intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thực hiện tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng; phân tích kết quả huy động nguồn thu, sử dụng nguồn tài chính, tìm ra những khó khăn, hạn chế trong việc tăng mức độ tự chủ tài chính tại tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng; đề xuất những giải pháp, khuyến nghị tăng mức độ tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp thực hiện tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÂM DỦ NHƠN GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SÓC TRĂNG. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÂM DỦ NHƠN GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SÓC TRĂNG. Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Hƣớng đào tạo: hƣớng ứng dụng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HỒ VIẾT TIẾN TP. Hồ Chí Minh năm 2020
  3. Lời cam đoan. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính cá nhân tôi. Số liệu nêu trong đề tài là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác./. Tác giả Lâm Dủ Nhơn
  4. Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ Tóm tắt Abstract Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu ........................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.......................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 4 1.6. Kết cấu của đề tài .............................................................................. 4 Kết luận Chương 1 ......................................................................................... 5 Chương 2. Xác định vấn đề nghiên cứu........................................................... 6 2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng .................................. 6 2.2. Tình hình hoạt động .............................................................................. 13 2.3. Biểu hiện của vấn đề tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng .................................................................................................... 19 Kết luận Chương 2 ...................... ................................................................... 20
  5. Chương 3. Cơ sở lý thuyết và tổng quan học thuật ........................................ 21 3.1. Cơ sở lý thuyết về tự chủ tài chính ........................................................... 21 3.2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu về tự chủ tài chính ........................…... 27 Kết luận Chương 3 .............................................................................. 31 Chương 4. Phân tích kết quả thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng .............................................................................. 32 4.1. Về kết quả thực hiện huy động nguồn tài chính .................................. 32 4.2. Về kết quả thực hiện sử dụng nguồn tài chính .................................. 39 Kết luận Chương 4 .............................................................................. 43 Chương 5. Kết luận, Kiến nghị ................................................................... 44 5.1. Kết luận .................................................................................................... 44 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53 Kết luận Chương 5 ............................................................................... 54 Tài liệu tham khảo
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBGV Cán bộ, giáo viên HSSV Học sinh, sinh viên NSNN Ngân sách Nhà nước TSCĐ Tài sản cố định UBND Ủy ban nhân dân
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ. Bảng 2.1. Thời gian đào tạo các nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. Bảng 2.2. Kết quả tuyển sinh các năm 2016, 2017, 2018. Bảng 2.3. Kết quả nguồn thu các năm 2016, 2017, 2018. Bảng 2.4. Kết quả chi kinh phí các năm 2016, 2017, 2018. Bảng 2.5. Mức thu học phí giai đoạn 2016 – 2018. Bảng 4.1. Mức độ tự bảo đảm chi hoạt động thường xuyên giai đoạn 2016 – 2018. Bảng 4.2. So sánh kết quả thu học phí giai đoạn 2016 – 2018. Bảng 4.3. So sánh kết quả thu dịch vụ giai đoạn 2016 – 2018. Bảng 4.4. So sánh các khoản chi giai đoạn 2016 – 2018. Biểu đồ 2.1. Cơ cấu HSSV tuyển mới giai đoạn 2016 đến 2018. Biểu đồ 4.1. Cơ cấu nguồn tài chính giai đoạn 2016 – 2018. Biểu đồ 4.2. Cơ cấu thu sự nghiệp giai đoạn 2016 – 2018. Biểu đồ 4.3. Cơ cấu sử dụng nguồn tài chính giai đoạn 2016 – 2018. Biểu đồ 4.4. Cơ cấu các mục chi thường xuyên giai đoạn 2016 – 2018. Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng.
  8. TÓM TẮT Tên đề tài: Giải pháp thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. Tóm tắt: Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, từ hơn mười năm qua, đã thực hiện tự chủ tài chính theo mức độ tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Trong thời gian tới phải tiến đến thực hiện tự chủ tài chính theo mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên. Vì vậy, cần phải có nghiên cứu để qua đó có giải pháp thực hiện thuận lợi và hiệu quả hơn trong thời gian sau này. Trong luận văn, tác giả sẽ phân tích các kết quả đã thực hiện tự chủ tài chính tại đơn vị, kết hợp những tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong nước về vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Từ đó, đề ra giải pháp thực hiện hiệu quả trong thời gian sau này. Từ khóa: Cao đẳng Nghề Sóc Trăng, sự nghiệp công lập, tự chủ tài chính.
  9. ABSTRACT Title: Solutions to implement financial autonomy at Soc Trang Vocational College. Abstract: Soc Trang Vocational College is a public non-business unit operating in the field of vocational education, for more than ten years, has implemented financial autonomy with the level of self-guarantee of a part of recurrent spending. In the coming time, it is necessary to proceed to exercise financial autonomy according to the level of self- assurance of regular spending. Therefore, it is necessary to have research to make it easier and more effective for implementation in the future. In the thesis, the author will analyze the results of financial autonomy implementation at the unit, combining the research papers of the domestic authors on issues related to the research content. From there, work out effective solutions in the future. Keywords: Soc Trang Vocational College, public career, financial autonomy.
  10. 1 Chƣơng 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu. 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Vấn đề thực hiện tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đã được Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện từ năm 2006 – theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Sau gần 10 năm thực hiện, đến năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015, để thay thế và nhằm đẩy nhanh việc thực hiện tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương của Chính phủ về tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015, đã có nhiều thay đổi trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nói riêng. Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Trong thời gian qua đã thực hiện các quy định về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo các văn bản của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành. Từ năm 2007, Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, được phân vào loại thứ hai, là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp ( gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động ). Đến năm 2016, thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Trường thực hiện tự chủ và được xếp vào loại thứ ba, là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
  11. 2 Thực hiện chủ trương của Chính phủ và lãnh đạo địa phương, trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phải triển khai thực hiện lộ trình tiến đến tự chủ tài chính với mức độ tự đảm bảo chi thường xuyên. Trong xu thế chung này, Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng phải có giải pháp để chủ động thực hiện việc tự chủ tài chính theo yêu cầu và quy định, vì vậy trong nội dung nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, tôi chọn đề tài “Giải pháp thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu. Với mong muốn qua đó sẽ tìm ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới được thuận lợi hơn, đảm bảo đúng các quy định hiện hành. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 1.2.1. Mục tiêu tổng quát. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để tăng mức độ thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. - Nghiên cứu thực trạng thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. - Phân tích kết quả huy động nguồn thu, sử dụng nguồn tài chính, tìm ra những khó khăn, hạn chế trong việc tăng mức độ tự chủ tài chính tại tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. - Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị tăng mức độ tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng.
  12. 3 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động thực tiễn trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. 1.3.2.1. Phạm vi thời gian. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. 1.3.2.2. Phạm vi không gian. Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. 1.4.1. Thu thập thông tin. Thực hiện việc thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu thông qua việc thu thập các dữ liệu có liên quan từ các báo cáo, tài liệu của Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng, các thông tin có liên quan từ các tài liệu nghiên cứu, tạp chí, bài báo được phát hành, được đăng tải trên internet. 1.4.2. Phân tích đánh giá thực tiễn, có kết hợp với lý luận chung. Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu thu thập được, tiến hành việc phân tích, đánh giá về thực tiễn thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng theo phương pháp phân tích miêu tả.
  13. 4 1.4.3. Đề xuất các khuyến nghị cần thiết. Trên cơ sở thực trạng về thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng, theo kết quả từ các bước nghiên cứu đã thực hiện. Căn cứ vào các quy định hiện hành của Chính phủ, cùng với kiến thức về quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, tham khảo các kết quả nghiên cứu đã thực hiện trong nước về nội dung có liên quan đến việc thực hiện tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nói riêng, đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan có liên quan, các giải pháp cần thiết để thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 1.5.1. Ý nghĩa khoa học. Qua việc thực hiện đề tài, tác giả sẽ hệ thống lại cơ sở lý thuyết, các quy định về thực hiện tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và thực hiện tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nói riêng. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn. Qua nghiên cứu thực tiễn thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng; Đối chiếu với các cơ sở lý thuyết đã học và nghiên cứu, đưa ra những khuyến nghị để góp phần thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng đạt hiệu quả theo đúng quy định. 1.6. Kết cấu của đề tài. Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2. Xác định vấn đề nghiên cứu
  14. 5 Chương 3. Cơ sở lý thuyết và tổng quan học thuật. Chương 4. Phân tích kết quả thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. Chương 5. Kết luận, kiến nghị. Kết luận chương 1. Vấn đề tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nói riêng, đã được triển khai thực hiện trên cả nước từ năm 2006. Trong bối cảnh chung này, Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng đã thực hiện tự chủ tài chính tại đơn vị trong hơn 10 năm qua. Tuy nhiên, mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị là còn thấp, được xếp vào nhóm đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Trong thời gian tới, với yêu cầu tiến dần đến tự bảo đảm chi thường xuyên; vì vậy, Trường phải có giải pháp cần thiết để thực hiện đạt hiệu quả. Chương này giới thiệu lý do tác giả chọn đề tài “Giải pháp thực hiện tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp khóa thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng; giới thiệu về mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa và kết cấu của đề tài.
  15. 6 Chƣơng 2. Xác định vấn đề nghiên cứu. 2.1. Khái quát về Trƣờng Cao đẳng Nghề Sóc Trăng. 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ. Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân ( UBND ) tỉnh Sóc Trăng, và chịu sự quản lý nhà nước theo lĩnh vực hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường có chức năng, nhiệm vụ là: - Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; - Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, người lao động; Nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. - Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy. Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng hiện có 10 đơn vị trực thuộc gồm: 05 Phòng, 04 Khoa và 01 Trung tâm, với 128 cán bộ giáo viên (CBGV). Cụ thể, gồm các đơn vị theo sơ đồ tổ chức bộ máy được trình bày tại sơ đồ 2.1.
  16. 7 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, được quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của Trường như sau: 2.1.2.1. Ban Giám hiệu: gồm Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. - Hiệu trưởng: phụ trách chung, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của nhà trường, trực tiếp phụ trách công tác tài chính của nhà trường. - Phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học. - Phó hiệu trưởng phụ trách công tác hành chính, tổ chức, quản trị.
  17. 8 2.1.2.2. Các phòng chuyên môn: Các phòng chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu và giúp Ban giám hiệu trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn : - Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị, thực hiện các hoạt động cụ thể:  Công tác tổ chức cán bộ, hoạt động bảo vệ chính trị nội bộ và công tác thi đua khen thưởng;  Các hoạt động trong công tác hành chính, lễ tân, thông tin, báo cáo;  Công tác quản trị, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường. - Phòng Đào tạo: tham mưu, thực hiện các hoạt động cụ thể:  Công tác đào tạo;  Công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp;  Công tác thư viện. - Phòng Tuyển sinh - Hợp tác đào tạo và Nghiên cứu khoa học, thực hiện các hoạt động cụ thể:  Công tác tuyển sinh;  Hoạt động nghiên cứu khoa học trong CBGV và trong HSSV;  Hoạt động hợp tác đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước. - Phòng Công tác sinh viên, thực hiện các hoạt động cụ thể:  Công tác quản lý, giáo dục chính trị, đạo đức đối với HSSV;  Quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với HSSV;
  18. 9  Công tác y tế học đường.  Quản lý ký túc xá dành cho HSSV;  Phối hợp cùng Đoàn trường và các khoa tổ chức phong trào thi đua trong học tập và sinh hoạt đối với HSSV; - Phòng Kế toán - Tài vụ, thực hiện các hoạt động cụ thể:  Tổ chức công tác tài chính, kế toán, thống kê và chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo thường xuyên thuộc lĩnh vực tài chính theo quy định;  Hoạt động quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài chính, tài sản công thuộc thẩm quyền quản lý của nhà trường. 2.1.2.3. Các khoa đào tạo: Các khoa là đơn vị quản lý chuyên môn thuộc trường, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Quản lý CBGV và HSSV đang công tác và theo học tại trường thuộc trách nhiệm quản lý của khoa; - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo theo kế hoạch chung của nhà trường, bao gồm: xây dựng, phát triển chương trình đào tạo được nhà trường giao nhiệm vụ; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học; biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, xây dựng đề thi, đáp án, phương pháp, tiêu chí đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HSSV. - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ; hợp tác với cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa;
  19. 10 - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho CBGV và HSSV thuộc trách nhiệm quản lý; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBGV thuộc khoa; Cụ thể gồm các khoa:  Khoa Khoa học cơ bản: phụ trách các môn học chung; các nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, kinh tế, xây dựng, công tác xã hội.  Khoa Cơ khí: phụ trách các nghề thuộc lĩnh vực cơ khí, công nghệ ô tô.  Khoa Điện - Điện tử: phụ trách các nghề thuộc lĩnh vực điện, điện tử, điện lạnh.  Khoa Nông nghiệp - Thủy sản: phụ trách các nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, chế biến sản phẩm từ nguồn nguyên liệu thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản. 2.1.2.4. Trung tâm đào tạo lái xe, tàu. Trung tâm đào tạo lái xe, tàu có chức năng, nhiệm vụ: - Tổ chức và thực hiện đào tạo lái xe mô tô, ô tô các hạng; lái tàu, điều khiển xe máy công trình theo giấy phép được cấp có thẩm quyền ban hành; - Hợp tác, liên kết đào tạo lái xe mô tô, ô tô, lái tàu với các cơ sở đào tạo khác; - Phối hợp với Sở Giao thông vận tải tỉnh tổ chức sát hạch lái xe mô tô, ô tô các hạng, lái tàu và điều khiển xe máy công trình cho học viên; 2.1.3. Ngành nghề đào tạo. Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng đang đào tạo 15 nghề với các trình độ trung cấp và cao đẳng, bao gồm các nghề: bảo vệ thực vật; thú y; nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ; chế biến thực phẩm; chế biến và bảo quản thủy sản; công nghệ ô tô; cắt
  20. 11 gọt kim loại; điện công nghiệp; điện tử công nghiệp; kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; quản trị mạng máy tính; công tác xã hội; kế toán doanh nghiệp và kỹ thuật xây dựng. Đối tượng xét tuyển trình độ trung cấp là tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên với thời gian đào tạo các nghề là 2 năm; Đối tượng xét tuyển trình độ cao đẳng là tốt nghiệp trung học phổ thông với thời gian đào tạo các nghề là từ 2,5 năm đến 3 năm. Thời gian đào tạo của từng nghề được trình bày trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Thời gian đào tạo các nghề tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng Thời gian đào tạo Nghề đào tạo Cao đẳng Trung cấp Cắt gọt kim loại 3 năm 2 năm Công nghệ ô tô 3 năm 2 năm Điện công nghiệp 3 năm 2 năm Điện tử công nghiệp 3 năm / Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí 3 năm 2 năm Kỹ thuật xây dựng 3 năm 2năm Kế toán doanh nghiệp 3 năm 2 năm Công tác xã hội 3 năm 2 năm Quản trị mạng máy tính 2,5 năm 2 năm Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính 2,5 năm 2 năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2