intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

35
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản. Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------ NGUYỄN ĐỨC HUY HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐÁNH BẮT THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Long An, năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------ NGUYỄN ĐỨC HUY HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐÁNH BẮT THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kim Thài Long An, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Đức Huy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm luận văn đến nay, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè xung quanh. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến quý Thầy Cô của Trường Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt cho tác giả và các học viên lớp 16CHTC1 trong suốt thời gian học tập tại trường. Bên cạnh đó, tác giả xin cám ơn Quý lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre đã đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Kim Thài đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn để tác giả có thể hoàn thành tốt luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Đức Huy
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) nói riêng trong suốt những năm vừa qua đã xem vấn đề quản lý rủi ro tín dụng là hết sức quan trọng trong công tác quản trị của mình nên đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa thực sự như mong muốn. Do vậy, yêu cầu không ngừng tăng cường và hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng luôn có tính cấp bách. Từ đó, việc tìm các giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro tín dụng luôn có ý nghĩa quan trọng và mang tính lâu dài. Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường, luận văn đã làm rõ nội dung quản lý rủi ro tín dụng, các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Nêu lên tổng quan hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây, một số các chỉ tiêu hoạt động tại chi nhánh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến việc quản lý rủi ro tín dụng. Tập trung phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre, một số bài học cụ thể về nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, đánh giá rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân từ chính ngân hàng, từ khách hàng và từ môi trường kinh tế vĩ mô. Các giải pháp được đề xuất có tính logic, sát thực tiễn và có tính khả thi vì nó xuất phát từ việc khắc phục những hạn chế, nguyên nhân khách quan và chủ quan của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre, trong đó tập trung vào quản trị, điều hành, vào cán bộ, vào công nghệ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
  6. iv ABSTRACT The system of commercial banks in Vietnam in general and the system of Agriculture and Rural Development Bank of Vietnam (Agribank) in particular during the past years has considered the important issue of credit risk management. Because of its importance in corporate governance, many measures have been taken to limit credit risk. However, the achieved results are not really as expected. Therefore, the need to constantly strengthen and improve credit risk management is always urgent. Since then, we can find positive solutions to improve the credit risk management system, which has always been important and permanent issue. The thesis has systematized the basics of credit risk management of commercial banks in the market economy, and clarified the content of credit risk management, subjective and objective factors. In order to affect credit risk management, indicators reflect the effectiveness of credit risk management. The thesis also has given an overview of business activities in general, credit activities in particular of Ba Tri Branch of Agribank in recent years, and variety of the operational indicators at the branch, which have direct or indirect influences to credit risk management. In addition, it has focused on analyzing the situation of credit risk management in deep-sea fishery at Ba Tri Branch of Agribank, and illustrated some specific lessons on the causes of credit risks. The thesis has clearly estimated the advantages, limitations and causes from the bank itself, from customers and from the macroeconomic environment. The proposed solutions are logical, practical and feasible because it comes from overcoming the limitations, objective and subjective reasons of Ba Tri Branch of Agribank, in which focuses on governance, administration, human resource management, technology and strengthens internal inspection and control.
  7. v MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... x DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIÊU ĐỒ ................................................. xi PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 4.1. Phạm vi về không gian...................................................................................... 2 4.2. Phạm vi về thời gian ......................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 6. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3 7. Những đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 3 7.1. Về phương diện khoa học ................................................................................. 3 7.2. Về phương diện thực tiễn .................................................................................. 3 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước ......................................................... 3 9. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................. 5 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại ............................................................ 5 1.1.1. Khái niệm. ..................................................................................................... 4 1.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại. ............................ 4 1.2. Tín dụng ngân hàng. ....................................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm. ..................................................................................................... 6 1.2.2. Đặc điểm. ...................................................................................................... 6 1.2.3. Phân loại. ....................................................................................................... 7 1.3. Chất lượng tín dụng ngân hàng ..................................................................... 8 1.3.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng ................................................................. 8 1.3.1.1. Theo quan điểm của khách hàng ................................................................. 9
  8. vi 1.3.1.2. Theo quan điểm của ngân hàng ................................................................... 9 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng ngân hàng ............................................. 9 1.3.2.1. Các nhân tố chủ quan .................................................................................. 9 1.3.2.2. Các nhân tố khách quan ............................................................................ 10 1.4. Những vấn đề chung về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ........... 11 1.4.1. Khái niệm .................................................................................................... 11 1.4.2. Phân loại. ..................................................................................................... 12 1.4.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ........................................................... 13 1.4.4. Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng ......................................................... 14 1.4.4.1. Lượng hóa rủi ro tín dụng ......................................................................... 14 1.4.4.2. Đánh giá rủi ro tín dụng ............................................................................ 17 1.5. Đặc điểm của cho vay đánh bắt thủy sản..................................................... 20 1.5.1. Đặc điểm của khách hàng vay vốn đánh bắt thủy sản ................................... 20 1.5.2. Đặc điểm của cho vay đánh bắt thủy sản ...................................................... 21 1.6. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản ........................................................................................................................ 21 1.6.1. Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định ................................................ 21 1.6.2. Rủi ro do điều kiện tự nhiên chưa thuận lợi.................................................. 21 1.6.3. Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay ...................................... 21 1.6.4. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan của ngân hàng ............................. 22 1.7. Hậu quả của rủi ro tín dụng ......................................................................... 23 1.7.1. Hậu quả đối với ngân hàng .......................................................................... 23 1.7.2. Hậu quả đối với nền kinh tế - xã hội ............................................................ 23 1.8. Kinh nghiệm cho vay đánh bắt thủy sản tại một số địa phương và bài học cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre ................................................................................ 24 1.8.1. Kinh nghiệm cho vay đánh bắt thủy sản tại một số địa phương .................... 24 1.8.2. Bài học cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre ........................................................................ 25 Kết luận Chương 1 ................................................................................................ 26
  9. vii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐÁNH BẮT THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE ............................................................................................................. 27 2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre ........................................................................................................ 27 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 27 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................. 27 2.2. Giới thiệu khái quát về sự hình thành, phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre ........................ 29 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.............................................................................. 29 2.2.1.1. Lịch sử hình thành .................................................................................... 29 2.2.1.2. Quá trình phát triển ................................................................................... 30 2.2.2. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre .................................................................. 32 2.2.2.1. Mạng lưới tổ chức ..................................................................................... 33 2.2.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức, mạng lưới hoạt động ........................................... 36 2.3. Khái quát về tình hình đánh bắt thủy sản ................................................... 40 2.3.1. Khái quát về tình hình đánh bắt thủy sản ở Việt Nam .................................. 40 2.3.2. Khái quát về tình hình đánh bắt thủy sản ở huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre......... 40 2.4. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre ........................................................................................................ 41 2.4.1. Phân tích tình hình cho vay đánh bắt thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre .............. 41 2.4.2. Phân tích các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre .............. 44
  10. viii 2.4.3. Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre trong thời gian qua ..................................................................... 46 2.5. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay đánh bắt thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre ............................................................. 46 2.5.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................. 46 2.5.2. Nguyên nhân chủ quan................................................................................. 47 Kết luận Chương 2 ................................................................................................ 47 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐÁNH BẮT THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE .................................................................................................. 48 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre trong những năm tới..................................................................................... 48 3.1.1. Định hướng chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. ..................................................................................................................... 48 3.1.2. Mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre................................................ 49 3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đánh bắt thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre. ................................................. 52 3.2.1. Hướng đến cho vay theo chuỗi liên kết giữa người đóng tàu - ngư dân - người tiêu thụ sẽ giảm thấp các rủi ro tín dụng và ngân hàng dễ dàng trong quản lý nguồn vốn cho vay cũng như nguồn thu nhập để trả nợ. ................................................... 52 3.2.2. Tuân thủ Quy trình cho vay, những văn bản quy định cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã ban hành ................................ 58 3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định năng lực của khách hàng, hiệu quả của dự án. ......................................................................................................................... 63
  11. ix 3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tín dụng cho vay đánh bắt thủy sản. ............................................................................ 64 3.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 65 3.3.1. Ủy Ban Nhân Dân huyện Ba Tri. ................................................................. 65 3.3.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Bến Tre ................................................................................................................. 65 Kết luận Chương 3 ................................................................................................ 68 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 71
  12. x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung diễn giải Agribank Ngân hàng Nông nghiệp NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng
  13. xi DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2016 - 2018.................................................... 37 Bảng 2.2: Thị phần huy động vốn của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2016 - 2018 .............................................................................. 38 Bảng 2.3: Thị phần tín dụng của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2016 - 2018 .................................................................................... 39 Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2016 - 2018 ....................................................................... 42 Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2016 - 2018............................................................... 43 Bảng 2.6: Nợ xấu theo ngành kinh tế của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2016 - 2018 ....................................................................... 44 Bảng 2.7: Tỷ trọng nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2016 - 2018 ......................................................... 44 Bảng 2.8: Hệ số rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2016 - 2018 .............................................................................. 45 --------------------------- Biểu đồ 2.1: Thị phần huy động vốn của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2016 - 2018 ....................................................................... 38 Biểu đồ 2.2: Thị phần tín dụng của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2016 - 2018 .................................................................................... 39 Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2016 - 2018 .............................................................. 42 Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2016 - 2018.................................................... 45 --------------------------- Hình 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng......................................................................... 12 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình cho vay, thu nợ theo chuỗi liên kết ................................ 57
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm. Do hoạt động của ngân hàng có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng lớn đến sự ổn định kinh tế-xã hội. Hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất... nhưng quan trọng hơn cả là rủi ro tín dụng vì lợi nhuận từ nguồn thu hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay vẫn chiếm trên 80% trong tổng các nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh. Thời gian gần đây đã có một số ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam phải tự tái cơ cấu, sáp nhập hay bị Nhà nước mua lại với giá “0 đồng” do có năng lực tài chính yếu kém, kinh doanh thua lỗ. Nguyên nhân chính là xuất phát từ rủi ro trong hoạt động tín dụng. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng (RRTD) rất đáng để lưu tâm và phải luôn trong tầm kiểm soát. Bởi lẽ, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ xấu vượt ngưỡng thì nguy cơ dẫn đến việc phá sản của một tổ chức tín dụng (TCTD) là không thể tránh khỏi, ảnh hưởng đến toàn hệ thống Ngân hàng thương mại và đặc biệt là nguy hại đến nền kinh tế. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre (Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre) chiếm lĩnh thị phần lớn về dư nợ tín dụng toàn huyện trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đặc biệt là cho vay đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, đặc biệt là diễn biến bất thường của thời tiết, tính chất mùa vụ nên phần lớn nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ xấu của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre thuộc lĩnh vực cho vay đánh bắt thủy sản. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng và tìm ra các giải pháp phù hợp, nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre là hết sức cần thiết. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre” để nghiên cứu viết luận văn thạc sĩ kinh tế.
  15. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung: - Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản. Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre. 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Tổng hợp cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng. - Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre. - Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre. 3. Đối tượng nghiên cứu Rủi ro tín dụng trong hoạt động tại Ngân hàng thương mại. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi về không gian: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre. 4.2. Phạm vi về thời gian: thông tin, số liệu trong luận văn được thu thập từ năm 2016 đến năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện phương pháp định tính cụ thể là: - Phương pháp thống kê mô tả để so sánh, phân tích, tiến hành tổng hợp lại các chỉ tiêu qua các năm. Từ đó đánh giá được hiệu quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng cho vay đánh bắt thủy sản tại ngân hàng. - Phương pháp thống kê, phân tích, phân loại số liệu thực tế từ Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre cùng báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016 đến 2018. - Phương pháp tổng hợp, đối chiếu để đánh giá kết quả, đánh giá những mặt tích cực, những mặt hạn chế cũng như tìm ra những nguyên nhân để đề xuất các giải pháp hữu hiệu áp dụng trong thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý, hạn chế rủi ro tín
  16. 3 dụng cho vay đánh bắt thủy sản trong thời gian tới tại Agribank chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre như thế nào? - Giải pháp gì nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Agribank Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre? 7. Những đóng góp mới của luận văn - Về phương diện khoa học: tổng hợp cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng tại NHTM. - Về phương diện thực tiễn: Các giải pháp và kiến nghị tác giả đề xuất được áp dụng sẽ góp phần mở rộng nghiên cứu rủi ro tín dụng tại NHTM trong thời gian tới. Luận văn là tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế và những ai quan tâm đến đề tài mở rộng nghiên cứu rủi ro tín dụng tại NHTM. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước 8.1. Phan Đăng Dân (2014), “Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Tiền Giang”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại Tỉnh Tiền Giang, giáp ranh với tỉnh Bến Tre có những điều kiện về kinh tế, xã hội tương như như Bến Tre. Tuy nhiên đề tài được thực hiện vào năm 2014, đến nay có một số giải pháp được đề xuất đã không còn phù hợp với thực tiễn do nhiều văn bản, chính sách tín dụng mới ra đời nên việc nghiên cứu tiếp theo là điều cần thiết. Khoảng trống của công trình nghiên cứu đó là luận văn không đưa ra các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng trong từng lĩnh vực đầu tư tín dụng chủ yếu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Tiền Giang. 8.2. Nguyễn Hùng Tiến (2016), “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đề xuất một hệ thống giải pháp có tính đồng bộ, từ tăng cường
  17. 4 kiểm tra, kiểm soát, đến nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng mô hình quản lý tín dụng hiện đại và phù hợp, hoàn thiện văn bản tín dụng nội bộ. Đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước, đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), một số Bộ - Ngành có liên quan tập trung vào hoàn thiện môi trường pháp lý, chuyển sang sử dụng công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ và giảm các biện pháp hành chính trong quản lý của NHNN, cấp đủ vốn điều lệ và một số nội dung khác có liên quan. Khoảng trống của công trình nghiên cứu đó là luận án chưa đi sâu và việc đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng trong từng lĩnh vực đầu tư cụ thể, mang tính trọng tâm tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. 8.3. Huỳnh Xuân Hòa (2014), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã trình bày các nội dung khá chi tiết về hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng công thương Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Lâm Đồng. Trong đó ở phần thực trạng, tác giả đã đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ở 2 khía cạnh: dưới gốc độ ngân hàng và dưới gốc độ khách hàng. Các số liệu được trình bày trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đáng tin cậy. Các giải pháp nêu ra phù hợp với địa bàn hoạt động của chi nhánh. Khoảng trống của công trình nghiên cứu đó là luận văn nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng công thương Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Lâm Đồng nhưng không nghiên cứu sâu về việc quản trị rủi ro tín dụng có tính chất quan trọng trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. 9. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre. Chương 3: Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đánh bắt
  18. 5 thủy sản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Huyện Ba Tri Tỉnh Bến Tre.
  19. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng. [12] Như vậy, có thể nói rằng ngân hàng thương mại là định chế tài trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm khắp nơi trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng bao gồm: - Huy động vốn. - Cho vay. - Chiết khấu chứng từ có giá. - Bao thanh toán. - Cho thuê tài chính, thấu chi. - Cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng và các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động có tính chất kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh tiền tệ ngân hàng nói riêng, đều đòi hỏi phải có một hệ thống tổ chức quản lý giỏi, để vừa hạn chế, ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh, vừa thu được lợi nhuận cao để không ngừng mở rộng, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam dần dần được mở cửa theo lộ trình đã được cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới. [12]
  20. 6 1.2. Tín dụng ngân hàng 1.2.1. Khái niệm Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định theo thỏa thuận.[8] Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong xã hội. Ngân hàng là 1 định chế tài chính trung gian, do vậy trong quan hệ tín dụng với các chủ thể kinh tế khác ngân hàng có thể vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. [12] 1.2.2. Đặc điểm Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là loại cho vay phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế.[8] Tín dụng ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại. Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Có những trường hợp mà nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hóa không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hóa bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, hàng hóa lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng ngân hàng lại không đáp ứng kịp. Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế.[12] Tín dụng ngân hàng còn có một số ưu điểm nổi bật sau: Tín dụng ngân hàng có thể thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới hình thức và khối lượng lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2