intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

27
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đây là một tỉnh còn có nhiều khó khăn trong cả nước, có tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số miền núi chiếm 8.9%. Thông qua bài nghiên cứu này có thể thấy được một cách toàn diện hơn thực trạng kế toán ngân sách xã, phường ở Việt Nam đồng thời đề xuất nhưng giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T ĐẠ C T THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ HUỆ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO K TOÁN NGÂN SÁCH CẤP XÃ, P NG - NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬ VĂ T ẠC SĨ T Thành phố Hồ Chí Minh – ăm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠ C À Ố HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ HUỆ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO K TOÁN NGÂN SÁCH CẤP XÃ, NG - NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 60340301 LUẬ VĂ ẠC SĨ ỚNG DẪN KHOA H C: PGS.TS. VÕ VĂ Ị Thành phố Hồ Chí Minh – ăm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn là PGS.TS. Võ Văn Nhị. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nội dung của luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015 Tác giả Ngô Thị Huệ
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ, PHƢỜNG ................................................................................................. 7 1.1. Tổng quan về kế toán công ............................................................................... 7 1.1.1. Khu vực công .................................................................................................... 7 1.1.2. Kế toán khu vực công ...................................................................................... 7 1.2. Tổng quan về kế toán ngân sách và hệ thống báo cáo ngân sách cấp xã, phường ............................................................................................................... 8 1.2.1. Nhiệm vụ và các quy định chung về kế toán ngân sách ............................... 8 1.2.1.1. Nhiệm vụ của kế toán ngân sách .................................................................. 8 1.2.1.2. Quy định chung về kế toán ngân sách .......................................................... 8 1.2.2. Nội dung và đối tƣợng sử dụng thông tin ...................................................... 10 1.2.3. Hệ thống báo cáo tài chính ngân sách cấp xã, phƣờng................................. 11 1.2.3.1. Mục đích lập báo cáo tài chính ngân sách nhà nước................................... 11 1.2.3.2. Hệ thống báo cáo tài chính ngân sách cấp xã, phường .............................. 11 1.3. Các chuẩn mực kế toán công quốc tế .............................................................. 13 1.3.1. Lịch sử hình thành và mục tiêu của chuẩn mực kế toán công quốc tế ....... 13 1.3.1.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................ 13 1.3.1.2. Lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế .......................... 13 1.3.2. Các nội dung chuẩn mực kế toán công quốc tế ............................................. 14 1.3.3. Hai cơ sở kế toán đƣợc áp dụng trong kế toán công quốc tế ....................... 15
  5. 1.3.3.1. Kế toán trên cơ sở dồn tích........................................................................... 15 1.3.3.2. Kế toán trên cơ sở tiền mặt .......................................................................... 15 1.3.4. Các chuẩn mực kế toán công quốc tế liên quan tới báo cáo kế toán: IPSAS 1 “Trình bày BCTC ......................................................................................... 16 1.4. Một số điểm khác biệt giữa kế toán công quốc tế và Việt Nam ...................... 22 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 24 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN NGÂN SÁCH CẤP XÃ, PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ............................... 25 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội – chính trị tỉnh Quảng Bình ................................. 25 2.1.1. Tình hình chung ................................................................................................ 25 2.1.2. Thuận lợi ............................................................................................................ 30 2.1.3. Khó khăn ............................................................................................................ 30 2.2. Sơ lược về hệ thống các báo cáo ngân sách cấp xã ....................................... 31 2.2.1. Bảng cân đối tài khoản (mẫu số B01 – X)....................................................... 31 2.2.2. Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế (mẫu số B02a – X) ............................................................................................................................ 32 2.2.3. Báo cáo Tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế (Mẫu số B02b – X)........................................................................................................................ 33 2.2.4. Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã (mẫu số B03-X) ................................ 34 2.2.5. Báo cáo Quyết toán thu ngân sách xã theo MLNSNN (mẫu số B03a – X) .. 34 2.2.6. Báo cáo Quyết toán chi ngân sách xã theo MLNSNN (mẫu B03b – X) ....... 35 2.2.7. Báo cáo tổng hợp Quyết toán thu ngân sách cấp xã theo nội dung kinh tế (mẫu số B03c – X) ............................................................................................. 35 2.2.8. Báo cáo tổng hợp Quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế (mẫu số B03d – X) ...................................................................................................... 36 2.2.9. Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B04-X) ............................................ 37 2.2.10. Báo cáo Quyết toán chi đầu tƣ xây dựng cơ bản (mẫu số B05 – X) ............ 38
  6. 2.1.1. Báo cáo kết quả hoạt động tài chính khác của xã (mẫu B06 – X) ................ 39 2.3. Khảo sát thực trạng báo cáo kế toán ngân sách tỉnh Quảng Bình .................... 39 2.3.1. Giới thiệu chung về tình hình kế toán ngân sách xã, phƣờng tại tỉnh Quảng Bình .................................................................................................................... 39 2.3.2 Mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi và nội dung khảo sát...................................... 40 2.3.2.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................................... 40 2.3.2.2. Đối tượng khảo sát......................................................................................... 41 2.3.2.3. Phạm vi khảo sát ............................................................................................ 41 2.3.2.4. Nội dung khảo sát .......................................................................................... 41 2.2.3. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 42 2.4. Một số đánh giá ................................................................................................. 49 2.4.1. Ƣu điểm .............................................................................................................. 49 2.4.2. Hạn chế ............................................................................................................... 50 2.4.3. Nguyên nhân ...................................................................................................... 51 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................................. 51 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan ..................................................................................... 52 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 53 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN NGÂN SÁCH CẤP XÃ, PHƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH....... 54 3.1. Giải pháp hoàn thiện........................................................................................ 54 3.1.1. Giải pháp dài hạn .............................................................................................. 54 3.1.1.1. Giải pháp về Chuẩn mực kế toán công .......................................................... 54 3.1.1.2. Giải pháp về cơ sở kế toán ............................................................................ 54 3.1.2. Giải pháp ngắn hạn .......................................................................................... 55 3.1.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo ......................................................... 55 3.1.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán ......................... 61 3.2. Một số kiến nghị ............................................................................................... 62
  7. 3.2.1. Kiến nghị Bộ Tài chính ..................................................................................... 62 3.2.2. Kiến nghị Tỉnh và các Huyện trong tỉnh Quảng Bình .................................... 62 3.2.3. Một số kiến nghị khác ....................................................................................... 64 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 65 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách kế toán khảo sát Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 3: Bảng Cân đối tài khoản Phụ lục 4: Báo cáo Tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế Phụ lục 5: Báo cáo Tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế Phụ lục 6: Bảng đối chiếu số liệu thu, chi tồn quỹ ngân sách Phụ lục 7: Báo cáo Tổng hợp tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách xã Phụ lục 8: Báo cáo Tổng hợp tình hình thực hiện nguồn vốn XDCB Phụ lục 9: Báo cáo Tổng hợp rút bổ sung nguồn vốn ứng trước Phụ lục 10: Báo cáo Tổng hợp thanh toán các khoản ứng trước năm 2015
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Chữ viết Tên tiếng anh Tên tiếng việt tắt PSC Public Sector Committee Ủy ban quản lý công IFAC International Federation of Accounting Liên đoàn kế toán quốc tế IPSAS International Public Sector Accounting Chuẩn mực kế toán công Standards quốc tế IPSASB International Public Sector Accounting Ủy ban chuẩn mực kế toán Standards Board công quốc tế IFRS International Financial Reporting Chuẩn mực lập Báo cáo tài Standards chính quốc tế GASAC Government Accounting Standards Ủy ban Chuẩn mực Kế Advisory Committee toán Tư vấn Chính phủ  DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chữ viết tắt Tên tiếng việt NSNN Ngân sách Nhà nước HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân MLNSNN Mục lục ngân sách nhà nước XDCB Xây dựng cơ bản TSCĐ Tài sản cố định BCTC Báo cáo tài chính
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ  DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại tỉnh Quảng Bình ............................................................ 42  DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Những khó khăn khi lập và trình bày báo cáo tài chính ............................... 49 Bảng 2.2: Những khó khăn khi thu thập thông tin, phân loại và xử lý số liệu trên các tài khoản và sổ kế toán .................................................................................................. 50 Bảng 3.1: Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế ........................... 55 Bảng 3.2: Báo cáo Tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế .......................... 57 Bảng 3.3: Báo cáo Tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế bổ sung cột ...... 59 Bảng 3.4: Báo cáo Tổng hợp tình hình thực hiện thu, chi ngân sách ........................... 60  DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Các mục tiêu của hệ thống báo cáo kế toán cấp xã, phường ........................ 48 Hình 2.2: Tính hữu ích của các thông tin được trình bày trên các Báo cáo kế toán ngân sách xã, phường ............................................................................................................. 51 Hình 2.3: Những hạn chế của hệ thống báo cáo ........................................................... 52 Hình 2.4: Các đề xuất với cơ quan chức năng để cải thiện hệ thống BCTC cấp xã, phường........................................................................................................................... 53
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nước (“NSNN”) là công cụ tài chính quan trọng không thể thiếu để Nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Sự phân cấp quản lý NSNN phù hợp với sự phân cấp của bộ máy chính quyền, tạo ra những đòn bẩy tích cực nhằm phát triển mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội… Xã (gọi chung cho các cấp xã, phường, thị trấn) là cấp chính quyền nhỏ nhất, gắn bó mật thiết đến người dân và là đại diện của Nhà nước giải quyết trực tiếp mỗi quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và Nhân dân. Ngân sách xã là phương tiện vật chất đảm bảo sự hoạt động bình thường của chính quyền cấp xã, đồng thời là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp xã thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao. Cùng với sự phát triển về kinh tế và đời sống của người dân ngày càng cao, việc thu – chi ngân sách xã cũng không ngừng tăng lên. Vì vậy đòi hỏi công tác quản lý ngân sách xã phải có sự điều chỉnh để phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế đáp ứng được yêu cầu hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã đạt hiệu quả cao, đảm bảo công bằng xã hội. Có thể nói ngân sách xã là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Sự nghiệp đổi mới của nước ta xuất phát từ mục tiêu là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Song mọi cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội không có khuôn mẫu sẵn mà chúng không ngừng phát triển, hoàn thiện trong quá trình vận động. Muốn cho ngân sách thực sự trở thành động lực phát triển của nền kinh tế thì hơn bao giờ hết việc tăng cường công tác quản lý ngân sách xã phải được đặt ra là mục tiêu hàng đầu của công tác quản lý NSNN. Trong công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn mới hiện nay, song song với việc củng cố chính quyền cấp xã, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác quản lý ngân sách xã để nó thực sự là một phương tiện vật chất bằng tiền giúp chính quyền xã hoàn thành tốt những nhiệm vụ, chức năng của mình theo quy định của phát luật.
  11. 2 Chính phủ ta hiện đã có định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 lên kế hoạch cho các phương án cập nhật, đổi mới các chuẩn mực, với chủ trương sẽ không biên soạn như trước đây mà áp dụng hoàn toàn các chuẩn mực kế toán, kiểm toán của quốc tế, sau đó sẽ tiến hành triển khai hướng dẫn để doanh nghiệp cũng như khu vực công có thể dễ dàng tiếp nhận, sử dụng và tuân thủ. Quảng Bình là một tỉnh có 8.9% dân tộc miền núi, có trình độ dân trí chưa cao và khả năng tiếp cận với quốc tế còn hạn chế. Việc thực hiện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh có đa dạng khu vực kinh tế và trình độ dân trí như Quảng Bình giúp luận văn có được cái nhìn toàn cảnh hơn về thực trạng kế toán khu vực công tại Việt Nam. Do đó, tác giả chọn đề tài “HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN NGÂN SÁCH CẤP XÃ, PHƯỜNG - NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH” với mong muốn nghiên cứu về hệ thống báo cáo và sự tiếp cận với kế toán công quốc tế ở cấp độ xã, phường, thông qua đó có thể giúp nâng cao chất lượng quản lý ngân sách ở Việt Nam. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc đây (1) Nguyễn Văn Hồng (2007), “Hoàn thiện hệ thống kế toán Nhà nước”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án đã trình bày được các vấn đề tổng quan về kế toán Nhà nước và đánh giá được việc thực hiện chế độ kế toán ở Việt Nam hiện nay, đồng thời Luận án cũng nêu ra được ưu, nhược điểm và một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống kế toán Nhà nước. (2) Phạm Quang Huy (2014), “Hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách tại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án trình bày chi tiết thực trạng về hệ thống tài chính công, quản lý ngân sách Nhà nước và kế toán thu, chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam, khảo sát bằng việc phát bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu liên quan để rút ra được các giải pháp cùng với các kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách ở Việt Nam.
  12. 3 (3) Lê Phương Dung (2013), “Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán cấp xã, phường trên cơ sở tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế - Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn trình bày thực trạng sử dụng hệ thống báo cáo tài chính ở xã, phường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời so sánh với chuẩn mực kế toán công quốc tế, từ đó thấy được các điểm mạnh và yếu kém trong hệ thống báo cáo tài chính kế toán ở Việt Nam và có những giải pháp, kiến nghị để đưa hệ thống báo cáo tài chính cấp xã, phường ở Việt Nam được hoàn thiện và tới gần hơn với quốc tế. (4) Nguyễn Thị Phúc (2013), “Hoàn thiện hệ thống báo cáo ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống báo cáo theo quyết định 94/2005/BTC về chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã và Thông tư 146/2011/BTC áp dụng tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, từ đó đưa ra được các kết luận và đề xuất các giải pháp để thiết lập lại hệ thống báo cáo dựa trên chế độ kế toán hiện hành. (5) Võ Minh Nhật Phương (2012), “Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Hội An”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn nghiên cứu công tác kế toán ngân sách theo chế độ kế toán hiện hành đang thực hiện tại thành phố Hội An, khảo sát bằng cách quan sát và thu thập dữ liệu, từ đó đưa ra được các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Hội An. Bài báo đăng trên Tạp chí Tài chính “Hoàn thiện quản lý thu ngân sách xã: Nhìn từ thực tế địa phương” (2014), nghiên cứu trên địa bàn Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, bài báo này chưa có sự tiếp cận với chuẩn mực quốc tế; Tạp chí Kế toán “Kế toán Nhà nước Việt Nam: Điểm tương đồng và sự khác biệt với chuẩn mực quốc tế về kế toán công” (2013), bài báo này chưa nghiên cứu sâu vào kế toán cấp xã, phường…
  13. 4 Đề tài luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Hồng và Phạm Quang Huy đã nghiên cứu ở góc độ tổng thể Việt Nam nhưng chưa đi vào nghiên cứu cấp độ vi mô từng xã, phường. Luận văn nghiên cứu của Nguyễn Thị Phúc và Võ Minh Nhật Phương đã nghiên cứu ở cấp xã, phường, tuy nhiên chỉ mới dừng lại ở chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam mà chưa đi vào quan sát ở góc độ quốc tế. Luận văn thạc sĩ của Lê Phương Dung đã đề cập tới hệ thống báo cáo tài chính cấp xã, phường trên cơ sở tiếp cận với chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy nhiên đề tài nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, nơi có trình độ dân trí cao và khả năng tiếp cận với quốc tế tốt hơn so với những địa phương khác. Tại tỉnh Quảng Bình - là một tỉnh có 8.9% dân tộc miền núi, có trình độ dân trí chưa cao và khả năng tiếp cận với quốc tế còn hạn chế - hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường. Điều này cho thấy việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề mới đặt ra, đòi hỏi phải nghiên cứu và phân tích sâu, từ đó thấy được thực trạng và đưa ra được các giải pháp để hoàn thiện hệ thống báo cáo. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp thu, kế thừa có chọn lọc thành quả nghiên cứu của các công trình đã có và các tài liệu liên quan đến luận văn này. 3. Mục tiêu nghiên cứu o Đánh giá được thực trạng hệ thống báo cáo kế toán ngân sách ở các xã, phường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay. o Đưa ra được các nhận xét về việc lập báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường trên cơ sở tiếp cận chuẩn mực kế toán công và đồng thời có những kiến nghị giải pháp thích hợp. 4. Câu hỏi nghiên cứu o Thực trạng lập và sử dụng báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như thế nào?
  14. 5 o Để hoàn thiện hệ thống báo cáo ngân sách cấp xã, phường cần thực hiện những biện pháp gì? 5. Đối tƣợng nghiên cứu Tác giả nghiên cứu các đối tượng là các báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường 6. Phạm vi nghiên cứu Tác giả nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Quảng Bình trong khoảng thời gian tháng 8 và tháng 9 năm 2015. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành theo phương pháp định tính như sau:  Phương pháp tổng hợp – phân tích: tìm hiểu, phân tích, tổng hợp các tài liệu, giáo trình, các bài báo có liên quan đến nội dung của đề tài. Từ đó có thể thấy được cơ sở lý luận cũng như thực trạng hệ thống BCTC của đơn vị kế toán xã, phường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.  Phương pháp so sánh – đối chiếu: dựa trên số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát tác giả sẽ so sánh, đối chiếu với lý thuyết để tìm ra những ưu điểm cũng như những mặt khó khăn của vấn đề nghiên cứu.  Phương pháp thống kê mô tả: đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và bảng ghi chép phỏng vấn để phân tích dữ liệu. Các kết quả sau khi được tổng hợp từ bảng câu hỏi phỏng vấn với những kế toán tại các đơn vị xã, phường trên địa bản tỉnh Quảng Bình. Qua đó, tác giả tiến hành đánh giá và kiến nghị cho công tác kế toán xã, phường về hệ thống báo cáo kế toán để kiểm chứng cho những lập luận trong luận văn. 8. Đóng góp mới của đề tài Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đây là một tỉnh còn có nhiều khó khăn trong cả nước, có tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số miền núi chiếm 8.9%. Thông qua bài nghiên cứu này có thể thấy được một cách toàn diện hơn thực trạng kế toán ngân sách xã, phường ở Việt Nam đồng thời đề xuất nhưng giải pháp,
  15. 6 kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 9. Kết cấu luận văn Luận văn được thực hiện gồm có 3 chương và có kết cấu như sau: o Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về Hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phƣờng o Chƣơng 2: Thực trạng Hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình o Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện Hệ thống báo cáo kế toán ngân sách cấp xã, phƣờng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình o Kết luận chung o Tài liệu tham khảo o Phụ lục
  16. 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN NGÂN SÁCH XÃ, PHƢỜNG 1.1. Tổng quan về kế toán công 1.1.1. Khu vực công Theo tác giả Ani Uchena (1994), trong cuốn “Chính phủ và kế toán khu vực công”, khu vực công là lĩnh vực của nền kinh tế được thành lập và hoạt động bởi Chính phủ và các cơ quan trực thuộc Chính phủ. Theo bộ Chuẩn mực kế toán công quốc tế (2010), khu vực công là thuật ngữ chỉ chính phủ các quốc gia, khu vực (ví dụ như: nhà nước, tỉnh, tiểu bang), địa phương và các tổ chức chính phủ có liên quan (ví dụ như: các cơ quan, ban ngành và các đoàn thể). 1.1.2. Kế toán khu vực công Theo Odike, (2006), Kế toán khu vực công là một phương pháp kế toán áp dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận trong khu vực kế toán nhà nước - bao gồm cả chính quyền trung ương và địa phương, và các tổ chức đặc biệt bán Chính phủ - mà lợi nhuận không phải là một thước đo để đánh giá hiệu suất. Theo Ifezue, (2006), Kế toán khu vực công là một hệ thống thông tin thu được từ việc phân tích, phân loại và được giao cho các bộ phận tài chính - kinh tế trong các đơn vị khu vực công, nhằm: - Cung cấp thông tin theo yêu cầu của quản lý và điều hành cấp cao để lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát; và - Việc chuẩn bị và cung cấp các báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và báo cáo cụ thể cho người dùng bên ngoài.
  17. 8 1.2. Tổng quan về kế toán ngân sách và hệ thống báo cáo ngân sách cấp xã, phường 1.2.1. Nhiệm vụ và các quy định chung về kế toán ngân sách 1.2.1.1. Nhiệm vụ của kế toán ngân sách Theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC, nhiệm vụ của kế toán ngân sách bao gồm: o Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi ngân sách, các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sự nghiệp, tình hình quản lý và sử dụng tài sản do xã, phường quản lý và các hoạt động tài chính khác của xã, phường; o Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngân sách xã, phường các quy định về tiêu chuẩn, định mức; tình hình quản lý, sử dụng các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân; tình hình sử dụng kinh phí của các bộ phận trực thuộc và các hoạt động tài chính khác của xã, phường; o Phân tích tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, tình hình quản lý và sử dụng tài sản của xã, phường, tình hình sử dụng các quỹ công chuyên dùng; cung cấp thông tin số liệu, tài liệu kế toán tham mưu, đề xuất với UBND, HĐND xã, phường các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn xã, phường; và o Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách để trình ra HĐND xã, phường phê duyệt, phục vụ công khai tài chính trước nhân dân theo quy định của pháp luật và gửi Phòng Tài chính Quận, Huyện, Thị xã (gọi chung là Huyện) để tổng hợp vào ngân sách nhà nước. 1.2.1.2. Quy định chung về kế toán ngân sách Theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC, quy định chung về kế toán ngân sách bao gồm về phương pháp kế toán và yêu cầu về kế toán ngân sách: o Phương pháp kế toán: Thực hiện phương pháp “ghi sổ kép”.
  18. 9 Phương pháp “kế toán kép” sử dụng các tài khoản kế toán trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái để hạch toán từng hoạt động kinh tế tài chính nhằm bảo đảm sự cân đối giữa thu và chi, giữa kinh phí được cấp và tình hình sử dụng kinh phí, giữa vốn và nguồn vốn ở mọi thời điểm. Những xã, phường ở vùng cao có số thu, chi ngân sách không lớn, trình độ của cán bộ kế toán còn hạn chế có thể thực hiện phương pháp “kế toán đơn” theo Quyết định của Giám đốc Sở Tài chính. Phương pháp “kế toán đơn” không sử dụng tài khoản kế toán, chỉ dùng các sổ kế toán chi tiết để theo dõi từng đối tượng kế toán cụ thể như: thu, chi ngân sách, xuất, nhập quỹ, nợ phải thu, nợ phải trả,... o Yêu cầu đối với kế toán ngân sách bao gồm các yêu cầu như sau:  Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách xã, phường;  Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định các khoản thu, chi ngân sách và thu, chi hoạt động tài chính khác của xã, phường;  Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu về tình hình thu, chi ngân sách và hoạt động tài chính của xã, phường nhằm cung cấp những thông tin cho UBND và HĐND xã, phường;  Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ở xã, phường;  Thông tin số liệu kế toán ở xã, phường phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động. Số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước; và  Phải phân loại sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được. Chỉ tiêu do kế toán thu thập, phản ánh phải thống nhất với chỉ tiêu trong dự toán ngân sách về nội dung và phương pháp tính toán.
  19. 10 1.2.2. Nội dung thông tin và đối tƣợng sử dụng thông tin o Theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC, thông tin kế toán ngân sách và tài chính xã, phường phản ánh những nội dung sau:  Số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền mặt tại quỹ của xã, phường, tiền thuộc quỹ ngân sách và tiền gửi khác của xã, phường tại Kho bạc Nhà nước;  Các khoản thu ngân sách xã, phường đã qua Kho bạc, các khoản thu ngân sách xã, phường chưa qua Kho bạc và những khoản thoái thu ngân sách hoàn trả cho các đối tượng được hưởng;  Các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản theo dự toán ngân sách đã được HĐND xã, phường quyết định vào chi ngân sách xã, phường đã qua Kho bạc, chi ngân sách xã, phường chưa qua Kho bạc và việc quyết toán các khoản chi theo MLNSNN;  Số hiện có và tình hình biến động từng loại quỹ công chuyên dùng;  Các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của các đối tượng;  Các khoản nợ phải trả của xã, phường về dịch vụ đã sử dụng chưa thanh toán cho người bán, người nhận thầu và các khoản nợ phải trả khác của xã, phường;  Các khoản thu, chi của các hoạt động tài chính khác như: thu, chi hoạt động sự nghiệp, văn hoá, giáo dục, đào tạo, thể thao và các hoạt động cung cấp dịch vụ khác;  Số hiện có và tình hình tăng, giảm tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã, phường do hoàn thành việc mua sắm, xây dựng cơ bản, do nhận bàn giao, do được Nhà nước đầu tư, do nhân dân đóng góp, quyên tặng và tình hình biến động tài sản và nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của xã, phường;  Trên cơ sở những thông tư này, định kỳ kế toán lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán để trình HĐND xã, phường và gửi Phòng Tài chính huyện. o Đối tượng sử dụng thông tin:
  20. 11  Đối tượng bên trong: ban lãnh đạo trong UBND xã, phường sử dụng báo cáo kế toán ngân sách nhằm xem xét lại những ngân sách đã và đang sử dụng, qua đó đề ra những chính sách thực hiện phù hợp cho cho tương lai.  Đối tượng bên ngoài: cấp trên ở UBND huyện, tỉnh, thuế, kho bạc nhà nước... Những đối tượng bên ngoài này sử dụng các báo cáo kế toán ngân sách xã, phường nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện, hoàn thành việc sử dụng ngân sách của đơn vị cấp xã, phường. 1.2.3. Hệ thống báo cáo ngân sách cấp xã, phƣờng 1.2.3.1. Mục đích lập báo cáo ngân sách nhà nước Hệ thống báo cáo ngân sách và báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách và thu, chi các hoạt động tài chính khác của xã, phường nhằm mục đích sau: o Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình thu, chi và cơ cấu thu, chi ngân sách; tình hình hoạt động tài chính khác của xã, phường; o Cung cấp thông tin tài chính cần thiết cho việc tổng hợp thu, chi ngân sách xã, phường vào ngân sách nhà nước và đáp ứng việc kiểm tra, kiểm soát, tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của xã, phường. Đồng thời số liệu báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán còn phục vụ cho việc công khai tài chính theo quy định của pháp luật; o Thông qua các số liệu trên báo cáo cho phép đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã, phường theo từng kỳ và so sánh tiến độ thực hiện ngân sách kỳ này so với các kỳ trước và năm trước về tổng số và từng chỉ tiêu, từng hình thức thu hoặc chi; o Báo cáo tài chính định kỳ là tài liệu quan trọng để xây dựng dự toán ngân sách năm sau, là cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới thu, chi ngân sách hàng năm. 1.2.3.2. Hệ thống báo cáongân sách cấp xã, phường o Số lượng báo cáo ngân sách:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2