Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại kho lạnh Satra
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với tổ chức tại kho lạnh Satra; phân tích và đánh giá thực trạng về sự gắn kết của người lao động với tổ chức tại kho lạnh Satra; đề xuất một số giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động với kho lạnh trong những năm tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại kho lạnh Satra
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------- PHẠM THỊ THÚY NGÂN GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI KHO LẠNH SATRA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- PHẠM THỊ THÚY NGÂN GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI KHO LẠNH SATRA Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh (Hƣớng Ứng Dụng) Mã ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN THỤY TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện. Cơ sở lý thuyết tham khảo từ các tài liệu thu thập từ sách, báo và các công trình nghiên cứu có liên quan đƣợc nêu trong phần tài liệu tham khảo. Dữ liệu phân tích trong luận văn đƣợc thu thập qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp các nhân viên đang làm việc tại kho lạnh Satra và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, không sao chép của bất cứ nghiên cứu nào trƣớc đây. TP. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 12 năm 2019 Tác giả Phạm Thị Thúy Ngân
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................4 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................4 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................4 5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU...........................................................................5 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 6 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ..........................................................................6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ GẮN KẾT CỦA ............................................8 NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG TỔ CHỨC .........................................................................8 1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của sự gắn kết ngƣời lao động trong tổ chức.8 1.1.1 Khái niệm người lao động và sự gắn kết ................................................8 1.1.2 Tầm quan trọng của sự gắn kết người lao động trong tổ chức ..............9 1.2 Các nghiên cứu liên quan đến sự gắn kết trong tổ chức .............................. 10 1.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................10 1.2.2 Các nghiên cứu trong nước ..................................................................12 1.3 Thang đo các yếu tố ảnh hƣởng đến sự gắn kết của ngƣời lao động với tổ chức tại kho lạnh Satra........................................................................................... 15 1.3.1 Yếu tố thu nhập ..................................................................................... 16 1.3.2 Điều kiện làm việc.................................................................................17 1.3.3 Bản chất công việc ................................................................................18
- 1.3.4 Đào tạo và thăng tiến............................................................................19 1.3.5 Lãnh đạo ............................................................................................... 19 1.4 Mô hình nghiên cứu tại kho lạnh .................................................................20 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ SỰ GẮN KẾT CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI KHO LẠNH SATRA .........................................................................................................22 2.1 Giới thiệu chung về kho lạnh Satra ............................................................. 22 2.1.1 Giới thiệu chung ...................................................................................22 2.1.2 Đặc điểm về tình hình hoạt động tại kho lạnh Satra .......................... 23 2.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến sự gắn kết của ngƣời lao động với kho lạnh SATRA ...................................................................................................25 2.2.1 Yếu tố thu nhập: .................................................................................... 25 2.2.2 Yếu tố điều kiện làm việc ......................................................................29 2.2.3 Yếu tố bản chất công việc .....................................................................36 2.2.4 Yếu tố đào tạo và thăng tiến .................................................................39 2.2.5 Yếu tố về Lãnh đạo: ..............................................................................42 2.3 Kết quả nghiên cứu định lƣợng ...................................................................46 2.3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................46 2.3.2 Kết quả nghiên cứu ...............................................................................48 2.4 Xác định mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố theo mô hình IPA ................59 CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI KHO LẠNH SATRA .....................................................................................62 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ...............................................................................62 3.1.1 Định hướng phát triển nguồn nhân lực của kho lạnh Satra tới năm 2022 62 3.1.2 Cơ sở đề xuất thứ tự ƣu tiên của các giải pháp .....................................63 3.2 Các giải pháp nâng cao sự gắn kết ngƣời lao động tại kho lạnh Satra ........64 3.2.1 Giải pháp về thu nhập ...........................................................................64 3.2.2 Giải pháp về bản chất công việc ........................................................... 66 3.2.3 Giải pháp về điều kiện làm việc ............................................................ 68 3.2.4 Giải pháp về lãnh đạo nhằm tạo sự gắn kết của người lao động .........71
- 3.2.5 Giải pháp về đào tạo và thăng tiến ....................................................... 73 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................ 76 Kết quả đạt đƣợc ....................................................................................................76 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................0 PHỤ LỤC 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ......................................................4 PHỤ LỤC 5: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN ............................................................12
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BSM: Business System Management (phần mềm quản lý hệ thống kinh doanh) CBCNV: Cán bộ công nhân viên CPI : Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng) ĐVT: Đơn vị tính HACCP: Hazard Analysis and Critical Control Points (Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) IPA: Importance-Performance Analysis (Mô hình mức độ quan trọng – mức độ thực hiện) QC: Quality Control (Nhân viên kiểm soát chất lƣợng) TCT: Tổng công ty THPT: Trung học phổ thông
- DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1 Mô hình sự gắn kết nhân viên với tổ chức của Mahwish W.Khan và Meryem Altaf ............................................................................................................11 Hình 1. 2 Mô hình các yếu tố tác động đến sự gắn kết nhân viên Anitha J ..............11 Hình 1. 3 Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến sự gắn bó của ngƣời lao động...........13 Hình 1. 4 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tại kho lạnh .......................... 20 Hình 2. 1 Sơ đồ tổ chức tại kho lạnh Satra ............................................................... 23 Hình 2. 2 Trang phục bảo hộ lao động tại kho lạnh .................................................31 Hình 2. 3 Các thiết bị lạc hậu tại kho lạnh ............................................................... 32 Hình 2. 4 Điều kiện làm việc thực tế tại kho lạnh.................................................... 33 Hình 2. 5 Mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố theo mô hình IPA ........................... 60
- DANH MỤC BẢNG Bảng 0. 1 Tình hình biến động nhân sự 2016-2018 ....................................................2 Bảng 0. 2 Kết quả kinh doanh tại kho lạnh Satra từ 2016 – 2018 .............................. 2 Bảng 1. 1 Tổng kết các yếu tố ảnh hƣởng đến sự liên kết có liên quan đến đề tài ...14 Bảng 1. 2 Khảo sát lý do nghỉ việc từ năm 2016-2018 .............................................15 Bảng 1. 3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự gắn kết ngƣời lao động tại kho lạnh Satra16 Bảng 2. 1 Kết quả kinh doanh tại kho lạnh Satra từ 2016 – 2018 (ĐVT: Đồng) ....23 Bảng 2. 2 Số lƣợng nhân viên vi phạm quy định theo các năm 2016-2018 .............24 Bảng 2. 11 Kết quả nghiên cứu định lƣợng về yếu tố thu nhập ................................ 26 Bảng 2. 12 Số lƣợng nhân viên đƣợc tăng lƣơng từ năm 2016-2018 ....................... 27 Bảng 2. 13 Kết quả nghiên cứu định lƣợng về yếu tố điều kiện làm việc ................29 Bảng 2. 14 Kết quả nghiên cứu định lƣợng về yếu tố bản chất công việc................36 Bảng 2. 15 Kết quả nghiên cứu định lƣợng về yếu tố đào tạo và thăng tiến ...........39 Bảng 2. 16 Kết quả nghiên cứu định lƣợng về yếu tố lãnh đạo ................................ 42 Bảng 2. 3 Thống kê đặc điểm mẫu nghiên cứu ......................................................... 47 Bảng 2. 4 Thu nhập một số vị trí từ năm 2016 đến năm 2018 ..................................49 Bảng 2. 5 Giá trị trung bình của thang đo thu nhập ..................................................50 Bảng 2. 6 Điều kiện tăng lƣơng cho một số vị trí ..................................................... 51 Bảng 2. 7 Giá trị trung bình của tháng đo điều kiện làm việc .................................53 Bảng 2. 8 Giá trị trung bình của thang đo bản chất công việc ..................................55 Bảng 2. 9 Giá trị trung bình của thang đo yếu tố đào tạo và thăng tiến.................... 56 Bảng 2. 10 Giá trị trung bình của thang đo “Lãnh đạo” ...........................................58 Bảng 2. 17 Giá trị trung bình các yếu tố theo mức độ quan trọng và thực hiện .......59 Bảng 2. 18 Thứ tự ƣu tiên cần xử lý của các yếu tố tạo sự gắn kết nhân viên..........61 Bảng 3.1 Tổng kết các hạn chế ảnh hƣởng đến sự gắn kết của ngƣời lao động tại kho lạnh Satra ........................................................................................................... 63
- TÓM TẮT Hiện tại, kho lạnh Satra đang gặp khó khăn trong việc giữ chân ngƣời lao động ở lại làm việc lâu dài. Nguyên nhân của tình trạng này là do lãnh đạo, thu nhập, điều kiện làm việc, bản chất công việc, đào tạo và thăng tiến … tại kho lạnh SATRA chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu chung của ngƣời lao động. Để cải thiện vấn đề này, tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao sự gắn kết của ngƣời lao động dựa trên tình hình thực tế tại kho lạnh Satra. Trong phần mở đầu, tác giả trình bày tổng quan đề tài nghiên cứu. Cụ thể là lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu của bài luận. Và ý nghĩa thực tiễn của đề tài cũng đƣợc tác giả nêu ở phần này. Tiếp theo, ở chƣơng 1, trên cơ sở các lý thuyết về sự gắn kết của ngƣời lao động trong tổ chức. Luận văn tổng hợp các nội dung về định nghĩa, một số mô hình nghiên cứu trƣớc đây về sự gắn kết của ngƣời lao động ở trong và ngoài nƣớc. Từ đó, tác giả đƣa ra một số yếu tố có ảnh hƣởng đến sự gắn kết ngƣời lao động tại kho lạnh Satra. Đó là 5 yếu tố ảnh hƣởng bao gồm lãnh đạo, thu nhập, điều kiện làm việc, bản chất công việc, đào tạo và thăng tiến. Chƣơng 2, nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện từ việc chọn số lƣợng mẫu nghiên cứu, đối tƣợng khảo sát và khảo sát thực tế. Dựa trên 05 yếu tố ảnh hƣởng đã nêu ở chƣơng 1, bảng câu hỏi đƣợc thiết kế tƣơng ứng với từng yếu tố đều có những câu hỏi để ngƣời lao động hiểu và trả lời đúng ý tác giả cần điều tra. Bảng câu hỏi đƣợc phát ra cho những ngƣời lao động đang làm việc tại kho lạnh Satra. Số liệu thu về từ các bảng hỏi đƣợc tác giả tổng hợp và phân tích ở kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến sự gắn kết của ngƣời lao động trong tổ chức cùng với điểm mạnh, điểm yếu một cách chi tiết cho từng vấn đề đang tồn tại. Từ những kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu ở chƣơng 2 cùng với sự góp ý của ban lãnh đạo kho lạnh Satra, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự gắn kết của ngƣời lao động tại công ty đƣợc tác giả nêu ở chƣơng 3. Tƣơng ứng với mỗi yếu tố có ảnh hƣởng đến sự gắn kết ngƣời lao động với kho lạnh Satra, tác giả đề
- xuất từng giải pháp riêng, phù hợp với số liệu thống kê và tình hình thực tế tại đơn vị. Cuối cùng là phần kết luận, tổng hợp nội dung chính của toàn bài và kết quả thu đƣợc cùng hạn chế của bài luận.
- ABSTRACT Currently, Satra cold storage is difficulty to keep workers staying at work. The cause of this situation may be due to Satra cold storage policy, income, working conditions, etc., which have not met the needs of workers. To better understand this issue, the author of this study is found solutions to enhance the cohesion of workers in Satra cold storage. Based on the actual situation at Satra Cold Storage, the research has applied the basic theories to model the factors affecting employee engagement here. In the introduction, the author presents an overview of the research topic. Specifically, the reasons for selecting the topic, objectives, subjects and research methods of the essay. And the practical significance of the topic is also mentioned in the author of this chapter. In the first chapter, on the basis of the theories of employee engagement in the organization. The thesis summarizes the contents of the definition, some previous research models on the cohesion of workers at home and abroad. From there, the author proposes a number of factors that affect employee engagement at Satra cold storage. They are: income, working condition, nature of work, training and advancement and leadership. In chapter 2, quantitative research is conducted from the selection of the number of research samples, survey subjects and actual surveys. Based on the five influencing factors mentioned in chapter 1, the questionnaire designed for each element has questions for employees to understand and correctly answer the author's question. The questionnaire was distributed to Satra cold storage workers. Data collected from the questionnaires were aggregated and analyzed in the research results. The author analyzes the situation at Satra cold storage with strengths and weaknesses in detail for each existing issue in order to propose solutions in chapter 3. From the results obtained from the study in chapter 2, along with the comments of Satra cold storage managers, the author proposes a number of
- solutions to enhance the cohesion of employees at the company mentioned by the author in chapter 3. Corresponding to each factor that affects the association of workers with Satra cold storage, the author proposes each solution individually, in accordance with statistics and actual situation at the unit. Finally, the conclusion section, summarizing the main content of the whole article and the results obtained with the limitations of the essay.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần tạo cho mình những thế mạnh riêng để có thể đứng vững trên thị trƣờng. Đó là việc xây dựng những thƣơng hiệu cho doanh nghiệp mình bằng cách tạo ra những sản phẩm hoặc cung cấp những dịch vụ khác biệt so với đối thủ. Hoặc tự bản thân doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo, đổi mới để khẳng định vai trò và vị trí của mình. Để làm đƣợc những điều đó, yếu tố thiết yếu và quan trọng nhất chính là con ngƣời. Bởi con ngƣời đóng vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trƣờng. Theo Nielsen & Montemari (2012) thì nguồn nhân lực là tài sản của doanh nghiệp, là cơ sở để tạo ra các giá trị cho doanh nghiệp và còn đƣợc dùng để đo hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình đội ngũ nhân viên vừa chất lƣợng vừa đủ số lƣợng để thực hiện mục tiêu chiến lƣợc. Yếu tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng nguồn nhân lực cho một tổ chức chính là việc làm cho nhân viên cảm thấy muốn gắn kết lâu dài tại nơi mình đang làm việc. Một doanh nghiệp không thể không có ngƣời lao động, càng không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu đi sự gắn kết của những ngƣời lao động đối với tổ chức. Ngƣời lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp, là sự cam kết đối với tổ chức và kết quả làm việc của họ giữ vai trò quyết định then chốt đối với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Chính vì vậy, các nhà quản trị doanh nghiệp luôn luôn cố gắng tìm cách thu hút, duy trì đƣợc nguồn nhân lực vừa có trình độ cao, nhạy bén, linh hoạt những thay đổi trong công việc; vừa gắn bó lâu dài với tổ chức. Song giữ chân đƣợc ngƣời lao động lại là điều không hề dễ dàng, bởi mỗi cá nhân lại có những nhu cầu, sở thích và nguyện vọng khác nhau đòi hỏi các nhà quản trị phải tìm ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến sự gắn kết của ngƣời lao động đối với doanh nghiệp của mình để đƣa doanh nghiệp hƣớng tới mục tiêu kinh doanh của mình.
- 2 Theo Peace Irefin & Mohammed Ali Mechanic (2014) thì việc tạo sự gắn kết cho nhân viên dƣờng nhƣ là một yếu tố quan trọng để đạt đƣợc thành công của tổ chức. Và mỗi doanh nghiệp đều có những chính sách riêng để tạo điều kiện cho nhân viên gắn bó lâu dài với mình. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ là làm sao để các doanh nghiệp nói chung và kho lạnh Satra nói riêng tìm ra đƣợc giải pháp phù hợp để giữ chân nhân viên của mình. Ngay cuộc họp tổng kết năm 2018, phòng hành chính nhân sự đã đƣa ra thống kê cho thấy tỉ lệ nghỉ việc trong 3 năm liên tiếp 2016, 2017, 2018 luôn ở mức cao theo nhƣ bảng 0.1 Bảng 0. 1 Tình hình biến động nhân sự 2016-2018 Mô tả Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng số nhân viên 92 125 168 Số nhân viên nghỉ việc 40 68 89 Tỷ lệ nghỉ việc 43,48% 54,40% 52,98% Số nhân viên tuyển bổ sung 73 111 144 (Nguồn: Phòng HCNS – kho lạnh SATRA) Song song đó, phòng tài chính kế toán cũng đã đƣa thống kê cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty ảnh hƣởng nghiêm trọng nhƣ bảng 0.2 bên dƣới. Bảng 0. 2 Kết quả kinh doanh tại kho lạnh Satra từ 2016 – 2018 Chỉ tiêu NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 Doanh thu (ĐVT: tỷ đồng) 87,0 90,5 93,0 Lợi nhuận (ĐVT: tỷ đồng) 9,2 9,8 7,1 (Nguồn: Phòng HCNS – kho lạnh SATRA) Ngay sau đó, giám đốc đã chỉ đạo các phòng tìm ra nguyên nhân và đƣa ra giải pháp để cải thiện tình trạng nghỉ việc cũng nhƣ nâng cao doanh thu, giảm chi phí mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty. Từ bảng số liệu 0.1 trên, tác giả nhận thấy tỷ lệ nhân viên nghỉ việc của kho lạnh SATRA qua các năm 2016 – 2018 đều ở mức cao (trung bình trên 40%). Đây
- 3 là đều mà ban quản lý kho lạnh đặc biệt quan tâm. Vì mỗi một nhân viên nghỉ đi thì kho lạnh phải bỏ công sức để tuyển nhân viên mới. Sau đó công ty phải đào tạo, bồi dƣỡng và huấn luyện nhân viên mới để họ làm tốt công việc. Hơn thế nữa, trong số những ngƣời nghỉ việc sẽ có những lao động làm lâu năm, tay nghề cao. Khi số lao động có tay nghề cao này nghỉ đi thì kho lạnh Satra mất nhiều công sức cũng nhƣ kinh phí để có thể đào tạo những ngƣời khác để trở thành ngƣời công nhân lành nghề hoặc những ngƣời quản lý chuyên nghiệp. Hoặc nếu tuyển những ngƣời giỏi vào đơn vị thì mức lƣơng phải trả cho họ khá cao. Cụ thể nhƣ chi phí để tuyển dụng và đào tạo cho mỗi đợt tuyển nhân viên mới chiếm gần 5% chi phí đào tạo của kho lạnh cho cả năm. Trƣớc tình hình nhân viên nghỉ việc nhiều, kho lạnh đã tuyển thêm rất nhiều nhân viên bổ sung. Số lƣợng tuyển dụng thêm ngoài việc bổ sung cho những ngƣời lao động đã nghỉ việc thì số còn lại là để dự phòng trong trƣờng hợp tổ chức thiếu ngƣời hay khi tổ chức cần làm gấp những đơn hàng của khách. Đặc biệt, số lƣợng đƣợc tuyển dụng bổ sung, nhà quản lý mong muốn trong số đó sẽ có những ngƣời giỏi để đƣa kho lạnh Satra ngày càng phát triển. Tuy nhiên, mỗi đợt tuyển dụng, xác suất để nhà quản lý có đƣợc một nhân viên giỏi và làm việc lâu dài tại kho lạnh chiếm tỷ lệ rất thấp, dƣới 10%. Chính vì thế, tốt hơn hết là kho lạnh cần tìm ra giải pháp để gắn kết ngƣời lao động ở lâu với tổ chức thì càng tốt. Kho lạnh Satra hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quản lý lƣu trữ, sơ chế hàng hóa thực phẩm đông lạnh. Môi trƣờng làm việc luôn là một trở ngại đối với gần 180 công nhân ở đây, kho lạnh làm việc liên tục suốt ngày đêm để đảm bảo chất lƣợng cho các sản phẩm nông- thủy sản, thực phẩm, hoa quả thì mới có để đáp ứng cho việc xuất khẩu. Ngoài ra, phân xƣởng sơ chế thuỷ hải sản có công suất chung của phân xƣởng khoảng 20 tấn/ngày đòi hỏi ngƣời lao động làm việc hết công suất không phút ngƣng nghỉ trong giờ làm việc khiến cho họ cảm thấy mệt mỏi, các chế độ nghỉ ngơi cho công nhân chƣa thực sự tốt dẫn đến trong năm 2018 vừa qua, rất đông ngƣời lao động đã xin thôi việc hoặc có ý nguyện điều chuyển sang các vị trí khác, cũng nhƣ đòi hỏi các chế độ phúc lợi tốt hơn từ phía công ty làm giảm đi đáng kể sự gắn kết của ngƣời lao động với kho lạnh Satra này. Phòng nhân sự luôn trong
- 4 tình trạng tuyển dụng gấp để giải quyết vấn đề thiếu ngƣời thực sự không phải phƣơng án giải quyết lâu dài, vậy doanh nghiệp cần phải có phƣơng pháp để gia tăng sự gắn bó của ngƣời lao động thật sự rất cần thiết. Từ thực tế trên, đề tài “Giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại kho lạnh Satra” đƣợc thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân hạn chế trong sự gắn hết của ngƣời lao động đối với doanh nghiệp đồng thời đƣa ra các giải pháp cho ban lãnh đạo cũng nhƣ phòng nhân sự nâng cao sự gắn kết của nhân sự trong công ty mình, giải quyết bài toán “Thiếu nhân sự” đang tồn tại trong thời gian qua. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến sự gắn kết của ngƣời lao động đối với tổ chức tại kho lạnh Satra; - Phân tích và đánh giá thực trạng về sự gắn kết của ngƣời lao động với tổ chức tại kho lạnh Satra. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao sự gắn kết của ngƣời lao động với kho lạnh trong những năm tiếp theo. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố có ảnh hƣởng đến sự gắn kết của ngƣời lao động tại kho lạnh Satra. - Đối tƣợng khảo sát để thu thập thông tin là đội ngũ công nhân viên đang làm việc tại kho lạnh Satra. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu của luận văn giới hạn từ năm 2016 đến 2018. - Không gian nghiên cứu của luận văn: nghiên cứu tại kho lạnh Satra. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong luận văn này, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Phương pháp nghiên cứu định tính - Mục đích: nhằm xác định các yếu tố có ảnh hƣởng đến sự gắn kết nhân viên trong tổ chức. Từ đó hiệu chỉnh thang đo trong mô hình của Trần Kim Dung (2005);
- 5 Mahwish W.Khan và cộng sự (2015); Anitha J (2014); Quan Minh Nhựt và Đặng Thị Đoan Trang (2015) để phù hợp với tình hình thực tế tại kho lạnh Satra. - Đối tƣợng phỏng vấn: là những ngƣời ngoài bộ phận quản lý bao gồm tổ trƣởng, nhân viên văn phòng và công nhân. - Trƣớc khi tiến hành thảo luận, ngƣời phỏng vấn tiến hành trao đổi mục đích của nghiên cứu, khái niệm về sự gắn kết và các khái niệm có liên quan để tránh gây hiểu lầm khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu định lượng - Nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng để đánh giá thực trạng và dữ liệu nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng làm cơ sở bổ sung cho việc phân tích, đánh giá mức độ gắn kết của ngƣời lao động trong kho lạnh Satra. Sau đó thu thập thông tin từ khảo sát ngƣời lao động trong kho lạnh để đánh giá thông qua kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Đây là cơ sở tiền đề để đƣa ra giải pháp thực hiện có tính khả thi cao. 5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc Nghiên cứu định tính Xác định thang đo Nghiên cứu định lƣợng Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng Đề xuất giải pháp
- 6 Hình 0. 1. Mô hình nghiên cứu tại kho lạnh Satra (Nguồn: tác giả đề xuất) 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu, phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến sự gắn kết giữa ngƣời lao động với kho lạnh Satra. Thông qua số liệu thu thập đƣợc, tác giả đánh giá điểm mạnh, điểm hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc số lƣợng nhân viên gắn bó với doanh nghiệp này ngày càng ít. Nghiên cứu là cơ sở để ban lãnh đạo xem xét lại những vấn đề đang xảy ra tại đơn vị, từ đó có những hƣớng giải quyết hợp lý và cân nhắc áp dụng những giải pháp mà tác giả đề xuất vào thực tế nhằm tăng cƣờng sự gắn kết của ngƣời lao động với kho lạnh Satra. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Kết cấu của luận văn gồm có phần mở đầu, chƣơng 1, chƣơng 2, chƣơng 3 và phần kết thúc. Phần mở đầu: tác giả trình bày khái quát về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, đối tƣợng, các phƣơng pháp, mô hình nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sự gắn kết của người lao động trong tổ chức. Trong chƣơng này, tác giả giới thiệu các khái niệm, tổng quan lý thuyết về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đƣợc tác giả tóm tắt ở mục các đề tài nghiên cứu trƣớc đây. Từ những nghiên cứu đi trƣớc, tác giả đƣa ra mô hình nghiên cứu gồm 05 yếu tố có ảnh hƣởng đến sự gắn kết ngƣời lao động gồm: lãnh đạo, thu nhập, điều kiện làm việc, bản chất công việc, đào tạo và thăng tiến. Chương 2: Kết quả nghiên cứu và thực trạng các yếu tố ảnh hướng đến sự gắn kết của người lao động trong tổ chức. Ở đầu chƣơng này, tác giả khái quát về tổ chức đang nghiên cứu. Sau khi có kết quả khảo sát, tác giả thực hiện xử lý số liệu bằng cách phân tích thống kê mô tả và phân tích mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố cùng với điểm mạnh, điểm yếu một cách chi tiết cho từng vấn đề đang tồn tại.
- 7 Chương 3: Các giải pháp nâng cao sự gắn kết người lao động tại kho lạnh SATRA. Trong chƣơng này, tác giả đề xuất giải pháp để nâng cao sự gắn kết ngƣời lao động với kho lạnh Satra dựa vào kết quả đánh giá thực tế. Các giải pháp đƣa ra gắn liền với các yếu tố có ảnh hƣởng đến sự gắn kết ngƣời lao động và tính khả thi của giải pháp đƣợc ƣu tiên nhằm cải thiện tình hình khó khăn tại đơn vị này. Cuối cùng, từ những kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận chung những thành quả nghiên cứu đƣợc, đồng thời nêu những hạn chế của đề tài. Thông qua đó, tác giả đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 57 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn