ điện tử (chip). Ngoài ra còn có thể có những yếu tố khác như đặc điểm qui định về tính năng an toàn của thẻ, hình chủ thẻ,…. - Mặt sau của thẻ gồm các yếu tố: dãy băng từ, băng chữ ký của chủ thẻ hoặc có thêm các lưu ý trong việc dùng thẻ, tên, địa chỉ và số điện thoại Trung Tâm dịch vụ khách hàng của ngân hàng phát hành. 1.1.2.3Phân loại thẻ thanh toán(2) Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam, có rất nhiều loại thẻ khác nhau, với những đặc điểm cũng như công dụng rất đa dạng và phong phú. Từ đó thẻ có thể phân loại theo một số tiêu chí sau: - Phân loại theo công nghệ sản xuất, có ba loại thẻ: Thẻ khắc chữ nổi, thẻ băng từ (Magnetic stripe) và thẻ thông minh hay còn gọi là Smart Card - thẻ Chip. - Phân loại theo phạm vi sử dụng, có hai loại thẻ: Thẻ nội địa và thẻ quốc tế. - Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ, có hai loại thẻ: Thẻ tín dụng (Credit Card) và thẻ ghi nợ (Debit card). - Phân loại theo chủ thể phát hành, có hai loại thẻ: Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card) và thẻ do tổchức phi ngân hàng phát hành. - Phân loại theo hạn mức tín dụng, có ba loại thẻ: Thẻ vàng (Gold card), thẻ chuẩn (Classic card) và Thẻ Bạch Kim ( Platinum Card). 1.1.3 Các chủ thể tham gia trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ 1.1.3.1Tổ chức thẻ Quốc Tế ( Card Association) (2) Trầm Thị Xuân Hương và các tác giả khác (2012), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, trang 241-242
  16. 4 Tổchức thẻquốc tếlà Hiệp hội các tổchức tài chính tín dụng, tham gia cấp phép thành viên cho ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán thẻquốc tế. Một sốtổchức thẻquốc tếhiện nay như: Tổchức thẻVisa, Tổchức Mastercard, Công ty thẻAmerican Express, Công ty thẻJCB, Công ty thẻDiners Club. Tổchức thẻquốc tếcó nhiệm vụ đứng ra tổchức liên kết các thành viên, cung cấp mạng lưới viên thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh toán thẻ, đặt ra các qui định bắt buộc các thành viên phải tuân theo, thống nhất thành một hệthống toàn cầu. Bất cứngân hàng nào hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thẻthanh toán quốc tế đều phải gia nhập vào tổ chức thẻquốc tế. Tổchức thẻquốc tế đồng thời cũng là trung tâm xửlý, cấp phép và thanh toán của các thành viên. 1.1.3.2Ngân hàng phát hành thẻ Ngân hàng phát hành thẻ là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ. Đối với thẻ nội địa NHPH thẻ phải có năng lực tài chính, không vi phạm pháp luật, đảm bảo hệ thống trang thiết bị phù hợp tiêu chuẩn an toàn cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chuyên môn để vận hành và quản lý. Đối với thẻ quốc tế, NHPHT phải được NHNN cấp giấy phép hoạt động ngoại hối và cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tếvà phải là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế.NHPH chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán sau cùng với chủ thẻ. Để việc phát hành thẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao, NHPH phải là NH có uy tín trong nước cũng như quốc tế. 1.1.3.3Chủ thẻ Chủ thẻ có thể là cá nhân hoặc là người được các công ty ủy quyền, chỉ có chủ thẻ mới có quyền sử dụng thẻ đứng tên mình để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hay rút tiền mặt trong giới hạn quy định, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. - Chủ thẻ chính: Là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên thỏa thuận về việc sử dụng thẻ với tổ chức phát hành thẻ và có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đó.
  17. 5 - Chủ thẻ phụ: Là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ theo thỏa thuận về việc sử dụng thẻ giữa chủ thẻ chính và tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ chính sẽ chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ của chủ thẻ phụ. 1.1.3.4Ngân hàng thanh toán thẻ Ngân hàng thanh toán thẻ là ngân hàng chỉ làm chức năng trung gian thanh toán giữa chủ thẻ và NHPHT. NHTTT nhận thanh toán thẻ qua mạng lưới các Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) đã ký hợp đồng thanh toán thẻ. Khi tham gia thanh toán thẻ, NHTTT thu đuợc các khoản phí chiết khấu đại lý, đồng thời cung cấp các dịch vụ đại lý cho ĐVCNT như dịch vụ thấu chi, xử lý tổng kết, giải quyết khiếu nại, thắc mắc cho các ĐVCNT. Nếu ngân hàng này chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế thì phải là thành viên chính thức hoặc liên kết của tổ chức thẻ quốc tế. 1.1.3.5Đơn vị chấp nhận thẻ Là những đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với NHTTT hoặc với NHPHT. ĐVCNT có thể là nhà hàng, khách sạn, sân bay, cửa hàng, siêu thị hay các đơn vị ứng tiền mặt, các ngân hàng đại lý. ĐVCNT có thể được trang bị máy cấp phép tự động (EDC), máy cà tay hóa đơn thẻ(imprinter) đểthực hiện xin cấp phép và thanh toán thẻ. Sau khi ký hợp đồng, đơn vị chấp nhận thẻ phải tuân theo các qui định về thanh toán thẻ của ngân hàng thanh toán. 1.1.3.6Trung Tâm Thẻ Trung tâm thẻ là phòng quản lý thẻ trung ương, đại diện của các NH trong quan hệ đối ngoại trực tiếp về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ với các tổ chức thẻ quốc tế và các ngân hàng khác. Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động phát hành, cấp phép, tra soát thanh toán thẻvà quản lý rủi ro. Đồng thời là trung tâm điều hành và thanh toán thẻ giữa các chi nhánh trong hệ thống của ngân hàng. 1.1.4 Quy trình phát hành, chấp nhận và thanh toán thẻ 1.1.4.1Quy trình phát hành thẻ
  18. 6 Sơ đồ 1.1: Quy trình phát hành thẻ Bước 1: Khách hàng đến NHPH đăng ký sửdụng thẻ. Bước 2: NHPH tiếp nhận hồsơ. Bước 3: NHPH kiểm tra hồsơ, thẩm định hạn mức tín dụng đối với thẻ tín dụng. Bước 4: NHPH xửlý dữliệu của chủthẻvào hệthống quản lý thẻ. Bước 5: NHPH tiến hành phát hành thẻ. Bằng kỹthuật riêng, các thông tin cần thiết vềchủthẻ được in lên bềmặt thẻvà được mã hoá, đồng thời ấn định mã pin cho chủthẻ. Bước 6: NHPH giao nhận thẻ, mã pin và hướng dẫn khách hàng sửdụng thẻ. 1.1.4.2Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ Đối với các loại thẻ khác nhau, cơ chế, phương thức và thậm chí là qui trình thanh toán có thể có một số khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung đều có những điểm giống nhau cơ bản. *Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ trực tiếp tại đơn vị chấp nhận thẻ thông qua ngân hàng thanh toán
  19. 7 Sơ đồ 1.2:Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ trực tiếp tại đơn vị chấp nhận thẻ thông qua ngân hàng thanh toán Bước 1: Chủthẻ đến đơn vịchấp nhận thẻthực hiện giao dịch. Bước 2: ĐVCNT đưa thẻvào máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ đểnhập thông tin, thông tin này được gửi qua mạng thanh toán đến trung tâm xửlý của tổchức thẻquốc tế đểxác định điều kiện thanh toán của thẻ, đồng thời đây cũng là bước ĐVCNT xin cấp phép. Bước 3: Khi thẻ được xác nhận có đủ điều kiện thanh toán, TCTQT sẽcấp phép. Bước 4: ĐVCNT cung cấp hàng hoá dịch vụ cho chủthẻ. Bước 5: ĐVCNT gửi hóa đơn, chứng từ đến NHTT đểthanh toán. Đồng thời NHTT truyền dữ liệu vềTCTQT và TCTQT truyền dữliệu đến NHPH. Bước 6: Ngân hàng thanh toán tạm ứng tiền cho đơn vịchấp nhận thẻ. Bước 7: Tổchức thẻquốc tếgửi báo cáo và thu tiền từNHPH. Bước 8: Tổchức thẻ quốc tếgửi báo cáo và thanh toán cho NHTT. Bước 9: Vào một ngày qui định trong tháng, NHPH gửi sao kê cho chủthẻ. Bước 10: Đểtiếp tục sửdụng, chủthẻphải thanh toán các khoản đã chi tiêu bằng thẻtheo qui định cho ngân hàng phát hành.
  20. 8 *Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ thông qua trực tuyến Trước hết, người bán (merchant) tạo lập một tài khoản bán hàng trên mạng (Internet merchant account). Tài khoản bán hàng này người bán có thể đăng ký với NH của người bán, nếu NH có dịch vụnày hoặc với các dịch vụ cung cấp phần mềm xử lý quá trình thanh toán trực tuyến như Cybercash, Paymentnet, Merchant warehouse… Qui trình thanh toán được thực hiện như sau: Bước 1: Người mua có thẻtín dụng (Cardholder) khi quyết định mua hàng sẽnhập các thông tin vềthẻtín dụng như: sốthẻ, mã số bảo mật của thẻ ( CVV2), thời hạn của thẻ, họvà tên chủthẻ, địa chỉ thanh toán trên website,…. Bước 2: Những thông tin này sẽ được chuyển đến cho ngân hàng hay nhà dịch vụcung cấp payment gateway là các Acquirer. Bước 3: Acquirer sẽgửi thông tin vềthẻtới dịch vụcung cấp thẻvà NHPH thẻđểkiểm tra tính hợp lệvà khảnăng thanh toán của thẻ. Bước 4: Nếu mọi điều kiện phù hợp, NHPH thẻsẽgửi thông tin ngược trởvềcho Acquirer, thông tin được giải mã gửi vềcho người bán và việc thanh toán được thực hiện. Bước 5: Tiền sẽ được chuyển từthẻtín dụng của người mua tới tài khoản người bán hàng (merchant account) trên Acquirer, sau đó được chuyển vào tài khoản ngân hàng của người bán. *Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ thông qua hệ thống ATM Sơ đồ 1.3: Quy trình rút tiền tại hệ thống ATM Bước 1: Chủthẻ đưa thẻvào và nhập sốpin. Bước 2: Máy ATM hỏi dữliệu tại trụsởchính NHPH. Bước 3: Nếu hợp lệ, NHPH thông báo vềATM.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2