intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong quá trình hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu về phần kế toán tài chính và tập trung đi vào tìm hiểu về hệ thống báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Từ đó đưa ra một số phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong quá trình hội nhập

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ PHƯỚC NHƯ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ PHƯỚC NHƯ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PSG.TS. VÕ VĂN NHỊ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và sự biết ơn chân thành đối với PGS.TS. Võ Văn Nhị, Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện cuốn luận văn này. Tôi cũng gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn chúng tôi trong quá trình học tập tại trường và truyền đạt những kiến thức quý báu giúp ích chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình. Tôi chân thành cảm ơn. Nguyễn Thị Phước Như
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các phân tích, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc tham khảo rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phước Như
  5. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU -------------------------------------------------------------------------1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA--------------------------------------- 5 1.1. Một số vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa----------------------- 5 1.1.1. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa--------------------------------- 5 1.1.1.1.Theo Việt Nam-------------------------------------------------------------- 5 1.1.1.2.Theo Quốc tế---------------------------------------------------------------- 8 1.1.1.3.Theo ý kiến cá nhân--------------------------------------------------------13 1.1.2. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán và đặc điểm thông tin kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa-------------------------------------------- 15 1.1.2.1.Đối tượng sử dụng thông tin kế toán------------------------------------ 15 1.1.2.2.Đặc điểm thông tin kế toán----------------------------------------------- 17 1.2. Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa--- 19 1.2.1. Bản chất, vai trò của báo cáo tài chính---------------------------------- 19 1.2.1.1. Bản chất của báo cáo tài chính------------------------------------------ 19 1.2.1.2. Vai trò của báo cáo tài chính-------------------------------------------- 20 1.2.2. Đặc điểm của báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa --------------------------------------------------------------------------- 22 1.2.2.1.Theo Việt Nam------------------------------------------------------------- 22 1.2.2.2.Theo Quốc tế--------------------------------------------------------------- 25 1.2.3. Nội dung, hình thức trình bày, công bố thông tin của doanh nghiệp nhỏ và vừa------------------------------------------------------------------ 28 1.3. Xu thế hội nhập và tiến trình hội nhập kế toán quốc tế tại Việt Nam--29
  6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1----------------------------------------------------------- 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM------------------------ 33 2.1. Giới thiệu tổng quát tình hình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa------------------------------------------------------------------- 33 2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển------------------------------------------- 33 2.1.2. Tình hình hoạt động------------------------------------------------------- 34 2.2. Vai trò của thông tin kế toán đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ---------------------------------------------------------- 35 2.3. Các quy định liên quan đến hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa---------------------------------------------------- 36 2.3.1. Luật kế toán---------------------------------------------------------------- 37 2.3.2. Chuẩn mực kế toán-------------------------------------------------------- 39 2.3.3. Chế độ kế toán 48-------------------------------------------------------- 40 2.3.4. Thông tư hướng dẫn------------------------------------------------------- 44 2.4. Khảo sát tình hình lập và trình bày báo cáo tài chính------------------ 47 2.4.1. Phạm vi và đối tượng khảo sát--------------------------------------------47 2.4.2. Nội dung khảo sát-------------------------------------------------------- 47 2.4.3. Kết quả khảo sát--------------------------------------------------------- 48 2.5. Đánh giá hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa--- 51 2.5.1. Thực tiễn------------------------------------------------------------------- 51 2.5.2. Khả năng hội nhập--------------------------------------------------------- 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2-------------------------------------------------------- 59
  7. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP----------------------------- 60 3.1. Quan điểm hoàn thiện-------------------------------------------------------- 60 3.1.1. Phù hợp với môi trường pháp lý và môi trường hoạt động---------- 60 3.1.2. Phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng thông tin----------------- 61 3.1.3. Tương thích với thông lệ quốc tế và nâng cao khả năng hội nhập --62 3.2. Các giải pháp hội nhập------------------------------------------------------- 63 3.2.1. Giải pháp liên quan đến luật kế toán và chuẩn mực kế toán -------- 63 3.2.2. Giải pháp liên quan nội dung, hình thức trình bày báo cáo tài chính ------------------------------------------------------------------------------- 66 3.2.3. Giải pháp bảo đảm khả năng chất lượng của báo cáo tài chính ---71 3.3. Kiến nghị --------------------------------------------------------------------- 73 3.3.1. Bộ tài chính---------------------------------------------------------------- 73 3.3.2. Hội nghề nghiệp---------------------------------------------------------- 75 3.3.3. Bản thân doanh nghiệp---------------------------------------------------- 76 3.3.3.1. Con người------------------------------------------------------------- 76 3.3.3.2. Đầu tư cho kế toán-------------------------------------------------- 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3--------------------------------------------------------- 79 KẾT LUẬN-------------------------------------------------------------------------- 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO-------------------------------------------------------- 82 PHỤ LỤC---------------------------------------------------------------------------- 84
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AICPA: Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ BCTC: Báo cáo tài chính BTC: Bộ tài chính CM: Chuẩn mực CP: Chính phủ DNVVN: Doanh nghiệp nhỏ và vừa FASB: Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ FDI: Vốn đầu tư trực tiếp GDP: Tổng sản phẩm nội địa GTGT: Giá trị gia tăng IAS: Chuẩn mực kế toán quốc tế IFAC: Liên đoàn kế toán quốc tế IMF: Quỹ tiền tệ thế giới ISAB: Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS: Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế NĐ: Nghị định OECD: Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế QĐ: Quyết định TNHH: Trách nhiệm hữu hạn VAS: Chuẩn mực kế toán Việt Nam WTO: Tổ chức thương mại quốc tế XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa --------------------------------------7 Bảng 2.1: Thông tin chung về mẫu khảo sát-------------------------------------- 47 Bảng 2.2: Đánh giá văn bản pháp lý cho việc lập BCTC------------------------49 Bảng 2.3: Đánh giá tính hữu ích của BCTC---------------------------------------50 Bảng 2.4: Đánh giá về nội dung của BCTC---------------------------------------51 Bảng 2.5: Đánh giá về sửa đổi BCTC theo hướng hội nhập--------------------51
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Kể từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước, mở cửa cho nước ngoài vào đầu tư cũng như cho phép nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực thì số lượng doanh nghiệp tham gia vào guồng máy kinh doanh ngày càng tăng với quy mô đa dạng. Theo thống kê thì số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngày càng tăng đáng kể trong 10 năm trở lại đây, trong đó số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động gia tăng đột biến chiếm trên 90% số lượng doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay. Và song song với việc mở cửa kinh tế thì nhà nước cũng đã tập trung chú trọng đến việc sửa đổi các luật lệ, nghị định, thông tư liên quan đến đầu tư, kinh doanh, và quan trọng là chế độ về kế toán và thuế. Việc Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2006 là một bước tiến to lớn đối với nền kinh tế nước ta, và trong năm này Bộ Tài Chính cũng đã ban hành hai chế độ kế toán mới là quyết định 15 dành cho doanh nghiệp có quy mô lớn và quyết định 48 dành cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa để phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên những quy định mà nhà nước ban hành hiện nay phần lớn tập trung vào doanh nghiệp có quy mô lớn, còn chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lại chưa được chú ý nhiều trong khi số lượng doanh nghiệp loại này chiếm tỷ lệ rất lớn trong nền kinh tế nước ta. Chính vì vậy mà việc hoàn thiện chế độ kế toán mà trong đó trọng tâm là việc hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính là cấp thiết. Ngày 9/6/2009 vừa qua IASB-ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành chuẩn mực BCTC dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi vì số lượng
  11. 2 doanh nghiệp này chiếm đại đa số ở hầu hết các quốc gia và nó cũng cần được sự quan tâm như các doanh nghiệp có quy mô lớn. Một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Singapore,… cũng đã và đang cập nhật để hoàn thiện chuẩn mực dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để hội tụ với kế toán quốc tế. Đứng trước xu thế hội nhập như vậy thì đòi hỏi chế độ kế toán nói chung, hệ thống báo cáo tài chính nói riêng phải rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu để thông tin trên báo cáo tài chính được “quốc tế hóa” khi tham gia đầu tư tại bất cứ thị trường nào mà không cần phải điều chỉnh theo chuẩn mực kế toán tại quốc gia đó. Thực tế thì hệ thống báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua có nhiều biến đổi đáng kể nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và vướng mắc chưa được giải quyết; cộng với sự hợp tác kinh doanh đa phương diện và hội nhập nền kinh tế thế giới tác giả mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu “ Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong quá trình hội nhập” với mong muốn đưa ra một vài giải pháp để nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về hệ thống báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp Việt Nam theo chế độ kế toán và những nghị định, thông tư liên quan và nghiên cứu về thực trạng áp dụng chế độ, chuẩn mực để lập báo cáo tài chính để tìm hiểu về thông tin do báo cáo tài chính cung cấp đã đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng hay chưa và có tương thích với chuẩn mực kế toán quốc tế hay chưa. Từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập kế toán quốc tế.
  12. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về phần kế toán tài chính và tập trung đi vào tìm hiểu về hệ thống báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay theo chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Từ đó đưa ra một số phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập. Đề tài này chỉ tập trung tìm hiểu về thực trạng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài khu vực công và các doanh nghiệp chưa niêm yết và không bao gồm hợp tác xã. Đề tài này giới hạn nghiên cứu tìm hiểu thực trạng lập báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tính đến thời điểm tháng 6/2011. 4. Phương pháp nghiên cứu - Dùng thống kê, mô tả - Phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,… để đạt mục tiêu đề ra. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu như sau: - Lời mở đầu - Chương 1: Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Chương 2: Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.
  13. 4 - Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong quá trình hội nhập. - Kết luận - Tài liệu tham khảo - Phụ lục
  14. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch đầu tư tính đến thời điểm đầu năm 2011 cả nước ta có trên 500 ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa, tăng nhiều so với số lượng gần 380 ngàn doanh nghiệp năm 2008 và khoảng 460 ngàn doanh nghiệp của năm 2009. Tuy nhiên theo ông Cao Sỹ Kiêm, chủ tịch hiệp hội DNNVV Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa bùng lớn nhiều về số lượng nhưng tính hiệu quả còn nhiều vấn đề, “lớn nhưng không mạnh” theo như lời của ông. Đặc biệt từ khi nhà nước ban hành luật Doanh nghiệp vào năm 2000, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhanh đáng kể, chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế và đóng góp gần 50% GDP. Trong thời gian những năm trở lại đây nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách thông thoáng để hỗ trợ loại hình doanh nghiệp này như NĐ56/2009 về việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; cũng như một số cải cách về thuế, chính sách hỗ trợ lãi suất, môi trường kinh doanh thông thoáng,… tạo điều kiện cho các DNNVV vượt qua giai đoạn khó khăn và tiếp tục phát triển trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm của DNNVV tại Việt Nam và so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.1 Một số vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1.1 Theo Việt Nam
  15. 6 Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam được ban hành vào năm 2005 thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Như vậy hiện nay các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta rất đa dạng và hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên đối với mỗi quốc gia tùy thuộc vào nền văn hóa và điều kiện phát triển kinh tế mà mỗi nước phân chia các doanh nghiệp theo quy mô lớn, nhỏ và vừa khác nhau. Ở Việt Nam theo công văn số 681/CP-KTN ra đời ngày 20/6/1998 của chính phủ quy định về doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 50 đến 200 người và dưới 50 người là doanh nghiệp nhỏ. Đến năm 2001 theo nghị định NĐ 90/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, định nghĩa DNNVV như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Từ năm 2001 đến nay nền kinh tế của nước ta đã trải qua nhiều biến động lớn và thay đổi rất nhiều như thị trường chứng khoán ra đời, ký hiệp định thương mại Việt Mỹ cũng như gia nhập WTO,…những điều này khiến cho luật pháp của nước ta cũng thay đổi để phù hợp với quá trình hội nhập hơn, đồng thời cũng khuyến khích cho nhiều doanh nghiệp được thành lập trong những năm gần đây với quy mô đa dạng và phong phú. Chính vì vậy để phân chia lại loại hình doanh nghiệp lớn, nhỏ và vừa, ngày 30/6/2009 chính phủ ban hành nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ quy định như sau:
  16. 7 “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: Quy mô Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa siêu nhỏ Số lao Tổng Số lao Tổng Số lao Khu vực động nguồn vốn động nguồn vốn động I.Nông, lâm 10 người 20 tỷ đồng Từ trên 10 Từ trên 20 Từ trên nghiệp và thuỷ trở xuống trở xuống người đến tỷ đồng 200 người sản 200 người đến 100 tỷ đến 300 đồng người II.Công nghiệp 10 người 20 tỷ đồng Từ trên 10 Từ trên 20 Từ trên và xây dựng trở xuiống trở xuống người đến tỷ đồng 200 người 200 người đến 100 tỷ đến 300 đồng người III.Thương mại 10 người 10 tỷ đồng Từ trên 10 Từ trên 10 Từ trên 50 và dịch vụ trở xuống trở xuống người đến tỷ đồng người đến 50 người đến 50 tỷ 100 người đồng Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Như vậy qua hai định nghĩa chúng ta có thể thấy sự thay đổi trong định nghĩa về DNNVV từ việc phân biệt doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ dựa trên số lượng lao động (năm 1998) đến việc phân biệt doanh nghiệp siêu
  17. 8 nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa dựa vào số lao động và tổng số vốn trên ba lĩnh vực hoạt động : nông lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ. Điều này cho thấy nhà nước ta đã nghiên cứu tình hình biến động của nền kinh tế trong nước và sự ảnh hưởng của nước ngoài để có sự điều chỉnh thích hợp trong thời đại mới. 1.1.1.2 Theo Quốc tế Theo bài báo cáo của OECD ban hành vào tháng 6 năm 2000 (Organization for Economics Cooperation and Development) – Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế với tiêu đề: “ Small and Medium-sized Enterprises: Local strength and global reach” thì hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức hoặc phổ biến được chấp nhận về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa khác nhau tùy theo mỗi quốc gia, nhưng chúng thường dựa trên số lao động để phân loại, và nó có thể khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Tuy vậy sau khi xem xét và thống kê ở nhiều quốc gia, OECD tạm chia doanh nghiệp nhỏ và vừa thành những hình thức sau: - Siêu nhỏ: từ 1 đến 4 nhân viên - Rất nhỏ: từ 5 đến 19 nhân viên - Nhỏ: từ 20 đến 99 nhân viên - Trung bình: từ 100 đến 500 nhân viên Đến năm 2005, trong hội nghị bàn về “DNNVV và triển vọng kinh doanh” tại Pari, OECD đưa ra định nghĩa mới về DNNVV một cách chung chung bằng cách tìm hiểu về cách định nghĩa của Mỹ, các quốc gia khác và Liên minh châu Âu. Tại Mỹ, DNNVV có số lượng nhân viên ít hơn 500 người, tại một số nước khác số lượng nhân công ít hơn 200 người, còn tại
  18. 9 Liên minh châu Âu con số là 250 lao động; mặt khác trong một định nghĩa mới (theo khuyến nghị 2003/361/EC ban hành ngày 6/5/2003 ) DNNVV được phân loại theo tình hình tài chính: + Doanh thu của doanh nghiệp vừa (tương ứng có từ 50-249 nhân công): nhỏ hơn 50 triệu EUR; hoặc tài sản không quá 43 triệu EUR. + Doanh thu của doanh nghiệp nhỏ (tương ứng từ 10-49 nhân công): nhỏ hơn 10 triệu EUR; hoặc tài sản không quá 10 triệu EUR. + Doanh thu của doanh nghiệp siêu nhỏ (ít hơn 10 nhân công): nhỏ hơn 2 triệu EUR; hoặc tài sản không quá 2 triệu EUR. Chính vì vậy mà OECD không đưa ra một định nghĩa chính xác mà đúc kết dựa trên sự tham khảo của một số nước đưa ra quan điểm như sau: - DNNVV không phải là công ty con mà là các doanh nghiệp độc lập có số lượng lao động nhất định. Con số này tùy thuộc vào mỗi nước mà phân biệt ra doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ (thường ít hơn 50 người) và doanh nghiệp siêu nhỏ (thường tối đa là 10 người, hoặc 5 người-trong vài trường hợp). - DNNVV cũng được phân loại dựa vào tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây là một số hình thức phân chia doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia trên thế giới theo thống kê mới nhất: Đông Nam Á  Singapore: theo định nghĩa gần nhất của Spring Singapore ( cơ quan chịu trách nhiệm giúp đỡ các doanh nghiệp Singapore phát triển): việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa vào khoản đầu tư ròng vào tài sản cố định
  19. 10 ròng và số lượng lao động – doanh nghiệp sản xuất với khoản đầu tư tài sản cố định ròng là 15 triệu USD trở xuống; các doanh nghiệp không sản xuất có số lượng từ 200 nhân viên trở xuống. Hiện nay 99% doanh nghiệp tại Singapore là doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổng trị giá đóng góp khoảng 50% cho GDP quốc gia. (Nguồn: http://www.spring.gov.sg)  Thái Lan: Ngày 11/9/2002 Bộ Công Nghiệp Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về DNNVV dựa trên số lượng lao động hưởng lương và vốn cố định: nhân công ít hơn 200 người và vốn cố định không quá 200 triệu baht, không kể đất và tài sản. DNNVV ở Thái Lan được phân loại thành ba khu vực: sản xuất, dịch vụ và thương mại. (Phân loại DNNVV ở Thái Lan được trình bày tại Phụ lục 1A). Hiện nay số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Lan chiếm 99,5% số lượng doanh nghiệp và đóng góp gần 50% GDP quốc gia. (Nguồn: http://www.m-industry.go.th) Châu Á:  Trung Quốc: theo luật xúc tiến DNNVV có hiệu lực từ ngày 1/1/2003, DNNVV được phân loại dựa vào số lượng nhân công, doanh thu hàng năm và tổng tài sản: số lượng dưới 3.000 người, doanh thu dưới 300 triệu đồng nhân dân tệ, tổng tài sản dưới 400 triệu đồng nhân dân tệ. Sự phân loại này chia làm các khu vực: công nghiệp, xây dựng, bán buôn, bán lẻ, vận chuyển, viễn thông, nhà hàng, khách sạn được trình bày ở phụ lục 1B. Hiện nay số lượng DNNVV tại Trung Quốc chiếm 99% số lượng các doanh nghiệp, nộp thuế khoảng 50% tổng kim ngạch thu thuế của nhà nước, thực hiện 65% bằng độc quyền sáng chế, trên 75% công nghệ sáng tạo đổi mới, và trên 80% sản phẩm mới. (theo tin Tân hoa xã, ngày 26/9/2010)
  20. 11  Hàn Quốc: theo hiệp hội DNNVV của Hàn Quốc (SBC – tổ chức phi lợi nhuận do chính phủ tài trợ để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV), định nghĩa về DNNVV như sau: doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ phân loại dựa trên nhân công dưới 50 người; doanh nghiệp nhỏ và vừa phân loại dựa vào nhân công dưới 300 người và vốn và doanh thu dưới 30 triệu USD. (Số liệu lấy từ cơ quan Doanh nghiệp nhỏ và vừa được trình bày ở phụ lục 1C). Hiện nay tại Hàn Quốc số lượng DNNVV chiếm đến 99,9%, 88,4% lao động và đóng góp 48,8% giá trị sản xuất. (Nguồn: www.sbc.or.kr/sbc/eng/main.jsp)  Nhật Bản: theo số liệu của Tập đoàn tài chính Nhật Bản năm 2005 chia doanh nghiệp nhỏ và vừa theo từng ngành: - Ngành xây dựng, sản xuất, vận chuyển: ít hơn 300 nhân viên, vốn ít hơn 300 triệu yên (2,7 triệu đô) - Ngành bán buôn: ít hơn 100 nhân viên, vốn ít hơn 100 triệu yên (0,9 triệu đô) - Ngành thương mại bán lẻ: ít hơn 50 nhân viên, vốn ít hơn 50 triệu yên (0,45 triệu đô) - Ngành dịch vụ: ít hơn 100 nhân viên, vốn ít hơn 50 triệu yên (0,45 triệu đô) Theo một cuộc điều tra gần đây (tháng 10/2010) của trường đại học thương mại Chiba, Nhật Bản thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chiếm 99,7% tổng số doanh nghiệp, số lượng nhân công làm trong các doanh nghiệp này là 80% và đóng góp 52% vào GDP quốc gia hàng năm. Châu Âu:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2