intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè, nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nghề và mở rộng các làng nghề chè của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ HẰNG HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NGHỀ CHÈ TRONG CÁC LÀNG NGHỀ CHÈ HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ HẰNG HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NGHỀ CHÈ TRONG CÁC LÀNG NGHỀ CHÈ HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Lý THÁI NGUYÊN - 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một luận văn nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Hằng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Qua một thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn đến nay Luận văn đã hoàn thành. Trong quá trình hoàn thiện Luận văn bản thân vẫn có một số hạn chế nên kính mong các thầy cô giáo thông cảm. Đồng thời em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo giúp em tích lũy thêm kinh nghiệm để hoàn thiện Luận văn đạt kết quả cao. Với lòng biết ơn sâu sắc của bản thân, em xin trân trọng cảm ơn cô giáo TS. Phạm Thị Lý đã luôn tận tâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện Luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo, khoa kinh tế trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ em trong quá trình học tập. Sự phối hợp, giúp đỡ của Uỷ ban Nhân dân huyện Phú Lương, các phòng ban, đoàn thể và bà con nhân dân các xã thuộc huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên những người đã cung cấp số liệu, tư liệu khách quan, chính xác; Cũng như nhận được sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình để em hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn./. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................... viii MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài ....................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 4. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................... 4 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NGHỀ CHÈ TRONG CÁC LÀNG NGHỀ CHÈ ...................... 6 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè .................................................................................................. 6 1.1.1. Lý luận về làng nghề và làng nghề chè ................................................... 6 1.1.2. Vai trò của làng nghề chè trong phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ............................................................................................. 13 1.1.3. Lý luận về hiệu quả ............................................................................... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè ........................................................................................ 24 1.2.1. Kinh nghiệm từ thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ................ 24 1.2.2. Kinh nghiệm từ huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ............................ 26 1.2.3. Bài học từ huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên......................................... 27 1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phú Lương trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè ............ 28
  6. iv Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 31 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 31 2.2. Phương pháp tiếp cận ............................................................................... 31 2.2.1. Tiếp cận theo hình thức tổ chức kinh tế ................................................ 31 2.2.2. Tiếp cận theo chuỗi giá trị ngành chè ................................................... 31 2.3. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 32 2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp .................................................................. 32 2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp ...................................................................... 32 2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ...................................... 34 2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ...................................................................... 38 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương ................ 38 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương ......... 40 Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NGHỀ CHÈ TRONG CÁC LÀNG NGHỀ CHÈ Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN .............................................................................................. 42 3.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương .. 42 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Phú Lương ............................................. 42 3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương ................................. 43 3.2. Quá trình hình thành và phát triển làng nghề chè huyện Phú Lương ...... 46 3.3. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề chè ở huyện Phú Lương .................................................................................. 47 3.3.1. Số lượng làng nghề chè ......................................................................... 47 3.3.2. Số lượng lao động của làng nghề chè ................................................... 47 3.3.3. Quy mô vốn của các hộ dân làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương . 48 3.3.4. Tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất của các làng nghề chè ........................ 51 3.3.5. Liên kết trong sản xuất và kinh doanh chè của các hộ dân tại các làng nghề chè huyên Phú Lương........................................................... 56
  7. v 3.3.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ nghề chè huyện Phú Lương ....... 56 3.4. Hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các LN chè huyện Phú Lương.... 58 3.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè............... 58 3.4.2. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghề .................. 60 3.4.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của các làng nghề chè huyện Phú Lương................................................................... 61 3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương .................................................... 62 3.6. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè ở huyện Phú Lương ....................................................... 66 3.6.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 66 3.6.2. Những khó khăn, hạn chế...................................................................... 67 Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NGHỀ CHÈ TRONG CÁC LÀNG NGHỀ CHÈ Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................................... 69 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển làng nghề chè của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên..................................................... 69 4.1.1. Quan điểm phát triển làng nghề chè huyện Phú Lương........................ 69 4.1.2. Định hướng phát triển làng nghề chè huyện Phú Lương ...................... 70 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè ở huyện Phú Lương ....................................................... 71 4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè .............................................. 71 4.2.2. Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả kinh tế của các làng nghề chè huyện Phú Lương ........................................................................... 74 KẾT LUẬN...................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 80
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp HĐ SXKD : Hoạt động sản xuất kinh doanh HTX : Hợp tác xã KHKT : Khoa học kỹ thuật LĐNN : Lao động nông nghiệp LN : Làng nghề NN : Nông nghiệp THT : Tổ hợp tác
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mô tả tên biến sử dụng trong mô hình hàm sản xuất CD ................. 36 Bảng 3.1. Tình hình kinh tế huyện Phú Lương giai đoạn 2015-2017......... 43 Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Phú Lương giai đoạn 2015-2017 ..... 45 Bảng 3.3. Số lượng làng nghề chè huyện Phú Lương giai đoạn 2015-2017 ..... 47 Bảng 3.4. Số lượng lao động nghề tại các làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương ........................................................................ 48 Bảng 3.5. Quy mô vốn của các hộ nghề tại các làng nghề chè huyện Phú Lương .. 49 Bảng 3.6: Diện tích chè của các làng nghề chè huyện Phú Lương ............. 51 Bảng 3.7: Số lượng và giá trị tài sản sử dụng cho sản xuất chè của các hộ dân LN chè huyện Phú Lương năm 2018 .............................. 54 Bảng 3.8. Số hộ tham gia liên kết tại các làng nghề chè huyện Phú Lương ........... 56 Bảng 3.9. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ dân tại các làng nghề chè huyện Phú Lương ........................................................ 57 Bảng 3.10: Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè tại các LN chè huyện Phú Lương năm 2017 ................................................ 59 Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè huyện Phú Lương (tính bình quân/hộ) năm 2017 ..... 60 Bảng 3.12: Hiệu quả sử dụng lao động của các hộ dân làng nghề chè ở huyện Phú Lương năm 2017 ....................................................... 62 Bảng 3.13. Kết quả chạy mô hình hàm sản xuất (COBB-DOUGLAS) ........ 63 Bảng 3.14. Tóm tắt kết quả mô hình (Model Summaryb) ............................. 63 Bảng 3.15. Kiểm định (ANOVAa )................................................................ 63
  10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất sử dụng của huyện Phú Lương năm 2017 ................ 43 Biểu đồ 3.2. Quy mô vốn của các hộ dân tại các LN chè huyện Phú Lương . 50
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Việt Nam là quốc gia có truyền thống uống chè lâu đời, Việt Nam sản xuất và tiêu thụ rất nhiều chủng loại chè, từ các loại chè truyền thống cho đến các loại chè được du nhập từ nước ngoài. Trong dân gian Việt Nam ngày xưa có câu “Trà tam, tửu tứ”, ấm trà, chén rượu rất quen thuộc với chúng ta. Thưởng thức hương vị thơm ngon của trà vừa là một hoạt động ăn uống có ý nghĩa, vừa biểu hiện của “văn hoá ăn uống” đòi hỏi trình độ thưởng thức cao và nâng nó nên thành một nghệ thuật uống trà, thưởng thức trà. Chè có giá trị sử dụng và là hàng hoá có giá trị kinh tế cao, chè là một sản phẩm xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới. Thị trường trong nước đòi hỏi về chè ngày càng nhiều với yêu cầu chất lượng ngày càng cao. Cây chè sống quanh năm và tương đối nhiều, tạo công ăn việc làm không những cho lao động chính mà cả cho lao động phụ (người già, trẻ em), có tác dụng điều hoà lao động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du, miền núi thưa thớt. Thái Nguyên là một tỉnh có tiềm năng phát triển sản xuất chè, dưới góc độ khí hậu và chất đất người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng, chế biến chè. Chè Thái Nguyên vốn nổi tiếng đối với thị trường trong và ngoài nước. Với diện tích 21.361 ha, đứng thứ hai cả nước (sau tỉnh Lâm Đồng), hơn 66.000 hộ gia đình sản xuất chè [4]. Trong đó có 34 doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh chè; 42 hợp tác xã chè và 198 làng nghề chè ở tất cả các huyện trong tỉnh [7]. Các hình thức tổ chức kinh tế ở vùng chè Thái Nguyên đang tồn tại song song, cùng phát triển, tạo động lực cho các hộ làm chè cạnh tranh, hợp tác và phát triển bền vững. Những hộ làm nghề chè đã hình thành lên những làng nghề chè truyền thống ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ khá lâu. Tại các làng nghề chè, phần lớn là hoạt động nghề lâu năm, từ đời cha truyền con nối. Hiện nay Đảng và Nhà đã có nhiều chính sách đào tạo, tập huấn nghề cho các hộ nghè chè tại các làng nghề chè, song hiệu quả kinh tế
  12. 2 chưa cao, người dân sản xuất vẫn theo kinh nghiệm làm nghề nhiều năm của hộ. Các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm chè chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc sử dụng nhãn hiệu chè Thái Nguyên đã được bảo hộ như một lợi thế trong việc mở rộng đầu tư và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phú Lương là huyện có diện tích chè đứng thứ 2 của tỉnh với diện tích 4.300 ha chè (sau huyện Đại Từ), sản lượng chè búp tươi đạt trên 44.400 tấn/năm [4]. Tính đến hết năm 2017, Phú Lương đang là địa phương có số làng nghề chè nhiều nhất tỉnh, với 35 làng nghề, tạo việc làm cho gần 1.000 lao động nghề [7]. Trong đó, có các làng nghề chè nổi tiếng như: Khe Cốc, Thác Dài, Tân Thái (xã Tức Tranh); Yên Thủy (xã Yên Lạc); Phú Nam (Phú Đô)… Sản phẩm chè của huyện đã có mặt trên thị trường của 30 tỉnh, thành phố trong cả nước và nước ngoài như: Trung Quốc, Malaysya, Mỹ. Xác định phát triển làng nghề chè không chỉ giải quyết được việc làm, tăng nguồn thu nhập cho người dân mà còn từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người sản xuất kinh doanh chè, nâng cao hiệu quả kinh tế, giá trị sản phẩm chè. Nên huyện Phú Lương đã triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các làng nghề được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến chè... Nổi bật là các làng nghề được tham gia tập huấn ứng dụng mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến chè, chuyển đổi một số giống mới đưa vào sản xuất kinh doanh. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh đã được các hộ tại các làng nghề quan tâm và sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGap. Qua đó đã nâng cao chất lượng sản phẩm chè tại các làng nghê chè. Để hoạt động của các làng nghề chè ổn định, bền vững phát huy vai trò là động lực hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hộ trồng chè trên địa bàn huyện Phú Lương thời gian tới, vì vậy,
  13. 3 tôi chọn nghiên cứu về “Hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè, nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nghề và mở rộng các làng nghề chè của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hiệu quả kinh tế của các hộ trong các làng nghề. - Phân tích thực trạng hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015 - 2017. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè và mở rộng các làng nghề chè ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè của các hộ nghề chè tại các làng nghề chè huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè tại các làng nghề chè huyện Phú Lương tập trung chủ yếu vào hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn và chi phí, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế và các giải pháp chủ
  14. 4 yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu các hộ nghề chè trong các làng nghề chè trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Về thời gian: Nghiên cứu các hộ nghề chè tại các làng nghề chè ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015 - 2017, dữ liệu điều tra thực tế tháng 04 năm 2018. 4. Những đóng góp mới của luận văn Đóng góp về mặt lý luận: Đề tài đã hệ thống hóa được một số lý luận về làng nghề, làng nghề chè và hiệu quả kinh tế của các hộ nghề tại các làng nghề chè. Đóng góp về mặt thực tiễn: Kết quả phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ nghề chè tại các làng nghề chè huyện Phú Lương sẽ giúp cho Ban quản lý các làng nghề chè, Hiệp hội làng nghề tỉnh Thái Nguyên, Sở Công Thương và UBND huyện Phú Lương, UBND tỉnh Thái Nguyên tham khảo để xây dựng chiến lược, chính sách phù hợp cho phát triển các làng nghề chè của huyện Phú Lương và của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Đồng thời, kết quả nghiên cứu Luận văn là tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên cũng như các nhà nghiên cứu về chè. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành bốn chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
  15. 5 Chương 3: Thực trạng về hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
  16. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NGHỀ CHÈ TRONG CÁC LÀNG NGHỀ CHÈ 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế của các hộ nghề chè trong các làng nghề chè 1.1.1. Lý luận về làng nghề và làng nghề chè 1.1.1.1. Khái niệm làng nghề và làng nghề chè Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam, làng nghề thường gắn với các nghề thủ công truyền thống và một số làng nghề đáp ứng yêu cầu là ngành nghề nông thôn tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP về Phát triển ngành nghề nông thôn. Trong đó, tại Điều 3 của Nghị định, quy định “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này”. Điều 4 Các hoạt động ngành nghề nông thôn, bao gồm: (1) Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; (2) Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; (3) Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; (4) Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; (5) Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; (6) Sản xuất muối; (7) Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn. Và sản xuất, chế biến chè là ngành nghề Chế biến, bảo quản nông sản. Đồng thời, làng nghề và làng có nghề muốn được công nhận là làng nghề thì phải đáp ứng quy định tại Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [2]. quy định nội dung và các tiêu chí công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống. Tiêu chí công nhận là làng nghề: Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí: (1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. (2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu
  17. 7 hai năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. (3) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khái niệm làng nghề Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôm, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”. Khái niệm làng nghề chè Theo Vũ Quỳnh Nam (2017), Làng nghề chè là một làng (xóm) hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn với đặc trưng đa số cư dân trong làng cùng thực hiện một hoạt động nghề sản xuất và chế biến sản phẩm chè đáp ứng các điều kiện: Có tối thiểu 30% tổng số hộ hoặc số lao động tham gia vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè; Hoạt động sản xuất kinh doanh chè ổn định tối thiểu 2 năm; Và chấp hành các chính sách của chính quyền địa phương. Làng nghề chè truyền thống là làng nghề chè được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, là nơi có nhiều hộ tham gia hoạt động nghề chè lâu đời với một hoặc nhiều các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nghề. 1.1.1.2. Đặc điểm của làng nghề chè Làng nghề chè hiện nay còn khá mới mẻ trong danh mục các làng nghề Việt. Do quan điểm của nhiều người sản xuất và chế biến chè là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP quy định về ngành nghề nông thôn [2]. và Thông tư 116/TT-BNN&PTNT [1]. về tiêu chuẩn làng nghề thì hoạt động sản xuất và chế biến chè là hoạt động ngành nghề nông thôn (sản xuất và chế biến nông sản) là hoạt động nghề. Đặc điểm làng chè nhìn chung cũng mang dáng dấp đặc điểm làng nghề Việt Nam và có một số đặc điểm riêng của sản phẩm chè như sau:
  18. 8 i) Điều kiện sản xuất kinh doanh có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp và nông thôn Làng nghề chè bắt nguồn từ các vùng trồng chè và gắn liền với hoạt động sản xuất và chế biến chè. Tại các làng nghề chè, sản xuất nông nghiệp và sản xuất nghề đan xen lẫn nhau, các hộ không chỉ sản xuất và chế biến chè mà còn làm công việc trồng trọt, trồng lúa nước, lâm nghiệp hay chăn nuôi. Ngoài thời gian làm nghề nhiều gia đình làm thêm nhiều việc để tăng thu nhập: nghề thợ mộc, thợ nề hoặc thợ sơn,... ii) Đặc điểm về lao động Lao động làng nghề chè có đặc điểm chung của lao động làng nghề Việt Nam như: Lao động thủ công, hầu hết là lao động địa phương, thu hút được nhiều lao động tham gia nghề và hao phí lao động sống chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm, đào tạo nghề thường người thợ phải vừa học, vừa làm và học nghề theo hình thức “cha truyền con nối”... Tuy nhiên, lao động nghề chè có đặc điểm riêng biệt là lao động chủ yếu là lao động nữ. Do phần lớn quan điểm của người dân, các công đoạn làm chè từ làm cỏ, hái chè, sao sấy chè đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù, khóe léo phù hợp với nữ giới, nam giới chủ yếu làm những công đoạn nặng nhọc, nguy hiểm như phun thuốc trừ sâu, đốt lò. Đặc điểm sản xuất chè chủ yếu vẫn theo mùa vụ, vào vụ chính để đảm bảo chất lượng chè khi thu hái đúng đợt, phần lớn là đổi công giữa các hộ gia đình trong cùng một làng với nhau, tuy nhiên, một số hộ vẫn thuê lao động, có thể lao động trong làng hoặc lao động tại vùng lân cận. Đây là điểm khác biệt giữa lao động làng nghề chè và lao động tại các làng nghề khác. iii) Nguồn nguyên liệu Nguồn nguyên liệu của làng nghề chè là chè búp tươi. Đặc điểm của chè búp tươi thu hái xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo và chậm nhất không quá 4 giờ phải đưa đến cơ sở chế biến. Do vậy, sản phẩm của làng nghề chè là những nguyên
  19. 9 liệu tại chỗ, nguồn nguyên liệu này phần lớn là do các hộ nghề tự sản xuất ra. Trong khi, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, quy trình chăm sóc vườn chè mỗi vùng, mỗi hộ lại không giống nhau. Vì vậy, chất lượng nguồn nguyên liệu không đồng đều giữa các hộ. iv) Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm làng nghề chè mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, chủ yếu phục vụ nhu cầu ẩm thực truyền thống. Sản phẩm nghề chè là sự kết tinh nghệ thuật chế biến của các nghệ nhân nghề, tạo nên giá trị chất lượng sản phẩm riêng biệt của mỗi hộ nghề, mỗi làng nghề. Do vậy, mỗi hộ nghề, mỗi làng nghề chè có hương vị đặc trưng khác nhau mà những người thưởng thức “sành” mới cảm nhận được. Sản phẩm chè phục vụ cho tiếp khách. Chén chè là đầu câu chuyện “Trà ngon phải có bạn hiền”. Chất lượng chè thể hiện sự thành kính và lòng hiếu khách của chủ nhà dành cho khách quý. Vì vậy, chè - sản phẩm mang tính chất văn hóa, tinh thần rất đậm đà, sâu sắc. Sản phẩm nghề chè là sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, được mua bán, trao đổi với sản lượng lớn trên thị trường trong nước và quốc tế, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước, cũng như cho người dân ở các làng nghề. v) Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm chè tại các làng nghề là sản phẩm chè xanh đặc sản, thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước thông qua thương lái hoặc bán tại các chợ truyền thống tại địa phương và một phần cho xuất khẩu thông qua doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh chè hoặc Hợp tác xã (HTX) chè. Giá cả sản phẩm chè lên xuống theo vụ, chính vụ được mùa thì mất giá và không chính vụ thì giá bán cao hơn. Do vậy, giá cả và thị trường sản phẩm chè thường không ổn định, phụ thuộc vào mùa vụ và phụ thuộc vào tư thương. vi) Đặc điểm về hình thức tổ chức kinh doanh Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề chè phần lớn là hộ gia đình, ngoài ra các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác như:
  20. 10 Tổ hợp tác, HTX nghề, và các loại hình DN sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè đóng trên địa bàn. Các hình thức này cùng tồn tại và có tác động hỗ trợ nhau trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường. vii) Đặc điểm về công nghệ Nhìn chung công nghệ, kỹ thuật sản xuất của làng nghề chè còn khá lạc hậu, quá trình sản xuất thủ công. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nghề, nhiều hộ dân trong các làng nghề chè đã ứng dụng công nghệ hiện đại vào một số công đoạn làm chè như: máy sao chè cải tiến, máy xào gas, máy ủ hương, máy hút chân không,... kết hợp với kỹ thuật thủ công. Sự kết hợp này đã đem lại ưu thế đặc biệt quan trọng: tạo ra năng suất lao động cao hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh, đồng thời làm giảm nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm cho người lao động… 1.1.1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của làng nghề chè Hiệp hội làng nghề là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, đây là hội thành viên, được thành lập bởi nhà nước (ở các tỉnh là UBND tỉnh), nhận kinh phí hoạt động một phần từ nhà nước, một phần do các hội viên đóng góp và triển khai các hoạt động của nhà nước, vì một mục đích chung và nhằm bảo vệ quyền lợi lẫn nhau giữa các hội viên trong Hiệp hội. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của làng nghề chè như sau: * Đối với Ủy ban nhân dân Tỉnh - UBND Tỉnh là cơ quan quản lý làng nghề (LN) cấp tỉnh, căn cứ vào Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND Tỉnh, phê duyệt Đề án phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè và phát triển làng nghề chè của tỉnh. - Thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về quản lý làng nghề, do 1 Phó Chủ tịch làm trưởng ban. - Hàng năm phê duyệt kế hoạch và ngân sách thực hiện Đề án phát triển LN chè gắn với phát triển vùng nguyên liệu chè của tỉnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1