intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết của Công ty TNHH Nam Giao đến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài phân tích các vấn đề tồn tại trong hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết của công ty TNHH Nam Giao trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết của công ty TNHH Nam Giao đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết của Công ty TNHH Nam Giao đến năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN NGỌC YẾN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HÓA CHẤT TINH KHIẾT CỦA CÔNG TY TNHH NAM GIAO ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN NGỌC YẾN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HÓA CHẤT TINH KHIẾT CỦA CÔNG TY TNHH NAM GIAO ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng nghề nghiệp) Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết của công ty TNHH Nam Giao đến năm 2020” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Diệp. Các số liệu trong bài là trung thực, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. Tác giả luận văn. Trần Ngọc Yến
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 5. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 3 Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN PHỐI ................................... 4 1.1. Khái quát về hoạt động phân phối ............................................................ 4 1.1.1. Khái niệm phân phối .................................................................................... 4 1.1.2. Các nội dung cơ bản của hoạt động phân phối ............................................. 4 1.2. Đặc điểm của phân phối hàng công nghiệp .............................................. 9 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối ...................................... 9 1.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ............................................................ 10 1.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ............................................................ 11 1.4. Các công cụ để hình thành và lựa chọn giải pháp .................................. 13 1.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ............................................. 13 1.4.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh....................................................................... 14 1.4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) ................................................... 14 1.4.4. Ma trận kết hợp SWOT .............................................................................. 15 Chương 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HÓA CHẤT TINH KHIẾT CỦA CÔNG TY TNHH NAM GIAO TRONG THỜI GIAN
  5. QUA 18 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Nam Giao .................................................. 18 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. 18 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động .................................................................................... 20 2.1.3. Sản phẩm kinh doanh ................................................................................. 20 2.1.4. Đối tác và khách hàng của công ty ............................................................. 21 2.1.5. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 21 2.2. Đặc điểm thị trường hóa chất tinh khiết tại Việt Nam........................... 24 2.2.1. Đặc điểm sản phẩm hóa chất tinh khiết ...................................................... 24 2.2.2. Đặc điểm thị trường hóa chất tinh khiết ..................................................... 26 2.3. Giới thiệu về sản phẩm hóa chất tinh khiết RCI Labscan ..................... 27 2.3.1. Giới thiệu về tập đoàn RCI Labscan .......................................................... 27 2.3.2. Giới thiệu về sản phẩm hóa chất tinh khiết RCI Labscan ........................... 28 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nam Giao từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2015 ................................................................................ 29 2.5. Thực trạng hoạt động phân phối của công ty TNHH Nam Giao trong thời gian qua 31 2.5.1. Các quyết định phân phối........................................................................... 31 2.5.2. Hệ thống kênh phân phối ........................................................................... 39 2.5.3. Đánh giá chung về hoạt động phân phối qua ma trận IFE .......................... 42 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối .................................... 44 2.6.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ............................................................ 44 2.6.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ............................................................ 52 2.6.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối qua ma trận EFE 63 Chương 3 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI HÓA CHẤT TINH KHIẾT CỦA CÔNG TY TNHH NAM GIAO ĐẾN NĂM 2020 67 3.1. Mục tiêu của công ty TNHH Nam Giao đến năm 2020. ......................... 67 3.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 67
  6. 3.1.2. Mục tiêu đối với sản phẩm RCI Labscan.................................................... 67 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết của công ty TNHH Nam Giao đến năm 2020 .................................................................... 67 3.2.1. Hình thành các giải pháp qua phân tích SWOT .......................................... 67 3.2.2. Lựa chọn giải pháp theo SO, ST, WO và WT ............................................ 70 3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 80 3.3.1. Đối với công ty TNHH Nam Giao ............................................................. 80 3.3.2. Đối với nhà cung cấp RCI Labscan ............................................................ 80 3.3.3. Đối với cơ quan Chính phủ ........................................................................ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Ủy Ban Nhân Dân TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TM: Thương mại m: mét ML: mililít L: lít G: gam KG: kilôgam STT: Số thứ tự
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Nam Giao từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2015 ........................................................................ 30 Bảng 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho hóa chất tinh khiết RCI Labscan của công ty TNHH Nam Giao giai đoạn 2012-2014 ........ 36 Bảng 2.3. Ma trận IFE ........................................................................ 43 Bảng 2.4. Một số văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực hóa chất ..................... 57 Bảng 2.5. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................. 61 Bảng 2.6. Ma trận EFE ........................................................................ 64 Bảng 3.1. Ma trận SWOT ........................................................................ 69
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Kênh phân phối hàng tiêu dùng .............................................................. 5 Hình 1.2. Kênh phân phối hàng công nghiệp ......................................................... 6 Hình 2.1. Logo công ty TNHH Nam Giao ........................................................... 19 Hình 2.2. Hóa chất công nghiệp ........................................................................... 20 Hình 2.3. Hóa chất tinh khiết ............................................................................... 21 Hình 2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Nam Giao............................. 22 Hình 2.5. Logo Tập đoàn RCI Labscan................................................................ 28 Hình 2.6. Sơ đồ quy trình xử lý đơn hàng của công ty TNHH Nam Giao............. 33 Hình 2.7. Sơ đồ kênh phân phối hóa chất tinh khiết RCI Labscan ........................ 38 Hình 2.8. Giao diện website www.namgiaocorp.com .......................................... 50 Hình 2.9. Quá trình thâm nhập thị trường Việt Nam của Merck ........................... 60 Hình 3.1. Sơ đồ giải pháp bố trí kho hàng RCI Labscan ...................................... 79
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng doanh thu, chi phí bán hàng và lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH Nam Giao trong giai đoạn 2012 – 2014 ........ 30 Biểu đồ 2.2. Ý kiến đánh giá của khách hàng đối với tốc độ xử lý đơn hàng, sự sẵn có của hàng hóa và tốc độ giao hàng của công ty TNHH Nam Giao ... 34 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu doanh thu hóa chất tinh khiết theo kênh phân phối của công ty TNHH Nam Giao giai đoạn 2012-2014................................................. 40 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu doanh thu hóa chất tinh khiết theo thị trường phân phối của công ty TNHH Nam Giao giai đoạn 2012-2014 ........................................ 42 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu số lượng bán theo lít của các dòng sản phẩm RCI Labscan giai đoạn 2012 – 2014 ....................................................................... 47
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công ty TNHH Nam Giao được thành lập vào năm 2003 với vai trò đại diện thương mại cho các nhà sản xuất hóa chất quốc tế nhằm phân phối các sản phẩm hóa chất tại thị trường Việt Nam. Công ty bước đầu hoạt động với quy mô nhỏ, chủ yếu thông qua mạng lưới quan hệ khách hàng thân thuộc. Từ năm 2010, nhận thấy tiềm năng phát triển của thị trường sản phẩm hóa chất tại Việt Nam, ban lãnh đạo công ty bắt đầu chú trọng mở rộng quy mô kinh doanh, tái cơ cấu tổ chức, hướng đến cải thiện các hoạt động phân phối nhằm đưa công ty thoát khỏi quy mô kinh doanh kiểu gia đình nhỏ lẻ, với mong muốn trở thành nhà đại diện thương mại chuyên nghiệp hơn và nâng cao uy tín công ty trên thị trường phân phối hóa chất tại Việt Nam. Với vai trò là nhà đại diện thương mại, Nam Giao chỉ giữ vai trò môi giới giữa nhà sản xuất và khách hàng công nghiệp tại Việt Nam. Đến năm 2012, Nam Giao bắt đầu chuyển sang nhập khẩu và phân phối đối với một số sản phẩm, đặc biệt là hóa chất tinh khiết. Lý do là trước đó, Nam Giao giữ vai trò cầu nối cho nhà sản xuất và khách hàng là nhà phân phối công nghiệp tại Việt Nam, dẫn đến sự phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm từ phía nhà phân phối. Trong khi đó, thị trường hóa chất tinh khiết tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển, để mở rộng thị trường và nắm quyền chủ động về hoạt động phân phối, Nam Giao quyết định tự nhập khẩu sản phẩm, thiết lập hệ thống kho bãi, thực hiện công tác lưu kho, vận chuyển nhưng vẫn giữ vai trò là đối tác độc quyền của nhà sản xuất. Việc phân phối sản phẩm hóa chất đòi hỏi sự tuân thủ các quy định về an toàn trong quá trình lưu kho, vận chuyển, xử lý hóa chất cũng như phải dự báo nhu cầu nhập khẩu, theo dõi, kiểm soát hàng tồn kho,… Nam Giao vẫn trong giai đoạn đầu thiết lập và ổn định hệ thống kho bãi và công tác kho vận, vì vậy vẫn còn nhiều vấn đề về hoạt động phân phối cần được cải thiện. Nhằm tìm hướng giải quyết vấn đề thực tiễn và cần thiết cho sự phát triển
  12. 2 của công ty TNHH Nam Giao, tôi quyết định chọn đề tài luận văn thạc sĩ là “Giải pháp hoàn hiện hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết của công ty TNHH Nam Giao đến năm 2020”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích các vấn đề tồn tại trong hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết của công ty TNHH Nam Giao trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết của công ty TNHH Nam Giao đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết của công ty TNHH Nam Giao. Phạm vi nghiên cứu: công ty phân phối hai nhóm sản phẩm hóa chất chủ yếu là hóa chất công nghiệp và hóa chất tinh khiết. Trong bài luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu về hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết. Đối tượng khảo sát: khách hàng hiện tại của công ty, ý kiến của các chuyên gia. Danh sách khách hàng và danh sách chuyên gia được trình bày ở các phụ lục. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2015 đến tháng 10/2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Nguồn dữ liệu dùng cho nghiên cứu: Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu do tác giả thu thập từ cuộc phỏng vấn khảo sát khách hàng hiện tại của công ty, ý kiến của các chuyên gia. Dữ liệu thứ cấp: số liệu từ các báo cáo, thống kê của công ty TNHH Nam Giao, thông tin trên báo chí, các trang mạng, các bài nghiên cứu được ghi rõ nguồn trích dẫn. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập thông tin: nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận nhóm với chuyên gia để cho ra bảng câu hỏi khảo sát khách hàng về hoạt động Marketing Mix của công ty. Nghiên cứu định lượng bằng cách phỏng vấn trực tiếp khách hàng hiện tại của công ty. Sau khi khảo sát, tác giả chọn ra vài khách hàng để tiến hành phỏng
  13. 3 vấn sâu nhằm hiểu rõ hơn ý kiến đánh giá của họ đối với hoạt động Marketing Mix của công ty. Ngoài ra, tác giả tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đánh giá thực trạng hoạt động phân phối của công ty, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối và khả năng cạnh tranh của công ty. Tác giả phỏng vấn tay đôi nhằm tham khảo ý kiến của chuyên gia khi lựa chọn và đề xuất giải pháp. Xử lý thông tin: tác giả xử lý dữ liệu thông qua Microsoft Excel. Tác giả phân tích số liệu dựa trên phương pháp thống kê mô tả. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương với nội dung chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân phối. Chương 2: Thực trạng hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết của công ty TNHH Nam Giao trong thời gian qua. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối hóa chất tinh khiết của công ty TNHH Nam Giao đến năm 2020.
  14. 4 Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN PHỐI Mục tiêu chương 1: - Tìm hiểu lý thuyết về hoạt động phân phối. - Tìm hiểu đặc điểm của phân phối hàng công nghiệp. - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến phân phối. 1.1. Khái quát về hoạt động phân phối 1.1.1. Khái niệm phân phối Phân phối là quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau. 1.1.2. Các nội dung cơ bản của hoạt động phân phối 1.1.2.1. Kênh phân phối Vai trò của phân phối là đưa sản phẩm đến thị trường mục tiêu. Phân phối làm cho cung cầu ăn khớp với nhau. Việc sản xuất một sản phẩm rồi chuyển tới người mua đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng mối quan hệ tốt không chỉ với người tiêu dùng mà còn phải gắn kết với nhà cung cấp và các trung gian phân phối, tạo thành mạng lưới chuyển giao giá trị tới khách hàng. Khái niệm về kênh phân phối: Kênh phân phối được hiểu là “một tập hợp các mối quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.” (Trương Đình Chiến, 2010, trang 374). Chức năng của kênh phân phối Chức năng cơ bản của các kênh phân phối là đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng với đúng mức giá họ có thể mua, đúng chủng loại họ cần, đúng thời gian và địa điểm như họ yêu cầu. Từ đó ta thấy, các kênh phân phối đã giải quyết 3 mâu thuẫn cơ bản giữa sản xuất và tiêu dùng, đó là: − Mâu thuẫn giữa nhu cầu đa dạng nhưng với số lượng ít của người tiêu dùng với sản xuất một loại sản phẩm cụ thể nhưng với số lượng lớn. − Mâu thuẫn giữa sản xuất tập trung tại một địa điểm nhưng người tiêu
  15. 5 dùng phân bố rộng khắp hoặc ngược lại. − Mâu thuẫn giữa thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng không trùng khớp nhau. Cấu trúc kênh phân phối Theo Trương Đình Chiến (2010), cấu trúc kênh được xác định bằng số lượng cấp độ trung gian trong kênh. Nhà Nhà Nhà Nhà Nhà sản sản sản sản sản xuất xuất xuất xuất xuất Đại lý Người Người bán Đại lý bán buôn buôn Người Người Người Người bán bán bán bán lẻ lẻ lẻ lẻ Người Người Người Người Người tiêu tiêu tiêu tiêu tiêu dùng dùng dùng dùng dùng Hình 1.1. Kênh phân phối hàng tiêu dùng
  16. 6 Nhà Nhà Nhà Nhà sản sản sản sản xuất xuất xuất xuất Đại lý Người Người phân phân Đại lý phối phối công công nghiệp nghiệp Người Người Người Người sử sử sử sử dụng dụng dụng dụng công công công công nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp Hình 1.2. Kênh phân phối hàng công nghiệp Số lượng trung gian chính là độ dài của một kênh. Kênh phân phối trực tiếp là kênh không có tầng trung gian, doanh nghiệp trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng. Kênh phân phối có chứa một hay nhiều trung gian là kênh gián tiếp.
  17. 7 Kênh phân phối hàng tiêu dùng (hình 1.1) thường là kênh gián tiếp, trong khi kênh trực tiếp thường được sử dụng trong phân phối hàng hóa công nghiệp (hình 1.2). Điều này xuất phát từ đặc điểm của hầu hết các thị trường công nghiệp là thường có ít khách hàng nhưng quy mô mỗi khách hàng lại rất lớn. Người phân phối công nghiệp được sử dụng khi số lượng khách hàng tương đối đông và quy mô mua nhỏ. Tương tự như thị trường hàng tiêu dùng, đại lý được sử dụng trong kênh phân phối hàng công nghiệp khi nhà sản xuất không muốn duy trì một lực lượng bán hàng của chính họ. Nhà sản xuất thường phân phối qua kênh đại lý khi nhà sản xuất nhỏ hoặc thị trường bị phân tán về mặt địa lý. 1.1.2.2. Nội dung quy trình phân phối hàng hóa Xử lý đơn đặt hàng Quá trình phân phối vật chất bắt đầu từ việc xử lý đơn đặt hàng của khách hàng. Bộ phận xử lý đơn đặt hàng tiến hành cập nhật thông tin khách hàng, kiểm tra khả năng thanh toán của khách hàng, kiểm tra sự sẵn có của hàng hóa, tuân theo quy định của Nhà nước và quy trình của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho việc giao nhận hàng hóa. Quyết định về kho bãi dự trữ hàng Việc dự trữ hàng hóa là cần thiết do sản xuất và tiêu dùng ít khi cùng nhịp. Dự trữ hàng hóa giúp giải quyết mâu thuẫn về thời gian, địa điểm giữa sản xuất và tiêu dùng. Vị trí và số lượng kho bãi đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chi phí thuê kho, chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ. Ngoài ra, đối với một số hàng hóa như hóa chất nguy hiểm, doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về an toàn trong việc thiết kế kho, bố trí nơi cất giữ và cách thức bảo quản, các biện pháp phòng cháy chữa cháy, xử lý hàng quá hạn sử dụng, … Quyết định khối lượng hàng hóa dự trữ trong kho Vấn đề của doanh nghiệp là phải dự báo được nhu cầu thị trường để quyết định mức lưu kho hợp lý. Quyết định về lưu kho nghĩa là phải biết lúc nào cần đặt thêm hàng và đặt thêm bao nhiêu. Doanh nghiệp phải xác định điểm đặt mới hay
  18. 8 mức hàng tồn kho thấp nhất để có thể duy trì việc cung ứng hàng hóa cho thị trường. Doanh nghiệp cần quyết định mỗi lần đặt hàng với số lượng bao nhiêu. Mỗi lần đặt hàng với số lượng lớn thì số lần đặt hàng ít và chi phí xử lý đơn đặt hàng thấp. Tuy nhiên, chi phí lưu kho sẽ cao nếu tốc độ tiêu thụ hàng hóa chậm. Số lượng hàng đặt tối ưu có thể xác định bằng cách so sánh tổng chi phí xử lý đơn đặt hàng và chi phí lưu kho tại các mức độ đặt hàng khác nhau. Khi phân tích hiệu quả hàng tồn kho, ta thường xem xét các chỉ tiêu như: − Số vòng quay của hàng tồn kho: chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn đầu tư hàng hóa tồn kho vận động không ngừng, đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. − Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho: chỉ tiêu này cho biết muốn có 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho hàng tồn kho càng cao. Thông qua đó, doanh nghiệp lên kế hoạch về dự trữ, thu mua, sử dụng hàng hóa một cách hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. − Thời gian 1 vòng quay của hàng tồn kho: chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng thấp cho thấy hàng tồn kho vận động càng nhanh, doanh nghiệp đang sử dụng vốn đầu tư cho hàng tồn kho hiệu quả. Quyết định về vận tải Để vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong năm phương tiện vận tải: đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường ống và đường hàng không. Mỗi loại phương tiện khác nhau về tốc độ vận chuyển, khả năng đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng và chi phí vận chuyển. Do đó, khi lựa chọn phương tiện vận chuyển, doanh nghiệp cần tính đến 6 yếu tố bao gồm: tốc độ vận chuyển, tần suất giao hàng, độ tin cậy, khả năng vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau, khả năng vận chuyển đến địa điểm theo yêu cầu và chi phí vận chuyển.
  19. 9 − Vận tải đường sắt: chi phí thấp, thích hợp với hàng có trọng lượng lớn, khối lượng lớn, cự li vận chuyển xa. − Vận tải đường thủy: chi phí thấp, thích hợp hàng cồng kềnh, lâu hỏng; tốc độ chậm, chịu ảnh hưởng nhiều từ thời tiết. − Vận tải đường bộ: tính cơ động cao, thích hợp cự li vận chuyển ngắn, tần suất giao hàng cao. − Vận tải đường hàng không: tốc độ nhanh nhất, chi phí cao, thích hợp với hàng hóa mau hỏng, gọn nhẹ, giá trị cao. 1.2. Đặc điểm của phân phối hàng công nghiệp Hàng công nghiệp phục vụ cho thị trường tổ chức. Theo Philip Kotler và Gary Armstrong (2011), thị trường tổ chức có các đặc điểm sau: Cấu trúc thị trường và đặc tính về nhu cầu: − Thị trường tổ chức có người mua ít hơn nhưng tầm cỡ lớn hơn. − Nhu cầu của người mua là tổ chức phát sinh từ nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. − Nhu cầu ở nhiều thị trường tổ chức không co giãn – trong thời gian ngắn không chịu tác động của những biến động giá cả. − Nhu cầu của thị trường tổ chức biến động mạnh hơn và nhanh hơn. Bản chất của tổ chức mua hàng: − Quyết định mua hàng của các tổ chức có liên quan đến nhiều người mua hơn. − Người mua hàng ở các tổ chức có tính chuyên nghiệp hơn. Các loại quyết định mua hàng và quá trình ra quyết định: − Người mua ở các tổ chức thường phải đối mặt với những quyết định mua phức tạp hơn. − Quá trình mua hàng ở các tổ chức có tính chính thức hơn. Trên thị trường tổ chức, người bán và người mua có quan hệ với nhau chặt chẽ hơn và cùng xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối
  20. 10 1.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp Các yếu tố liên quan đến tài chính, nhân sự, hệ thống thông tin, quy trình hoạt động của doanh ngihệp có tác động đến hoạt động phân phối như sau: Tài chính: Khả năng tài chính của doanh nghiệp quyết định mức độ đầu tư ngân sách cho việc thiết lập, quản lý mạng lưới phân phối, các chính sách cho đại lý phân phối,… Nhân sự: Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh. Đội ngũ nhân sự giỏi giúp việc đẩy mạnh phân phối nhanh và hiệu quả hơn. Hệ thống thông tin: Các khâu xử lý bán hàng, kho vận phụ thuộc vào hệ thống trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ xử lý và hiệu quả của hoạt động phân phối sản phẩm. Quy trình: Hoạt động phân phối là một quy trình bao gồm nhiều khâu nghiệp vụ, do đó sự xuyên suốt của quy trình hoạt động trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng hoàn thiện hiệu quả phân phối sản phẩm. Ngoài ra, các thành phần trong Marketing Mix cũng có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phân phối, cụ thể là: Sản phẩm (Product) Theo quan điểm Marketing, sản phẩm là tất cả những gì được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn của khách hàng. Sản phẩm bao gồm hàng hóa hữu hình và dịch vụ. Muốn phân phối hiệu quả, trước hết doanh nghiệp cần đầu tư cho ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường. Giá cả (Price) Giá bán sản phẩm là một trong những quyết định quan trọng và phức tạp nhất mà nhà quản trị marketing phải làm. “Theo nghĩa hẹp nhất thì giá là khoản tiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2