intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu tình hình hoạt động Bancassurance trên thị trường (trong nước và thế giới), đặc điểm sản phẩm, quy trình cung cấp sản phẩm Bancassurance cho khách hàng, lợi thế và hạn chế tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt, từ đó đưa ra các giải pháp giúp Ngân hàng TMCP Bảo Việt tận dụng lợi thế và khắc phục hạn chế, phát triển hoạt động Bancassurance tại ngân hàng trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ------------------ ------------------ TRẦN TRUNG TRỰC GIẢI PHÁP KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – tháng 10, năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ----------------------------------- TRẦN TRUNG TRỰC GIẢI PHÁP KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN NĂNG TP. Hồ Chí Minh – tháng 10, năm 2012
  3. LỜ L ỜII C CA MĐ AM ĐO OAAN N Tôi xin cam đoan luận văn cao học này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chính xác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đề tài mà tôi đã nghiên cứu. Tác giả Trần Trung Trực Học viên cao học khóa 18 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201
  4. MỤ M ỤC CLLỤ ỤCC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ DANH MỤC PHỤ LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1.LÝ THUYẾT CĂN BẢN VỀ BẢO HIỂM VÀ BANCASSURANCE ................................................................................................................... 1 1.1. Các định nghĩa chung ........................................................................... 1 1.2. Mối quan hệ giữa ngân hàng và bảo hiểm ............................................. 1 1.3. Lý thuyết căn bản về bảo hiểm và Bancassurance ................................. 5 1.3.1. Bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ ....................................................... 5 1.3.1.1. Bảo hiểm nhân thọ ................................................................................. 5 1.3.1.2. Bảo hiểm phi nhân thọ ........................................................................... 5 1.3.2. Bancassurance và quá trình hình thành ................................................. 6 1.3.2.1. Định nghĩa Bancassurance ..................................................................... 6 1.3.2.2. Bancassurance dành cho bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm phi nhân thọ 6 1.3.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển dịch vụ Bancassurance của một số nước trên thế giới ........................................................................................... 7 1.3.3. Sự cần thiết của Bancassurance ............................................................ 8
  5. 1.3.4. Lợi ích mang lại từ Bancassurance ....................................................... 9 1.3.4.1. Lợi ích về phía công ty bảo hiểm ........................................................... 9 1.3.4.2. Lợi ích về phía Ngân hàng ................................................................... 10 1.3.4.3. Lợi ích về phía khách hàng .................................................................. 11 1.3.5. Các mô hình Bancassurance ............................................................... 11 1.3.5.1. Mô hình thỏa thuận phân phối ............................................................. 11 1.3.5.2. Mô hình đồng minh chiến lược ............................................................ 12 1.3.5.3. Mô hình liên doanh .............................................................................. 12 1.3.5.4. Mô hình tập đoàn dịch vụ tài chính ...................................................... 13 1.3.6. Những yếu tố quyết định sự thành công của Bancassurance ............... 14 1.4. Những bài học dẫn đến thành công, thất bại và những rủi ro xảy ra của Bancassurance trên thế giới ................................................................ 17 1.4.1. Những bài học dẫn đến thành công trong triển khai Bancassurance .... 17 1.4.2. Những bài học dẫn đến thất bại trong việc triển khai Bancassurance .. 18 1.4.3. Các rủi ro trong hoạt động Bancassurance .......................................... 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 19 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT HIỆN NAY ..................................... 20 2.1. Thực trạng mô hình Bancassurance ở Việt Nam hiện nay ................... 20 2.1.1. Giới thiệu thị trường Bancassurance ở Việt Nam hiện nay ................. 20 2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển Bancassurance tại Việt Nam ..................... 20 2.1.1.2. Các loại hình hoạt động của Bancassurance tại Việt Nam.................... 20 2.1.1.3. Đặc điểm của Bancassurance tại Việt Nam hiện nay ........................... 23 2.1.2. Đánh giá tầm quan trọng của việc phát triển Bancassurance ở Việt Nam hiện nay .............................................................................................. 25 2.1.2.1. Tiềm năng phát triển Bancassurance ở Việt Nam ................................ 25
  6. 2.1.2.2. Những thách thức của Bancassurance tại Việt Nam ............................. 27 2.1.2.3. Các hướng hoạt động của Bancassurance tại Việt Nam trong thời gian tới ........................................................................................................ 29 2.2. Thực trạng khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt..................................................................................................... 31 2.2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Bảo Việt ................................ 31 2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bảo Việt ..... 31 2.2.1.2. Các ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt .............. 32 2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bảo Việt .................................. 32 2.2.1.4. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong những năm qua ....................................................................................................... 33 2.2.2. Thực trạng khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt..................................................................................................... 36 2.2.2.1. Các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt ................ 36 2.2.2.1.1. Bảo hiểm phi nhân thọ ....................................................................... 36 2.2.2.1.2. Bảo hiểm nhân thọ ............................................................................. 38 2.2.2.2. Quá trình hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong thời gian qua ........................................................................................ 42 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt .......................................... 48 2.3.1. Những thuân lợi trong công tác khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt ................................................................ 48 2.3.1.1. Về nguồn nhân lực............................................................................... 48 2.3.1.2. Về nguồn khách hàng .......................................................................... 48 2.3.1.3. Những thuận lợi khác: ......................................................................... 48 2.3.2. Những khó khăn trong công tác khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt ................................................................ 49
  7. 2.3.2.1. Về nguồn nhân lực............................................................................... 49 2.3.2.2. Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường bảo hiểm .................................... 50 2.3.2.3. Về cơ chế hoạt động ............................................................................ 50 2.3.2.4. Những khó khăn khác .......................................................................... 50 2.3.3. Những kết quả đạt được trong công tác khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt .................................................. 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 54 CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT HIỆN NAY ................ 56 3.1. Định hướng về chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm và Bancassurance của Nhà nước, của Tập đoàn Bảo Việt và Ngân hàng TMCP Bảo Việt đến năm 2015 – 2020. .............................................. 56 3.1.1. Định hướng của Nhà nước về chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm và Bancassurance Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020............................ 56 3.1.2. Định hướng của Tập đoàn Bảo Việt về chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm và Bancassurance Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015. ........... 57 3.1.3. Định hướng của Ngân hàng TMCP Bảo Việt về chiến lược phát triển Bancassurance trong giai đoạn 2011 – 2015. ...................................... 58 3.2. Nhóm giải pháp đề xuất đối với phía Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt ........................................................................................................... 59 4.1.1. Giải pháp đề xuất đẩy mạnh marketing và quảng cáo ......................... 59 4.1.2. Giải pháp đề xuất thiết kế, mở rộng sản phẩm bảo hiểm phù hợp ....... 59 4.1.3. Giải pháp đề xuất chính sách hoa hồng và đãi ngộ .............................. 61 4.1.4. Giải pháp đề xuất dịch vụ khách hàng ................................................ 62 4.1.5. Giải pháp đề xuất công nghệ:.............................................................. 62 3.3. Nhóm giải pháp đề xuất đối với phía Ngân hàng TMCP Bảo Việt ...... 63
  8. 3.2.1. Giải pháp đề xuất cam kết của lãnh đạo cấp cao ................................. 63 3.2.2. Giải pháp đề xuất chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng ............................ 64 3.2.3. Giải pháp đề xuất về qui trình sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt .................................................................................. 64 3.2.4. Giải pháp đề xuất chính sách sản phẩm .............................................. 65 3.2.5. Giải pháp đề xuất đào tạo ................................................................... 66 3.2.6. Giải pháp đề xuất hoa hồng phí .......................................................... 66 3.2.7. Giải pháp đề xuất chính sách phân phối .............................................. 67 3.2.8. Giải pháp đề xuất chính sách yểm trợ ................................................. 68 3.4. Nhóm giải pháp đề xuất đối với các cấp chính quyền hỗ trợ ............... 69 3.3.1. Giải pháp đề xuất đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước ............ 69 3.3.2. Giải pháp đề xuất Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.................................. 71 3.3.3. Giải pháp đề xuất khác đối với ngành đào tạo..................................... 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 72 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. D DAAN NH MỤ HM ỤC CCCÁ ÁC TỪ CT VIIẾ ỪV ẾT TẮ TT ẮT T ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu AIA : Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA ATM : Máy rút tiền tự động BIC : Tổng công ty CP Bảo hiểm NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BHBV : Bảo hiểm Bảo Việt BVB : Ngân hàng TMCP Bảo Việt CALL CENTRER : Trung tâm dịch vụ khách hàng CRM : Phần mền quản lý mối quan hệ khách hàng CTBH : Công ty bảo hiểm CTCK : Công ty chứng khoán EAB : Ngân hàng TMCP Đông Á HSBC : Ngân hàng TNHH MTV HSBC IAI : Công ty LD TNHH Bảo hiểm Châu Á - Ngân hàng Công Thương KHCN : Khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghiệp MIC : Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội NHNN : Ngân hàng nhà nước NHNo : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại QHKH : Quan hệ khách hàng
  10. RM : Quản lý Quan hệ khách hàng SacomBank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín TCTD : Tổ chức tín dụng Techcombank : Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam VASS : Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VietinBank : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinsco : Công ty Bảo hiểm qua Ngân hàng Công Thương VNPT : Tập đoàn bưu chính viễn thông VN VPBank : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng WTO : Tổ chức thương mại quốc tế
  11. D DAAN NH MỤ HM ỤC CBBẢ ẢNNG GBBIIỂ ỂUU Trang Bảng 1.1. Phân tích SWOT khi ngân hàng tham gia Bancassurance ..................... 3 Bảng 1.2. Mức độ kết hợp giữa ngân hàng và Bảo hiểm. ...................................... 14 Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của BVB giai đoạn 2009 – 2011. .................................................................................... 34 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu thể hiện kế hoạch kinh doanh của BVB năm 2012. ...... 35 Bảng 2.3. Doanh thu phí bảo hiểm tại BVB giai đoạn 2009 – 2011 ....................... 42 Bảng 2.4.Tổng hợp doanh thu phí bảo hiểm toàn ngân hàng phân theo nguồn gốc rủi ro được Bảo hiểm ............................................................................ 44 Bảng 2.5. Doanh thu phí bảo hiểm phân theo sự liên kết với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ................................................................................................ 45
  12. D DAAN NH MỤ HM C SSƠ ỤC ƠĐĐỒ ỒVVÀ ÀBBIIỂ ỂUUĐ ĐỒỒ Trang Sơ đồ 1.1. Mô hình ngân hàng và công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng thỏa thuận phân phối. ............................................................................................... 12 Sơ đồ 1.2. Mô hình ngân hàng và công ty bảo hiểm liên kết với nhau để cung cấp sản phẩm. ................................................................................................ 12 Sơ đồ 1.3. Mô hình ngân hàng và công ty bảo hiểm góp vốn liên doanh ............. 13 Sơ đồ 1.4. Mô hình Tập đoàn dịch vụ tài chính ..................................................... 13 Sơ đồ 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bảo Việt ..................... 33 Biểu đồ 2.1. Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của BVB giai đoạn 2009 – 2011. .................................................................................... 34 Biểu đồ 2.2. Doanh thu phí bảo hiểm tại BVB giai đoạn 2009 – 2011 ................... 43 Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu phí bảo hiểm phân theo nguồn gốc rủi ro được Bảo hiểm. ............................................................................. 44 Biểu đồ 2.4: Doanh thu phí bảo hiểm phân theo sự liên kết với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ................................................................................................ 46
  13. D DAAN NH MỤ HM ỤC HỤ C PPH LỤ ỤL ỤC C Phụ lục 1: Quy trình cung cấp Bancassurance cho KHDN Phụ lục 2: Bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ Phụ lục 3: Bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng cho các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ Phụ lục 4: Danh mục các sản phẩm liên kết bảo hiểm qua ngân hàng do BVB cung cấp
  14. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở các nước có thị trường bảo hiểm, ngân hàng phát triển mạnh trên thế giới như Đức, Pháp, Tây Ban Nha… Trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu ngày nay có sự đóng góp không nhỏ của thị trường tài chính, tín dụng nói chung, đặc biệt là sự đóng góp ngày càng to lớn của 2 ngành tài chính, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm nói riêng. Theo xu hướng vận động chung của thế giới, sự giao thoa giữa các ngành tài chính dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến. Điển hình phải kể tới là sự xích lại gần nhau hơn của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm. Đó là sự liên kết trong hoạt động kinh doanh giữa hai lĩnh vực theo hướng tạo ra sự thuận tiện nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ và hoạt động liên kết đã trở nên rất phổ biến. Nó được coi là kênh phân phối sản phẩm hàng đầu của các doanh nghiệp bảo hiểm và đóng góp chủ yếu vào doanh thu phí của thị trường. Ở những thị trường bảo hiểm còn chưa phát triển mạnh như Việt Nam hiện nay. Hoạt động liên kết còn khá mới mẻ, chưa được thị trường áp dụng rộng rãi và mức đóng góp vào thị trường còn hạn chế. Tuy nhiên, trước xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, khi thị trường bảo hiểm đang đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt nó đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm phải có sự thay đổi trong chiến lược Marketing, đặc biệt là chiến lược kênh phân phối phù hợp hiệu quả. Từ thành công của các nước trên thế giới, có thể khẳng định: bán bảo hiểm qua ngân hàng sẽ là một trong những kênh phân phối hiệu quả, thúc đẩy bán hàng và doanh thu phí bảo hiểm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ Việt Nam đặt ra cho các công ty bảo hiểm trong nước. Trong những năm gần đây, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt, đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế khó khăn như những năm gần đây, lãi suất tăng cao, tỷ giá biến động mạnh, hoạt động tín dụng – hoạt động truyền thống của ngân hàng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Với xu thế hiện nay của các ngân hàng là lấn sân sang lĩnh vực bảo hiểm – một hoạt động còn nhiều tiềm năng phát triển. Giải pháp
  15. của các ngân hàng hiện nay là làm đại lý bán bảo hiểm cho công ty bảo hiểm, thiết kế các sản phẩm bảo hiểm đi kèm với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để vừa thỏa mãn nhu cầu sử dụng “tổng hợp các dịch vụ tài chính” của khách hàng, vừa đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu cho ngân hàng. Tuy nhiên, Bancassurance có thật sự phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay hay không? Bancassurance có thật sự mang lại hiệu quả cho các ngân hàng hay không? Và ngân hàng làm như thế nào để triển khai Bancassurance hiệu quả?... Xuất phát từ thực tế này và những kinh nghiệm tích lũy gần 5 năm làm việc tại ngân hàng, tôi đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt” cho luận văn tốt nghiệp. Thông qua đề tài, tôi mong rằng có thể giúp cho các độc giả nói chung hiểu hơn về Bancassurance, giúp Ngân hàng TMCP Bảo Việt nói riêng tận dụng lợi thế và khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả và phát triển Bancassurance trong thời gian tới. 2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt. 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tình hình hoạt động Bancassurance trên thị trường (trong nước và thế giới), đặc điểm sản phẩm, quy trình cung cấp sản phẩm Bancassurance cho khách hàng, lợi thế và hạn chế tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt, từ đó đưa ra các giải pháp giúp Ngân hàng TMCP Bảo Việt tận dụng lợi thế và khắc phục hạn chế, phát triển hoạt động Bancassurance tại ngân hàng trong thời gian tới. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Bảo Việt. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu thu thập được. Bên cạnh đó, khảo sát, tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong ngành để đưa ra những nhận định, giải thích xác thực.
  16. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Với đề tài nghiên cứu “Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt” đã làm sáng tỏa hơn về các sản phẩm Bancassurance đang được áp dụng tại các ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt, đề tài sẽ một phần giúp cho đọc giả có cái nhìn chuẩn xác hơn về hoạt động Bancassurance – hoạt động còn khá mới mẻ, lạ lẫm với người Việt Nam, đồng thời góp phần giúp Ngân hàng TMCP Bảo Việt tận dụng được lợi thế và khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và Bancassurance nói riêng. 7. Kết cấu luận văn Với đề tài: “Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt”, nội dung luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Lý thuyết căn bản về bảo hiểm và Bancassurance. Chương 2: Thực trạng khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt hiện nay. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt hiện nay. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, cập nhật những thông tin mới, cụ thể, chi tiết nhất, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tôi hy vọng sẽ nhận được những đóng góp của độc giả để công trình nghiên cứu ngày càng được hoàn thiện hơn. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Năng, GV Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM, chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc, các anh chị nhân viên trong Ngân hàng TMCP Bảo Việt đã tạo thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này. Xin chân thành cảm ơn.
  17. 1 CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT CĂN BẢN VỀ BẢO HIỂM VÀ BANCASSURANCE 1.1. Các định nghĩa chung Ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Ngân hàng thương mại: là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước. Bảo hiểm: là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Công ty bảo hiểm: là tổ chức huy động vốn bằng cách bán chứng nhận bảo hiểm cho công chúng và sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư trên thị trường tài chính. 1.2. Mối quan hệ giữa ngân hàng và bảo hiểm Mối quan hệ hợp tác Trong một hoạt động kinh doanh, bất kỳ sự hợp tác nào giữa các bên cũng đều dựa trên mối quan hệ lợi ích nhất định. Như vậy, khi tham gia hợp tác cung cấp Bancassurance (sẽ được định nghĩa rõ ở phần 1.3.) trên thị trường thì cả ngân hàng và công ty bảo hiểm đều phải tìm thấy được lợi ích cho riêng mình. Trong điều kiện hai bên (ngân hàng và công ty bảo hiểm) đều có những điều kiện phù hợp với nhu cầu phát triển, mở rộng, tăng thị phần, tăng doanh thu, có thể hỗ trợ cho nhau cùng phát triển dẫn đến sự hợp tác tất yếu theo xu hướng thế giới của ngân hàng và công ty bảo hiểm. Như vậy, với tất cả những lợi ích mà ngân hàng và công ty bảo hiểm có được thông qua hoạt động Bancassurance thì sự hợp tác của Bancassurance là tất yếu, hai bên cùng có lợi. Đồng thời cũng phù hợp với pháp luật, xu thế thế giới, không chỉ có
  18. 2 lợi cho ngân hàng, cho công ty bảo hiểm, mà còn mang về lợi ích rất lớn cho nền kinh tế, khách hàng, nhân viên ngân hàng,… Mối quan hệ cạnh tranh Hoạt động ngân hàng và bảo hiểm có sự gần gũi với nhau, một số sản phẩm của ngân hàng tương tự với một số sản phẩm của công ty bảo hiểm. Vì vậy, nếu không xây dựng được phương án hợp tác hiệu quả giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm thì có thể xảy ra tranh chấp về lợi ích và phá vỡ mối quan hệ hợp tác giữa các bên. Thương hiệu của ngân hàng thương mại đi kèm với thương hiệu của các công ty bảo hiểm. Do đó, nếu trên thị trường xảy ra những biến động như: công ty bảo hiểm làm ăn kém hiệu quả, gian dối, khách hàng không hài lòng, công ty bảo hiểm phải bồi hoàn tiền bảo hiểm trong một vụ tai nạn lớn... sẽ ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của khách hàng và sự tín nhiệm của khách hàng đối với thương hiệu của ngân hàng hay ngân hàng có biến cố về thanh khoản…cũng ảnh hưởng tới thương hiệu của công ty bảo hiểm. Nếu như các công ty bảo hiểm không có một kế hoạch hợp lý để tiếp xúc với khách hàng của ngân hàng hoặc đội ngũ nhân viên của công ty bảo hiểm không chuyên nghiệp, giao tiếp với khách hàng vụng về…sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, nếu nhân viên ngân hàng không có kỹ năng, hiểu biết về sản phẩm bảo hiểm để gợi ý, tư vấn đúng để khơi dậy nhu cầu bảo hiểm tiềm ẩn của khách hàng thì nhân viên công ty bảo hiểm cũng không có cơ hội tiếp xúc khách hàng và cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng. Hiện nay, có thể nói mạng lưới phân phối của ngân hàng là rộng khắp, tuy nhiên, không gian các phòng giao dịch còn rất hạn chế, việc bố trí một vị trí cho nhân viên công ty bảo hiểm tiếp xúc trực tiếp khách hàng ngay tại ngân hàng là điều khó khăn, đồng thời, do tính chất hoạt động bảo mật của ngân hàng nên nhiều khi để nhân viên công ty bảo hiểm trực tiếp ở ngân hàng cũng là vấn đề ngân hàng hạn chế, tránh việc cạnh tranh giành khách hàng hoặc làm phiền khách hàng của ngân hàng.
  19. 3 Sự phân chia phí hoa hồng từ việc ngân hàng cung cấp sản phẩm cho công ty bảo hiểm cũng là cơ sở để thúc đẩy việc hợp tác giữa hai bên, bên cạnh đó, việc chia phí hoa hồng cho nhân viên ngân hàng cũng là động lực giúp gia tăng hoạt động tư vấn, hỗ trợ bảo hiểm. Nếu sự phân chia lợi ích này không hợp lý thì hoạt động Bancassuance cũng không mang lại hiệu quả tối ưu. Phân tích SWOT khi ngân hàng tham gia Bancassurance Bảng 1.1 Phân tích SWOT khi ngân hàng tham gia Bancassurance Điểm mạnh (Strengs) Cơ hội (Opportunities) - Ngân hàng có sẵn một lượng khách - Sau khi gia nhập WTO, những quy hàng lớn từ cá nhân đến doanh định của pháp luật Việt Nam cho nghiệp, có sẵn thông tin về khách phép ngân hàng kết hợp công ty bảo hàng và đã từng tiếp xúc nên một hiểm kinh doanh hoạt động bảo hiểm phần nắm được nhu cầu hiện tại của hoặc được phép kinh doanh bảo hiểm khách hàng. (Luật các TCTD 2010). Vì vậy, đây là - Hệ thống phân phối rộng khắp vươn cơ sở pháp lý để ngân hàng tham gia tới tận vùng nông thôn nên có thể Bancassurance và phát triển cung cấp sản phẩm bảo hiểm từ thành Bancassurance. thị đến nông thôn. - Quy định pháp luật về bảo hiểm nhân - Cơ sở vật chất có sẵn nên việc liên kết thọ bắt buộc, mức sống của người dân với công ty bảo hiểm cung cấp bảo được nâng cao, nhu cầu ngân hàng hiểm đỡ tốn kém chi phí, có thể sử ngày càng cao, dân số đông lại là lợi dụng quy trình công nghệ sẵn có của thế để ngân hàng tăng doanh thu. ngân hàng để phục vụ khách hàng - Hợp tác với các công ty bảo hiểm nhanh chóng, chính xác hơn… quốc tế là cơ hội để ngân hàng nâng - Nhân viên ngân hàng có tác phong cao thương hiệu, tiến ra thế giới, các chuyên nghiệp hơn những nhân viên công ty bảo hiểm có số lượng khách đại lý, mô giới bán bảo hiểm thông hàng lớn, ngân hàng có thể tận dụng thường ở vùng sâu vùng xa, tạo sự tin lợi thế này để có thêm khách hàng
  20. 4 tưởng của khách hàng hơn. Mặt khác, mới. từ thương hiệu sẵn có của ngân hàng cũng làm cho khách hàng tin tưởng sử dụng bảo hiểm hơn sự giới thiệu của những người bán bảo hiểm hợp đồng (không phải nhân viên bảo hiểm chuyên nghiệp). Điểm yếu (Weaknesses) Thách thức (Threats) - Nhân viên ngân hàng chưa được đào - Khung pháp lý của Việt Nam chưa ổn tạo chuyên môn chuyên nghiệp về bảo định, vì vậy, vấn đề thay đổi quy định hiểm nên việc định hướng nhu cầu của pháp luật là vấn đề đáng quan tâm bảo hiểm cho khách hàng còn hạn của tất cả mọi ngành, đặc biệt chế. Bancassurance là một mô hình dịch - Ngân hàng cung cấp sản phẩm cho vụ mới ở Việt Nam. khách hàng mang tính chọn lọc đối - Với những công ty bảo hiểm có tầm tượng, vì vậy, phân đoạn khách hàng ảnh hưởng mạnh và có các sản phẩm của ngân hàng cũng hạn chế, có tương tự sản phẩm của ngân hàng thì những khách hàng có nhu cầu bảo khả năng bị lấn sân là điều ngân hàng hiểm (kể cả bảo hiểm bắt buộc) cần chú ý. nhưng không có nhu cầu sử dụng dịch - Các kênh phân phối sản phẩm bảo vụ ngân hàng (đặc biệt ở nông thôn). hiểm truyền thống đã có từ lâu đời và Như vậy, phân đoạn thị trường này có len lỏi tới mọi khu vực, có thể tiếp thể bị bỏ qua, và ngân hàng không cận được mọi đối tượng khách hàng. tiếp cận được đối tượng khách hàng Các kênh bán sản phẩm bảo hiểm này để giới thiệu, cung cấp sản phẩm bằng internet, bảo hiểm trực tuyến, sử bảo hiểm. dụng công nghệ cao cũng đang được - Mạng lưới phân phối của ngân hàng các công ty bảo hiểm ứng dụng. Vì là rộng khắp, tuy nhiên, do số lượng vậy, kênh ngân hàng tuy có nhiều lợi phòng giao dịch, chi nhánh của ngân thế, nhưng cũng chịu áp lực cạnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2