intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

54
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của đề tài là xác định những yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đề xuất những giải pháp để đảm bảo vừa thu hút được nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, vừa kiểm soát vốn để hạn chế rủi ro đảo ngược dòng vốn và giữ chân ngày càng nhiều nhà đầu tư dài hạn tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----o0o----- HOÀNG KIM DUNG GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG KHOA: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI HỮU PHƯỚC TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
  2. MỤC LỤC Lời cảm ơn.................................................................................................................... I Lời cam đoan ............................................................................................................. II Danh mục các bảng biểu ........................................................................................... III Danh mục các hình .................................................................................................... IV Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................. V PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 5. Ý nghĩa nghiên cứu ........................................................................................................ 6. Nội dung của đề tài.......................................................................................................... CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KIỂM SOÁT VỐN – LÝ THUYẾT NỀN TẢNG VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 1.1 Tổng quan về vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ................................................ 1 1.1.1 Đặc trưng cơ bản ........................................................................................... 1 1.1.2 Ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đến nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán ................................................................ 2 1.1.3 Các yếu tố quyết định quy mô và sự dịch chuyển dòng vốn trên thế giới.... 5 1.1.3.1 Lý thuyết về yếu tố “đẩy” và yếu tố “kéo” .......................................... 5 1.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FPI vào TTCK ............ 9 1.2 Kiểm soát vốn....................................................................................................... 9 1.2.1 Khái niệm và các hình thức kiểm soát vốn ................................................... 9
  3. 1.2.2 Sự liên hệ giữa kiểm soát vốn và lý thuyết bộ ba bất khả thi ..................... 11 1.3 Một số nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố quyết định dòng chảy vốn và vấn đề lựa chọn chính sách vĩ mô của một quốc gia để thu hút và quản lý dòng vốn này trong bối cảnh thực hiện bộ ba bất khả thi ............................................ 14 1.3.1 Dòng chảy vốn, các yếu tố đẩy so với các yếu tố kéo và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (Capital Flows, Push versus Pull factors and the Global Finacial Crisis by Marcel Fratzscher, July 2011) ............................................... 14 1.3.1.1 Nội dung ............................................................................................. 14 1.3.1.2 Bài học kinh nghiệm .......................................................................... 21 1.3.1.3 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................ 21 1.3.1.4 Vận dụng nghiên cứu ......................................................................... 22 1.3.2 Kinh nghiệm của Ấn Độ trong định hướng bộ ba bất khả thi: Kiểm soát vốn có hữu ích không? (India’s Experience in Navigating the Trilemma: Do Capital Controls Help? – R.Kohli, June 2011) .................................................... 22 1.3.2.1 Nội dung ............................................................................................. 22 1.3.2.2 Bài học kinh nghiệm ......................................................................... 26 1.3.2.3 Vận dụng nghiên cứu ........................................................................ 26 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG THỜI GIAN QUA
  4. 2.1 Tổng quan dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam thông qua thị trường chứng khoán trong thời gian qua ........................................................ 28 2.2 Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán Việt Nam .................................. 32 2.2.1 Đánh giá chung về bối cảnh kinh tế vĩ mô toàn cầu (yếu tố đẩy) .............. 32 2.2.2 Các yếu tố mang tính đặc thù của Việt Nam (yếu tố kéo) ......................... 37 2.2.2.1 Sự ổn định kinh tế vĩ mô ................................................................... 37 2.2.2.2 Sự phát triển và độ mở cửa của thị trường chứng khoán .................. 44 2.2.2.3 Sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian ................................................................................................................ 47 2.2.2.4 Quá trình cổ phần hóa và yêu cầu tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp nhà nước Việt Nam ....................................................................................... 55 2.3 Vấn đề kiểm soát dòng vốn FPI tại Việt Nam thời gian qua ......................... 56 2.3.1 Ưu điểm ...................................................................................................... 57 2.3.1.1 Môi trường đầu tư .............................................................................. 57 2.3.1.2 Chính sách kinh tế vĩ mô .................................................................... 57 2.3.2 Nhược điểm ................................................................................................ 60 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 65 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
  5. 3.1 Dự báo dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới .............................................................................................................................. 66 3.1.1 Triển vọng về sự bùng nổ trở lại của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................... 66 3.1.2 Phân tích ma trận SWOT ............................................................................ 68 3.2 Giải pháp xây dựng các điều kiện cần thiết hấp thụ dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài .................................................................................................. 70 3.2.1 Nhóm giải pháp vĩ mô ................................................................................ 70 3.2.1.1 Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng kinh tế ..................................................................................................................... 70 3.2.1.2 Tự do hóa dòng vốn nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài . 72 3.2.2 Nhóm giải pháp mang tính thị trường ....................................................... 76 3.2.2.1 Phát triển thị trường chứng khoán ..................................................... 76 3.2.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính trung gian . 80 3.2.2.3 Nới lỏng tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài............................. 84 3.2.2.4 Xếp hạng tín nhiệm để thu hút đầu tư ............................................... 85 3.3 Giải pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ......................... 87 3.3.1 Thiết lập mục tiêu cho các biện pháp kiểm soát vốn trong thời gian tới ... 87 3.3.2 Các biện pháp cần khắc phục để hoàn thiện chính sách kiểm soát vốn của Việt Nam ............................................................................................................. 88 3.3.2.1 Mở cửa thu hút nhưng không quên kiểm soát vốn ............................ 88 3.3.2.2 Quản lý tỷ giá hối đoái ...................................................................... 90 3.3.2.3 Thực thi chính sách tiền tệ ................................................................ 93 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 97 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Lãi suất tiết kiệm 12 tháng tại Việt Nam và Mỹ (Số liệu chốt ngày 31/12 hàng năm) Phụ lục 2: Quy mô giao dịch thị trường chứng khoán, vốn đầu tư nước ngoài và chỉ số VN-Index Phụ lục 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động dòng vốn FPI vào Việt Nam, Các văn bản điều chỉnh tỷ lệ cổ phần sở hữu của nhà ĐTNN
  7. I LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám Hiệu, khoa Tài chính Doanh Nghiệp, khoa Đào Tạo Sau Đại Học trường Đại Học Kinh Tế TPHCM đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học và thực hiện đề tài. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Bùi Hữu Phước, người đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Sau cùng, tác giả rất cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp và người thân đã tận tình hỗ trợ, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu TPHCM, ngày 28 tháng 12 năm 2011 Người viết Hoàng Kim Dung
  8. II LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc. Các số liệu và kết quả trong luận văn là đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan. Người viết Hoàng Kim Dung
  9. III DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1 Mô tả tác động của vốn FPI đến Thị trường sơ cấp và thứ cấp ................... 3 Bảng 1.2 Vai trò của yếu tố đẩy so với yếu tố kéo đối với dòng vốn toàn cầu........... 8 Bảng 1.3 Mô tả nguyên nhân và kết quả của thu hút dòng vốn FPI ........................... 9 Bảng 2.1 Dòng vốn FPI vào TTCK Việt Nam qua các thời kỳ ................................ 30 Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động dòng vốn FPI vào Việt Nam ..... 35 Bảng 2.3 Những biến động của các yếu tố đẩy qua từng thời kỳ ............................. 37 Bảng 2.4 Ảnh hưởng của lạm phát đến đầu tư nước ngoài qua các giai đoạn .......... 42 Bảng 2.5 Biên độ dao động tỷ giá giai đoạn 2006 – 2011 ........................................ 45 Bảng 2.6 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển TTCK Việt Nam................................. 49 Bảng 2.7 Lợi nhuận của một số CTCK qua các năm ................................................ 58 Bảng 2.8 Một số lỗi vi phạm của các CTCK ............................................................ 59 Bảng 2.9 Các văn bản điều chỉnh tỷ lệ cổ phần sở hữu của nhà ĐTNN ................... 62 Bảng 3.1 Phân tích ma trận SWOT về dòng vốn FPI Vào Việt nam ........................ 74 Bảng 3.2 Xây dựng chính sách quản lý dòng vốn trong bối cảnh thực hiện bộ ba bất khả thi ......................................................................................... 94
  10. IV DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1 Mô hình lý thuyết bộ ba bất khả thi ........................................................... 13 Hình 2.1 Lãi suất cơ bản Mỹ từ năm 2000 – 2010 .................................................... 38 Hình 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu.............................................................. 40 Hình 2.3 Diễn biến Lạm phát tại Việt Nam từ 2000 – 2010 (%) .............................. 41 Hình 2.4 Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và vốn FPI ........................................ 46 Hình 2.5 Tỷ lệ thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 ...................... 47
  11. V DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Đầu tư nước ngoài ĐTNN Chứng khoán CK Thị trường chứng khoán TTCK Trung tâm giao dịch chứng khoán TTGDCK Sở Giao dịch chứng khoán SGDCK Công ty chứng khoán CTCK Doanh nghiệp DN Doanh nghiệp nhà nước DNNN Ngân hàng Trung Ương NHTW Ngân hàng Thương mại NHTM Ngân hàng Nhà nước NHNN Cổ phần hóa CPH
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, kinh tế vĩ mô trong nước đã trải qua những thăng trầm do tác động phức tạp của kinh tế thế giới, nhất là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu năm 2008 - 2009. Một trong những vấn đề cần quan tâm, đó là luồng vốn nước ngoài biến động mạnh, tăng lên mức đỉnh điểm vào năm 2007 nhưng lại sụt giảm nhanh chóng trong và sau cuộc khủng hoảng. Sự góp mặt của các dòng vốn nước ngoài đã dẫn tới một cơn bùng nổ tài chính đi kèm với những rủi ro tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh những mâu thuẫn, yếu kém về chính sách kinh tế vĩ mô trong lĩnh vực ngân hàng và kiểm toán tài chính. Vấn đề quan trọng đối với Việt Nam hiện nay chính là làm sao đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững để thu hút dòng vốn nước ngoài trong khi vẫn giảm thiểu được rủi ro tài chính. Vì vậy, việc xây dựng một chính sách thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam thông qua thị trường chứng khoán là một trong những vấn đề được quan tâm sâu sắc của nhà nước ta hiện nay. Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của dòng vốn gián tiếp vào Việt Nam, những bất cập trong chính sách quản lý nguồn vốn này để từ đó đề xuất những giải pháp thu hút và kiểm soát nguồn vốn phục vụ cho chiến lược dài hạn xây dựng và phát triển bền vững đất nước. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định những yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đề xuất những giải pháp để đảm bảo vừa thu hút được nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, vừa kiểm soát vốn để hạn chế rủi ro đảo ngược dòng
  13. vốn và giữ chân ngày càng nhiều nhà đầu tư dài hạn tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 - 2011. Nghiên cứu được chia ra làm 3 giai đoạn: giai đoạn sơ khai 2000 – 2005, giai đoạn bùng nổ và đột phá 2006 – 2007, giai đoạn khủng hoảng và sau khủng hoảng kinh tế 2008 – 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Bằng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, logic học, chứng minh, phân tích hệ thống, thống kê, chọn mẫu, so sánh, tổng hợp, kết hợp với sự suy luận khoa học v..v, đề tài hy vọng đóng góp một số đánh giá nhất định về thực trạng dòng vốn gián tiếp vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng số liệu, thông tin từ các nguồn: NHNN, các NHTM, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và đầu tư, các công trình nghiên cứu cấp ngành, báo, tạp chí v.v.. 5. Ý nghĩa nghiên cứu Kết quả nghiên cứu nêu ra được những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra những bất ổn trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước ảnh hưởng đến sự dịch chuyển nguồn vốn và động thái của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, vì thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, nên đề tài chưa thể sử dụng các mô hình để lượng hóa các nhân tố tác động đến dòng vốn đầu tư gián tiếp, từ đó đề ra các nhóm giải pháp mang tính kỹ thuật giúp việc kiểm soát nguồn vốn hiệu quả hơn. Đây chính là hạn chế của đề tài và chính nó cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của nhóm tác giả trong tương lai.
  14. 6. Nội dung của đề tài Cấu trúc của luận văn gồm 3 chương Chương I: Tổng quan về vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và kiểm soát vốn – Lý thuyết nền tảng và nghiên cứu thực tiễn Chương II: Thực trạng thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam thông qua thị trường chứng khoán trong thời gian qua Chương II: Giải pháp thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
  15. -1- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KIỂM SOÁT VỐN – LÝ THUYẾT NỀN TẢNG VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 1.1 Tổng quan về vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài 1.1.1 Đặc trưng cơ bản  Tính thanh khoản cao Do chỉ quan tâm đến lợi tức (với một mức rủi ro nhất định) hoặc mức độ an toàn của CK chứ không quan tâm đến việc quản lý quá trình sản xuất và kinh doanh thực tế nên FPI có tính thanh khoản cao. Nói cách khác, nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể dễ dàng bán lại những CK cổ phần và CK mà họ đang nắm giữ để đầu tư vào nơi khác với mức tỷ suất lợi tức cao hơn và một mức rủi ro nhất định. Tính thanh khoản cao của FPI khiến cho hình thức đầu tư này mang tính ngắn hạn, đưa vào rất nhanh nhưng rút ra cũng rất nhanh, tính theo phiên trong từng ngày, tùy theo phiên trong từng ngày, tùy theo động thái nóng lạnh của giá cổ phiếu, trái phiếu trên TTCK hay sự tác động của chính sách quản lý của nhà nước bản địa. Vì thế tính “đầu cơ” của nguồn vốn này thường cao hơn nhiều so với tính “đầu tư” (“đầu cơ” chỉ là thu lợi nhanh – mua ồ ạt giá cổ phiếu, trái phiếu thấp để nâng giá, sau đó lại bán ồ ạt lúc giá cổ phiếu, trái phiếu cao; “đầu tư” cũng nhằm thu lợi nhuận nhưng đầu tư nhằm phát triển để thu lợi nhuận lâu dài).  Tính bất ổn định và dễ bị đảo ngược Ngoài ra, do có thể thay đổi rất nhanh để tìm kiếm tỷ suất lợi tức cao hơn hay để có thể có được mức độ rủi ro thấp hơn nên FPI có đặc tính bất ổn định và dễ bị đảo ngược. Tính bất ổn định, trong một giới hạn nào đó có thể là có lợi khi nó cung cấp những cơ hội kinh doanh với lợi nhuận cao với/hoặc những cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. Những cơ hội này sẽ thu hút các nhà đầu tư và khiến cho thị trường tài chính nội địa hoạt động hiệu quả hơn. Tính bất ổn định còn chỉ ra rằng thị trường đang tìm kiếm những hình thức phân bổ vốn tốt nhất cho những cơ hội kinh tế hiện
  16. -2- hành. Tuy vậy, nếu điều này xảy ra thường xuyên và với mức độ lớn, những tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ xuất hiện. Hơn nữa, tính thanh khoản cao cùng với tính bất ổn định của FPI có thể dẫn đến tình trạng rút vốn ồ ạt khi có sự thay đổi trong quan niệm của giới đầu tư hoặc của các điều kiện kinh tế bên trong cũng như bên ngoài.  Tính đa dạng Ngoài ra, FPI còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau (miltiform) và rất phức tạp (complexity) như trái phiếu, cổ phiếu, giấy nợ thương mại (commercial paper) hoặc dưới dạng các công cụ phái sinh (derivative): kỳ hạn (forward), tương lai (future), quyền chọn (options)… 1.1.2 Ảnh hưởng của nguồn vốn FPI đến nền kinh tế thông qua TTCK Bảng 1.1 Mô tả tác động của vốn FPI đến Thị trường sơ cấp và thứ cấp Nguồn: “Foreign Portfolio Investment, Stock Market and Economic Development: A Case Study of India” – Parthapratim Pal, 2006
  17. -3- Các nhà kinh tế học cho rằng dòng vốn FPI có thể đem lại lợi ích cho nền kinh tế trong ba cách thức sau đây: - Thứ nhất, dòng vốn FPI có thể cung cấp cho các quốc gia đang phát triển một nguồn vốn ĐTNN mà không tạo ra nợ. Trong hoàn cảnh khan hiếm vốn, sự xuất hiện của dòng vốn FPI giúp các quốc gia này bổ sung tiết kiệm nội địa cho cải thiện lãi suất đầu tư. Bằng cách cung cấp ngoại hối cho các nước đang phát triển, FPI cũng giảm áp lực khoảng cách ngoại hối cho các nước kém phát triển, do vậy làm cho việc nhập khẩu những hàng hóa đầu tư thiết yếu dễ dàng hơn. - Thứ hai, sự gia tăng dòng vốn nước ngoài vào sẽ làm tăng hiệu quả phân bổ nguồn vốn trong một quốc gia. Theo quan điểm này, vốn FPI (cũng giống như FDI – vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), có thể khiến các nguồn tài chính chảy từ các nước thừa vốn, nơi mà lợi nhuận mong đợi thấp, sang các nước thiếu vốn, nơi mà lợi nhuận mong đợi cao hơn. Dòng chảy vốn vào các nước thiếu vốn sẽ giảm chi phí vốn, tăng đầu tư và gia tăng sản lượng. Tuy nhiên, theo một quan điểm khác, FPI không đem lại sự phân bổ nguồn vốn hiệu quả, bởi vì nguồn vốn quốc tế ít hoặc không có sự liên hệ với hoạt động kinh tế thực. Do đó, FPI không ảnh hưởng đến đầu tư, sản lượng hay bất kỳ yếu tố khác với những tác động phúc lợi cao cả. - Thứ ba và là lợi ích quan trọng nhất mà FPI đem lại cho nền kinh tế thông qua những hiệu ứng liên kết khác nhau thông qua thị trường vốn nội địa. Theo quan điểm chính thống, một trong những lợi ích quan trọng nhất từ FPI là việc nó tạo ra áp lực tăng giá trong TTCK nội địa. Điều này ảnh hưởng lên chỉ số giá-thu nhập của công ty. Một chỉ số P/E cao hơn sẽ định hướng cho chi phí tài chính thấp hơn, theo đó lần lượt dẫn đến khối lượng đầu tư cao hơn. Chi phí vốn thấp hơn và sự bùng nổ TTCK sẽ khuyến khích phát hành CK mới. Lợi nhuận cao hơn trong việc phát hành cổ phiếu mới sẽ là nhân tố thúc đẩy ở đây. Tuy nhiên, cần phải làm sáng tỏ rằng đầu tư CK không luôn luôn tạo ra sự gia tăng trong đầu tư thực sự ở khu vực tư nhân. Điều này đơn giản bởi vì hầu hết việc mua CK được tiến hành nhiều trên thị trường thứ cấp hơn là mua các CK mới phát hành.
  18. -4- Ảnh hưởng đầu tiên là làm tăng giá cổ phần hơn là sự đổ vốn từ các quỹ đầu tư vào các công ty với mong muốn gia tăng đầu tư. Tài sản gia tăng của các nhà đầu tư nội địa có thể thực sự làm tăng tiêu dùng. Theo cách này, một vài lượng đầu tư vốn có thể được nhắm vào tiêu dùng. Tuy nhiên, đây là vấn đề của bất kỳ một loại vốn nước ngoài nào và những đặc điểm tiêu cực của vốn FPI bằng các nào đó có thể được đền bù bằng phần lớn hơn nó nhận được hơn là việc chảy ngoại tệ trong ngắn hạn và trung hạn. Ngoài những lợi ích cơ bản, FPI cũng có một ưu điểm là thúc đẩy sự phát triển TTCK nội địa. Chất xúc tác cho sự phát triển này là sự cạnh tranh của các định chế tài chính nước ngoài. Sự cạnh tranh này cần thiết phải có sự du nhập của công nghệ tài chính thiết yếu, vận dụng công nghệ vào môi trường trong nước và sự đầu tư tốt hơn vào dịch vụ tài chính và xử lý thông tin. Các kết quả là nâng cao năng lực phân bổ nguồn vốn, chia sẻ rủi ro và giám sát phát hành vốn. Sự nâng cao hiệu quả do quá trình quốc tế hóa làm tăng tính thanh khoản của thị trường, dẫn đến chi phí vốn sẽ thấp hơn. Chi phí vốn nước ngoài cũng có khuynh hướng giảm xuống, bởi vì đầu tư gián tiếp nước ngoài được đa dạng hóa giữa các quốc gia và vì thế giảm thiểu những rủi ro riêng biệt của từng quốc gia. Một TTCK phát triển ngược lại cũng ảnh hưởng đến phía cầu. Nó cung cấp cho các nhà đầu tư một danh mục tài sản với mức độ rủi ro, lợi nhuận và tính thanh khoản khác nhau. Sự gia tăng cạnh tranh từ các định chế tài chính nước ngoài cũng dọn đường cho TTCK phái sinh phát triển. Tóm lại, những thảo luận trên đây cho thấy vốn FPI có thể tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế thông qua TTCK. Tất cả những dòng vốn ĐTNN vào cũng có những ảnh hưởng quan trọng đến sự điều hành kinh tế vĩ mô của một quốc gia thông qua chính sách tỷ giá, dự trữ ngoại hối, chính sách tiền tệ, tiết kiệm và đầu tư một cách đáng kể. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng đơn giản như những gì các học thuyết kinh tế chỉ ra. Bên cạnh lợi ích, dòng vốn FPI cũng đem lại những rủi ro cho nước tiếp nhận nó.
  19. -5- - Trước hết, sự gia tăng mạnh mẽ dòng vốn FPI sẽ khiến cho nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (kinh tế bong bóng) và khủng hoảng xảy ra khi nền kinh tế gặp phải những cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài. Điều này đặc biệt nguy hiểm hơn khi có sự đầu cơ nâng giá của các nhà ĐTNN. - Thứ hai, sự di chuyển quá mức của dòng vốn FPI vào một quốc gia cũng khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương. Lý thuyết và thực tế cho thấy, thông qua sự di chuyển của dòng vốn FPI, những thay đổi mang tính chu kỳ ở nền kinh tế của các nước phát triển sẽ nhanh chóng tác động tới hệ thống tài chính nội địa và khủng hoảng sẽ xảy ra một khi hệ thống này không thích ứng với những thay đổi đó. - Thứ ba, lượng vốn FPI đổ vào một quốc gia nhanh có thể khiến cho đồng tiền nội địa tăng giá nếu sự điều chính cung tiền của NHTW không kịp thời và hợp lý. Nội tệ tăng giá làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, trong khi đó lại nâng khả năng cạnh tranh của hàng ngoại nhập. Kết quả là tài khoản vãng lai, hạng mục quan trọng nhất trong cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia rơi vào tình trạng thâm hụt. - Thứ tư, FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Điều này xảy ra bởi vì cùng với quá trình tự do hóa tài khoản vốn, NHTW của các nước chỉ có thể thực hiện được một trong hai mục tiêu còn lại: sự độc lập của chính sách tiền tệ hay sự ổn định của chính sách tỷ giá hối đoái. Trong điều kiện tự do di chuyển của vốn, nếu NHTW muốn duy trì chính sách tiền tệ độc lập thì bắt buộc phải thả nổi tỷ giá. Việc không tuân thủ nguyên tắc này sẽ khiến cho các chính sách kinh tế vĩ mô trở nên trái ngược nhau và đưa đến hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế. 1.1.3 Các yếu tố quyết định quy mô và sự dịch chuyển dòng vốn trên thế giới 1.1.3.1 Lý thuyết về yếu tố “đẩy” và yếu tố “kéo” Lý thuyết kinh tế nền tảng dường như đồng tình với những động lực thúc đẩy chính của đầu tư quốc tế là sự phân tán rủi ro tốt hơn và lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên,
  20. -6- theo Lopez Mejia (1999), sự gia tăng nguồn vốn đầu tư tư nhân trong suốt những năm 1990 là do hai yếu tố: yếu tố bên ngoài (yếu tố đẩy) và yếu tố bên trong nền kinh tế (yếu tố kéo). Hai yếu tố này đã trở thành một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong các nghiên cứu về vấn đề lưu chuyển dòng vốn suốt nhiều năm qua. Theo Calvo et. al. (1993,1994 & 1996), mặc dù yếu tố kéo quan trọng đối với dòng chảy vốn những năm đầu thập kỷ 90, nhưng yếu tố quyết định lại là yếu tố đẩy. Tác giả cho rằng lãi suất thấp (mà lần lượt tạo ra tín dụng ưu đãi tại các quốc gia mới nổi) và sự suy thoái kinh tế của các nền kinh tế công nghiệp chủ chốt đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn vào. Ngược lại, Fernandez Arias (1996) cho rằng tại Châu Á, các yếu tố đặc thù của nền kinh tế (yếu tố kéo) được dự đoán là có tầm quan trọng gấp ba hoặc bốn lần các yếu tố đẩy. Sử dụng mô hình danh mục đầu tư quốc tế để phân tích và kiểm định, tác giả cho rằng làn sóng đầu tư quốc tế được quyết định bởi yếu tố kéo. Trong khi đó, Hernandez & Rudolph (1995) đã sử dụng mô hình này có điều chỉnh một phần để phân tích hai biến “bên trong” và “bên ngoài” để phân tích dòng vốn FPI. Các tác giả này kết luận rằng các yếu tố nội địa đóng vai trò quan trọng và các nhà hoạch định chính sách phải hướng tới việc thiết lập các nền tảng kinh tế vĩ mô lành mạnh để thu hút dòng vốn. Mặc dù chưa có sự thống nhất về các cách giải thích hai yếu tố này, song Ngân hàng Thế Giới (WB, 1997) và Montiel & Reihart (1999) đã đưa ra những giải thích mang tính hòa giải hơn. Ngân Hàng Thế Giới sử dụng chuỗi dữ liệu phân tích và chỉ ra
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2