intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả cho vay uỷ thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

30
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận văn là đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ủy thác đối với đối hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.nhánh tỉnh Lâm Đồng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả cho vay uỷ thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THANH HẢI HIỆU QUẢ CHO VAY ỦY THÁC ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THANH HẢI HIỆU QUẢ CHO VAY ỦY THÁC ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.ĐOÀN THANH HÀ Người h c hi n: PHAN THANH HẢI TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Phan Thanh Hải Sinh ngày 12 tháng 10 năm 1983 tại Vĩnh Phúc Hiện công tác tại : Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đạtẻh tỉnh Lâm Đồng Là học viên cao học khóa 16 Tây nguyên của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Mã số học viên : 020116150009 Tôi xin cam đoan đề tài: “Hiệu quả cho vay uỷ thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng” Mã ngành học : 60 34 02 01 Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Đoàn Thanh Hà Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 11 năm 2016 TÁC GIẢ Phan Thanh Hải
  4. LỜI CÁM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô, Anh Chị ở các Phòng ban chức năng đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới PGS, TS. Đoàn Thanh Hà đã khuyến khích, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.
  5. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 3. Câu hỏi nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Bố cục của luận văn 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY ỦY THÁC ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 6 1.1. CHO VAY ỦY THÁC ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 6 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của NHCSXH 6 1.1.1.1. Khái niệm NHCSXH 6 1.1.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách Xã hội 7 1.1.1.3. Phân loại cho vay chính sách 9 1.1.1.4. Đối tượng chính sách xã hội và trách nhiệm của Chính phủ 9 1.1.1.5. Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong xoá đói giảm nghèo 10 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm cho vay ủy thác 12 1.1.2.1. Khái niệm cho vay ủy thác 12 1.1.2.2. Đặc điểm 13 1.1.3. Cho vay ủy thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội 13 1.1.3.1. Quan điểm về hộ nghèo 13 1.1.3.2. Cho vay ủy thác thông qua tổ chức chính trị xã hội 15 1.1.4. Các tổ chức chính trị xã hội 17 1.1.4.1. Khái niệm tổ chức chính trị xã hội 17
  6. 1.1.4.2. Đặc điểm 17 1.2. HIỆU QUẢ CHO VAY ỦY THÁC ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 18 1.2.1. Khái niệm hiệu quả cho vay uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội 18 1.2.2. Nội dung cho vay uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội của Ngân hàng Chính sách Xã hội 18 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay uỷ thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị-xã hội 20 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay uỷ thác đối với hộ nghèo qua các tổ chức chính trị xã hội 22 1.3. KINH NGHIỆM CHO VAY CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG 24 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 24 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm quốc tế có thể áp dụng vào Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHO VAY ỦY THÁC HỘ NGHÈO QUA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG 29 2.1. TỔNG QUAN VỀ HỘ NGHÈO, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG 29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế – xã hội ở tỉnh Lâm Đồng 29 2.1.2. Tình hình hộ nghèo tại tỉnh Lâm Đồng 32 2.1.3. Các tổ chức chính trị - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng 34 2.1.4. Khái quát Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng 35
  7. 2.1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển 35 2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng 35 2.1.4.3. Tổng quan hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng. 37 2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY ỦY THÁC HỘ NGHÈO QUA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG 40 2.2.1. Tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách và nghị quyết về cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác 40 2.2.2. Kết quả cho vay ủy thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị - xã hội tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng 44 2.2.3. Hiệu quả của phương thức cho vay ủy thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội tại tỉnh Lâm Đồng 52 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY ỦY THÁC ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO QUA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG 56 2.3.1 Những kết quả đã đạt được 56 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế 58 2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế 60 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan 60 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ỦY THÁC ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO QUA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG 64 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG 64
  8. 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng 64 3.1.2. Chiến lược xoá đói giảm nghèo của tỉnh tỉnh Lâm Đồng 65 3.1.3. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng 67 3.1.4. Nhất quán một số quan điểm về cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo trong quá trình thực hiện chiến lược cho vay hộ nghèo 68 3.2. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ỦY THÁC ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO QUA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH LÂM ĐỒNG 70 3.2.1. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Chính phủ 70 3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 71 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống nhận uỷ thác huy động vốn đến từng thôn, bản, làng, xã ở những vùng II, vùng III, vùng đặc biệt khó khăn 72 3.2.4. Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức, màng lưới 74 3.2.5. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế uỷ thác cho vay hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị - xã hội 75 3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn, việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo 76 3.2.7. Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh và của các tổ chức chính trị - xã hội làm uỷ thác 77 3.2.8. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch tại xã và các tổ tiết kiệm và vay vốn 78 3.2.9. Nâng cao cơ sở hạ tầng tài chính của Ngân hàng Chính sách Xã hội 80 3.2.10. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo 81 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 81 3.3.1. Đối với Chính phủ 82 3.3.2. Đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam 83
  9. 3.3.3. Đối với Cấp ủy, Chính quyền tỉnh Lâm Đồng 84 3.3.4. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay hộ nghèo 85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 90
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐTNCS Đoàn thanh niên cộng sản ĐBDTTS Đồng bào dân tộc thiểu số HĐND Hội đồng nhân dân HPN Hội phụ nữ HND Hội nông dân HCCB Hội cựu chiến binh KT – XH Kinh tế Xã hội NHTM Ngân hàng thương mại NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội NHPT Ngân hàng phát triển NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NVTD Nghiệp vụ tín dụng Tổ TK&VV Tổ tiết kiệm và vay vốn TC CT-XH Tổ chức Chính trị Xã hội UBND Ủy ban Nhân dân VBTT Văn bản thoả thuận XĐGN Xoá đói giảm nghèo WB Ngân hàng Thế giới
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Tỉ lệ hộ nghèo năm 2011, 2015 và 2016 33 Sơ đồ số 2.1: Mô hình tổ chức NHCS XH tỉnh Lâm Đồng 37 Bảng số 2.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động tín dụng 2011 - 2015 45 Bảng số 2.3: Tăng trưởng dư nợ cho vay ưu đãi 2011 -2015 46 Bảng số 2.4: Một số chỉ tiêu cho vay ưu đãi chủ yếu hộ nghèo 2012 -2015 48 Bảng số 2.5: Ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị – xã hội 2012 – 2015 50 Bảng số 2.6: Cơ cấu uỷ thác cho vay theo địa bàn đến thời điểm 31/12/2015 51 Bảng số 2.7: Một số chỉ tiêu hiệu quả cho vay ưu đãi hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Lâm Đồng từ năm 2012 – 2015 53 Sơ đồ 3.1: Qui trình thu chi tiết kiệm qua ủy thác 73 Phụ lục 1: Dư nợ phân theo các Hội đến 31/12/2015 90 Phụ lục 2: Nợ quá hạn đến 31/12/2015 phân theo Tổ chức Hội 90 Phụ lục 3: Tỷ lệ thu lãi phân theo tổ chức Hội năm 2015 90 Phụ lục 4: Số lượt kiểm tra giám sát giai đoạn 2012-2015 91
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ năm 2002, Đảng và Nhà nước ta đã có một chủ trương lớn về cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, được cụ thể hoá bằng Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. Theo đó, thông qua kênh tín dụng ưu đãi của Nhà nước do Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam thực hiện, tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và công bằng xã hội. Ngân hàng Chính sách Xã hội là một trong các kênh chuyển tải vốn và thực hiện cho vay ủy thác đối với hộ nghèo và các đối tượng khác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội là một phương pháp cho vay có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, phát huy sức mạnh cộng đồng. Cho vay uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn, nó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước của các tổ chức chính trị xã hội đối với các đối tượng được hưởng chính sách. Thực tế hơn mười năm qua, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, trong đó có chi nhánh Lâm Đồng đã chứng minh rằng cho vay uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội là phương pháp cho vay hiệu quả đã góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo. Đây là một loại hình tín dụng có nét đặc thù, đòi hỏi phải nghiên cứu hoàn thiện nó để phát huy hiệu quả hơn nữa thực hiện nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao. Bên cạnh đó hiện nay hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã, đang được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội rất quan tâm, đồng tình ủng hộ. Trong hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, có chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng triển khai sớm, có hiệu quả và đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm quan trọng về phương thức cho vay ủy thác
  13. 2 cho các đối tượng thuộc chính sách thông qua các tổ chức chính trị – xã hội. Song thực tiễn cũng đang đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện phương thức cho vay này. Với những lý do nói trên, luận văn lựa chọn đề tài: “Hiệu quả cho vay uỷ thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng” làm mục tiêu nghiên cứu là xuất phát từ tính cấp bách đang đặt ra trong thực tiễn hiện nay và có ý nghĩa lâu dài. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ủy thác đối với đối hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn xác định các mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả cho vay ủy thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị – xã hội của Ngân hàng chính sách xã hội nói riêng. - Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay ủy thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng của Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, trên cơ sở đó rút ra những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và những nguyên nhân tồn tại. - Luận giải những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động. - Đề xuất, gợi ý các chính sách. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, luận văn xác định các câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Dựa vào những cơ sở lý luận nào để làm cơ sở để đánh giá hiệu quả của phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội đối với hộ nghèo? Câu hỏi 2: Tại tỉnh Lâm Đồng thực trạng hoạt động cho vay ủy thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội như thế nào?
  14. 3 Câu hỏi 3: Các biện pháp cần thiết gì để hoạt động cho vay uỷ thác qua các Tổ chức chính trị xã hội tại Ngân hàng Chính sách Xã hội – chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đạt hiệu quả hơn? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: + Hiệu quả cho vay uỷ thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng của tín dụng ưu đãi là rất rộng lớn. Do điều kiện thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cho vay uỷ thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng. Thời gian chủ yếu từ năm 2012 đến 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: + Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin để nhìn nhận, đánh giá mọi sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng - lịch sử phát triển của nó. + Phương pháp tiếp cận: Thực hiện tiếp cận hệ thống đó là những tiếp cận hệ thống có cấu trúc khoa học về phân tích hệ thống. + Trên cơ sở thực trạng tình hình đầu tư tín dụng ưu đãi hộ nghèo uỷ thác qua các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để phân tích đánh giá và đưa ra giải pháp. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng 02 phương pháp sau: + Phương pháp nghiên cứu của luận văn chủ yếu dựa vào phương pháp thống kê, mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu luận văn.
  15. 4 + Phương pháp thu thập số liệu: trực tiếp tìm kiếm, thu thập số liệu thực tế tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng, thu thập thêm từ sách báo, tạp chí và internet. + Phương pháp phân tích số liệu: từ những số liệu thu thập được, báo cáo sử dụng phương pháp phân tích số liệu để cụ thể vấn đề cần nghiên cứu. + Phương pháp so sánh và tổng hợp: so sánh số liệu giữa năm này với năm khác, so sánh hoạt động cho vay ủy thác, …từ đó sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những nhận xét, ý kiến làm rõ vấn đề. 6. Bố cục của luận văn Bố cục của luận văn gồm : Phần mở đầu: Trong phần này, tác giả giới thiệu tổng quan về nghiên cứu như: Làm rõ tính cấp thiết của đề tài, các mục tiêu hướng đến của đề tài, đưa ra các câu hỏi để giải quyết vấn đề của đề tài đã đặt ra, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận văn. Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay ủy thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội Chương này trình bày một số lý luận về cho vay ủy thác và lý luận có liên quan đến hiệu quả cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội đối với hộ nông dân nghèo và tổng quan một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam có liên quan đến đề tài. Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay uỷ thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị - xã hội tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng Chương này, luận văn giới thiệu khái quát về hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng. Tiếp theo, luận văn đi vào phân tích đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ủy thác đối với hộ nông dân chủ yếu từ năm 2012 đến 2015; đồng thời rút ra những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân gây nên tồn tại, hạn chế.
  16. 5 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu qủa cho vay ủy thác đối với hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị – xã hội ở tỉnh Lâm Đồng Từ cơ sở lý luận của chương 1 và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây; trên cơ sở định hướng hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng, luận văn đề xuất một số giải pháp về nâng cao hiệu quả cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội. Nhóm giải pháp dự kiến thực hiện là đối với bản thân ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Lâm Đồng; đối với Hội sở và đối NHNN, các cấp chính quyền trung ương, địa phương, tổ chức chính trị xã hội.
  17. 6 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY ỦY THÁC ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 1.1. CHO VAY ỦY THÁC ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của NHCSXH 1.1.1.1. Khái niệm NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội là một tổ chức tín dụng Nhà nước được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính của Nhà nước và của toàn xã hội, để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi nhằm phát triển sản xuất – kinh doanh – dịch vụ tăng thu nhập, giải quyết việc làm, ổn định đời sống và thực hiện công bằng xã hội [22]. Ngân hàng chính sách là một loại hình ngân hàng chuyên thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ trong từng thời kỳ nhất định. Đây là các khoản cho vay phi thương mại đối với các đối tượng ưu tiên của các chính sách của Chính phủ khó có thể đáp ứng hoặc tiếp cận tới các tiêu chí thương mại. Việc thực hiện tín dụng chính sách góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế, ổn định chính trị và xã hội. Tín dụng chính sách thường được thực hiện thông qua một số loại hình ngân hàng, tổ chức tài chính với nhiều tên gọi khác nhau như: - Ngân hàng chính sách hoặc tổ chức tài chính phục vụ các chính sách phát triển, thường gọi là ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phát triển (ví dụ như: Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng Tái thiết, Quỹ hỗ trợ phát triển,...); - Ngân hàng chính sách phục vụ một lĩnh vực nhất định (ví dụ: Ngân hàng tài trợ xuất nhập khẩu, ngân hàng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa,...); - Ngân hàng Chính sách Xã hội phục vụ các chính sách xã hội; Như vậy có thể nói: Ngân hàng Chính sách Xã hội là một tổ chức tín dụng, là một loại hình ngân hàng chính sách có nhiệm vụ chủ yếu là thực thi tín dụng
  18. 7 chính sách của Chính phủ đối với nhóm đối tượng chính sách xã hội. Tuy nhiên, hiện tại còn nhiều quan điểm khác nhau về việc hỗ trợ thông qua tín dụng Ngân hàng Chính sách Xã hội như: - Có quan điểm cho rằng nên thành lập ngân hàng chuyên phục vụ đối tượng chính sách xã hội; trong khi có ý kiến cho rằng các chương trình tín dụng này có thể giao cho các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện; - Có quan điểm cho rằng: đối với đối tượng này cần thực hiện ưu đãi trong đó nhất thiết phải có ưu đãi về lãi suất (lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay của NHTM); trong khi đó lại có ý kiến khác: chỉ cần ưu đãi về các điều kiện và thủ tục vay vốn mà không nhất thiết phải ưu đãi về lãi suất cho vay. Việc thực hiện theo quan điểm nào tùy thuộc đặc điểm, quan điểm và chính sách của từng Chính phủ mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy mỗi quan điểm trên đều có những ưu điểm và hạn chế, tùy theo yêu cầu và từng giai đoạn mà có thể thực hiện theo những quan điểm khác nhau nhằm phát huy tính tích cực và ý nghĩa kinh tế - xã hội, chính trị của tín dụng chính sách [14]. 1.1.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách Xã hội Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) là ngân hàng thành lập với mục tiêu nhằm phục vụ các chương trình tín dụng chính sách góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của Chính phủ trong từng giai đoạn, vì vậy so với các NHTM khác, NHCSXH có một số đặc điểm riêng như [18], [14]. - Mục đích hoạt động: Hoạt động của Ngân hàng gắn với người thuộc đối tượng chính sách xã hội của NHCSXH và không vì mục tiêu lợi nhuận mà là góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo. - Đối tượng khách hàng vay: Là các đối tượng được chỉ rõ trong các chính sách của Chính phủ, thường là đối tượng không đáp ứng các tiêu chí thương mại để tiếp cận được các dịch vụ tài chính của các NHTM, cần sự hỗ trợ từ Chính phủ và cộng đồng. - Nội dung hoạt động: Cung cấp các dịch vụ cho các đối tượng là những hộ chính sách xã hội, các tổ chức kinh tế và các hộ sản xuất kinh doanh thuộc
  19. 8 khu vực nghèo, vùng sâu, vùng xa; được áp dụng theo một cơ chế ưu đãi do Nhà nước quy định. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà vận dụng cho phù hợp, trên cơ sở xác định các đối tượng đói nghèo [18]. - Sử dụng vốn: Xuất phát trên cơ sở đối tượng cho vay và tính chất, mục đích cho vay, sử dụng vốn của NHCSXH thường có các đặc điểm chủ yếu như: + Địa bàn cho vay rộng, người vay vốn ở phân tán, ở những nơi có điều kiện khó khăn (giao thông, thời tiết,...); + Cho vay món nhỏ, lẻ; + Chi phí cho vay và quản lý món vay cao; + Độ rủi ro cao; + Có tính ưu đãi trong cho vay (có thể ưu đãi về điều kiện, thủ tục, đảm bảo tiền vay, lãi suất,...); + Có nhiều quy định khác với các NHTM như: Mức cho vay tối đa, thời hạn vay vốn tối đa, xử lý rủi ro,...; + Lĩnh vực hoạt động cũng có hạn chế, như: không thực hiện các hoạt động đầu tư, góp vốn, kinh doanh chứng khoán,...; + Phương thức cho vay: thường hay sử dụng hình thức cho vay qua các tổ, nhóm người vay (đối với cho vay người nghèo), sử dụng hình thức tín chấp cộng đồng; - Nguồn vốn: Với vai trò làm đầu mối huy động mọi nguồn vốn dành cho người nghèo thuộc đối tượng chính sách xã hội, NHCSXH cho vay đối với đối tượng chính sách xã hội là tổ chức huy động các nguồn vốn phục vụ cho chương trình XĐGN, là địa chỉ cần thiết để các tổ chức, cá nhân thể hiện mối quan tâm đối với người nghèo thông qua việc gửi vốn có lãi hoặc không lãi để cho người nghèo vay. Thực tế có nhiều tổ chức cá nhân muốn góp phần giúp đỡ người nghèo bằng số vốn nhàn rỗi của mình nhưng lâu nay không biết gửi ở tổ chức nào. Mặt khác, thông qua hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng cho vay người nghèo, vốn được huy động rộng rãi trong cộng đồng dân cư. Những hộ nghèo thông qua tổ nhóm tiết kiệm và vay vốn, cộng đồng dân cư cũng như bản thân người nghèo, có tinh thần
  20. 9 trách nhiệm đối với sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo, phát huy nội lực bản thân, nội lực từng vùng và khu vực, để thực hiện thành công XĐGN. Có thể số lượng huy động trong cộng đồng người nghèo không nhiều. Song qua đó cũng hình thành dần ý thức tích luỹ đầu tư, tạo thói quen tiết kiệm và gửi tiền vào Ngân hàng, đồng thời sử dụng các dịch vụ Ngân hàng [12]. 1.1.1.3. Phân loại cho vay chính sách Tuỳ theo đặc điểm và đối tượng đầu tư có thể phân thành 3 loại: Thứ nhất, cho vay nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo đặc biệt là cho vay hộ nông dân nghèo. Đây là một chương trình kinh tế - xã hội rộng lớn, trở thành mục tiêu của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước Đông Nam Á. Do nhiều nguyên nhân về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường, ở các nước này còn tồn tại một bộ phận dân cư chủ yếu ở khu vực nông thôn có thu nhập rất thấp, sống trong cảnh nghèo đói, không được học hành, chữa bệnh. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do họ thiếu vốn làm ăn. Các Chính phủ đều cho rằng cần phải trợ giúp những người nghèo về vốn và điều kiện làm ăn để họ có thể tự đảm bảo được cuộc sống, góp phần ổn định chính trị, xã hội. Chính vì vậy, các Chính phủ đã thành lập hoặc trợ giúp thành lập các Ngân hàng chuyên hoặc chủ yếu phục vụ người nghèo và các hộ nông dân như ở Bangladesh, ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippines…[18] Thứ hai, cho vay hỗ trợ các chính sách xã hội, giáo dục, y tế, tạo công ăn việc làm. Chính phủ hỗ trợ các đối tượng thuộc chính sách xã hội thông qua cho vay với các điều kiện ưu đãi, giúp họ có cơ hội về học tập, học nghề hoặc xuất khẩu lao động. Thứ ba, cho vay các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích không đủ các điều kiện cho vay thương mại. Đây là các khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ nhằm trợ giúp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế công ích của Nhà nước buộc phải duy trì vì lợi ích quốc gia. Ngay cả các nước phát triển vẫn tồn tại loại cho vay này. 1.1.1.4. Đối tượng chính sách xã hội và trách nhiệm của Chính phủ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0