Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của Công ty TNHH UNI-President tại Tiền Giang giai đoạn 2018 – 2020
lượt xem 14
download
Luận văn nghiên cứu làm cơ sở giúp cho cấp quản trị công ty UNI-President Tiền Giang nhận ra các vấn đề có thể tồn tại trong công tác quản trị kênh phân phối của công ty. Nghiên cứu còn đề xuất các giải pháp đề hoàn thiện hoạt động kênh phân phối nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối, tăng lợi nhuận cho công ty.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của Công ty TNHH UNI-President tại Tiền Giang giai đoạn 2018 – 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------------------- PHẠM XUÂN VIỆT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TNHH UNI-PRESIDENT TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- PHẠM XUÂN VIỆT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TNHH UNI-PRESIDENT TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh (Hướng ứng dụng) MÃ SỐ: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Ngọc Đại TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty TNHH UNI-President tại Tiền Giang giai đoạn 2018 – 2020” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Đặng Ngọc Đại, không sao chép của bất kì ai. Nội dung có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tạp chí và các trang mạng theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. TP. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 1 năm 2018 Tác giả luận văn Phạm Xuân Việt
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU GIỚI THIỆU .................................................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................................... 3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ................................................................................. 4 Cấu trúc luận văn .......................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI .................. 6 1.1 Khái niệm về kênh phân phối ............................................................................. 6 1.1.1 Khái niệm hoạt động phân phối ................................................................... 6 1.1.2 Các khái niệm kênh phân phối..................................................................... 7 1.1.3 Vai trò của kênh phân phối .......................................................................... 9 1.1.4 Chức năng của kênh phân phối .................................................................. 10 1.2 Các thành viên (trung gian thương mại) trong kênh phân phối ....................... 11 1.2.1 Thành viên trong kênh ............................................................................... 11 1.2.2 Tuyển chọn các thành viên kênh phân phối .............................................. 13 1.2.3 Các tiêu chuẩn để lựa chọn các trung gian phân phối ............................... 13 1.2.4 Quyền lợi và trách nhiệm của thành viên kênh phân phối ........................ 14 1.3 Phân loại kênh phân phối ................................................................................. 15 1.3.1 Các hình thức tổ chức kênh phân phối ...................................................... 15 1.3.1.1 Kênh phân phối dọc (Vertical Marketing Systems (VMS)) ................... 15
- 1.3.1.2 Kênh phân phối ngang (Horizontal Marketing Systems (HMS)) .......... 15 1.3.1.3 Hệ thống đa kênh (Multi-channels Marketing) ...................................... 16 1.3.2 Cấu trúc kênh phân phối ............................................................................ 16 1.3.2.1 Khái niệm ............................................................................................... 16 1.3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc kênh phân phối .............................. 16 1.4 Quản trị kênh phân phối ................................................................................... 18 1.4.1 Khái niệm quản trị kênh phân phối............................................................ 18 1.4.2 Đặc điểm của quản trị kênh phân phối ...................................................... 19 1.4.3 Nội dung của quản trị kênh phân phối ....................................................... 20 1.4.3.1 Quản trị xung đột kênh phân phối (Conflic in the dictribution/Marketing channel) ................................................................................................................ 20 1.4.3.2 Quản lý dòng chảy kênh phân phối ........................................................ 22 1.4.3.3 Động viên khuyến khích thành viên kênh phân phối ............................. 23 1.4.3.4 Hoạt động đánh giá thành viên kênh ...................................................... 24 1.5 Các yếu tố Marketing-mix ảnh hưởng tới hoạt động quản trị kênh phân phối 26 1.5.1 Sản phẩm.................................................................................................... 26 1.5.2 Giá cả ......................................................................................................... 27 1.5.3 Chiêu thị ..................................................................................................... 28 1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kênh phân phối ............................... 29 1.6.1 Doanh thu ................................................................................................... 29 1.6.2 Hệ thống bán hàng và mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh ......... 30 1.6.3 Lưu trữ hàng hóa ........................................................................................ 30 1.6.4 Chính sách hoạt động kênh phân phối của công ty ................................... 31 1.7 Các nghiên cứu liên quan ................................................................................. 31 Tóm tắt Chương 1 ....................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA UNI .............. 34 2.1 Tổng quan về công ty UNI-President ............................................................... 34
- 2.1.1 Giới thiệu ................................................................................................... 34 2.1.1.1 Lịch sử hình thành .................................................................................. 34 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức UNI ................................................................................ 35 2.1.1.3 Năng lực về tài chính.............................................................................. 36 2.1.2 Tầm nhìn – Triết lý kinh doanh – Giá trị cốt lõi........................................ 37 2.2 Phân tích hiệu quả phân phối các sản phẩm của UNI ...................................... 38 2.3 Thực trạng quản trị kênh phân phối của công ty UNI ...................................... 39 2.3.1 Thực trạng về cơ cấu tổ chức kênh phân phối ........................................... 39 2.3.1.1 Cấu trúc tổ chức kênh ............................................................................. 41 2.3.1.2 Nguồn nhân lực ...................................................................................... 43 2.3.1.3 Hệ thống thông tin .................................................................................. 45 2.3.2 Thực trạng về nhận diện tiềm tàng và xung đột thực tại trong kênh ......... 45 2.3.3 Thực trạng quản lý dòng chảy kênh phân phối.......................................... 48 2.3.3.1 Dòng sản phẩm ....................................................................................... 49 2.3.3.2 Dòng đặt hàng ........................................................................................ 51 2.3.3.3 Dòng thanh toán ..................................................................................... 53 2.3.3.4 Dòng thông tin ........................................................................................ 54 2.3.3.5 Dòng xúc tiến ......................................................................................... 55 2.3.4 Hoạt động đánh giá .................................................................................... 56 2.3.4.1 Chỉ tiêu đánh giá..................................................................................... 56 2.3.4.2 Hoạt động đánh giá................................................................................. 57 2.3.4.3 Tần suất đánh giá .................................................................................... 58 2.3.5 Hoạt động khuyến khích động viên ........................................................... 59 2.3.6 Thực trạng yếu tố Marketing mix ảnh hưởng tới hoạt động quản trị kênh phân phối ................................................................................................................. 60 2.3.6.1 Chính sách sản phẩm .............................................................................. 60 2.3.6.2 Chính sách về giá ................................................................................... 61
- 2.3.6.3 Chính sách chiêu thị ............................................................................... 61 2.3.6.4 Chính sách hoạt động ............................................................................. 62 2.4 Ưu điểm và nhược điểm trong quản trị kênh phối hiện tại của công ty ........... 66 Tóm tắt Chương 2 ....................................................................................................... 68 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY .................................................................................................. 69 3.1 Mục tiêu của công ty đến năm 2020 ................................................................. 69 3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối ................................. 70 3.2.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức kênh phân phối ........................... 70 3.2.1.1 Hoàn thiện kênh phân phối..................................................................... 70 3.2.1.2 Thành lập phòng Marketing ................................................................... 70 3.2.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác quản lý xung đột tiềm tàng và thực tại giữa các thành viên trong kênh phân phối ............................................................... 73 3.2.2.1 Xung đột bán hàng trái khu vực ............................................................. 73 3.2.2.2 Xung đột về giá bán giữa các đại lý ....................................................... 74 3.2.3 Giải pháp 3: Giải pháp hoàn thiện các dòng chảy trong kênh phân phối .. 76 3.2.3.1 Quản lý dòng sản phẩm trong kênh. ....................................................... 76 3.2.3.2 Cải thiện dòng thông tin ......................................................................... 79 3.2.3.3 Các chính sách hỗ trợ khác..................................................................... 81 3.2.4 Giải pháp 5: Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá kênh phân phối .... 81 3.2.4.1 Giải pháp hoàn thiện hoạt động đánh giá thành viên trong kênh ........... 81 3.2.4.2 Khen thưởng – xử phạt ........................................................................... 84 3.2.5 Giải pháp 5: Hoàn thiện chính sách hoạt động công ty ............................. 85 3.2.5.1 Hoàn thiện chính sách cho đại lý ........................................................... 85 3.2.5.2 Hoàn thiện chính sách cho nhân viên bán hàng ..................................... 87 3.2.5.3 Hoàn thiện chính sách dành cho Đại lý nhằm hỗ trợ người tiêu dùng ... 89 3.2.6 Giải pháp 3: Phát triển hệ thống phân phối của công ty ............................ 90 3.2.6.1 Phát triển kênh bán trực tiếp cho người tiêu dùng quy mô (trang trại) .. 91
- 3.2.6.2 Phát triển kênh bán lẻ cho người tiêu dùng quy mô nhỏ ........................ 93 Tóm tắt Chương 3 ....................................................................................................... 94 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Giảm thiểu số lượng tiếp xúc nhờ trung gian.................................................... 9 Hình 1.2 Các thành viên của kênh phân phối ................................................................ 12 Hình 1.3 Các kênh cho hàng hóa vật chất ...................................................................... 17 Hình 1.4 Các cánh đánh giá hoạt động trong kênh Marketing ...................................... 25 Hình 1.5 So sánh giữa chiến lược kéo và chiến lược đẩy trong xúc tiến ....................... 29 Hình 2.1: Logo UNI-President ....................................................................................... 34 Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy hoạt động UNI-President Tiền Giang ..................................... 35 Hình 2.3 Hiệu quả kênh phân phối của UNI so với các đối thủ .................................... 39 Hình 2.4: Kênh phân phối gián tiếp của công ty ............................................................ 42 Hình 2.5 Số lượt xung đột của UNI Tiền Giang (01/2015 – 06/2017) .......................... 46 Hình 2.6 Dòng chảy phân phối sản phẩm và thanh toán ............................................... 49 Hình 2.7: Sơ đồ dòng sản phẩm kênh phân phối của UNI............................................. 49 Hình 2.8 Số lượng bao và trọng lượng hàng hư hỏng trong quá trình vận chuyển nửa năm 2017 ........................................................................................................................ 50 Hình 2.9 Quy trình dặt hàng từ đại lý ............................................................................ 52 Hình 2.10 Số lỗi phát sinh trong 01/2016 – 06/2017 ..................................................... 54 Hình 2.11 So sánh lượt chiêu thị năm 2016 của các công ty ......................................... 55 Hình 3.1: Sơ đồ đặt hàng qua mạng ............................................................................... 78 Hình 3.2: Lưu đồ quy trình xử lý đơn hàng ................................................................... 78 Hình 3.3 Phát triển hệ thống DMS ................................................................................. 80 Hình 3.4 Cơ cấu trang trại theo lĩnh vực ........................................................................ 92 Hình 3.5: Quy trình xử lý đơn hàng lẻ ........................................................................... 94 Hình 0.1 Quy trình khảo sát ........................................................................................... 14 Hình 2.12 Bản dồ bố trí UNI Tiền Giang ........................................................................ 1
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tổng hợp các tiêu chuẩn đánh giá riêng biệt ................................................. 25 Bảng 1.2 Các vấn đề trong quản lý sản phẩm ............................................................... 27 Bảng 1.3 Vấn đề về giá trong quản lý kênh .................................................................. 28 Bảng 1.4 Tổng hợp nghiên cứu liên quan ..................................................................... 32 Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán UNI Tiền Giang 2016 ................................................. 36 Bảng 2.2 kết quả khỏa sát kết cấu kênh ........................................................................ 40 Bảng 2.3 Số lượng hội thảo 2016- 2017 của UNI Tiền Giang ..................................... 40 Bảng 2.4 Ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức UNI Tiền Giang .................................... 42 Bảng 2.5 Thống kê số lượng mở và đóng đại lý UNI Tiền Giang ................................ 43 Bảng 2.6 Tuyển dụng UNI Tiền Giang ......................................................................... 44 Bảng 2.7 Thống kê nhân viên kinh doanh UNI Tiền Giang (2017) ............................. 44 Bảng 2.8 Phân tích mô tả các biến xung đột trong kênh phân phối .............................. 47 Bảng 2.9 Phân tích mô tả các dòng chảy ảnh hưởng kênh phân phối .......................... 48 Bảng 2.10 Lượng hàng trả về từ 01/2017 – 06/2017 .................................................... 50 Bảng 2.11 Số lượng hàng bổ sung cho UNI Tiền Giang (01/2017-06/2017) ............... 51 Bảng 2.12 Phân tích thống kê yếu tố đánh giá ảnh hưởng KPP ................................... 56 Bảng 2.13 Thống kê mô tả hoạt động khuyến khích động viên ................................... 59 Bảng 2.14 Phân tích mô tả chính sách về sản phẩm UNI Tiền Giang .......................... 60 Bảng 2.15 Phân tích thống kê chính sách giá ............................................................... 61 Bảng 2.16 Phân tích thống kê chính sách chiêu thị ...................................................... 61 Bảng 2.17: Chỉ tiêu chiết khấu theo từng quý................................................................ 62 Bảng 2.18: So sánh chính sách thưởng phạt .................................................................. 62 Bảng 2.19 Phân tích dánh giá chỉ tiêu chính sách ......................................................... 62 Bảng 2.20: Quy định về điều kiện để mở đại lý............................................................. 63 Bảng 2.21: Mức hỗ trợ vận chuyển ................................................................................ 65 Bảng 2.22 Đánh giá ưu và nhược điểm của quản trị kênh phân phối UNI Tiền Giang . 66
- Bảng 3.1: Xử phạt bán chéo sản phẩm........................................................................... 74 Bảng 3.2: Hình thức xử phạt đại lý bán phá giá............................................................. 75 Bảng 3.3: Khung giá đề nghị của tác giả. ...................................................................... 75 Bảng 3.4: Chỉ tiêu đánh giá sự trung thành của thành viên kênh .................................. 82 Bảng 3.5: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động của đại lý .......................................................... 82 Bảng 3.6: Bảng chỉ tiêu đánh giá và trọng số chỉ tiêu đánh giá ..................................... 83 Bảng 3.7: Xếp loại đại lý................................................................................................ 83 Bảng 3.8: Hệ số thưởng dựa triên doanh số ................................................................... 85 Bảng 3.9: Một số tiêu chuẩn tuyển chọn đại lý .............................................................. 86 Bảng 3.10: Mức thưởng dự kiến cho đại lý đạt và vượt chỉ tiêu ................................... 86 Bảng 3.11: Các chỉ tiêu để lựa chọn, tái cơ cấu đại lý và đại lý .................................... 86 Bảng 3.12: Tiêu chuẩn tuyển dụng giám sát và nhân viên bán hàng ............................. 88 Bảng 3.13: Thưởng chéo giữa các thành viên ................................................................ 89 Bảng 0.1 Danh sách chuyên gia .................................................................................... 13 Bảng 0.2 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng hoạt động quản trị kênh phân phối tại công ty UNI-President Tiền Giang ......................................................................................... 15 Bảng 0.3 Thang đo các yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt động KPP ................................ 16 Bảng 0.4 Số lượng trả hàng năm 2017 .......................................................................... 20 Bảng 0.5 Quản lý mã vùng phân phối của UNI ............................................................ 20 Bảng 0.6 Tổng hợp các xung đột trong giai đoạn 2016-2017......................................... 1 Bảng 0.7 Thống kê hoạt động chiêu thị UNI (2016-2017) ............................................. 2 Bảng 0.8 Số lỗi phát sinh xảy ra trên hệ thống ............................................................... 3 Bảng 0.9 So sánh các yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt động KPP của các công ty ........... 5 Bảng 0.10 Chỉ tiêu tuyển dụng UNI Tiền Giang (2016-2017) ....................................... 1 Bảng 0.11 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ................................................................... 2 Bảng 0.12 Các chỉ tiêu cần xem xét khi phân tích EFA ................................................. 4 Bảng 0.13 KMO và kiểm định Bartlett ........................................................................... 5
- Bảng 0.14 Kết quả phân tích EFA thang đo các thành phần biến độc lập ...................... 6 Bảng 0.15 KMO và kiểm định Bartlett ........................................................................... 7 Bảng 0.16 Thành phần của biến phụ thuộc ..................................................................... 7 Bảng 0.17 Tổng hợp nhân tố ........................................................................................... 8 Bảng 0.18 Phân tích tương quan của các yếu tố ............................................................. 9 Bảng 0.19 Kết quả hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter ..................................... 10 Bảng 0.20 Tóm tắt kết quả sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc từ giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................... 12
- 1 GIỚI THIỆU Lý do chọn đề tài Thị trường là một trong những vấn đề ý nghĩa và quan trọng quyết định sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, và Marketing mix là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm, phát triển và duy trì thị trường mục tiêu của mình. Cùng với các biến số khác của Marketing mix là sản phẩm, giá cả, xúc tiến hỗn hợp và hoạt động phân phối giúp cho doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu của thị trường bằng cách giúp cho khách hàng có thể mua được sản phẩm của doanh nghiệp ở mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng, thuận tiện. Sau khi gia nhập ASEAN vào năm 1995 và AFTA vào năm 1996, Việt Nam trở thành thành viên APEC vào năm 1998. Ngày 01/01/2006, sau 11 năm đàm phán, Việt Nam chính thức trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Các nhà đầu tư bắt đầu bước vào thị trường Việt Nam. Các công ty ngành hàng sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản như Cargill (1996), Việt Thắng Feed (2002), ANCO (2003), Green – Feed (2003), CP…với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, sản phẩm đa dạng, quảng cáo, tiếp thị truyền thông đã và đang giành thị phần, tăng về quy mô, chiếm lĩnh thị trường. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho UNI Tiền Giang trong cạnh tranh với các đối thủ. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 9 năm 2016 ước đạt 319 nghìn tấn, tăng 7,4% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm đạt 2.621 ngàn tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là những dấu hiệu tốt cho thấy ngành nuôi trồng thủy sản sẽ phát triển trong thời gian tới. Việt Nam là một nước nông nghiệp chiếm hơn 70% nền kinh tế (Tổng cục thủy lợi). Môi trường nông nghiệp, đặc biệt là ngành thủy sản đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Thị trường ngày càng phát triển vừa là cơ hội vừa là thách thức cho UNI Tiền Giang. Các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào sản phẩm, giá cả, khuyến mãi mà xu hướng hiện nay còn đang dịch chuyển sang sự tiện lợi, khi mà sự lựa chọn của
- 2 người dùng ngày càng nhiều và phong phú. Thực tế cho thấy, các chiến lược quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá bán chỉ có lợi thế ngắn hạn bởi các doanh nghiệp khác cũng nhanh chóng làm theo khiến cho các chiến lược này bị mất tác dụng. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phân phối như là biến số Marketing tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường. Hoạt động phân phối giải quyết vấn đề hàng hoá, dịch vụ được đưa như thế nào đến người tiêu dùng. Vì vậy, doanh nghiệp nào có cách thức tổ chức hệ thống phân phối sản phẩm, dịch vụ của mình tốt, tạo sự thuận tiện nhanh chóng cho người tiêu dùng thì việc đó sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp tổ chức và quản lý hoạt động phân phối thông qua các hệ thống kênh phân phối. Việc tập trung xây dựng và phát triển hệ thống phân phối sẽ giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh trong dài hạn (Trương Đình Chiến, 2012). Ngoài ra, dựa trên bốn yếu tố để đánh giá tổng quan hiệu quả hoạt động kênh phân phối của UNI Tiền Giang: - Hiệu quả doanh thu (Allan J.Magarath & Kenneth G.Hardy): Doanh thu tăng trưởng 878 nghìn USD so với 140 tỷ USD trong toàn ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản Việt Nam (Globefish, 2016) - Hệ thống bán hàng và mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh (Adel I El-Ansary & Louis W. Stern): các nhân viên kinh doanh tự do hoạt động trên khu vực phân bổ dẫn đến nhiều hệ lụy trong quá trình hoạt động. - Lưu trữ hàng hóa (Qin Geng & Suman Mallik, 2006): Hiện tại điều kiện vận chuyển, tồn kho chưa tốt dẫn đến tỷ lệ hàng lỗi cao. Hàng trả về năm 2016 hơn 90 tấn gây thiệt hại cho công ty gần 1,8 tỷ. - Chính sách hoạt động (Frey 1978; Lindblom 1977; Thorelli 1965; Tivey 1978) chưa rõ ràng, chưa quy định cụ thể các quy chế hoạt động trong công ty. Điều cấp thiết là cần phải hoàn thiện hoạt động quản trị kênh để UNI Tiền Giang phát huy đầy đủ tiềm năng của mình, đảm bảo mục tiêu tới năm 2020 của tổng công ty.
- 3 Để góp phần làm rõ hơn thực trạng kênh phân phối và tìm ra giải pháp, tác giả đã chọn thực hiện đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty TNHH UNI-President tại Tiền Giang giai đoạn 2018 – 2020” Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài xác định được các mục tiêu sau đây: - Phân tích thực trạng hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty UNI- President tại thị trường Tiền Giang, phát hiện ra những thành công và hạn chế của hệ thống phân phối từ đó làm cơ sở để nghiên cứu phân tích. - Trên cơ sở lý luận và thực trạng phân phối sản phẩm của công ty, tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty UNI-President Tiền Giang giai đoạn 2018-2020. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản trị kênh phân phối tại công ty UNI-President Tiền Giang. Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt không gian: Nghiên cứu thực hiện tại công ty UNI-President Chi nhánh Tiền Giang. - Về mặt thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 6/2017 – đến tháng 12/2017. Dữ liệu thu thập tại công ty từ tháng 01/2016 đến 6/2017. - Đối tượng khảo sát: Bài khảo sát tập trung vào 3 đối tượng chính: quản trị viên kênh phân phối, Đại lý trong khu vực Tiền Giang, khách hàng sử dụng sản phẩm (Phụ lục 4). Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng 2 phương pháp là nghiên cứu định tính và định lượng (Phụ lục 4). Phương pháp định tính: Từ cơ sở lý thuyết, tác giả phỏng vấn 7 chuyên gia (phụ lục 3) của công ty nhằm tìm ra các nguyên nhân hiện tại của hệ thống phân phối công ty. Ngoài ra, tác giả còn sử
- 4 dụng phương pháp tổng hợp quan sát để tìm ra xác định vấn đề từ lý thuyết đến thực tế trong kênh phân phối. Đồng thời sử dụng phương pháp đánh giá để tìm ra các nguyên nhân của vấn đề. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện, phù hợp hơn. Phương pháp định lượng Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 bậc, khảo sát các cấp đại lý, cấp quản lý trong kênh phân phối (công ty, đại lý) của UNI trên địa bàn 4 tỉnh: Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre. Với cách thức chọn mẫu thuận tiện trên danh sách khách hàng của công ty. Bảng câu hỏi dựa trên các tiêu chí đã thảo luận với các chuyên gia, các tài liệu khoa học về quản trị kênh phân phối và các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước - trình bày trong chương 1 - để đưa ra. Từ đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bằng chương trình SPSS 20.0 và Excel 2013 để phân tích dữ liệu. Mục tiêu nhằm xác định tính cấp bách của các vấn đề trong quản trị kênh phân phối. Từ đó tác giả nhận diện được ưu và khuyết điểm của hoạt động quản trị kênh phân phối dựa vào phương pháp tổng hợp và đánh giá các giải pháp thông qua ý kiến của các chuyên gia. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Luận văn nghiên cứu làm cơ sở giúp cho cấp quản trị công ty UNI-President Tiền Giang nhận ra các vấn đề có thể tồn tại trong công tác quản trị kênh phân phối của công ty. Nghiên cứu còn đề xuất các giải pháp đề hoàn thiện hoạt động kênh phân phối nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối, tăng lợi nhuận cho công ty. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này được chia làm ba chương. Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị kênh phân phối
- 5 Chương này sẽ trình bày tổng quan lý thuyết về kênh phân phối: các khái niệm về kênh phân phối, quản trị kênh phân phối, các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý kênh phân phối, vai trò và chức năng của kênh phân phối. Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty UNI Tiền Giang Chương này trình bày thực trạng hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty, sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, các kênh phân phối, chính sách kênh phân phối, chiến lược phân phối mà công ty đang triển khai. Đưa ra kết quả khảo sát, nhận xét ưu điểm của hệ thống hiện tại của công ty. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty trong giai đoạn 2018 – 2020. Nội dung chương này đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn hiện hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty UNI Tiền Giang giai đoạn 2018-2020.
- 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI 1.1 Khái niệm về kênh phân phối 1.1.1 Khái niệm hoạt động phân phối “Phân phối là những quyết định đưa hàng hóa vào kênh phân phối với một hệ thống tổ chức, công nghệ điều hành, cân đối hàng hóa để tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầu của thị trường, để đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng nhanh nhất nhằm đạt lợi nhuận tối đa” (Philip Koler, 2008). Đứng trên góc độ này, phân phối bao gồm các hoạt động diễn ra trong khâu lưu thông, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Nội dung của phân phối là thực hiện hàng loạt các dịch vụ sau quá trình sản xuất sản phẩm và trước quá trình tiêu dùng. “Phân phối trong Marketing là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương pháp hoạt động khác nhau” (Nguyễn Bách Khoa & Cao Tuấn Khanh). Đứng trên quan điểm của các nhà Kinh Tế thì hoạt động phân phối sản phẩm là tổng hợp các hoạt động chuẩn bị, tổ chức tiêu thụ và các hoạt động sau tiêu thụ. Một khái niệm khác cho rằng hoạt động phân phối sản phẩm là hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Khái quát hơn hoạt động phân phối sản phẩm là hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Khái quát hơn hoạt động phân phối sản phẩm là hoạt động lưu thông hàng hóa trong xã hội. Ngoài ra, trên các góc độ của nhà quản trị thì hoạt động phân phối sản phẩm là việc trả lời các câu hỏi: Cung cấp sản phẩm cho ai? Bằng cách nào? Và như thế nào? Phân phối có thể coi là cầu nối giữa cung và cầu. Cùng với thương hiệu, phân phối chính là tài sản của doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, ổn định nhất và hiệu quả nhất. Hay nói cách khác, bản chất của phân phối là “nghệ thuật” đưa sản phẩm ra thị trường. Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động phân phối sản phẩm, tùy thuộc vào góc độ mà chúng ta nhìn nhận. Tuy nhiên, tất cả các khái niệm đó đều
- 7 có một điểm chung là: hoạt động phân phối sản phẩm là tổng hợp các hoạt động nhằm đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng một cách tốt nhất. 1.1.2 Các khái niệm kênh phân phối Kho vận (logistics) mảng hoạt động trước đây vốn chưa được đánh giá đúng mức. Phân phối đã nhanh chóng đóng vai trò chiến lược trong hoạt động kinh doanh (Robert Sabath, Mercer Management) và trước đây, nhà sản xuất hoặc thương mại tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm từ bằng cách mua theo số lượng lớn, lưu kho, vận chuyển, hay chấp nhận các khoản phải thu. Nhận định trong tương lai, giá trị gia tăng sẽ nằm ở khâu xử lý thông tin (W. A. Williamson, cựu Chủ tịch HĐQT, hiệp hội các nhà bán sỉ dược phẩm quốc gia Hoa Kỳ). Khái niệm các kênh phân phối (Distribution Channels) đề cập đến quan hệ giữa các đối tác bao gồm người sản xuất, người bán sỉ, người bán lẻ, đại diện bán hàng … Trong khi đó, khái niệm phân phối vật chất (Physical Distribution) đề cập đến tính hiệu quả trong quá trình vận chuyển của sản phẩm. Từ đó, nhà phân phối tập trung xem xét đến việc hàng hóa được vận chuyển và lưu kho đạt hiệu quả. Theo Philip Kotler (2006, p 592) “Kênh phân phối là một tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau giúp cho sản phẩm hay dịch vụ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng hoặc tiêu thụ của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp khác”. “Kênh phân phối sản phẩm là tập hợp các tổ chức và các cá nhân làm nhiệm vụ chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng” (Quách Thị Bữu Châu, 2009). “Kênh phân phối là một tổ chức các quan hệ bên ngoài doanh nghiệp để quản lý các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục tiêu trên thị trường của doanh nghiệp” (Trương Đình Chiến, 2008). “Kênh phân phối của công ty thương mại là một tập cấu trúc lựa chọn có chủ đích mục tiêu giữa công ty thương mại (với tư cách là một trung gian thương mại hoàn chỉnh) với nhà sản xuất, các trung gian Marketing phân phối khác và với người tiêu dùng cuối cùng. Tổ chức phân phối và vận động hàng hóa hợp lý nhất cho tập
- 8 khách hàng tiềm năng trọng điểm trực tiếp và cuối cùng của công ty (Nguyễn Bách Khoa & Cao Tuấn Khanh ). Ngoài ra, kênh phân phối được xem như tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau, liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ hiện có để sử dụng hay tiêu dùng. (Philip Kotler, 2006 trang 593). Corey nhận xét hệ thống phân phối là nguồn lực then chốt ở bên ngoài. Thông thường phải mất nhiều năm, công ty mới xây dựng được và không dễ thay đổi được nó. Nó có tầm quan trọng không thua kém gì những nguồn lực nội bộ như con người và phương tiện sản xuất, nghiên cứu, thiết kế và tiêu thụ. Kênh phân phối bao gồm một cam kết về một loạt các chính sách và thông lệ tạo nên cơ sở để xây dựng rất nhiều quan hệ lâu dài (Philip Kotler, 2006, trang 591). Từ những quan điểm trên có thể nhận thấy một cách tổng quát rằng kênh phân phối là tập hợp các công ty, cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối là một tổ chức tồn tại bên ngoài cơ cấu tổ chức của công ty, nó được quản lý dựa trên các quan hệ đàm phán thương lượng hơn là sử dụng các quyết định nội bộ. Kênh phân phối kết hợp tất cả các thành viên tham gia vào hoạt động phân phối bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý và người tiêu dùng. Ngày nay, các công ty rất đề cao vấn đề quản lý hệ thống phân phối trong hoạt động Marketing của mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1456 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 825 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 397 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 340 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 223 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 183 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn