intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, kết hợp với kinh nghiệm công việc thực tế và những lý luận cơ bản, luận văn đã đưa ra được kiến nghị, đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế, hướng tới những nghiên cứu sâu hơn để áp dụng nhằm đưa hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn phát triển hơn trong thời gian sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -------------- ĐINH HỒNG NHẠN UYÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (SCB) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- ĐINH HỒNG NHẠN UYÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (SCB) Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LẠI TIẾN DĨNH Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Đinh Hồng Nhạn Uyên, tác giả đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế tựa đề “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)”. Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở các kiến thức liên quan, tổng hợp từ hoạt động thực tế và các tài liệu tham khảo. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tp. HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2012 Tác giả luận văn Đinh Hồng Nhạn Uyên
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................. 4 1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế ............................... 4 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế................................................................. 4 1.1.2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế............................................................ 5 1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế ............................................................ 6 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 6 1.2.2. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu ....................................... 7 1.2.2.1. Phương thức ghi sổ (Open account) ............................................ 7 1.2.2.2. Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay (Cash against documents - CAD)..................................................................................................... 8 1.2.2.3. Phương thức tín dụng chuyển tiền (Remitance) ........................... 8 1.2.2.4. Phương thức nhờ thu (Collections) .............................................. 9 1.2.2.5. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C) ............ 10 1.3. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại ....... 11 1.3.1. Khái niệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế ............................. 11 1.3.2. Sự cần thiết phát triển hoạt động thanh toán quốc tế .......................... 12 1.3.2.1. Vai trò của hoạt động TTQT đối với các ngân hàng thương mại 12 1.3.2.2. Hoạt động TTQT trong giai đoạn hội nhập trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng ................................................................................ 13 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế ........ 13 1.3.3.1. Các chỉ tiêu định lượng .............................................................. 13 1.3.3.2. Các chỉ tiêu định tính ................................................................. 14
  5. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại ......................................................................................... 15 1.4.1. Các nhân tố khách quan ..................................................................... 15 1.4.1.1. Môi trường kinh tế - xã hội trong và ngoài nước ..................... 15 1.4.1.2. Tỷ giá hối đoái ........................................................................ 16 1.4.2. Các nhân tố chủ quan ......................................................................... 17 1.4.2.1. Năng lực tài chính của ngân hàng ........................................... 17 1.4.2.2. Cơ cấu tổ chức, điều hành hoạt động TTQT ........................... 17 1.4.2.3. Uy tín của ngân hàng .............................................................. 17 1.4.2.4. Công nghệ ngân hàng ............................................................. 18 1.4.2.5. Trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng .......................... 18 1.4.2.6. Mạng lưới ngân hàng đại lý .................................................... 19 1.4.2.7. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng ....................................... 19 1.4.2.8. Các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động TTQT ........... 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN .............................................................. 22 2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động TTQT tại NH TMCP Sài Gòn ................................................................................................. 22 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của NH TMCP Sài Gòn ......................... 22 2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh ........................................................ 23 2.1.3. Mô hình tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại SCB ...................... 25 2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại NH TMCP Sài Gòn........... 27 2.2.1. Đánh giá các chỉ tiêu định lượng về phát triển hoạt động TTQT tại SCB ............................................................................................................. 27 2.2.1.1. Số lượng khách hàng, số món thanh toán quốc tế ...................... 27 2.2.1.2. Tổng doanh số thanh toán quốc tế tại SCB ................................ 27 2.2.1.2.1. Đánh giá về tổng doanh số .................................................. 27 2.2.1.2.2. Đánh giá về doanh số theo loại hình thanh toán .................. 30 2.2.1.3. Tình hình thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế tại SCB ................ 31 2.2.1.4. So sánh doanh số và thị phần TTQT so với các NH khác ........... 33 2.2.1.5. Hệ thống kênh phân phối dịch vụ TTQT của SCB ..................... 35 2.2.1.6. Mạng lưới ngân hàng đại lý của SCB ........................................ 35
  6. 2.2.2. Đánh giá các chỉ tiêu định tính về phát triển hoạt động TTQT tại SCB36 2.2.2.1. Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ TTQT của SCB ..... 36 2.2.2.2. Mức độ đa dạng các sản phẩm TTQT tại SCB ........................... 39 2.2.2.3. Công nghệ phục vụ hoạt động TTQT ......................................... 39 2.2.2.4. Tỷ giá ngoại tệ ........................................................................... 40 2.2.3. Đánh giá nguyên nhân những tồn tại trong hoạt động TTQT tại SCB 40 2.2.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan .................................................... 41 2.2.3.2. Nhóm nguyên nhân khách quan ................................................. 47 2.3. Phân tích SWOT về hoạt động TTQT tại SCB ......................................... 49 2.3.1. Điểm mạnh (S – Strengths) ................................................................ 49 2.3.2. Điểm yếu (W – Weaknesses) ............................................................ 50 2.3.3. Cơ hội (O – Opportunities) ............................................................... 51 2.3.4. Thách thức (T – Threats) ................................................................... 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NH TMCP SÀI GÒN .............................................................. 55 3.1. Định hướng phát triển ................................................................................ 55 3.1.1. Bối cảnh nền kinh tế vĩ mô ................................................................ 55 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Chính phủ ....... 56 3.1.3. Chiến lược phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của SCB ............. 58 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của SCB ................... 59 3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính ............................................................... 59 3.2.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý điều hành hoạt động TTQT ................59 3.2.3. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng ..................................................... 60 3.2.4. Phát triển mạng lưới phân phối .......................................................... 62 3.2.5. Nâng cao chất lượng quan hệ ngân hàng đại lý ........................................ 63 3.2.6. Phát triển và hoàn thiện sản phẩm thanh toán quốc tế ........................ 64 3.2.7. Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................. 67 3.2.8. Xây dựng chính sách khách hàng và đẩy mạnh công tác Marketing, chăm sóc khách hàng ....................................................................... 69 3.2.9. Phát triển các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ..................................................... 73 3.2.10. Giải pháp về phí dịch vụ và tỷ giá ........................................................... 75
  7. 3.2.11. Tăng cường công tác tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp XNK của Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới ............................................ 76 3.3. Một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ........................ 77 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ .............................................................. 77 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................. 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 80 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 82 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 86
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN Chi nhánh D/A Nhờ thu trả chậm (Document against Acceptance) D/P Nhờ thu trả ngay (Document against Payment) F/X Foreign exchange KTQT Kinh tế quốc tế L/C Thư tín dụng (Letter of Credit) NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng nhà nước NH Ngân hàng NK Nhập khẩu PGD Phòng giao dịch SCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn SCB* Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn(sau hợp nhất) SWIFT Hiệp hội Viễn thông Tài chính liên ngân hàng thế giới (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication) TTXLCT Trung tâm xử lý chứng từ TTQT Thanh toán quốc tế XNK Xuất nhập khẩu XN Xuất khẩu
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ Sơ đồ 1.1- Sơ đồ rủi ro thanh toán Trang 7 Sơ đồ 2.1- Mô hình xử lý chứng từ tập trung Trang 26 Bảng Bảng 2.1- Dư nợ tín dụng của SCB giai đoạn 2007 – 2011 Trang 25 Bảng 2.2- Doanh số thanh toán quốc tế trong giai đoạn 2007-2011 Trang 28 Bảng 2.3- Doanh số TTQT của SCB theo loại hình thanh toán Trang 30 Bảng 2.4- Thu phí dịch vụ TTQT của SCB giai đoạn 2007-2011 Trang 32 Bảng 2.5- Quy mô hoạt động của SCB và một số ngân hàng năm Trang 33 2011 Bảng 2.6- Doanh số và thị phần TTQT của SCB và một số ngân hàng Trang 34 2007-2011 Bảng 2.7- Tốc độ tăng trưởng doanh số và thị phần TTQT bình quân Trang 35 giai đoạn 2007-2011 Bảng 2.8-Số lượng điểm giao dịch của các ngân hàng đến năm 2011 Trang 35 Bảng 2.9-Số lượng ngân hàng đại lý của một số ngân hàng năm 2011 Trang 36 Bảng 2.10- Mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ TTQT Trang 37 của SCB Bảng 2.11- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ hài lòng Trang 38 chung của khách hàng Bảng 2.12-Phần mềm hệ thống các NHTM Việt nam áp dụng Trang 40 Bảng 2.13- So sánh mức phí TTQT của các ngân hàng Trang 44 Bảng 2.14- So sánh lãi suất cho vay chiết khấu của các ngân hàng Trang 47 Bảng 2.15- Doanh số chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất Trang 47 Biểu đồ Biểu đồ 2.1- Vốn điều lệ của SCB từ năm 2007 đến 2011 Trang 24
  10. Biểu đồ 2.2- Quy mô tổng tài sản và nguồn vốn huy động của SCB từ Trang 24 2007 đến 2011 Biểu đồ 2.3- Doanh số thanh toán quốc tế của SCB từ 2007 -2011 Trang 29 Biểu đồ 2.4- Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 2007-2011 Trang 30 Biểu đồ 2.5- Tỷ trọng các loại hình thanh toán so với tổng doanh số Trang 31 TTQT Biểu đồ 2.6- Phí dịch vụ TTQT so với tổng thu nhập phí dịch vụ Trang 32
  11. -1- LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa là một yêu cầu khách quan để các quốc gia trên thế giới có thể phát triển phồn thịnh trong nền kinh tế đương đại. Khi nền kinh tế càng mở cửa giao thương với quốc tế thì kéo theo các hoạt động kinh tế ngoại thương, đầu tư quốc tế càng phát triển. Đối với Việt Nam nói riêng, hoạt động kinh tế ngoại thương ngày càng giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nền kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Một điều tất yếu là khi các hoạt động giao thương kinh tế với quốc tế mở rộng sẽ dẫn đến sự phát triển của thanh toán quốc tế để đáp ứng nhu cầu của thương mại quốc tế như thanh toán xuất nhập khẩu, các giao dịch chuyển vốn đầu tư… Trong quá trình hội nhập kinh tế, việc mở cửa tự do hóa ngành tài chính – ngân hàng là điều chắc chắn Việt Nam sẽ phải thực hiện theo các hiệp định, cam kết đã tham gia. Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt giữa các ngân hàng Việt Nam với nhau cũng như với các ngân hàng có yếu tố nước ngoài. Do vậy, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng trong nước, trong đó có hoạt động thanh toán quốc tế là hết sức cần thiết và cấp bách. Có như vậy, các ngân hàng trong nước nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng, mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, phát triển bền vững hơn. Bên cạnh những yêu cầu khách quan như trên, về chủ quan, Ngân hàng TMCP Sài Gòn cũng còn ít kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Trước năm 2006, các giao dịch thanh toán quốc tế đều thực hiện thông qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, đến 2007, SCB mới bắt đầu chính thức giao dịch thanh toán quốc tế với ngân hàng nước ngoài. Từ đó đến nay, hoạt động thanh toán quốc tế tại SCB cũng chưa đạt hiệu quả cao.
  12. -2- Từ những nhận định các yêu cầu khách quan của bối cảnh kinh tế và yêu cầu chủ quan từ thực tế tại SCB, tác giả đã thực hiện nghiên cứu luận văn về đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)” với mong muốn có một cái nhìn rõ nét hơn về thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn, từ đó có thể kiến nghị, đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm phục vụ việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau: - Tổng hợp những lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế, các nhân tố tác động đến hoạt động thanh toán quốc tế của một ngân hàng; đồng thời nêu bật sự cần thiết, các chỉ tiêu định lượng và định tính đánh giá sự phát triển hoạt động này trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn, kết hợp so sánh doanh số và thị phần với một số ngân hàng khác, từ đó đưa ra phân tích SWOT về hoạt động thanh toán quốc tế tại SCB. - Đề xuất được những giải pháp để khắc phục những điểm còn tồn tại nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại SCB. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Phạm vi nghiên cứu: đề tài thực hiện nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong giai đoạn 2007 đến 30/11/2011, trước thời điểm SCB hợp nhất với 2 ngân hàng - NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và NH TMCP Đệ Nhất.
  13. -3- 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích để làm rõ thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Luận văn đã khái quát hóa những kiến thức cơ bản về thanh toán quốc tế, một số phương thức thanh toán quốc tế, đồng thời trình bày được các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến hoạt động thanh toán quốc tế tại một NHTM. Qua việc nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, kết hợp với kinh nghiệm công việc thực tế và những lý luận cơ bản, luận văn đã đưa ra được kiến nghị, đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế, hướng tới những nghiên cứu sâu hơn để áp dụng nhằm đưa hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn phát triển hơn trong thời gian sắp tới. 6. Kết cấu của luận văn - Tên luận văn: “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)” - Luận văn được trình bày gồm các phần như sau: Lời mở đầu Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần Sài Gòn Kết luận
  14. -4- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế Có thể nói thanh toán quốc tế bắt nguồn từ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới (hay còn gọi là hoạt động ngoại thương). Trong lịch sử nền kinh tế thế giới, hoạt động giao thương, trao đổi, hợp tác giữa các quốc gia là một đòi hỏi tất yếu để phát triển; và ngày nay, với quá trình hội nhập quốc tế, các hoạt động này lại càng diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, tài chính, đầu tư, văn hóa, du lịch, viễn thông, bảo hiểm….Trong đó, hoạt động thương mại quốc tế gần như giữ vai trò quan trọng nhất. Đương nhiên, các hoạt động này có liên quan đến việc chi trả, thanh toán giữa các chủ thể tham gia ở các quốc gia khác nhau; từ đó đòi hỏi sự ra đời của một loại nghiệp vụ đáp ứng được nhu cầu này, được các nhà kinh doanh tiền tệ cung cấp, là Thanh toán quốc tế. Từ đó, hoạt động thanh toán quốc tế được khái niệm như sau: Thanh toán quốc tế là việc chi trả bằng tiền liên quan đến các dịch vụ mua bán hàng hóa hay cung ứng lao vụ...giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Thanh toán quốc tế được phân chia thành 2 loại: thanh toán ngoại thương và phi ngoại thương. Như vậy, thanh toán là một trong khâu quan trọng nhất trong quá trình thực hiện các thương vụ quốc tế, chất lượng của nó có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương. Do đó, khâu thanh toán hầu như luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ và tài chính của các ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò trung gian giữa các chủ thể mua bán, cung cấp các phương thức TTQT phù hợp, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo an toàn và quyền lợi của các bên,
  15. -5- thông qua đó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng các quan hệ với các quốc gia trên thế giới. 1.1.2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế  TTQT liên quan đến đồng tiền, địa điểm, phương thức và thời gian thanh toán Thanh toán là công việc quan trọng mà mọi nhà xuất nhập khẩu đều hết sức quan tâm. Do vậy, khi tiến hành đàm phán, ký kết và thực hiện thanh toán hợp đồng ngoại thương, nhà xuất nhấp khẩu cần xác định rõ một số vấn đề quan trọng, đó là: đồng tiền, địa điểm, phương thức và thời gian thanh toán. Việc lựa chọn đồng tiền thanh toán khá quan trọng vì không phải đồng tiền nước nào cũng được sử dụng để thanh toán; đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hay nước thứ ba; nhà xuất nhập khẩu phải lựa chọn sao cho phù hợp với phương thức thanh toán và mang lại hiệu quả kinh tế nhất. Phương thức thanh toán là cách thức mà qua đó bên mua trả tiền để nhận hàng và bên bán nhận tiền để giao hàng. Hiện nay, các ngân hàng cung cấp nhiều phương thức TTQT tiện ích, đa dạng cho khách hàng như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ, giao chứng từ nhận tiền... Mỗi phương thức thanh toán đều có đặc điểm riêng và có thể gây rủi ro hoặc tạo thuận lợi cho các bên. Tùy từng điều kiện cụ thể mà người mua và người bán có thể thoả thuận để xác định phương thức thanh toán cho phù hợp. Thời gian thanh toán chỉ rõ thời hạn người thanh toán phải trả tiền cho người thụ hưởng theo điều khoản của thỏa thuận hoặc hợp đồng. Thời gian thanh toán nhanh hay chậm, sớm hay muộn có tác động đến việc luân chuyển vốn, khả năng hạn chế rủi ro về lãi suất, tỷ giá hối đoái, thanh khoản,...đối với các bên tham gia. Do đó, đây cũng là vấn đề quan trọng và thường xảy ra tranh chấp giữa các bên. Nếu lấy thời điểm giao hàng (thời điểm chuyển giao quyền sở hữu) làm mốc, thì thời hạn thanh toán có thể là: trả tiền trước, trả tiền ngay hoặc trả tiền sau (trả chậm) hoặc kết hợp các cách này.
  16. -6-  TTQT phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại Đối tượng phục vụ chủ yếu của TTQT là hoạt động kinh tế đối ngoại; trong đó phần lớn là các giao dịch trong lĩnh vực ngoại thương. Trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, khâu thanh toán là một mắt xích quan trọng mang lại hiệu quả cho quá trình trao đổi. Nếu khâu thanh toán hiệu quả, giá trị của hàng hoá và dịch vụ trao đổi giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển. Vì vậy, TTQT trở thành một nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong điều kiện quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng.  TTQT tiềm ẩn nhiều rủi ro Thanh toán quốc tế là hoạt động diễn ra giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau thông qua trung gian là ngân hàng thương mại, cho nên thường gặp phải nhiều rủi ro do sự biến động về tiền tệ, tỷ giá, sự bất ổn chính trị, sự khác biệt về luật pháp, cơ chế chính sách, thông tin về các bên đối tác không đầy đủ... dẫn đến rủi ro xảy ra tranh chấp trong thương mại quốc tế, người bán hàng có thể không nhận được tiền thanh toán, bị thiệt hại trong kinh doanh... Vì vậy, các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đã ra đời, cung cấp nhiều dịch vụ phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của các nhà xuất nhập khẩu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế nhằm hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn. 1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế 1.2.1. Khái niệm Trong lĩnh vực ngoại thương, việc thanh toán giữa các nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thuộc các quốc gia khác nhau thường không diễn ra trực tiếp mà thông qua các ngân hàng trung gian bằng những phương thức thanh toán nhất định. Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khỏan của người nhập khẩu chuyển vào tài khoản của người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng.
  17. -7- Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên tham gia và phù hợp với tập quán cũng như luật lệ trong thanh toán và thương mại quốc tế. 1.2.2. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu của NHTM Trong quan hệ ngoại thương có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như ghi sổ, ứng trước, nhờ thu, tín dụng chứng từ... Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu điểm, nhược điểm và rủi ro đối với nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu (như minh họa ở sơ đồ 1.1) Sơ đồ 1.1: Sơ đồ rủi ro thanh toán Nguồn: Trade finance guide, A quick reference for exporters – U.S department of Commerce – Pulished April 2007 [17] 1.2.2.1. Phương thức ghi sổ (Open account) Đây là phương thức thanh toán, mà qua đó tổ chức xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thì ghi nợ cho bên nhập khẩu (bên được cung ứng), vào một cuốn sổ riêng của mình, và việc thanh toán các khoản nợ được thực hiện trong từng thời kỳ nhất định. Khi thực hiện phương thức này, tổ chức xuất khẩu đã thực hiện một tín dụng cho tổ chức nhập khẩu dưới dạng tín dụng thương mại. Thông thường, phương thức này chỉ áp dụng trong thanh toán giữa hai đơn vị quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn nhau.
  18. -8- 1.2.2.2. Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay (Cash against documents - CAD) Đây là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản ký thác (Trust account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình bày đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để thanh toán. Phương thức CAD thường được áp dụng khi người mua và người bán có quan hệ tốt, tin tưởng lẫn nhau, khi mua bán những mặt hàng khan hiếm, bán chạy ở thị trường của người xuất khẩu, hoặc khi người mua có đại diện ở nước ngoài để giám sát quá trình giao hàng. 1.2.2.3. Phương thức chuyển tiền (Remittance) Chuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó một khách hàng của ngân hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Phương thức thanh toán chuyển tiền có thể được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau: - Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer, M/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua bưu điện. - Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer, T/T): là hình thức trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua fax, telex hoặc thông qua mạng liên lạc viễn thông SWIFT. Như vậy, thanh toán chuyển tiền là hình thức thanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền và người nhận tiền. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán
  19. -9- theo uỷ nhiệm để được hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm nào đối với cả người mua lẫn người bán. 1.2.2.4. Phương thức nhờ thu (Collections) Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó, người bán (nhà xuất khẩu) sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.. Trong mối quan hệ này, ngân hàng ở cả hai bên nước nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ, ngân hàng không cam kết, không bảo lãnh thanh toán đối với người bán cũng như người mua. Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người ta chia phương thức thanh toán này ra thành hai loại: - Nhờ thu trơn (Clean collections): Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác), còn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hoá đơn, bảo hiểm…) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu, không thông qua ngân hàng. - Nhờ thu kèm chứng từ: Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu bao gồm chứng từ thương mại cùng với chứng từ tài chính, hoặc chỉ có chứng từ thương mại mà không có chứng từ tài chính gửi cùng. Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi người này đáp ứng được yêu cầu của lệnh nhờ thu. Trong thực tế, hai phương thức trả chứng từ phổ biến là: D/P (Documents against payment) là trao chứng từ khi được thanh toán hoặc D/A (Documents against acceptance) là trao chứng từ khi được chấp nhận.
  20. - 10 - 1.2.2.5. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C) Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) một ngân hàng (ngân hàng phát hành thư tín dụng) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of credit), theo đó, ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C. Theo điều 2 UCP 600: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”. Thư tín dụng (L/C) hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán, nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Trong nghiệp vụ L/C, các ngân hàng chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ, không liên quan đến hàng hoá. Ngân hàng ngoài vai trò là người trung gian còn là người cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu, và là người cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.  Các loại thư tín dụng: Thư tín dụng có nhiều loại nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.  Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là thư tín dụng mà sau khi được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi L/C.  Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó nếu không được sự đồng ý của người thụ hưởng L/C.  Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): là L/C không thể huỷ bỏ, theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành, một ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho L/C này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2