Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
lượt xem 2
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân; thực trạng môi trường đầu tư phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; những quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ THU HIỀN HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Kinh tế-Chính trị Mã số: 60.31.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học TS NGUYỄN HỮU THẢO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự hướng dẫn và giúp đỡ của TS Nguyễn Hữu Thảo. Những cơ sở lý luận, thông tin, dữ liệu, số liệu về môi trường đầu tư đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc; đảm bảo tính khách quan và trung thực. Tác giả Hoàng Thị Thu Hiền i
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN : Công nghiệp DN : Doanh nghiệp CP: Chính phủ LDN: Luật Doanh nghiệp KTTĐPN : Kinh tế trọng điểm phía Nam KCN : Khu công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân VNCI : Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam KTTN: Kinh tế tư nhân DNNN : Doanh nghiệp nhà nước ĐKKD : Đăng ký kinh doanh KKT: Khu kinh tế THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở ii
- DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ --------------------- Bảng 2.1 Tăng trưởng kinh tế năm 2005 – 2010 28 Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 33 Bảng 2.3 Địa bàn phân bố và trữ lượng tiềm năng của các loại khoáng sản 34 Bảng 2.4 Số lao động trong các DN đang hoạt động tại thời điểm 31/12 43 phân theo loại hình DN Bảng 2.5 Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo giai đoạn 2005 -2010 44 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu GDP trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2001 - 2010 29 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ phân phối theo loại hình DN năm 2010 30 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ phân phối cơ cấu vốn theo loại hình DN năm 2010 30 Biểu đồ 2.4 Số lao động trong các DN đang hoạt động tại thời điểm 31/12 31 Biểu đồ 2.5 Diện tích rừng hiện có đến 31/12 theo phân loại rừng 36 Biểu đồ 2.6 Mật độ đường quốc lộ + tỉnh lộ 38 Biểu đồ 2.7 Trình độ học vấn của nhân lực năm 2010 43 Biểu đồ 2.8 Kết quả chỉ số thành phần PCI 55 iii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN 1.1 Những khái niệm cơ bản ......................................................................... 1 1.1.1. Môi trường đầu tư ............................................................................ 1 1.1.2. Kinh tế tư nhân ................................................................................. 3 1.2. Những nội dung cơ bản cấu thành môi trƣờng đầu tƣ ........................ 5 1.2.1. Những nội dung cơ bản của môi trường đầu tư ............................... 5 1.2.1.1. Về đối tượng lao động. ........................................................... 6 1.2.1.2. Yếu tố tư liệu lao động ............................................................ 8 1.2.1.3. Nguồn nhân lực ...................................................................... 10 1.2.2. Thể chế chính sách đầu tư .............................................................. 11 1.2.3. Các yếu tố đo lường chất lượng môi trường đầu tư ....................... 13 1.3 Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm phát triển KTTN tỉnh Tây Ninh ................................................................. 16 1.3.1. Vai trò của môi trường đầu tư ........................................................ 16 1.3.2. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện môi trường đầu tư ......... 17 1.4. Một số kinh nghiệm hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ ........................... 20 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh .................................... 20 1.4.2. Kinh nghiệm của Bình Dương ........................................................ 21 1.4.3. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng ........................................... 22 1.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoàn thiện môi trường đầu tư tỉnh Tây Ninh ......................................................................................................... 23 Tóm tắt chƣơng 1 ......................................................................................... 24 iv
- Chƣơng 2 THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TỈNH TÂY NINH 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Tây Ninh...... 25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 25 2.1.1.1 Vị trí ........................................................................................ 26 2.1.1.2 Khí hậu ................................................................................... 26 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội ................................................. 27 2.1.3. Thực trạng phát triển KTTN ........................................................... 29 2.2. Thực trạng các yếu tố cơ bản của môi trƣờng đầu tƣ ....................... 33 2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................... 33 2.2.1.1 Tài nguyên đất......................................................................... 33 2.2.1.2 Tài nguyên nước ..................................................................... 34 2.2.1.3 Tài nguyên khoáng sản ........................................................... 34 2.2.1.4 Tài nguyên rừng .............................................................................. 35 2.2.1.5 Tài nguyên du lịch .................................................................. 37 2.2.2. Kết cấu hạ tầng kỷ thuật ................................................................. 38 2.2.2.1 Giao thông đường bộ .............................................................. 38 2.2.2.2 Giao thông đường thuỷ ........................................................... 39 2.2.2.3 Điện ......................................................................................... 40 2.2.2.4 Cấp, thoát nước ...................................................................... 41 2.2.2.5 Bưu chính, viễn thông ............................................................. 41 2.2.2.6 Khu, cụm công nghiệp ............................................................ 42 2.2.3. Nguồn nhân lực .............................................................................. 43 2.2.4. Thể chế, chính sách đầu tư ............................................................. 47 2.2.4.1 Thể chế hành chính và cải cách thủ tục hành chính ............... 47 2.2.4.2 Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển KTTN .......... 50 2.2.4.3 Bảo đảm quyền lợi của DN ..................................................... 54 2.2.5. Đo lường môi trường đầu tư qua chỉ số PCI ............................ 55 2.3. Đánh giá hạn chế và nguyên nhân hạn chế môi trƣờng đầu tƣ tỉnh Tây Ninh........................................................................................................ 55 v
- 2.3.1. Đánh giá hạn chế ........................................................................... 56 2.3.2. Nguyên nhân .................................................................................. 58 2.3.2.1 Nguyên nhân ........................................................................... 58 2.3.2.2 Nguyên nhân khách quan ........................................................ 58 2.3.2.3 Nguyên nhân chủ quan............................................................ 58 2.4. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 59 Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 61 Chƣơng 3 NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 3.1 Những quan điểm cơ bản ...................................................................... 62 3.2 Mục tiêu hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ ............................................... 63 3.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm phát triển KTTN ................................................................................................... 63 3.3.1. Sử dụng, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường ............................................................................................................. 64 3.3.2. Phát triển đồng bộ và hiện đại của kết cấu hạ tầng kỹ thuật ......... 65 3.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................. 67 3.3.4 Hoàn thiện thể chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính ..... 71 3.3.4.1 Hoàn thiện thể chế chính sách ................................................ 71 3.3.4.2 Cải cách thủ tục hành chính .................................................... 74 3.3.4.3 Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ DN và xúc tiến đầu tư ...... 75 3.3.4.4 Huy động vốn đầu tư hoàn thiện môi trường đầu tư ............... 75 Tóm tắt chƣơng 3 ......................................................................................... 77 Kết luận ......................................................................................................... 78 Phụ lục I: DANH MỤC LĨNH VỰC ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ .............................. 79 Phụ lục II: DANH MỤC ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ ............................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 87 vi
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt kinh tế-xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên sự phát triển của nền kinh tế nước ta là đã khơi dậy được tiềm năng của các thành phần kinh tế thông qua chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng và tiếp tục được khuyến khích phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội, như huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư với số lượng lớn vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao sức sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới, vừa làm tăng của cải vật chất cho xã hội, vừa làm giảm áp lực giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tham gia giải quyết nhiều vấn đề xã hội... Đề cập về sự cần thiết phải phát triển KTTN trong thời kỳ quá độ và phát triển KTTN đúng hướng, hoàn thiện môi trường đầu tư đối với KTTN; Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh KTTN trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình KTTN ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn KTTN và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Thu hút mạnh đầu tư trực vii
- tiếp nước ngoài vào những ngành, lĩnh vực kinh tế phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển của đất nước, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao”[6, trang 209]. Tuy nhiên, với đặc trưng bản chất chung của KTTN là chạy theo lợi nhuận như các nhà kinh tế học cho rằng: “Trong nền kinh tế thị trường việc sử dụng các yếu tố kinh tế thị trường có thể mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhưng chưa hẳn đã mang lại hiệu quả xã hội mà xã hội cố gắng vươn tới” [20, trang 120]. Chính vì lẽ đó trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam việc hoàn thiện môi trường đầu tư cho KTTN có ý nghĩa đặc biệt. Tây Ninh là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, vùng kinh tế năng động nhất cả nước, là cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng, nằm trên tuyến đường huyết mạch nối liền giữa Việt Nam với các nước Campuchia, Lào, Thái Lan. Tây Ninh cũng là tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh phát triển tương đối toàn diện, đã đạt được những thành tựu đáng kể, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân hàng năm 13,7%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của kinh tế tư nhân chiếm 63 %. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân trong tỉnh nhưng khu vực kinh tế này còn phải đương đầu với nhiều vấn đề bất cập trong chủ trương chính sách và tổ chức quản lý, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng kỷ thuật còn hạn chế…Những vấn đề này đang làm hạn chế môi trường đầu tư, chưa tạo môi trường tốt cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Để thực hiện đạt mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp, có nền kinh tế phát triển, thu hút được các thành phần kinh viii
- tế đầu tư trên địa bàn, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân thì việc hoàn thiện môi trường đầu tư đóng vai trò quan trọng, cấp bách, hàng đầu hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh Tây Ninh, hướng đến việc cải thiện các yếu tố đó để hoàn thiện môi trường đầu tư, phát triển kinh tế tư nhân, đó là lý do tác giả chọn đề tài:“Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề môi trường đầu tư và phát triển KTTN đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài khoa học, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí ... theo nhiều góc độ khác nhau như: Tác giả Du Kim Phụng, 2005, “Phân tích môi trường đầu tư của tỉnh Bến Tre”, tác giả Nguyễn Thị Bích Châm, Nguyễn Thị Mai Trang, 2005 thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Điều tra, đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Tiền Giang và đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển”; tác giả Kiều Công Minh, 2008, thực hiện luận văn Thạc sỹ nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Tây Ninh”, … Các tác phẩm trên đây đã có những đóng góp quan trọng trên cả hai phương diện lý luận, thực tiễn và có giá trị khoa học nhất định khi phân tích và lý giải môi trường đầu tư cũng như việc phát triển KTTN. Song các đề tài này chủ yếu đề cập dưới góc độ vĩ mô của một nền kinh tế, chưa có đề tài nghiên cứu nào về vấn đề hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Vì vậy đề tài “Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. ix
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Bằng lý luận và thực tiễn nghiên cứu làm sáng tỏ giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh tây Ninh từ 2011 đến 2020. 3.2 Nhiệm vụ Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về môi trường đầu tư, hoàn thiện môi trường đầu tư cho phát triển KTTN. Hai là, phân tích thực trạng môi trường đầu tư đối với KTTN trên điạ bàn tỉnh Tây Ninh, qua đó rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để giải quyết tốt vấn đề này. Ba là, vạch rõ những quan điểm cơ bản và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư cho phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những nhân tố cấu thành môi trường đầu tư và những nhân tố tác động ảnh hưởng đến môi trường đầu tư đối với KTTN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Phạm vi về nội dung: Môi trường đầu tư và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng, tác động đến môi trường đầu tư đối với KTTN. Phạm vi về không gian: Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Phạm vi thời gian nghiên cứu: Thực trạng môi trường đầu tư phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn 2005-2010, giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2011 đến 2020 x
- 5. Cơ sở lý luận và nguồn tài liệu Cơ sở lý luận: Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề môi trường đầu tư và môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN. Số liệu: Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp đã được công bố thông qua các nguồn như: Cục Thống Kê Tây Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tây Ninh, Trung tâm xúc tiến đầu tư Tây Ninh, UBND Tỉnh Tây Ninh, nhằm thống kê, đánh giá môi trường đầu tư tỉnh Tây Ninh. Nguồn tài liệu tham khảo: Bộ Tư bản của Karl Marx những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư, KTTN; Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VI- XI về môi trường đầu tư và KTTN; Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ VIII,IX. Các tạp chí chuyên ngành về kinh tế, về môi trường đầu tư, về KTTN. Các sách chuyên khảo, các nguồn dữ liệu thông tin trên mạng thông tin toàn cầu (internet). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận cơ bản nghiên cứu luận văn là phép biện chứng duy vật. Vận dụng phương pháp luận chung, phương pháp cụ thể: phương pháp lô gích lịch sử, phân tích tổng hợp và so sánh. Đồng thời kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu khác về môi trường đầu tư nhằm xác định mục tiêu và giải pháp để hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN địa bàn tỉnh Tây Ninh. 7. Những đóng góp mới của luận văn Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về môi trường đầu tư, nhất là môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN. xi
- Hai là, bằng các số liệu thực tiễn, luận văn chứng minh, phân tích và làm rõ thực trạng môi trường đầu tư trên hai mặt định tính và định lượng đối với KTTN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Ba là, đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. 8. Giới hạn của đề tài: Do thời gian và điều kiện nghiên cứu nên đề tài mới chỉ dừng lại ở định tính, định lượng có thể chưa sâu, cụ thể, nhất là số liệu về môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN của tỉnh Tây Ninh. Môi trường đầu tư là một khái niệm rộng, bao gồm môi trường tự nhiên (vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên, khí hậu, cơ sở hạ tầng…), môi trường chính trị- xã hội (pháp luật-hành chính, nguồn nhân lực, các chính sách hỗ trợ),… Vì điều kiện thời gian và năng lực có hạn, đồng thời để các vấn đề được phân tích sâu, có trọng tâm, trong giới hạn của Luận văn, tác giả không đề cập hết tất các các yếu tố về môi trường đầu tư mà chỉ đề cập đến những yếu tố cơ bản để hoàn thiện môi trường đầu tư của tỉnh Tây Ninh như: kết cấu hạ tầng kỷ thuật, tài nguyên thiên nhiên, thể chế chính sách, nguồn nhân lực. KTTN là khái niệm chỉ khu vực kinh tế dựa trên sỡ hữu tư nhân về tư liệu sản xuất với các hình thức tổ chức kinh doanh như: DN tư nhân, Công ty TNHH, các cơ sở kinh tế cá thể tiểu chủ, công ty cổ phần….Đề tài chỉ giới hạn phát triển các DN tư nhân trong nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Theo khái niệm của Tổng Cục Thống kê, DN tư nhân trong nước là DN ngoài nhà nước, mà nguồn vốn trong nước, thuộc sở hữu tập thể, tư nhân một người hoặc một nhóm người hoặc có sở hữu nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. DNTN trong nước bao gồm: Hợp tác xã; DNTN; công ty hợp doanh; công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân; xii
- công ty cổ phần tư nhân; công ty cổ phần có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống. 9. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận chung, luận văn được kết cấu thành ba chương, 78 trang bao gồm những nội dung chính sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân. Chương 2: Thực trạng môi trường đầu tư phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Chương 3: Những quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. xiii
- Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN 1.1 Những khái niệm cơ bản Của cải trong kinh tế hàng hóa được biểu hiện trên hai mặt hiện vật và giá trị. Do vậy khi xem xét vấn đề đầu tư cần phải chú ý trên cả hai mặt này. Đặc biệt trong điều kiện ngày nay với sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, vấn đề đầu tư, vấn đề môi trường đang là những vấn đề nổi bật được các nhà khoa học hết sức quan tâm. Dưới góc độ hiện vật, các yếu tố sản xuất phát triển kinh tế nói chung cũng như phát triển KTTN nói riêng cần phải đảm bảo ba yếu tố đó là sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. Hoàn thiện môi trường đầu tư cho KTTN chính là hoàn thiện môi trường sử dụng tốt ba yếu tố này nhằm phát triển KTTN. Trên ý nghĩa đó, khi đầu tư có thể đưa tư liệu lao động vào một lĩnh vực nào đó, để sử dụng lao động và đối tượng lao động nhằm phát triển KTTN. Ý nghĩa thứ hai là đưa vào một nguồn vốn giá trị có thể bằng USD hay tiền (đồng) Việt Nam để phát triển KTTN. Chính vì vậy, khi đầu tư các yếu tố sản xuất cần phải xem xét trên hai góc độ vừa phải đảm bảo môi trường về các yếu tố đầu tư để phát triển KTTN, vừa phải có các chính sách tác động của Đảng và Nhà nước, của tỉnh để đảm bảo tốt môi trường đầu tư cho KTTN phát triển. 1.1.1. Môi trường đầu tư Thuật ngữ môi trường là một khái niệm đa nghĩa có thể xem xét, phân tích, tiếp cận, sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Theo nghĩa rộng, môi trường là tập hợp tất cả những điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể và sự kiện. Bất cứ sự vật, sự kiện, hiện tượng nào cũng tồn tại và diễn biến trong những môi trường nhất định về mặt tự nhiên và về mặt xã hội. Về mặt tự nhiên như môi trường vật lý, môi trường hóa học…Về mặt xã hội như
- 2 môi trường pháp lý, môi trường văn hoá…Về mặt kinh tế xã hội có môi trường đầu tư… Theo nghĩa hẹp, môi trường không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người [9, trang 5-6]. Theo Luật Đầu tư (2005) thì đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy có thể hiểu đầu tư là hoạt động kinh tế, là sự bỏ ra các nguồn lực hiện tại để mang lại kết quả lớn hơn trong tương lai. Nguồn lực hiện tại là vốn, sức lao động, trí tuệ….Kết quả mang lại là khoa học công nghệ mới, tài sản vật chất, vốn, sức lao động… tăng lên. Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được đề cập nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới mở cửa hội nhập kinh tế thế giới thì vấn đề môi trường đầu tư và hoàn thiện môi trường đầu tư được đặt ra là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương. Môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều góc độ khác nhau; tuỳ thuộc vào mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu và cách tiếp cận của nó. Chẳng hạn gắn với phạm vi cụ thể nhất định; nghiên cứu môi trường đầu tư của một DN, một ngành, môi trường đầu tư trong nước, môi trường đầu tư khu vực và môi trường đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, nếu tiếp cận môi trường đầu tư theo một khía cạnh, các yếu tố cấu thành của một DN thì môi trường đầu tư đó chính là môi trường pháp lý, môi trường công nghệ, môi trường kinh tế, môi trường chính trị…Chính vì vậy, trong thực tiễn và lý luận có nhiều quan niệm khác nhau về môi trường đầu tư và sau đây là một số khái niệm về môi trường đầu tư tiêu biểu: Cách tiếp cận thứ nhất, Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để DN đầu tư có hiệu
- 3 quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất trên cơ sở đó làm tăng thu nhập. Nghĩa là cách tiếp cận này xem xét môi trường đầu tư dưới góc độ các yếu tố cấu thành nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển [14, trang 26]. Cách tiếp cận thứ hai, Môi trường đầu tư được hiểu là tổng hợp các yếu tố, điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế của một quốc gia…có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia. Dưới góc độ này môi trường đầu tư được xem xét trên hai mặt vừa là các yếu tố cấu thành và các điều kiện đảm bảo cho các yếu tố đó; vừa là các chính sách tác động đến môi trường đầu tư [22, trang 3] Cách tiếp cận thứ ba, Môi trường đầu tư là một tập hợp các yếu tố tác động tới các cơ hội, các ưu đãi, các lợi ích của các DN khi đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, các chính sách của chính phủ, có tác động chi phối tới hoạt động đầu tư thông qua chi phí, rủi ro và cạnh tranh. Cách tiếp cận này chỉ đề cập đến các nhân tố tác động ảnh hưởng đến môi trường đầu tư được thể hiện các chính sách của chính phủ tác động đến môi trường đầu tư, đảm bảo cho các hoạt động của đầu tư [14, trang 50]. Từ góc độ tiếp cận trên đây về môi trường đầu tư, luận văn tiếp cận môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh như sau: Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố và điều kiện khách quan, chủ quan bên ngoài, bên trong của DN hay các nhà đầu tư, có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư hay của DN. Luận văn tiếp cận môi trường đầu tư trên hai nội dung: thứ nhất, các yếu tố chủ quan và khách quan tác động hình thành KTTN (dưới góc độ các yếu tố sản xuất); thứ hai, các chính sách kinh tế xã hội tác động ảnh hưởng đảm bảo cho hoạt động của các nhà đầu tư nhằm thúc đẩy hoạt động của KTTN. 1.1.2. Kinh tế tư nhân Sở dĩ đề tài đề cập đến khái niệm KTTN vì không phải hoàn thiện môi trường đầu tư theo nghĩa rộng, cũng không phải môi trường đầu tư theo nghĩa
- 4 hẹp mà là hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Xuất phát từ thực tiễn của nền sản xuất trong thời kỳ quá độ, trình độ xã hội hóa của lực lượng không đều và còn rất thấp, gắn với nó đòi hỏi cần phải có một hình thức kinh tế đa dạng, thích ứng mới thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Hơn thế do sự tồn tại khách quan của các quy luật kinh tế và yêu cầu vận dụng chúng trong thời kỳ quá độ. Đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chính từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên đây đòi hỏi cần phải có một hệ thống quan hệ sản xuất đa dạng. Thích ứng với sự phát triển đó của nền kinh tế tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó có sự tồn tại của KTTN. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định sự tồn tại của KTTN là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và việc cải tạo thành phần kinh tế này là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản, lâu dài của cả thời kỳ quá độ. Thực tiễn cho thấy, việc phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, là sự vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. KTTN là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Các loại hình tổ chức kinh doanh cơ bản là: DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. KTTN trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam không chỉ tồn tại khách quan mà được Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu: “Hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển mạnh KTTN trở thành một trong những động lực của nền kinh tế” [6, trang 209] Thực tiễn cho thấy, KTTN ngày càng chứng tỏ vai trò của nó, trở thành một đối chứng hiện thực năng động để các khu vực kinh tế khác phấn đấu vươn lên, tự đổi mới, tự hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
- 5 KTTN được coi là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, được đối xử và hoạt động bình đẳng như các khu vực kinh tế khác. Để nền kinh tế vận hành trôi chảy mang lại hiệu quả kinh tế cao thì việc đảm bảo môi trường đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi môi trường đầu tư không chỉ là môi trường đảm bảo cân đối hài hòa giữa các yếu tố cơ bản của một nền sản xuất xã hội mà còn là môi trường tác động từ các chính sách kinh tế của nhà nước đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Từ yêu cầu chung của môi trường đầu tư thì môi trường đầu tư nhằm phát triển KTTN giữ vị trí đặc biệt; bởi KTTN được Đảng ta xác định là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện môi trường đầu tư cho KTTN là đảm bảo những điều kiện cần thiết để KTTN hoạt động đúng hướng theo quỹ đạo xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.2. Những nội dung cơ bản cấu thành môi trƣờng đầu tƣ Khẳng định sự cần thiết khách quan phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phát huy nội lực tranh thủ ngoại lực cho phát triển. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao và các giải pháp đổi mới công nghệ, chế tạo sản phẩm mới…tham gia ngày càng nhiều và có hiệu quả vào những khâu, công đoạn có hàm lượng khoa học, giá trị gia tăng cao trong mạng sản xuất và phân phối toàn cầu” [6, trang 192] Từ quan điểm trên đây của Đảng, cho thấy trong hoàn thiện môi trường đầu tư phải xem xét trên hai mặt: một là hoàn thiện môi trường áp dụng các hình thức thu hút đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực; hai là liên quan trực tiếp đến môi trường đầu tư là đầu tư vào ngành nào, vào lĩnh vực nào, các giải pháp đổi mới công nghệ ra sao, chế tạo sản phẩm mới và hiệu quả như thế nào.
- 6 1.2.1. Các yếu tố cơ bản của môi trƣờng đầu tƣ Như đã đề cập trên, môi trường đầu tư chính là đảm bảo môi trường cho các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất hoạt động tốt. Việc hoàn thiện môi trường đầu tư dưới góc độ kinh tế hàng hoá được thể hiện trên hai mặt hiện vật và giá trị. Trước hết, về mặt giá trị nguồn vốn, giá trị đầu tư cho KTTN phải thích ứng với từng ngành nghề, trong từng giai đoạn cụ thể. Nguồn vốn giá trị phải thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ, phải đảm bảo theo yêu cầu từ tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng sang tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu; theo yêu cầu tái cấu trúc lại nền kinh tế mà Nghị quyết TW 2, khóa XI đã đề ra. Trong quá trình phân bổ giá trị cho môi trường đầu tư cuả KTTN phải thích ứng với xu hướng vận động của nền kinh tế. Bởi KTTN thường đi vào những lĩnh vực có lợi nhuận cao, tốc độ thu hồi vốn nhanh dẫn đến việc sản xuất kinh doanh có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, lãng phí. Nguồn vốn giá trị đầu tư cho KTTN phải là những ngành mà luật pháp không cấm. Hơn thế, nguồn vốn đầu tư phải đảm bảo cân đối giữa các khâu, các yếu tố, các lĩnh vực; nhất là công đoạn xử lý chất thải, nếu nguồn vốn về giá trị mất cân đối sẽ không có hiệu quả. Đầu tư để sử dụng nguồn vốn giá trị vào ngành nào là phải dựa trên quy hoạch và kế hoạch của tỉnh đối với việc phát triển KTTN Về mặt hiện vật, hoàn thiện môi trường đầu tư chính là vật chất hóa môi trường đầu tư, đảm bảo môi trường sản xuất, môi trường sống, môi trường cân đối giữa các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Do đó dưới góc độ môi trường sản xuất cần phải xem xét các yếu tố sau đây: 1.2.1.1 Về đối tượng lao động. Đây là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình trình sản xuất; yếu tố cấu thành vật chất của của cải mà bất cứ quá trình sản xuất nào, thành phần kinh tế nào cũng không thể thiếu được, KTTN không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, tùy theo các giai đoạn phát triển khác nhau của khoa học công nghệ mà cách sử dụng đối tượng lao động cũng khác nhau. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn