Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam; từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------------------- TRƯƠNG PHẠM LIÊN CHÂU GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHÓA HỌC: PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơ sở lý luận của luận văn được trích lọc từ các nguồn thông tin được đăng tải trên trang web Ngân hàng Nhà nước và các trang web uy tín, hợp pháp. Phần kiến nghị và giải pháp do cá nhân rút ra dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và bài học kinh nghiệm của các nước đã đạt được các thành tích cụ thể trong công tác phòng chống rửa tiền. TP.HCM, ngày tháng năm 2013 Người cam đoan TRƯƠNG PHẠM LIÊN CHÂU
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NHTM................................................................. 1 1.1 Tổng quan về rửa tiền. ................................................................................1 1.1.1 Định nghĩa rửa tiền.................................................................................1 1.1.2 Khái niệm rửa tiền theo pháp luật Việt Nam. ...............................................2 1.1.3 Tiền bẩn, cách tạo tiền bẩn..........................................................................3 1.1.4 Những người cần rửa tiền. ......................................................................4 1.1.5 Quy trình rửa tiền. ..................................................................................5 1.1.5.1 Sắp đặt ..................................................................................................6 1.1.5.2 Sắp lớp(chia nhỏ) ..................................................................................6 1.1.5.3 Hòa nhập...............................................................................................7 1.2 Phương thức, thủ đoạn rửa tiền qua ngân hàng. ...........................................7 1.3 Ảnh hưởng rửa tiền đến nền kinh tế...............................................................9 1.3.1 Làm tăng tội phạm và tham nhũng...............................................................9 1.3.2 Những hậu quả đối với quốc tế và đầu tư nước ngoài..................................9 1.3.3 Làm suy yếu các tổ chức tài chính .............................................................10 1.3.4 Nền kinh tế và khu vực tư nhân bị tổn thương ............................................11 1.3.5 Những nỗ lực tư nhân hóa bị tổn hại .........................................................11 1.4 Tổng quan về hoạt động phòng chống rửa tiền trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho NHTMVN. .......................................................................................12 1.4.1 Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế ......................................................12 1.4.1.1 Nhiệm vụ và chức năng chính của lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế .......................................................................................................................12 1.4.1.2 Các khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế................13 1.4.2 Hoạt động phòng chống rửa tiền một số nước trên thế giới .......................15 1.4.2.1 Luật phòng chống rửa tiền tại Mỹ. .....................................................15 1.4.2.2 Luật phòng chống rửa tiền tại Anh. ....................................................16 1.4.3 Kinh nghiệm phòng chống rửa tiền qua một số hệ thống ngân hàng trên thế giới 17
- 1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho các NHTMVN trong hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng ..............................................................................18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:.......................................................................... 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NHTMVN.................................................................................... 21 2.1 Tổng quan về hoạt động phòng chống rửa tiền tại Việt Nam. .....................21 2.1.1 Sự cần thiết phải có Luật phòng chống rửa tiền ở Việt Nam ......................22 2.1.2 Các văn bản pháp quy về phòng chống rửa tiền ........................................23 2.1.3 Cơ chế phòng chống rửa tiền tại Việt Nam ................................................24 2.2 Thực trạng phòng chống rửa tiền tại các NHTMVN ...................................26 2.2.1 Một số phương thức rửa tiền qua hệ thống ngân hàng đang diễn ra tại Việt Nam. 26 2.2.2 Trách nhiệm và ý thức phòng chống rửa tiền của các Ngân hàng ..............31 2.2.3 Thực trạng phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng..................................33 2.3 Đánh giá hoạt động phòng chống rửa tiền tại các NHTMVN. ....................36 2.3.1 Những kết quả đạt được trong thời gian qua. ........................................36 2.3.2 Một số hạn chế công tác phòng chống rửa tiền..........................................40 2.3.2.1 Hành lang pháp lý. ..............................................................................40 2.3.2.2 Các công cụ được sử dụng phòng chống rửa tiền qua hệ thống Ngân Hàng...............................................................................................................41 2.3.2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý, giám sát. ..................................43 2.3.3 Nguyên nhân. ............................................................................................43 2.3.3.1 Do khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện................................................43 2.3.3.2 Do chính bản thân của các Ngân hàng. ...............................................43 2.3.3.3 Những lo ngại của các NHTM và người dân. .....................................45 2.3.3.4 Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tiền mặt. ......................................46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. .......................................................................... 47 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NHTMVN.................................................................................... 48
- 3.1 Định hướng, quan điểm phòng chống rửa tiền của Việt Nam .....................48 3.2 Các giải pháp phòng chống rửa tiền ở các NHTMVN .................................49 3.2.1 Nhận dạng và chú ý xác đáng đến khách hàng...........................................49 3.2.1.1 Xác định ai là khách hàng thật sự của ngân hàng................................50 3.2.1.2 Các thủ tục tiếp nhận và nhận dạng khách hàng..................................50 3.2.1.3 Hiểu được nhu cầu khách hàng ...........................................................53 3.2.2 Phát triển phần mềm tin học......................................................................54 3.2.3 Xây dựng bộ phận kiểm tra, thi hành, kiểm soát nội bộ hiệu quả, chú trọng đến yếu tố nội lực quan trọng nhân viên tại ngân hàng ......................................58 3.2.4 Thành lập bộ phận chuyên trách phòng chống rửa tiền tại ngân hàng.......60 3.2.5 NHTM cần lựa chọn các ngân hàng có uy tín trong hoạt động thanh toán quốc tế làm đối tác. ............................................................................................61 3.3 Các kiến nghị Chính phủ và NHNN .............................................................62 3.3.1 Kiến nghị về phía Nhà nước ......................................................................62 3.3.1.1 Hoàn thiện Luật phòng chống rửa tiền theo tiêu chuẩn quốc tế ...........62 3.3.1.2 Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ...........................................63 3.3.1.3 Thực hiện phòng chống tham nhũng có hiệu quả.................................65 3.3.2 Các kiến nghị về phía NHNN.....................................................................66 3.3.2.1 Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong nước và quốc tế về phòng chống rửa tiền.................................................................................................66 3.3.2.2 Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và giám sát thường xuyên các NHTM .......................................................................................................................67 3.3.2.3 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ..............69 3.3.2.4 Hạn chế tình trạng đô la hóa trên thị trường .......................................69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. .......................................................................... 70 KẾT LUẬN................................................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt NNNN : Ngân hàng Nhà Nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMVN : Ngân hàng thương mại Việt Nam NHVN : Ngân hàng Việt Nam TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh Tiếng Anh AML : Anti-Money Laundering : Chống rửa tiền APG : Asia-Pacific Group : Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương FATF : Financial Action Task Force : Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế G7 : Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh, Hoa Kỳ, Canada ICRG : International Co-operation Review Group : Nhóm xem xét các vấn đề hợp tác quốc tế ỦY BAN BASEL : Basel Committee on Banking supervision – BCBS : Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng
- DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1 Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được thống kê theo phương thức rửa tiền 31 Bảng 2.2 Kết quả tiếp nhận, phân tích báo cáo giao dịch 36 Bảng 2.3 Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được thống kê theo biểu hiện rửa tiền 39
- LỜI MỞ ĐẦU 1.Đặt vấn đề Hiện nay rửa tiền trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập sâu và toàn diện cùng nền kinh tế thế giới, điều đó đặt ra rất nhiều thuận lợi, thách thức cũng như khó khăn cho nền kinh tế. Chúng ta nhận được các nguồn tiền từ bên ngoài để đầu tư hợp tác phát triển nền kinh tế trong nước, điều đó cũng đặt ra câu hỏi lớn là các nguồn tiền đó thế nào. Các nguồn tiền đầu tư chảy vào Việt Nam có thể thông qua ngân hàng, các hoạt động mua bán bất động sản, chứng khoán, các dự án đầu tư… Đặc thù giao dịch tài chính tại Việt Nam chủ yếu thông qua tiền mặt trao tay, còn giao dịch qua hệ thống ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, do đó Việt Nam nhanh chóng trở thành “mảnh đất” cho tội phạm rửa tiền hoạt động. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đang là mảnh đất màu mỡ chịu nguy cơ cao là nơi các tội phạm quốc tế sử dụng để rửa tiền bởi những đồng tiền khi qua ngân hàng sẽ trở thành ‘tiền sạch’. Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền được Chính phủ ban hành ngày 07/06/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2005 chủ yếu được thực thi qua ngân hàng. Qua 7 năm thực hiện, đã bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập trong công tác thực hiện, phát hiện, xử lý. Điều đó đòi hỏi Nhà nước và hệ thống ngân hàng phải nhanh chóng có biện pháp sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao công tác phòng chống rửa tiền đã và đang diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp. Do đó đây là lý do để hình thành luận văn ‘Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam’. 2. Mục tiêu nghiên cứu
- - Phân tích thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. - Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, số liệu nghiên cứu từ năm 2007 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn là sự kết hợp phương pháp phân tích, so sánh, thống kê lý thuyết, các văn bản, tài liệu, thực trạng hoạt động rửa tiền đã và đang diễn ra trên thế giới, nguy cơ và thực trạng hoạt động rửa tiền diễn ra tại Việt Nam. Từ đó đưa ra giải pháp cho thực trạng hoạt động phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về rửa tiền và phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
- CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ RỬA TIỀN VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NHTM. 1.1 Tổng quan về rửa tiền. Rửa tiền không chỉ là vấn đề của các thị trường tài chính hàng đầu thế giới mà ngay cả các quốc gia đang trong quá trình hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế cũng không tránh khỏi. Đặc biệt khi các thị trường mới nổi mở cửa nền kinh tế và lĩnh vực tài chính thì họ dễ dàng trở thành mục tiêu của các hoạt động rửa tiền. Nói cách khác rửa tiền là hành động gây vẩn đục nền kinh tế. Rửa tiền có thể tàn phá thành quả kinh tế của một quốc gia. Bằng những thủ đoạn tinh vi, các băng đảng tội phạm tìm cách hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn gốc từ tội phạm của mình - những đồng tiền bất chính để có một "nguồn gốc sạch sẽ". Những hoạt động này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế vĩ mô nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang và sẽ hội nhập sâu hơn vào hệ thống tài chính thế giới. Điều này đặt ra nhiều thách thức trong việc xây dựng pháp luật, kiểm soát tài chính và nhất là các công cụ để chống rửa tiền có hiệu quả. Sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu sẽ làm cho hệ thống tài chính của Việt Nam đối mặt nhiều hơn nữa các hành vi rửa tiền ở cấp độ tinh vi hơn. Đây là một trở ngại và thách thức đáng kể trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Việc nhận thức được những tác hại nghiêm trọng từ hoạt động rửa tiền và xây dựng khung pháp lý trong phòng, chống rửa tiền là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 1.1.1 Định nghĩa rửa tiền. Có thể định nghĩa rửa tiền theo một số cách. Hầu hết các nước tán thành định nghĩa được sử dụng trong Công ước của Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần (năm 1988) (Công ước Viên) và Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (năm2000) (Công ước Palécmô):
- - Sự chuyển hoán hoặc chuyển nhượng tài sản khi biết tài sản đó có nguồn gốc từ bất kỳ hành vi phạm tội (buôn bán bất hợp pháp ma túy) nào, hoặc từ việc tham gia vào hành vi phạm tội đó nhằm mục đích giấu giếm, hoặc che đậy nguồn gốc phi pháp của tài sản, hoặc tiếp tay cho bất kỳ cá nhân nào có dính líu đến việc thực hiện hành vi phạm tội nói trên để tránh cho người đó phải chịu những hậu quả pháp lý do hành động của mình. - Việc giấu giếm hoặc che đậy bản chất thực, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, sự chuyển dịch, các quyền liên quan đến tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản khi biết rằng tài sản đó có được từ hành vi phạm tội hoặc từ việc tham gia vào hành vi phạm tội đó. - Việc có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản khi tại thời điểm tiếp nhận nó đã biết rằng tài sản này có được từ hành vi phạm tội hoặc từ việc tham gia vào hành vi phạm tội đó. Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) - một tổ chức được công nhận là tổ chức đặt tiêu chuẩn quốc tế cho những nỗ lực về chống rửa tiền đưa ra định nghĩa súc tích cho thuật ngữ “rửa tiền” là “việc xử lý… tiền do phạm tội mà có nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của chúng” nhằm “hợp pháp hóa” những món lợi thu được một cách bất chính từ hành vi phạm tội. 1.1.2 Khái niệm rửa tiền theo pháp luật Việt Nam. Để phù hợp với thông lệ quốc tế về phòng chống rửa tiền, để minh bạch hóa các giao dịch về tài chính trong và ngoài nước. Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 đã có quy định về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp nhưng chưa sử dụng thuật ngữ “rửa tiền”. Theo Điều 19 Luật các tổ chức tín dụng “1. Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng không được che giấu, thực hiện bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp. 2. Trong trường hợp phát hiện các khoản tiền có dấu hiệu bất hợp pháp, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
- Ngày 07/6/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP về phòng, chống rửa tiền. Trong Nghị định này, lần đầu tiên thuật ngữ rửa tiền được sử dụng và giải thích như sau: “Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây: a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có; b) Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có; c) Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có”. Theo Luật phòng chống rửa tiền được ban hành vào ngày 18/06/2012, hành vi rửa tiền được định nghĩa như sau: Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản. 1.1.3 Tiền bẩn, cách tạo tiền bẩn. Mục đích của hoạt động rửa tiền là tạo ra một khoảng cách xa nhất giữa tài sản bất hợp pháp và chủ sở hữu những tài sản đó. Hình thức biểu hiện lợi nhuận có
- được ban đầu thông thường là tiền, cũng có thể gọi đây là tiền “bẩn”. Sau các giai đoạn chuyển đổi để hợp pháp hoá, tiền “bẩn” sẽ có các hình thức biểu hiện khác như: thẻ tín dụng, bất động sản, các khoản đầu tư hợp pháp, ... Nguồn gốc của tiền “bẩn” thường từ các hoạt động sau: - Buôn lậu ma túy, vũ khí, mại dâm và các loại hàng hoá bị cấm mua bán, trao đổi như rượu, thuốc lá, … - Tiền tham nhũng, nhận hối lộ; - Tiền có được do lợi dụng chức vụ, địa vị trong bộ máy nhà nước để biết trước các thông tin về chủ trương, chính sách, qui hoạch, ... nhằm trục lợi; - Tiền có được do mua bán nội gián trên thị trường chứng khoán, mua bán lòng vòng; - Tiền của các tổ chức tội phạm có được do làm tiền giả, tống tiền, tổ chức đánh bạc; - Tiền có được do hoạt động chuyển giá giữa các công ty thuộc cùng một tập đoàn hoặc công ty mẹ - con hoặc tiền có được do trốn thuế. Nhìn chung các hình thức biểu hiện lợi nhuận của hoạt động rửa tiền bao gồm những lợi ích kinh tế của hoạt động rửa tiền mang lại được quy là “sản phẩm của tội phạm” (Theo Công ước Strasbong 1990 của Hội đồng Châu Âu). 1.1.4 Những người cần rửa tiền. Đối tượng tham gia vào hoạt động rửa tiền bao gồm những cá nhân và pháp nhân tham gia vào quá trình rửa tiền với mong muốn hợp pháp hóa tiền và tài sản có được từ hoạt động tội phạm và sử dụng tài sản đó. Chủ sở hữu những khoản tiền cần tẩy rửa bao gồm những cá nhân và tổ chức đã thực hiện các hành vi tội phạm về ma túy, tài chính, tham nhũng, lừa đảo, mại dâm, buôn bán vũ khí,... Có thể xếp những người rửa tiền làm bốn nhóm:
- Nhóm thứ nhất, những người buôn lậu (ma túy, vũ khí, lao động bất hợp pháp…); Nhóm thứ hai, những người tham nhũng; Nhóm thứ ba, những người muốn tránh thuế, những người muốn giữ kín thu nhập thật sự(dù là hợp pháp của mình) của mình; Nhóm thứ tư là các tổ chức khủng bố. Tiền bẩn có thể từ các doanh nghiệp làm ăn công khai, chẳng hạn khi họ chuyển tiền từ nước này sang nước khác để tránh thuế. Có hai phương pháp để làm việc này. Một là khai gian giá trị những dịch vụ mà bản chất là hợp pháp. Hai là khai (như trong hóa đơn) một dịch vụ hoàn toàn không có (kể cả việc lập công ty ma). Trong các nguồn tiền cần rửa thì có lẽ nguồn kinh doanh là phản ánh tính toàn cầu hóa nhiều nhất, mà một trong những biểu hiện là việc khai man giá chuyển giao để tránh thuế của các công ty xuyên quốc gia. Tất nhiên, các nhóm trên không hoàn toàn biệt lập, tham nhũng, tội phạm và kinh doanh bất chính có nhiều chỗ giống nhau, cấu kết với nhau và tiếp sức cho nhau. Các quan chức thì cần có người để rửa tiền tham nhũng, tiền nhận hối lộ, người rửa tiền này có thể là tội phạm chuyên nghiệp hoặc công ty ma. Ngược lại, tội phạm và doanh nghiệp cũng thường đút lót các quan chức tham ô để làm ngơ cho các hoạt động kinh doanh phi pháp, trốn thuế. 1.1.5 Quy trình rửa tiền. Ngày nay, những khoản tiền bất chính được tạo ra từ nhiều loại hoạt động phạm tội khác nhau – trong số đó có tham nhũng của quan chức nhà nước, bán vũ khí một cách bất hợp pháp, buôn bán và bóc lột con người một cách bất hợp pháp. Bất luận tội ác nào, những kẻ rửa tiền đều qua các khâu bố trí, sắp lớp, và hòa nhập trong một quy trình biến những đồng tiền phi pháp thành những đồng tiền hoặc hàng hóa có bề ngoài hợp pháp.
- 1.1.5.1 Sắp đặt Giai đoạn đầu tiên của quy trình này liên quan đến việc bố trí các quỹ có nguồn gốc phi pháp vào trong hệ thống tài chính, thường thông qua một tổ chức tài chính. Việc này có thể được thực hiện bằng cách gửi tiền vào một tài khoản ngân hàng. Những lượng tiền mặt lớn được chia thành các khoản nhỏ hơn, ít đáng ngờ hơn và được gửi dần vào các phòng khác nhau của một hoặc vào nhiều định chế tài chính. Việc đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền kia cũng như chuyển những đồng tiền có mệnh giá thấp sang đồng tiền có mệnh giá lớn hơn có thể xảy ra ở giai đoạn này. Ngoài ra, các khoản tiền phi pháp có thể được chuyển đổi thành các công cụ tài chính như các lệnh chuyển tiền hoặc séc và được trộn lẫn với những khoản tiền hợp pháp để đánh lạc hướng sự chú ý của người khác. Việc bố trí này còn có thể được hoàn thành bằng cách dùng tiền mặt mua chứng khoán hoặc hợp đồng bảo hiểm. 1.1.5.2 Sắp lớp(chia nhỏ) Giai đoạn thứ hai của rửa tiền xảy ra sau khi những khoản lợi nhuận phi pháp đã được đưa vào hệ thống tài chính; tại thời điểm này, các khoản tiền, chứng khoán hoặc hợp đồng bảo hiểm được chuyển đổi hoặc chuyển sang các tổ chức khác nhằm tiếp tục tách chúng ra khỏi nguồn gốc phạm tội. Khi đó, những khoản tiền đó có thể được dùng để mua chứng khoán, hợp đồng bảo hiểm khác hoặc dễ dàng được chuyển đổi sang các công cụ đầu tư và sau đó lại được bán thông qua một tổ chức khác. Những khoản tiền này cũng có thể được chuyển đi dưới bất kỳ một dạng công cụ có thể chuyển nhượng cho người khác để lấy tiền như séc, lệnh chuyển tiền hoặc trái phiếu vô danh hoặc có thể được chuyển bằng phương tiện điện tử tới các tài khoản khác ở nhiều nước và vùng lãnh thổ khác nhau. Những kẻ rửa tiền cũng có thể ngụy trang việc chuyển tiền đó dưới hình thức thanh toán tiền cho hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc chuyển kinh phí vào một công ty trá hình.
- 1.1.5.3 Hòa nhập. Giai đoạn thứ ba liên quan đến việc hòa nhập các khoản tiền đó vào trong nền kinh tế chính thống. Có thể thực hiện việc này bằng cách mua tài sản như bất động sản, chứng khoán hoặc công cụ tài chính khác hoặc mua hàng xa xỉ. 1.2 Phương thức, thủ đoạn rửa tiền qua ngân hàng. Nghiên cứu phương thức, thủ đoạn rửa tiền rất hữu ích đối với nhà quản lý ngân hàng, giúp ngân hàng hiểu được khách hàng có dấu hiệu nghi vấn để đưa ra biện pháp phòng ngừa kịp thời. Phương thức, thủ đoạn rửa tiền xét về mặt không gian, được thể hiện dưới 5 phương thức sau đây - Phương thức 1: Các nguồn tiền được tẩy rửa và sử dụng ngay trong nước. Đây là quá trình rửa tiền trong đó số tiền bất hợp pháp được thu, được rửa cũng như được tái đầu tư qua hệ thống tài chính của nước đó. - Phương thức 2: Lượng tiền “Bẩn” có nguồn gốc trong nước, sau đó chuyển ra nước ngoài để rửa trong hệ thống tài chính khác và cuối cùng đem trở lại lưu thông trên thị trường trong nước. - Phương thức 3: Tiền “bẩn” được tạo ra ở nước ngoài, được tẩy rửa ở đó hay một nước khác và cuối cùng được đầu tư cho các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển có nhu cầu thu hút nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn trong nước và nước ngoài, không quan tâm nhiều đến nguồn gốc số tiền, điều đó đã tạo ra khe hở cho các nguồn tiền ‘bẩn’ ồ ạt đổ vào thông qua các hình thức thành lập công ty, khu du lịch…với doanh thu và lợi nhuận ảo. Nguồn lợi nhuận này lại trở thành tiền ‘sạch’. - Phương thức 4: Số tiền được rửa và rút ra khỏi hệ thống tài chính của một quốc gia đang phát triển để sử dụng ở nơi khác, không quay lại đầu tư cho quốc gia đó. Tiền từ các hoạt động phạm pháp được chuyển lòng vòng qua hệ thống ngân
- hàng tại các nước đang phát triển để che giấu nguồn gốc thật sự, sau đó được chuyển qua các hệ thống ngân hàng nước ngoài lại và trở thành tiền ‘sạch’. - Phương thức 5: Lượng tiền sau khi rửa được chuyển vào một quốc gia đang phát triển nhưng không phải để đầu tư mà được lưu thông tản mạn, tiêu thụ khắp nơi. Đơn cử như tại Việt Nam, nền kinh tế tiền mặt là chủ đạo, việc vác cả bao tải tiền để thanh toán mua nhà đất, chứng khoán là điều thường thấy, tạo điều kiện cho lượng tiền ‘bẩn’ dễ dàng xâm nhập vào nền kinh tế. Hành vi, phương thức, thủ đoạn rửa tiền rất phong phú đa dạng, gắn liền với khe hở trong hệ thống pháp luật mỗi nước, nhất là pháp luật hình sự, pháp luật về tài chính, ngân hàng... Từ thực tiễn phòng chống rửa tiền của nhiều nước có thể mô tả phương thức, thủ đoạn tội phạm rửa tiền qua ngân hàng như sau: - Rửa tiền qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt: Đây là phương thức rửa tiền truyền thống và chủ yếu của bọn tội phạm. Năm 1999, một quầy đổi tiền ở Paris đã phát hiện hành vi khả nghi của một người Pháp trong thời gian ngắn đã đổi 1,7 triệu Frăng Pháp sang Mác Đức. Kết quả điều tra cho thấy, kẻ tình nghi có quan hệ với một nhóm tội phạm buôn bán ma tuý ở Tây Ban Nha, Đức, Pháp, và đang tìm cách đổi tiền sang Mác Đức để tiêu thụ. - Rửa tiền thông qua việc mua vàng, bạc, kim cương...là những tài sản gọn nhẹ, có giá trị cao, có thể mua đi bán lại ở mọi nơi, mọi thời điểm trên thế giới. Đây là phương thức rửa tiền được bọn tội phạm sử dụng nhiều nhất do cách thức đơn giản, dễ thực hiện, nhưng lại dễ bị cơ quan điều tra phát hiện. - Rửa tiền thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu: Bọn tội phạm sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua tín phiếu, trái phiếu... làm cho đồng tiền nằm im trong một thời gian phù hợp với quy định với mỗi nước. Sau đó, người gửi tiền có thể rút ra toàn bộ gốc và lãi hoặc rút một phần, biến số tiền đó thành tiền hợp pháp. - Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng “ngầm”: Tại một số nước, hệ thống ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đắt đỏ mà lại quan liêu. Do đó, trong cộng đồng
- những người nước ngoài tại các quốc gia này tồn tại hệ thống ngân hàng không chính thức gọi là ngân hàng “ngầm”. Hệ thống ngân hàng ngầm này hoạt động và luân chuyển tài chính như các ngân hàng chính thức nhưng với chi phí dịch vụ rẻ hơn, bí mật hơn các ngân hàng hợp pháp. Các ngân hàng ngầm có đại diện ở nhiều nước khác nhau để thực hiện dịch vụ chuyển tiền từ nước này sang nước khác hoặc từ thành phố này sang thành phố khác trong cùng một quốc gia. Sự hoạt động của ngân hàng này chủ yếu dựa trên niềm tin giữa ngân hàng và bạn hàng nên thủ tục giấy tờ gọn nhẹ. Bọn tội phạm lợi dụng nguyên tắc giữ bí mật của những ngân hàng này đã đem tiền đến gửi và yêu cầu nhận lại ở một thành phố khác. Những địa chỉ cần nhận tiền tẩy rửa thông thường là những quốc gia khao khát đầu tư tài chính nhưng ít quan tâm đến nguồn gốc đồng tiền, việc thanh toán qua ngân hàng chưa phải là yêu cầu bắt buộc và phổ biến, hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền chưa nghiêm... 1.3 Ảnh hưởng rửa tiền đến nền kinh tế 1.3.1 Làm tăng tội phạm và tham nhũng Nếu tội phạm rửa tiền phổ biến ở một nước sẽ tạo ra nhiều tội phạm và tham nhũng hơn. Rửa tiền thành công có thể giúp tội phạm sinh lợi và đem lại phần thưởng cho tội phạm, một nước còn được coi là nơi ẩn náu an toàn cho hoạt động "rửa tiền" thì khi đó còn có nhiều khả năng nước đó có sức lôi cuốn tội phạm và thúc đẩy tham nhũng. 1.3.2 Những hậu quả đối với quốc tế và đầu tư nước ngoài Rửa tiền làm giảm uy tín và đầu tư nước ngoài, tai tiếng về một nơi ẩn náu an toàn cho rửa tiền có thể gây ra những hậu quả bất lợi đáng kể cho sự phát triển của đất nước. Các tổ chức tài chính nước ngoài có thể quyết định hạn chế các giao dịch của mình với những tổ chức là nơi ẩn náu an toàn cho rửa tiền; buộc những giao dịch như vậy phải qua sự kiểm soát gắt gao hơn, khiến cho chúng thêm tốn kém hoặc chấm dứt hoàn toàn các mối quan hệ giao dịch hay vay mượn; giảm khả năng tiếp cận các thị trường thế giới hoặc phải tiếp cận với chi phí cao hơn do
- phải chịu sự kiểm soát gắt gao hơn về quyền sở hữu, các hệ thống tổ chức và kiểm soát, bên cạnh đó có thể bị đưa vào danh sách cảnh báo của FATF. Việc bị xếp vào danh sách “các nước và vùng lãnh thổ thiếu hợp tác” sẽ khiến mọi người hiểu rằng nước đó không có những tiêu chuẩn tối thiểu về AML. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc thu hút nguồn vốn từ nước ngoài 1.3.3 Làm suy yếu các tổ chức tài chính Rửa tiền có thể gây nguy hại cho sự lành mạnh của khu vực tài chính của một đất nước cũng như sự ổn định của từng tổ chức tài chính. Những hậu quả tai hại đó được xem như những rủi ro về uy tín, nghiệp vụ, pháp lý, rủi ro tập trung và có mối quan hệ qua lại với nhau. Rủi ro về uy tín là một rủi ro tiềm ẩn. Khách hàng, cả người vay tiền lẫn người gửi tiền, cũng như các nhà đầu tư sẽ ngừng kinh doanh với một tổ chức mà uy tín đã bị hủy hoại bởi sự nghi ngờ hoặc bởi những lập luận thiếu căn cứ về rửa tiền. Việc mất những khách hàng vay tiền có phẩm chất cao sẽ làm giảm các khoản cho vay sinh lợi và làm tăng rủi ro của toàn bộ danh mục vốn cho vay. Những người gửi tiền cũng có thể rút tiền của mình ra và do đó sẽ làm giảm nguồn tài trợ với chí phí thấp từ phía ngân hàng đó. Hơn nữa, không thể dựa vào những khoản tiền của những kẻ rửa tiền gửi vào ngân hàng để làm nguồn cấp vốn ổn định. Những khoản tiền lớn sau khi đã được rửa thường bị bất ngờ rút ra khỏi tổ chức tài chính. Điều đó làm mất đi khả năng sinh lợi và những vấn đề về tính thanh khoản do việc rút tiền đột ngột. Rủi ro nghiệp vụ cũng tiềm tàng do những thất thoát bắt nguồn từ các quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc không suôn sẻ, từ con người và hệ thống. Rủi ro pháp lý cũng tiềm ẩn do những vụ kiện, phán quyết bất lợi của tòa án, hợp đồng không thể thực hiện được, tiền phạt và các hình phạt khác sẽ gây ra thua lỗ, làm tăng chi phí cho một tổ chức. Những cuộc điều tra của các nhà chức trách ngân hàng hoặc các cơ quan thi hành pháp luật khác, từ đó làm tăng chi phí cũng như những khoản tiền phạt hoặc hình phạt khác. Tương tự, những hợp đồng nhất định cũng có
- thể không đi được vào cuộc sống bởi vì sự gian lận từ phía khách hàng phạm tội. Rủi ro tập trung là tiềm tàng bởi vì sự thua thiệt bắt nguồn từ rủi ro do có quá nhiều khoản tín dụng hoặc vốn cho vay tập trung vào một người vay. Việc thiếu hiểu biết về một khách hàng cụ thể, hoạt động kinh doanh của khách hàng đó hoặc mối quan hệ của khách hàng này với những người vay vốn khác có thể đặt ngân hàng vào tình thế nguy hiểm. Tổn thất vốn vay tất nhiên cũng bắt nguồn từ những hợp đồng không khả thi hoặc những hợp đồng được ký với những nhân vật hư cấu. 1.3.4 Nền kinh tế và khu vực tư nhân bị tổn thương Rửa tiền làm tổn thương khu vực tư nhân và nền kinh tế thông qua việc sử dụng “các công ty bình phong” - là những doanh nghiệp có vẻ bề ngoài hợp pháp, tham gia vào hoạt động kinh doanh hợp pháp nhưng trên thực tế lại do bọn tội phạm kiểm soát. Những công ty bình phong này hòa trộn các quỹ phi pháp với các quỹ hợp pháp để che giấu những khoản tiền bất chính. Khả năng tiếp cận của các công ty bình phong tới những quỹ phi pháp cho phép chúng bao cấp các sản phẩm và dịch vụ của công ty, thậm chí với giá thấp hơn giá thị trường. Do vậy, các doanh nghiệp hợp pháp sẽ khó cạnh tranh với những công ty bình phong. Bằng việc sử dụng các công ty bình phong và những khoản đầu tư khác vào các công ty hợp pháp, những khoản thu được từ rửa tiền có thể được dùng để kiểm soát toàn bộ các ngành hoặc các khu vực của nền kinh tế ở những nước nhất định. Điều này làm tăng sự bất ổn định tiềm tàng về khía cạnh tiền tệ và kinh tế do sự phân bổ sai lệch các nguồn lực bắt nguồn từ tình trạng méo mó giả tạo của giá tài sản và hàng hóa. 1.3.5 Những nỗ lực tư nhân hóa bị tổn hại Những kẻ "rửa tiền" là mối đe dọa đối với những nỗ lực cải tổ nền kinh tế thông qua tư nhân hóa của nhiều nước. Bọn tội phạm sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để thâu tóm được doanh nghiệp, sau đó kiểm soát và điều hành doanh nghiệp để phục vụ cho các hoạt động tội phạm như tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn