Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng Công ty sản xuất Schneider Electric Việt Nam
lượt xem 12
download
Mục tiêu chung của nghiên cứu là đánh giá thực trạng, tìm ra các nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại nhà máy sản xuất Schneider Electric, trong đó hướng đến sự chuyển đổi sang chuỗi Cung ứng kỹ thuật số và ứng dụng từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư để tạo lợi thế khác biệt, giúp công ty phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng Công ty sản xuất Schneider Electric Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------- LƯU THANH PHƯƠNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY SẢN XUẤT SCHNEIDER ELECTRIC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------- LƯU THANH PHƯƠNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY SẢN XUẤT SCHNEIDER ELECTRIC VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị Kinh Doanh (Hệ Điều hành cao cấp) Mã ngành số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Đông Phong TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của Thầy GS.TS. Nguyễn Đông Phong. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây. TÁC GIẢ Lưu Thanh Phương
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3 3. Các câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 3 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu......................................................................... 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ............. 6 1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng ............................................................................. 6 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng .............................................................................. 6 1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ................................................................. 7 1.2 Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng ...................................................................... 7 1.3 Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng SCOR .................................................. 9 1.3.1. Kế hoạch...................................................................................................... 10 1.3.2 Cung ứng nguyên vật liệu ............................................................................. 10 1.3.3 Sản xuất ........................................................................................................ 10 1.3.4. Giao hàng .................................................................................................... 11 1.3.5 Trả về ........................................................................................................... 11 1.4 Hệ thống đánh giá, đo lường năng lực chuỗi cung ứng..................................... 11 1.4.1. Mô hình ROF (Resource – Ouput – Flexibility) ........................................... 12 1.4.2. Mô hình Thẻ điểm cân bằng có điều chỉnh BSC .......................................... 13
- 1.4.3. Mô hình SCOR ............................................................................................ 14 1.4.4. So sánh giữa các mô hình đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng và thiết lập chỉ tiêu đo lường theo mô hình SCOR ......................................................................... 19 1.5 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các tác động lên chuỗi cung ứng ... 22 1.5.1 Giới thiệu...................................................................................................... 22 1.5.2 Khái niệm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư............................................... 23 1.5.3 Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 lên Chuỗi cung ứng ............ 24 1.5.4 Công nghệ và ứng dụng của ứng dụng cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực sản xuất ................................................................................................... 26 1.5.5 Năng lực nhân sự đáp ứng chuỗi cung ứng số ............................................... 28 1.5.6 Bài học kinh nghiệm hoạt động chuỗi cung ứng ở công ty Amazon .............. 29 1.5.6.1 Giới thiệu sơ lược về Amazon.................................................................... 29 1.5.6.2 Mô hình hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Amazon ........................... 30 1.5.6.3 Bài học kinh nghiệm .................................................................................. 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT SCHNEIDER ELECTRIC VIỆT NAM .............. 32 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Sản xuất Schneider Electric Việt Nam ......... 32 2.1.1. Giới thiệu về tập đoàn Schneider Electric .................................................... 32 2.1.2 Giới thiệu về Công ty Sản xuất Schneider Electric Việt Nam ........................ 33 2.1.2.1. Lịch sử phát triển công ty ..................................................................... 33 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................... 33 2.1.3 Tình hình kinh doanh của công ty ................................................................. 35 2.1.4 Khái quát về chuỗi cung ứng của công ty SEMV .......................................... 35 2.1.4.1 Mô hình chuỗi cung ứng ........................................................................ 35 2.1.4.2 Các nhà cung cấp ................................................................................... 36 2.1.4.3 Khách hàng............................................................................................ 36 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty Sản xuất Schneider Electric Việt Nam .................................................................................................. 37 2.2.1. Các hoạt động và quy trình chính trong chuỗi cung ứng............................... 37
- 2.2.1.1. Kế hoạch .............................................................................................. 37 2.2.1.2. Cung ứng nguyên vật liệu ..................................................................... 38 2.2.1.3 Sản xuất ................................................................................................. 39 2.2.1.4 Giao hàng .............................................................................................. 40 2.2.1.5 Trả về .................................................................................................... 41 2.2.2. Phân tích các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng......................... 42 2.2.2.1. Độ chính xác dự báo nhu cầu ................................................................ 42 2.2.2.2. Số ngày tồn kho trung bình .................................................................. 43 2.2.2.3. Tỷ lệ giao hàng đúng hạn nhà cung cấp ............................................... 43 2.2.2.4. Mức độ tối ưu năng lực sản xuất .......................................................... 44 2.2.2.5. Thời gian đáp ứng đơn hàng MTO ....................................................... 45 2.2.2.6. Tiết kiệm chi phí sản phẩm .................................................................. 46 2.2.2.7. Tỷ lệ giao hàng đúng hạn tại kho nhà máy ............................................ 47 2.3 Kết quả khảo sát đánh giá của chuyên gia đối với thực trạng chuỗi cung ứng của công ty Sản xuất Schneider Electric Việt Nam....................................................... 48 2.3.1 Ưu điểm ........................................................................................................ 49 2.3.1.1 Nội dung hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty ..................................... 49 2.3.1.2 Về tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện của chuỗi cung ứng ............. 51 2.3.2 Hạn chế ........................................................................................................ 52 2.3.2.1 Về hoạt động của chuỗi cung ứng .......................................................... 52 2.3.2.2 Về tiêu chuẩn đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng................................... 55 2.3.2.3 Khảo sát về đánh giá năng lực nhân sự đáp ứng chuỗi cung ứng số ....... 55 2.4. Một số kết quả khảo sát sự hài lòng khách hàng hàng năm của công ty Schneider Electric Việt Nam ................................................................................. 56 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT SCHNEIDER ELECTRIC VIỆT NAM .............. 59 3.1 Căn cứ chiến lược chuỗi cung ứng tại công ty Sản xuất Schneider Electric Việt Nam ...................................................................................................................... 59 3.1.1 Căn cứ để hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty .......................... 59
- 3.1.2 Định hướng hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty SEMV ........... 59 3.2 Mục tiêu chung của các giải pháp .................................................................... 61 3.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty SEMV ........ 62 3.3.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện hoạt động kế hoạch ................................................. 62 3.3.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện hoạt động cung ứng nguyên vật liệu........................ 64 3.3.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện hoạt động sản xuất .................................................. 66 3.3.4 Giải pháp 4: Hoàn thiện hoạt động giao hàng ................................................ 69 3.3.5 Giải pháp 5: Cải thiện về thời gian giao hàng đúng hạn ................................ 70 3.3.6 Giải pháp 6: Cải thiện chỉ tiêu số ngày tồn kho ............................................. 71 3.3.7 Giải pháp 7: Chuyển đổi năng lực nhân viên thích ứng với chuỗi cung ứng số .............................................................................................................................. 72 3.4 Điều kiện chung thực hiện giải pháp ................................................................ 72 3.5. Lợi ích từ các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng công ty SEMV ................ 73 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục A. Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn Phụ lục B. Bảng câu hỏi phỏng vấn Phụ lục C. Tóm tắt kết quả khảo sát chuyên gia Phụ lục D. Bảng câu hỏi khảo sát sự hài lòng khách hàng Phụ lục E. Bảng thống kê Phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh từ năm 2015 đến năm 2017 Phụ lục F. Bảng thống kê độ chính xác dự báo đơn hàng của các dòng sản phẩm chính năm 2018
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT EDI: Electric Data Interchangce - Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử ERP: Enterprise Resource Planning - Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. JIT: Just In Time - Mô hình cung ứng kịp thời FIFO: First In First Out - Vào trước ra trước RFID: Radio Frequency Identification - Hệ thống định dạng bằng sóng radio MES: Manufactoring Excution Systems - Hệ thống điều hành sản xuất. MRP: Material Requirement Planning - Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MTO: Make to Order – Sản xuất khi có đơn hàng khách hàng cuối MTS: Make to Stock – Sản xuất để tồn MRP: Materia Requirement Planning – Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu OTDM: On time delivery manufacturing - Giao hàng đúng hạn tại kho nhà máy OTDS: On time delivery stock - Giao hàng đúng hạn tại kho trung tâm phân phối SAP: Systems, Applications & Products - Hệ thống ứng dụng trong sản xuất SE: Schneider Electric – tập đoàn mẹ Schneider Electric SEMV: Schneider Electric Manufacturing Vietnam - Nhà máy Sản xuất Schneider Electric Việt Nam SCM: Supply Chain Management - Quản trị chuỗi cung ứng SC: Supply Chain - Chuỗi cung ứng SCOR: Supply Chain Operation Reference – Mô hình tham chiếu chuỗi cung ứng VOC: Voice of Customer - Phản hồi từ khách hàng WIP: Work in progress - Hàng bán thành phẩm
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 0.1. Các chỉ tiêu cung ứng của công ty ........................................................... 3 Bảng 1.1. Mục tiêu đánh giá và tiêu chí trong mô hình ROF.................................. 13 Bảng 1.2. Các thuộc tính hiệu suất của SCOR ....................................................... 16 Bảng 1.3. Những chuẩn đo lường chuỗi cung ứng hiệu quả theo mô hình SCOR ... 17 Bảng 1.4. Bảng so sánh ưu nhược điểm giữa các mô hình ROF, BSC và SCOR .... 20 Bảng 1.5. Các chỉ tiêu đo lường chuỗi cung ứng công ty Schneider Electric .......... 21 Bảng 1.6. Minh họa sử dụng công nghệ cải thiện khả năng hiển thị và ra quyết định .............................................................................................................................. 25 Bảng 2.1. Vai trò chức năng của các phòng ban ..................................................... 34 Bảng 2.2. Bảng thống kê Hiệu suất và thời gian chết trong sản xuất ...................... 40 Bảng 2.3. Bảng thống kê chỉ tiêu và kết quả số ngày tồn kho................................. 43 Bảng 2.4. Bảng thống kê chỉ tiêu giao hàng đúng hạn từ nhà cung cấp .................. 44 Bảng 2.5. Bảng thống kê so sánh giữa nhà cung cấp trong nước và nước ngoài ..... 44 Bảng 2.6. Bảng thống kê Tối ưu hóa chuyền sản xuất ............................................ 45 Bảng 2.7. Bảng theo dõi chỉ tiêu Thời gian đáp ứng đơn hàng MTO ..................... 46 Bảng 2.8. Bảng theo dõi chỉ tiêu giao hàng đúng hạn............................................. 47 Bảng 2.9. Bảng kết quả khảo sát chuyên gia về năng lực hoạt động Kế hoạch ....... 49 Bảng 2.10. Bảng khảo sát chuyên gia về năng lực hoạt động Cung ứng vật liệu .... 50 Bảng 2.11. Bảng kết quả khảo sát chuyên gia về năng lực hoạt động Trả về .......... 51 Bảng 2.12. Bảng kết quả khảo sát chuyên gia về năng lực hoạt động Sản xuất ...... 54 Bảng 2.13. Bảng kết quả khảo sát chuyên gia về năng lực hoạt động Giao hàng .... 54 Bảng 2.14. Bảng khảo sát chuyên gia năng lực nhân sự đáp ứng chuỗi cung ứng số .............................................................................................................................. 56 Bảng 2.15. Kết quả khảo sát sự hài lòng khách hàng ............................................. 57 Bảng 3.1. Giải pháp ngắn hạn cải thiện hoạt động kế hoạch................................... 63 Bảng 3.2. Cải thiện sự cộng tác trong hoạt động kế hoạch qua CPFR .................... 64 Bảng 3.3. Giải pháp cải thiện hiệu suất nhà máy và tối ưu năng lực sản xuất ......... 67 Bảng 3.4. Lợi ích chung của từng giải pháp đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng ... 74
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 0.1 Mô hình tiếp cận cho nghiên cứu giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng ..... 4 Hình 1.1 Quy trình chuỗi cung ứng.......................................................................... 6 Hình 1.2. Cấu trúc hoạt động Chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR......................... 9 Hình 1.3. Liên kết từ Quản trị chuỗi cung ứng đến Thẻ điểm cân bằng .................. 14 Hình 1.4. Mô hình quy trình theo cấp độ trong SCOR ........................................... 15 Hình 1.5. Chín xu hướng công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động chuyển đổi ngành công nghiệp sản xuất ................................................................. 27 Hình 1.6. Các kỹ năng và năng lực thiết yếu trong chuỗi cung ứng số ................... 29 Hình 1.7. Mô hình hoạt động chuỗi cung ứng Amazon .......................................... 30 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức công ty............................................................................. 33 Hình 2.2. Mô hình chuỗi cung ứng công ty ............................................................ 35 Hình 2.3. Sản phẩm và khách hàng của công ty ..................................................... 37 Hình 2.4. Quy trình lập kế hoạch đơn hàng ............................................................ 37 Hình 2.5. Quy trình mua hàng ............................................................................... 38 Hình 2.6. Ma trận quyết định tồn kho .................................................................... 39 Hình 2.7. Quy trình giao hàng ............................................................................... 40 Hình 2.8. Quy trình trả về ...................................................................................... 41 Hình 2.9. Biểu đồ theo dõi Sản phẩm trả về qua các năm....................................... 41 Hình 2.10. Biểu đồ theo dõi độ chính xác dự báo đơn hàng năm 2018 ................... 42 Hình 2.11. Biểu đồ so sánh mức tăng chi phí và tăng trưởng doanh thu ................. 47 Hình 3.1. Biểu đồ kết quả phỏng vấn chuyên gia về mức độ quan trọng của thuộc tính hiệu suất đối với chuỗi cung ứng công ty SEMV ................................................... 60 Hình 3.2. Biểu đồ đánh giá về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đo lường đối với chuỗi cung ứng công ty SEMV .............................................................................. 61
- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY SẢN XUẤT SCHNEIDER ELECTRIC VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong suốt lịch sử 18 năm hoạt động sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng, công ty Sản xuất Schneider Electric Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao với trung bình đến 18%/năm. Tuy nhiên các chỉ số đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng những năm gần đây phản ánh kết quả thiếu ổn định hoặc không đạt chỉ tiêu. Trong bối cảnh sự cạnh tranh gay gắt cùng sự phát triển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng số, đặt ra yêu cầu cho công ty cần phải đánh giá thực trạng của chuỗi cung ứng, tìm ra nguyên nhân cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của mình. Đề tài thông qua mô hình hoạt động chuỗi cung ứng SCOR cùng hệ thống đo lường năng lực thực hiện đã đánh giá về thực trạng của chuỗi cung ứng công ty. Đề tài cũng đặt vấn đề tìm hiểu về các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư góp phần hình thành lên chuỗi cung ứng số, với mục đích là nhằm đưa ra các đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng một cách toàn diện và có tính chiến lược lâu dài, phát triển bền vững dựa trên lợi thế cạnh tranh từ việc tận dụng ưu thế công nghệ. Kết quả đạt được của đề tài là các đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng trong ngắn hạn và dài hạn, có tính khả thi cao và phù hợp với định hướng chiến lược của công ty. Từ khóa: Chuỗi cung ứng, đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng, SCOR, cách mạng công nghiệp 4.0, chuỗi cung ứng số …
- SOLUTIONS TO IMPROVE THE SUPPLY CHAIN IN SCHNEIDER ELECTRIC MANUFACTURING VIET NAM ABSTRACT During the 18-year history of manufacturing and supply chain development, Schneider Electric Manufacturing Vietnam has achieved a high growth with an average of 18% per year. However, indicators that supply chain performance measurement in recent years was reflected unstable and unsatisfactory results. In the context of hard competition and strong development of the digital supply chain, it is required for the company to assess the situation of the supply chain, find out the causes as well as solutions to improve the efficiency of supply chain. The thesis through the supply chain operation model SCOR and the performance measurement have evaluated the current situration of the company. The thesis is also looking for understanding on effection of the fourth industrial revolution to supply chain today, as it has been contributed to the creation of the digital supply chain. The purpose is to provide solutions to improve supply chain in a comprehensive and long-term strategy, sustainable development based on a distinct competitive advantage from utilizing technology. The results are solutions to improve the supply chain in the short term and long term, highly feasibility and in accordance with the strategic direction of the company. Key words: Supply chain, measurement supply chain performance, SCOR, industry 4.0, digital supply chain…
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những thập kỷ vừa qua, thế giới chứng kiến sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của các ngành khoa học kỹ thuật, trong đó nổi bật lên là các ứng dụng số hóa dựa trên nền tảng của mạng Internet toàn cầu. Các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật dựa trên nền tảng số hóa đã tác động một cách sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực, từ các lĩnh vực như viễn thông, ngân hàng cho đến các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Với việc các điểm nút trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ cung ứng nguyên vật liệu, nhà máy sản xuất, trung tâm phân phối cho đến người tiêu dùng cuối được kết nối với nhau thông qua nền tảng công nghệ số, cho phép nhà sản xuất có thể tối ưu hóa nguồn lực và đáp ứng nhanh chóng, chính xác hơn đến nhu cầu khách hàng. Xu hướng trực tuyến các nhu cầu khách hàng, minh bạch hóa trong thông tin hàng hóa và cá nhân hóa trong mua sắm đã dẫn đến hàng loạt các đòi hỏi chuỗi cung ứng phải nhanh hơn, linh hoạt hơn, chính xác hơn, chi tiết hơn với hiệu quả cao. Tất cả các chức năng của chuỗi cung ứng phải đảm bảo được tích hợp tốt từ các nhà cung cấp tới khách hàng, các quyết định từ lập kế hoạch, phân tích và dự báo nhu cầu, vận hành tích hợp, quản lý tồn kho, chăm sóc khách hàng được thực hiện xuyên suốt toàn chuỗi từ điểm đầu đến điểm cuối. Theo nhóm tác giả Hans, Burak và Tamer (2015) trong bài viết “Sự tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 lên Chuỗi cung ứng” cho rằng: Quá trình số hóa ngày càng tăng và sự tăng trưởng theo cấp số mũ của dữ liệu tác động mạnh mẽ lên Chuỗi cung ứng. Các tác giả thông qua nghiên cứu của mình đã kết luận rằng “Tác động lớn nhất đến cấu trúc của chuỗi cung ứng liên quan đến khái niệm Giao vận thông minh và Nhà máy thông minh. Toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ bị ảnh hưởng từ quan điểm về cấu trúc và công nghệ, vì tất cả các hoạt động chuỗi cung ứng đều trải qua quá trình số hoá”. Đứng trước xu hướng chuyển đổi số hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ, việc áp dụng các sáng kiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư vào sản xuất và
- 2 cung ứng sẽ giúp đạt được các yêu cầu của Chuỗi cung ứng một cách tốt nhất, tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Công ty Sản xuất Schneider Electric Việt Nam với tiền thân là công ty TNHH Clipsal Việt Nam đã có 18 năm thành lập và phát triển tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động sản xuất, công ty đã chú trọng đến việc áp dụng quy trình Sản xuất tinh gọn và ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong việc dự báo đơn hàng, lập kế hoạch cung ứng linh kiện vào sản xuất, hệ thống lập lịch kế hoạch sản xuất và xuất hàng đồng bộ. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt được rất cao 18%/năm đã giúp Schneider Electric Việt Nam trở thành một trong những công ty có mức tăng trưởng ấn tượng trong toàn bộ 210 nhà máy của tập đoàn, góp phần cùng công ty mẹ Schneider Electric tăng bậc liên tục trong bảng xếp hạng Cung ứng toàn cầu Gartner qua các năm. Tuy vậy, theo số liệu thống kê qua các năm của Phòng Cung ứng công ty cho thấy, các chỉ số phản ánh kết quả thiếu ổn định, có những chỉ tiêu nhiều năm chưa đạt được mong đợi. Một số những nguyên nhân được chỉ ra như tính liên kết trong toàn chuỗi cung ứng còn chưa đồng bộ, độ chính xác dự báo đơn hàng chưa chính xác, thiếu một hệ thống hỗ trợ tốt thu thập thông tin, phối hợp thông tin và triển khai hành động ở tất cả các điểm nút trong chuỗi cung ứng, năng suất nhà máy còn chưa cao cũng như còn nhiều hạn chế về năng lực nhân sự. Trong bối cảnh của sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự chậm trễ trong Cung ứng tại nhà máy có thể dẫn đến suy yếu sức cạnh tranh so với đối thủ và khách hàng không hài lòng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của công ty. Điều này đặt ra nhu cầu bức thiết cần tìm hiểu thực trạng của chuỗi cung ứng, tìm ra nguyên nhân cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng công ty.
- 3 Bảng 0.1. Các chỉ tiêu cung ứng của công ty Chỉ số Mục tiêu 2015 2016 2017 Giao hàng đúng hạn đến Kho 95% 90% 90% 88% nhà máy (%) Giao hàng đúng hạn đến Kho 90% 92% 90% 83% phân phối (%) Số lượng đơn hàng trễ
- 4 - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Sản xuất Schneider Electric Việt Nam 5. Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu là đánh giá thực trạng của chuỗi cung ứng công ty Schneider Electric Việt Nam trên cơ sở xem xét đánh giá tổng thể hiệu quả hoạt động của các thành phần tham gia trong chuỗi, từ đó phân tích và đề ra giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng. Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau: Đo lường hiệu quả hoạt động Các yếu tố bên ngoài chuỗi cung ứng theo SCOR Xu hướng Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng: - Kế hoạch Chuyển đổi Số hóa - Cung ứng - Sản xuất - Giao hàng Chuyển đổi năng lực - Trả về nhân sự Chiến lược của chuỗi cung ứng công ty Hình 0.1 Mô hình tiếp cận cho nghiên cứu giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng công ty SEMV Nguồn: Tác giả Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp mô tả: Mô tả hoạt động hiện tại của công ty Sản xuất Schneider Electric Việt Nam - Phương pháp thống kê, phân tích: phân tích tình hình hoạt động hiện tại của công ty, trên cơ sở các chỉ số đo lường KPI.
- 5 - Phương pháp điều tra: Điều tra ý kiến chuyên gia nhằm đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi cung ứng công ty, những vấn đề mang tính tổng quát như năng lực hệ thống, mức độ quan trọng của các thuộc tính của chuỗi cung ứng, mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện. Ngoài ra, phương pháp điều tra cũng nhằm đánh giá năng lực nhân sự để đáp ứng đòi hỏi chuyển đổi sang chuỗi cung ứng số. Phương pháp thu thập dữ liệu: bài nghiên cứu lấy dữ liệu từ hai nguồn: - Nguồn dữ liệu thứ cấp: thu thập từ website và các báo cáo nội bộ của công ty - Nguồn dữ liệu sơ cấp: thu thập thông qua phỏng vấn chuyên gia. Đối tượng là các Trưởng bộ phận hiện đang làm việc tại công ty Schneider Electric Việt Nam và một số Giám đốc cấp Vùng phụ trách chuyên môn. Số lượng đáp viên: 7 người có danh sách kèm theo trong phụ lục A. Phương pháp phỏng vấn được thực hiện là phương pháp đánh giá chuyên gia. Bảng câu hỏi phục vụ khảo sát được nêu trong phụ lục B.
- 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng 1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng Thuật ngữ “Quản trị chuỗi cung ứng” được đề xuất bởi các nhà tư vấn đầu những năm 1980 và khởi đầu cho việc phát triển các nội dung của quản trị chuỗi cung ứng một cách ổn định. Có nhiều định nghĩa khác nhau cho cả Chuỗi cung ứng và Quản trị chuỗi cung ứng: Từ điển CSCMP (Council of Supply Chain Management Professionals) đã định nghĩa: Chuỗi cung ứng như là các quy trình từ nguyên vật liệu ban đầu đến tiêu dùng thành phẩm sau cùng được liên kết dọc theo nhà cung cấp đến người sử dụng; các chức năng bên trong và bên ngoài một công ty cho phép chuỗi giá trị để tạo thành sản phẩm và cung cấp dịch vụ đến khách hàng (Kate, 2013) Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng. (Chopra Sunil và Meindl, 2001). Theo Beamon (1998), quy trình chuỗi cung ứng được thể hiện như sau: Hình 1.1 Quy trình chuỗi cung ứng Nguồn: Beamon (1998)
- 7 1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng Theo tác giả Michael (2011): “Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp của sản xuất, hàng tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các bên tham gia trong một chuỗi cung ứng để đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa phản ứng với thị trường và hiệu quả kinh doanh để phục vụ thị trường tốt nhất”. Theo Hội đồng các chuyên gia quản trị Chuỗi cung ứng (The Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP, 2013) đã định nghĩa: “Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm lập kế hoạch và quản trị các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng, mua hàng, chuyển đổi và tất cả các hoạt động quản trị giao vận. Điều quan trọng là sự phối kết hợp với các kênh đối tác như là nhà cung cấp, kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba và khách hàng. Điều cốt lõi đó là quản trị chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung ứng và nhu cầu bên trong và dọc theo các chức năng của tổ chức. Các hoạt động chuỗi cung ứng bao gồm: phát triển sản phẩm, tìm nguồn cung ứng, sản xuất, hậu cần cũng như các hệ thống thông tin cần thiết để điều phối các hoạt động này”. (Kate, 2013, trang 187) Như vậy, quản trị chuỗi cung ứng chính là sự phối hợp, quản lý và cộng tác giữa các khâu trong quá trình cung ứng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất. 1.2 Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng Vào những năm 1950 và 1960, hầu hết các nhà sản xuất đều nhấn mạnh đến sản xuất hàng loạt nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất đơn vị như là chiến lược vận hành chính, với rất hạn chế các dạng sản phẩm và sự linh hoạt của quy trình. Sản phẩm mới phát triển chậm và tùy thuộc phần lớn vào công nghệ và năng lực nội tại của nhà sản xuất. Các điểm nghẽn trong vận hành được làm giảm bớt bằng cách tăng tồn kho giữa các công đoạn (bán thành phẩm), dẫn đến làm tăng chi phí vào việc lưu kho bán thành phẩm. Những năm 1970, hệ thống cung ứng với sự ra đời của hệ thống Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP – Material Requirement Planning – cho phép nhà sản xuất có thể theo dõi dòng luân chuyển nguyên vật liệu. Các nhà quản lý nhận ra sự
- 8 tác động lớn của tồn kho bán thành phẩm lên chi phí sản xuất, chất lượng, phát triển sản phẩm mới và thời gian giao hàng. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty toàn cầu vào những năm 1980 là động lực cho các nhà sản xuất tìm kiếm giải pháp chi phí thấp, chất lượng cao và tăng tính linh hoạt trong thiết kế. Các nhà sản xuất đã tối ưu hóa bằng JIT – Just In Time và các sáng kiến quản lý khác để cải thiện hiệu quả sản xuất và rút ngắn thời gian. JIT yêu cầu nguyên vật liệu và thành phẩm phải đúng thời điểm, đúng nơi và đúng số lượng. Môi trường sản xuất áp dụng JIT đòi hỏi rất ít tồn kho dự phòng, các nhà sản xuất bắt đầu nhận ra lợi ích và tầm quan trọng của chiến lược phối kết hợp trong mối quan hệ nhà cung cấp và khách hàng. Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống MRP II – Manufacturing Resource Planning – Hoạch định nguồn lực sản xuất có nhiều bước phát triển vượt bậc. MRP II cho phép Doanh nghiệp kiểm soát và liên kết các hoạt động từ kế hoạch nguyên vật liệu đến kế hoạch sản xuất. Sự cạnh tranh toàn cầu vào những năm 1990 đã thách thức toàn bộ các công ty về cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng nơi, đúng thời điểm với chi phí thấp. Các công ty nhận ra sẽ là không đủ nếu chỉ cải tiến hiệu suất nội tại, mà toàn bộ chuỗi cung ứng phải thực sự cạnh tranh. Sự ra đời của Internet, hệ thống trao đổi thông tin điện tử EDI – Electronic Data Resource và hệ thống quản trị tài nguyên Doanh nghiệp ERP – Enterprice Resource Planning đã hỗ trợ cho sự phát triển vượt bậc của chuỗi cung ứng. Sự am hiểu và thực hành quản trị chuỗi cung ứng trở thành yêu cầu thiết yếu cho việc giữ tính cạnh tranh trong thị trường toàn cầu. Ngày nay, dưới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, Internet băng thông rộng, quá trình Số hóa và sự tăng trưởng theo cấp số mũ của dữ liệu tác động mạnh mẽ lên toàn bộ Chuỗi cung ứng. Việc ứng dụng các sáng kiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đã tác động đáng kể làm thay đổi tương lai của Chuỗi cung ứng. Chi tiết về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và tác động đến Chuỗi cung ứng sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1475 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 605 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 625 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 409 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 355 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 244 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 260 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 16 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn