intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu là xác định các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh bán lẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LƯU HUỲNH THÀNH AN GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LƯU HUỲNH THÀNH AN GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH HẢI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận văn “GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM” chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018. Lưu Huỳnh Thành An
  4. ii LỜI CẢM ƠN Mục tiêu nghiên cứu đã hoàn thành. Bên cạnh nỗ lực của bản thân, sự thành công của tôi được hình thành từ nhiều yếu tố. Những yếu tố gián tiếp, trực tiếp và quan trọng hơn hết là yếu tố con người. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến các Thầy - Cô Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, những người đã trực tiếp trang bị cho tôi kiến thức làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu. Và đặc biệt là Thầy TS. Nguyễn Minh Hải, kính gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến Thầy. Xin cám ơn sự nhiệt tình của Thầy xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn và mãi mãi khắc ghi!
  5. iii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: .........................................................4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................5 1.4. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................5 1.5. Kết cấu các chương của luận văn: .......................................................6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................... 7 2.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh .....................................7 2.1.1. Cạnh tranh.................................................................................. 7 2.1.2. Lợi thế cạnh tranh ...................................................................... 8 2.1.3. Năng lực cạnh tranh ................................................................. 10 2.2. Tổng quan lý thuyết về năng lực cạnh tranh .....................................12 2.2.1. Năng lực cạnh tranh dựa trên cơ sở trường phái kinh tế học IO và Chamberlin: .................................................................................... 12 2.2.2. Năng lực cạnh tranh dựa trên cơ sở lý thuyết nguồn lực: ....... 15 2.2.3. Năng lực cạnh tranh trên cơ sở lý thuyết năng lực .................. 17 2.2.4. Năng lực cạnh tranh trên cơ sở định hướng thị trường ........... 20 2.3. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm: .................................................21 2.4. Khoảng trống nghiên cứu: .................................................................27 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIẢ THIẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 28 3.1. Xây dựng giả thiết nghiên cứu ..........................................................28 3.1.1. Khả năng quản trị (Management Capability - MC) ................ 28
  6. iv 3.1.2. Khả năng marketing (Marketing Capability – MAC) ............. 29 3.1.3. Khả năng tài chính (Financial Capapbility – FC).................... 31 3.1.4. Khả năng đổi mới sản phẩm – dịch vụ (Innovation Products- Services Capability - IPSC) ................................................................ 32 3.1.5. Khả năng tổ chức phục vụ (Organization Service Capability – OSC) 33 3.1.6. Khả năng quản trị rủi ro ( Risk Management Capability – RMC) 35 3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu: .........................................................36 3.2.1. Xây dựng thang đo: ................................................................. 36 3.2.2. Mô hình nghiên cứu ................................................................. 42 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 44 4.1. Nghiên cứu định lượng: .....................................................................44 4.1.1. Mẫu nghiên cứu: ...................................................................... 44 4.1.2. Đối tượng khảo sát................................................................... 44 4.1.3. Phương pháp và thời gian khảo sát: ........................................ 45 4.1.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................ 45 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ...............................................48 4.2.1. Hệ số tin cậy - Cronbach’s Alpha............................................ 48 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá –EFA .......................................... 49 4.3. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định - CFA ....................................56 4.3.1. Kết quả CFA thang đo khả năng quản trị (Management capabilities) ......................................................................................... 56 4.3.2. Kết quả CFA thang đo khả năng Marketing: .......................... 59
  7. v 4.3.3. Kết quả CFA các thang đo đơn hướng .................................... 61 4.3.4. Kết quả CFA năng lực cạnh tranh bán lẻ tổng thể .................. 67 4.3.5. Kết quả CFA đo lường mô hình tới hạn .................................. 69 4.4. Mô hình cấu trúc SEM ......................................................................71 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........ 74 5.1. Kết luận .............................................................................................74 5.2. Một số gợi ý chính sách.....................................................................74 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 81 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 93
  8. vi DANH MỤC BẢNGg t ổng hợp tđộng ững n Bảng 4.1: Kết quả phân tích hệ số tin cậy - Cronbach’s Alpha ...............................49 Bảng 4.2: Bảng hệ số tải nhân tố các biến khả năng Marketing ..............................50 Bảng 4.3: Kiểm định KMO và Bartlett's ...................................................................50 Bảng 4.4: Bảng Eigenvalues và phương sai trích đối với biến phụ thuộc ...............50 Bảng 4.5: Hệ số tải nhân tố các biến quan sát thang đo khả năng Marketing ........51 Bảng 4.6: Kiểm định KMO và Bartlett's (thang đo Marketing) ...............................52 Bảng 4.7: Bảng Eigenvalues và phương sai trích đối với biến phụ thuộc ...............52 Bảng 4.8: Kết quả hệ số tải nhân tố biến quan sát các thang đo đơn hướng ...........53 Bảng 4.9: Bảng Eigenvalues và phương sai trích đối với biến phụ thuộc (thang đo đơn hướng) ................................................................................................................54 Bảng 4.10: Kiểm định KMO và Bartlett's (thang đo đơn hướng) .............................54 Bảng 4.11: Kiểm định KMO và Bartlett's .................................................................55 Bảng 4.12: Eigenvalues và phương sai trích đối với biến phụ thuộc .......................56 Bảng 4.13: Bảng các trọng số đã chuẩn hóa thang đo năng lực Marketing ............57 Bảng 4.14: Hệ số tương quan nhân tố trong năng lực quản trị ...............................57 Bảng 4.15: Hệ số tin cậy tổng hợp thang đo Khả năng quản trị ..............................58 Bảng 4.16: Bảng các trọng số đã chuẩn hóa thang đo năng lực Marketing ............60 Bảng 4.17: Hệ số tương quan nhân tố trong Marketing ...........................................60 Bảng 4.18: Hệ số tin cậy tổng hợp thang đo Khả năng Marketing ..........................61 Bảng 4.19: Bảng các trọng số đã chuẩn hóa thang đo năng lực tài chính ..............62 Bảng 4.20: Hệ số tin cậy tổng hợp thang đo khả năng tài chính..............................62 Bảng 4.21: Bảng các trọng số đã chuẩn hóa thang đo quản trị rui ro .....................63 Bảng 4.22: Hệ số tin cậy tổng hợp thang đo quản trị rủi ro ....................................64 Bảng 4.23: Bảng các trọng số đã chuẩn hóa thang đo năng lực tổ chức và phục vụ ...................................................................................................................................65 Bảng 4.24: Hệ số tin cậy tổng hợp thang đo khả năng tổ chức và phục vụ .............65
  9. vii Bảng 4.25: Bảng các trọng số đã chuẩn hóa thang đo năng lực tổ chức và phục vụ ...................................................................................................................................66 Bảng 4.26: Hệ số tin cậy tổng hợp thang đo đổi mới sản phẩm dịch vụ ..................67 Bảng 4.27: Bảng các trọng số đã chuẩn hóa năng năng lực cạnh tranh tổng thể ...68 Bảng 4.28: Hệ số tin cậy tổng hợp thang đo cạnh tranh tổng thể ............................68
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1-1: Kết quả CFA (chuẩn hoá) thang đo năng lực quản trị ...........................56 Hình 1-2: Kết quả CFA (chuẩn hoá) thang đo năng lực Marketing ........................59 Hình 1-3: Kết quả CFA thang đo khả năng tài chính (chuẩn hoá) ..........................61 Hình 1-4: Kết quả CFA thang đo khả quản trị rủi ro (lần 2) (chuẩn hoá) ...............63 Hình 1-5: Kết quả CFA thang đo khả năng tổ chức và phục vụ (chuẩn hoá) .........64 Hình 1-6: Kết quả CFA thang đo khả năng đổi mới sản phẩm – dịch vụ (chuẩn hoá) ...........................................................................................................................66 Hình 1-7: Kết quả CFA mô hình tới hạn (chuẩn hoá) .............................................69 Hình 1-8: Mô hình cấu trúc SEM (chuẩn hóa) .........................................................71 u nghiên cứu 25 Bảng 4.2.
  11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại TCTD : Tổ chức tín dụng SEM : Structural Equation Modeling CFA : Confirmatory Factor Analysis EFA : Exploratory Factor Analysis
  12. 1 CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Đối với một quốc gia, sức khỏe của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và hệ thống các ngân hàng thương mại nói riêng (Ekstedt & Westberg, 1992; Mishkin, 2007). Khi hệ thống ngân hàng gặp vấn đề sẽ làm cho tất cả các lĩnh vực khác trong nền kinh tế gặp khó khăn. Ngược lại, nền kinh tế biến động hệ thống ngân hàng cũng sẽ là chủ thể chịu nhiều tác động nhất (Drake và cộng sự, 2006; Mishkin, 2007). Cụ thể, trong giai đoạn 2007 đến nay dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008, dư chấn của nó và những biến động khác đã làm cho hơn 550 ngân hàng trên thế giới tuyên bố phá sản. Chỉ riêng ở Mỹ nền kinh tế lớn nhất thế giới trong giai đoạn này, đã có 338 ngân hàng phá sản (FDIC, 2014). Vì vậy, chính phủ thường dành nhiều sự quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng để có những can thiệp kịp thời và sử dụng như công cụ điều tiết nền kinh tế (Barth và cộng sự, 1998; Saunders & Thomas, 1997). Chính vì các lý do đó, cần có thêm các nghiên cứu nhằm có cái nhìn cụ thể và chính xác trong việc xác định các nguy cơ có thể xảy ra cho các ngân hàng thương mại và giải pháp ứng phó tốt nhất. Ở Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi và đang bắt đầu hội nhập với khu vực và thế giới, muốn tồn tại và phát triển thì ngân hàng cần phải cạnh tranh không chỉ với các ngân hàng trong nước mà còn với các ngân hàng, tổ chức tín dụng của nước ngoài. Cạnh tranh luôn gắn liền với việc đào thải vì thế các ngân hàng yếu kém không đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ sẽ bị loại bỏ (De Bandt & Davis, 2000; Gormley và cộng sự, 2018). Bên cạnh đó, cạnh tranh còn giúp ngân hàng cố gắng hoàn thiện và phát triển các hoạt động của mình để tiếp tục cạnh tranh với các đối thủ (Tan & Floros, 2018). Hiện nay, trong thời đại công nghệ phát triển và nhu cầu cũng như hiểu biết của khách hàng ngày càng cao, ngân hàng còn phải đáp ứng thêm các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng vì thế ngân hàng phải áp dụng khoa học công nghệ để
  13. 2 nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và tìm kiếm phương án phù hợp hơn để thích nghi với thị trường, đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như cạnh tranh với đối thủ khi mà họ cũng liên tục thay đổi (Camona và cộng sự, 2018; Milne, 2016). Song song với các yêu cầu của thị trường, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam còn phải chịu các ràng buộc về chính sách và qui định của ngân hàng nhà nước như: đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015 nhằm các mục tiêu: (1) minh bạch – nâng cao khả năng tài chính, (2) cải tiến và thay đổi hệ thống quản trị của ngân hàng để phù hợp với xu hướng hiện đại, thích hợp với thông lệ, các chuẩn mực quốc tế, (3) tái cấu trúc hoạt động kinh doanh với mục tiêu hàng đầu là an toàn và minh bạch. Hay đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2016 – 2020 nhằm giảm số lượng tổ chức tín dụng yếu kém và giảm nợ xấu. Muốn đáp ứng các chính sách này của chính phủ thì ngân hàng cũng phải cải thiện chính năng lực của mình. Theo Grant (1996); Jackson và cộng sự (2003); Sanchez và Heene (2004) thì năng lực là yếu tố chính tạo nên lợi thế cạnh tranh từ đó là cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện đại. Có thể thấy tất cả các yêu cầu mà ngân hàng cần đáp ứng ở trên đều sẽ được giải quyết thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh của chính ngân hàng. Quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm của Galunic và Rodan (1998) cho rằng doanh nghiệp có thể tồn tại cần phải phối hợp các nguồn lực cũng như mối quan hệ trong hệ thống các nguồn lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững so với đối thủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Ngoài ra, Jackson và cộng sự (2003) cho rằng trong bất kỳ bối cảnh kinh tế nào thì việc xảy ra cạnh tranh cũng là tất yếu doanh nghiệp cần phải kết hợp cả nguồn lực hữu hình lẫn vô hình để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thích nghi với thị trường. Về năng lực cạnh tranh, Sanchez và Heene (2004) nêu ra quan điểm rằng doanh nghiệp muốn gia tăng năng lực cạnh tranh phải kết hợp các nguồn lực, khả năng của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh từ đó mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh.
  14. 3 Tóm lại, năng lực cạnh tranh chính là một tiêu chí quan trọng và cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng trong môi trường kinh tế hiện đại. Ngoài ra, ở Việt Nam quá trình hội nhập kinh tế đang tạo ra sức ép rất lớn cho các ngân hàng thương mại khi mà các nguồn lực và khả năng còn rất thấp so với các ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, việc đánh giá năng lực cạnh tranh của chính ngân hàng cần chính xác để có thể xây dựng chiến lược khai thác các nguồn lực và ưu thế cạnh tranh phù hợp nhất. Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (VietcomBank) là một trong những ngân hàng lớn thuộc hệ thống các ngân hàng thương mai Việt Nam nên cũng chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề nêu trên. Vietcombank vẫn được biết đến là một ngân hàng thương mại chủ đạo của nhà nước với thế mạnh trong lĩnh vực bán buôn cũng như các mảng hoạt động: tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ…. Tuy nhiên để phát triển thành ngân hàng đa năng, ngân hàng số 1 Việt Nam, Vietcombank còn phải phấn đấu dẫn đầu về thị phần bán lẻ. Nhìn một cách khách quan, tỷ trọng về bán lẻ của Vietcombank chưa nhiều. Vậy những hoạt động nào trong năm qua đã được triển khai mạnh mẽ để Vietcombank hướng tới đạt mục tiêu số 1 về bán lẻ vào năm 2018 như ngân hàng đã đặt ra? Với mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hàng số 1 về bán lẻ vào năm 2018 như Đề án đã được phê duyệt, ngay từ đầu năm 2014, Ban Lãnh đạo Vietcombank đã định hướng tăng tốc phát triển các chỉ tiêu kinh doanh bán lẻ, phân bổ chuyển dịch nguồn nhân lực cho công tác bán hàng. Theo ANTT (2015). Nhiệm vụ được giao: "Với quyết tâm phấn đấu trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực châu Á và là một trong 300 tập đoàn ngân hàng, tài chính hàng đầu thế giới, Vietcombank cần tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, tăng tốc, đón đầu xu thế mới trong công nghệ ngân hàng, thực hiện thành công chiến lược phát triển đã được phê duyệt để nâng cao uy tín và chất
  15. 4 lượng dịch vụ, thu hẹp khoảng cách về quy mô với các ngân hàng thương mại lớn trong khu vực” Minh Đức (2018). Việc dịch chuyển mô hình từ tập trung vào khách hàng lớn (bán buôn) sang tập trung vào khách hàng cá nhân (bán lẻ) cho phép các ngân hàng giảm rủi ro phụ thuộc, tăng tính bền vững của tệp khách hàng và cũng làm tăng biên lợi nhuận, do các khoản cho vay cá nhân thường có lãi suất cao hơn. Nhiều ngân hàng đã gặt hái được thành quả lớn từ chiến lược này. Vietcombank đã đưa tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ tín dụng từ mức 16% cuối năm 2014 vọt lên mức 40,8% cuối năm 2017, dần hiện thực hóa mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 về bán lẻ vào năm 2020. Kình Dương (2018) Với khát vọng cũng như nhiệm vụ được Đảng và nhà nước giao phó Ngân hàng TMCP Ngoại Thương đã xây dựng chiến lược mục tiêu cho riêng mình để trở thành Ngân hàng số 1 Viêt nam về bán lẻ: Cấu trúc lại mô hình tổ chức, triển khai nhiều dự án chuyển đổi để phát triển bền vững theo chuẩn mực quốc tế, Vietcombank chuyển dịch hoạt động kinh doanh tập trung vào 3 trụ cột chính là hoạt động bán lẻ, kinh doanh vốn, dịch vụ; kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng tài sản; chuyển dịch cơ cấu thu nhập; tăng cường kiểm soát chi phí… Thúy Hà (2018), từ các yêu cầu của thực tiễn về mục tiêu chiến lược của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương tác giả thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bán lẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam” với kỳ vọng đóng góp một kênh tham khảo cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách cho các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam nói riêng. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
  16. 5 Câu hỏi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chịu tác động bởi các nhân tố nào ? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Thời gian dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát những nhân viên, nhà quản lý đã và đang công tác tại Vietcombank trong năm 2018 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu: Đối với dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập bằng các hình thức như quan sát thực tế, phỏng vấn nhà quản trị cấp cao của ngân hàng, cán bộ làm việc trong ngân hàng, khách hàng và đối tượng làm việc trong lĩnh vực ngân hàng hay có nhiều hiểu biết về lĩnh vực ngân hàng… Đối với dữ liệu thứ cấp được thu thập và xử lý từ các báo cáo tài chính, tài liệu từ các tổ chức IMF, WB, Tổng cục thống kê, và các nguồn khác. Phương pháp nghiên cứu:
  17. 6 So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê kết hợp với các phương pháp phân tích trên SPSS25, AMOS: Cronbach’s alpha, hồi quy tuyến tính, nhân tố khám phá EFA, Anova, SEM… 1.5. Kết cấu các chương của luận văn: Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương 3: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  18. 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 2.1.1. Cạnh tranh Cạnh tranh trong các lĩnh vực nói chung và kinh tế nói riêng luôn được định nghĩa theo nhiều cách khác tùy theo từng ngành từng trường phái… mà định nghĩa được đưa ra phù hợp nhất nhưng nhìn chung được bao quát qua các định nghĩa sau: Thứ nhất, cạnh tranh là cơ sở để một doanh nghiệp tồn tại phát triển và tiềm kiếm lợi nhuận tại một quốc gia hay trên thị trường quốc tế. Điều này thấy được ở từ cạnh tranh của một quốc gia là nhằm nâng cao mức sống, vị thế cũng như năng lực của quốc gia (Greenhut và cộng sự, 1987). Thứ hai, cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất. (Theo (Nam, 2014) Ngoài ra, theo M. E. Porter (1998), thì giành lấy thị phần chính là bản chất của cạnh tranh. Không những thế, tác giả này còn chỉ ra rằng cạnh tranh là việc tạo ra lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai cao hơn mức lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành đôi khi còn làm giảm giá chính sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường và gây ra một số tác động không mong muốn đối với bản thân doanh nghiệp (Singh & Vives, 1984). Xét về góc độ thương mại, trận chiến của các doanh nghiệp nhằm chiếm được sự chấp nhận và tin tưởng của khách hàng là bản chất của cạnh tranh (Levy & Ali, 1998).
  19. 8 2.1.2. Lợi thế cạnh tranh Mô hình I/O thì xem lợi thế cạnh tranh là một lợi ích mà công ty có được từ việc cung cấp sản phẩm phù hợp và giá cả thấp hoặc các sản phẩm thật sự khác biệt đối với và chịu được áp lực của thị trường cũng như của các đối thủ cùng ngành và được khách hàng chấp nhận (M. E. Porter & Millar, 1985). Chỉ các công ty có thể thích ứng được với các yêu cầu của thị trường mới có thể tiếp tục phát triển nếu không sẽ bị chính thị trường đào thải. Tóm lại, định nghĩa theo trường phái tân cổ điển thì lợi thế cạnh tranh được xem là năng lực bên ngoài của doanh nghiệp chứ không phải năng lực bên trong và được phát triển dựa trên tài nguyên doanh nghiệp. Ngoài ra, theo các tác giả Rumelt và Lamb (1984); Wernerfelt (1984); Reed và DeFillippi (1990) lợi thế cạnh tranh là một năng lực cạnh tranh đặc biệt của doanh nghiệp trước các đối thủ. Tổ chức sử dụng liên kết các nguồn lực của mình nhằm tạo ra đặc quyền cho doanh nghiệp so với các đối thủ trên thị trường được gọi là lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh luôn chịu tác động mạnh từ yếu tố thị trường doanh nghiệp cần thích nghi để có thể duy trì được nó. Theo Kay (1993) định nghĩa các khả năng đặc biệt là những khả năng có được bắt nguồn từ những đặc điểm mà những doanh nghiệp khác không có và bền vững và có thể được chấp nhận. Một khả năng đặc biệt sẽ giúp tạo ra một lợi thế cạnh tranh khi nó được áp dụng trong một ngành công nghiệp hoặc đưa ra thị trường. Trái lại, theo J. B. Barney (1986) lợi thế có thể được tạo ra bằng các kỹ năng triển khai tài nguyên một cách hợp lý, tối ưu các nguồn lực song song đó doanh nghiệp cần sử dụng các tài sản sở hữu một cách ưu việt nhất để tạo sự khác biệt về chi phí và giá cả. Ngoài ra, nó còn được tạo ra khi doanh nghiệp may mắn nắm được nguồn lực nằm ngoài phạm vi của các đối thủ. Bên cạnh đó, lợi thế có thể được duy trì và nâng cao bằng cách tái đầu tư vào các năng lực của doanh nghiệp để giảm khả năng bắt chước của đối thủ.
  20. 9 Còn theo (Selznick, 1957); Hofer và Schendel (1978) thì hiệu quả việc liên kết các năng lực của doanh nghiệp bằng triển khai chiến lược sử dụng tài nguyên là lợi thế cạnh tranh giúp nâng cao vị thế doanh nghiệp với đối thủ. Trong đó, lợi thế cạnh tranh có được từ dựa vào chính năng lực bên trong của chính doanh nghiệp và phụ thuộc vào hiệu quả, hiệu suất cũng như khả năng vận dụng dựa trên chiến lược của công ty. Peteraf (1993); Besanko và cộng sự (2000) định nghĩa lợi thế cạnh tranh là duy trì trên mức lợi nhuận trung bình cao hơn mức trung bình của các đối thủ cạnh tranh trong cùng một thị trường. Theo tác giả thì tạo lợi thế bằng cách gia tăng giá trị thực của tài nguyên lớn hơn mức kỳ vọng nhưng không dựa trên các nguồn tài nguyên không bền vững của công ty vì các tài nguyên đó "có thể là nguồn lợi thế cạnh tranh" nhưng sẽ không thể duy trì và làm cho công ty sụt giảm vị thế của mình với đối thủ. Ngoài ra, dựa trên khía cạnh khách hàng thì một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh so với một doanh nghiệp khác khi người tiêu dùng cảm thấy giá trị mà họ nhận được là từ danh nghiệp là cao nhất so với đối thủ khác (Christensen và cộng sự, 2010; Slater & Narver, 1994). Trong đó, giá trị cho khách hàng là sự thặng dư giữa tổng giá trị nhận được và tổng chi phí của khách hàng bỏ ra. Mặt khác, Slater và Narver (1994) cho rằng: “Muốn có được hiệu suất cao nhất thì việc thiết yếu của doanh nghiệp là phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh. Trong đó, cốt lõi của lợi thế cạnh tranh là năng lực cung cấp một giá trị vượt trội cho chính khách hàng của doanh nghiệp. Đây chính là bản chất của lợi thế cạnh tranh” Tổng kết, lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp được giải thích thông qua chất lượng dịch vụ, sản phẩm đóng góp xây dựng nên giá trị mà khách hàng nhận được. Kết quả của toàn bộ quá trình là nhận được sự hài lòng cao nhất của khách hàng cũng như định hướng tiêu dùng của khách hàng, hay cuối cùng là tạo ra sự trung thành của khách hàng nhằm mục đích cải thiện kết quả kinh doanh và gia tăng lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2