intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học: Kinh nghiệm quản lý hóa đơn điện tử của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

75
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu công tác triển khai, quản lý hóa đơn điện tử của một số nước được đánh giá đã thành công trong việc phát triển hóa đơn điện tử, đề tài rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc vận dụng vào hoàn cảnh hiện tại và đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện nội dung và công tác thi hành, quản lý hóa đơn điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học: Kinh nghiệm quản lý hóa đơn điện tử của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế học NGUYỄN THỊ MINH TRANG Hà Nội – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế học Mã số: 8310106 Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Minh Trang Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Hoàng Nam Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Hoàng Nam. Các số liệu mà luận văn sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể và được trích dẫn nguồn đầy đủ Hà Nôi, ngày tháng năm 2020 Học viên Nguyễn Thị Minh Trang
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy hướng dẫn của tôi: PGS, TS Vũ Hoàng Nam. Cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy, nếu không có sự chỉ bảo tận tình của Thầy thì luận văn này sẽ không được hoàn thành. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Trường Đại học Ngoại thương, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Sau đại học đã luôn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và trang bị những kiến thức chuyên sâu vô cùng quý báu trong suốt 2 năm học vừa qua. Đồng thời, tôi xin gửi đến tất cả gia đình, bạn bè, các cô, chú, anh, chị đồng nghiệp trong Cục Thuế TP Hà Nội đã luôn ủng hộ, động viên cũng như hỗ trợ, cung cấp các thông tin, tài liệu tham khảo có liên quan cho luận văn để người viết có được kết quả này. Mặc dù đã hết sức cố gắng nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, tổng hợp và phân tích song do trình độ nghiên cứu còn hạn chế luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Người viết rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm Nguyễn Thị Minh Trang
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ .......................................7 1.1. Khái niệm và đặc điểm của hóa đơn điện tử ...............................................7 1.1.1. Khái niệm và các loại hóa đơn .................................................................7 1.1.2. Khái niệm và các loại hóa đơn điện tử ...................................................10 1.1.3. Đặc điểm của hóa đơn điện tử ................................................................12 1.2. Vai trò của hóa đơn điện tử đối với nền kinh tế .......................................13 1.2.1. Vai trò đối với doanh nghiệp ..................................................................14 1.2.1.1. Giảm tải công tác kế toán ...............................................................14 1.2.1.2. Giảm chi phí cho doanh nghiệp ......................................................16 1.2.1.3. Hỗ trợ công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp ..........................17 1.2.2. Vai trò đối với các cơ quan quản lý nhà nước ........................................18 1.2.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác thu ngân sách nhà nước ....................18 1.2.2.2. Hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả công tác của các cơ quan quản lý Nhà nước ..................................................................................................20 1.2.3. Vai trò đối với nền kinh tế ......................................................................20 1.2.3.1. Hỗ trợ, thúc đẩy xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt trong bổi cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 ..........................................................20 1.2.3.2. Xây dựng nền kinh tế minh bạch .....................................................21 1.2.3.3. Phát triển kinh tế xanh ....................................................................21 1.3. Công tác quản lý hóa đơn điện tử trong nền kinh tế ................................22 1.3.1. Các nguyên tắc quản lý hóa đơn điện tử ................................................22 1.3.1.1. Tuân thủ pháp luật ..........................................................................23 1.3.1.2. Công khai, minh bạch, bình đẳng ...................................................23
  6. 1.3.1.3. Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của các đối tượng điều chỉnh .............24 1.3.2. Các tiêu chí đo lường hiệu quả công tác quản lý hóa đơn điện tử .........25 1.3.2.1. Kết quả đạt được các nội dung quản lý so với mục tiêu đặt ra trong công tác quản lý hóa đơn điện tử .................................................................25 1.3.2.2. Kết quả của hoạt động ban hành pháp luật, điều tiết, kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước so với các mục tiêu đề ra ...............25 1.3.2.3. Sự hài lòng của người sử dụng hóa đơn điện tử .............................26 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hóa đơn điện tử.................27 1.3.2.1. Hệ thống pháp lý về hóa đơn điện tử ..............................................27 1.3.2.2. Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin ..............................28 1.3.2.3. Quan điểm và ý thức chấp hành quy định pháp luật của người sử dụng hóa đơn điện tử ...................................................................................29 CHƢƠNG 2: KINH NGHIỆM QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................31 2.1. Bối cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội Hàn Quốc và Đài Loan trong triển khai công tác quản lý hóa đơn điện tử ..............................................................31 2.1.1. Hàn Quốc ................................................................................................31 2.1.2. Đài Loan .................................................................................................33 2.2. Triển khai công tác quản lý hóa đơn điện tử tại Hàn Quốc và Đài Loan ..... 35 2.2.1. Hàn Quốc ................................................................................................35 2.2.1.1. Đẩy mạnh việc sử dụng hóa đơn điện tử trong nền kinh tế ............35 2.2.1.2. Hệ thống pháp lý về hóa đơn điện tử ..............................................37 2.2.1.3. Nâng cao nhận thức của người dân về hóa đơn điện tử:................44 2.2.2. Đài Loan .................................................................................................44 2.2.2.1. Đẩy mạnh việc sử dụng hóa đơn điện tử trong nền kinh tế ............44 2.2.2.2. Hệ thống pháp lý về hóa đơn điện tử ..............................................47 2.2.2.3. Nâng cao nhận thức của người dân về hóa đơn điện tử .................48 2.3. Bài học kinh nghiệm từ công tác quản lý hóa đơn điện tử của Hàn Quốc và Đài Loan..........................................................................................................49
  7. 2.3.1. Triển khai mở rộng việc sử dụng hóa đơn điện tử trong nền kinh tế theo lộ trình ..............................................................................................................50 2.3.2. Hoàn thiện các quy định pháp lý về hóa đơn điện tử .............................50 2.3.3. Hoàn thiện hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác quản lý ........................50 2.3.3.1. Hệ thống của cơ quan thuế .............................................................51 2.3.3.2. Hoạt động của các đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử...........................................................................................................52 2.3.4. Hỗ trợ, nâng cao ý thức chấp hành của người sử dụng hóa đơn điện tử 53 CHƢƠNG 3: CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM .. 54 3.1. Giai đoạn trƣớc năm 2018...........................................................................54 3.2. Giai đoạn từ năm 2018 đến nay ..................................................................57 3.2.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ........................................................................57 3.2.2. Công tác quản lý hóa đơn điện tử và những kết quả đạt được ...............61 3.2.3. Các hạn chế trong công tác quản lý hóa đơn điện tử .............................62 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM ...................................................................................65 4.1. Các vấn đề ảnh hƣởng đến công tác quản lý hóa đơn điện tử của Việt Nam hiện nay: .....................................................................................................65 4.1.1. Hệ thống pháp lý về hóa đơn điện tử: ....................................................65 4.1.2. Hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghệ thông tin ..................................67 4.1.2.1. Cơ quan quản lý Nhà nước .............................................................67 4.1.2.2. Đối tượng sử dụng hóa đơn: ...........................................................68 4.1.2.3. Các phương thức phát hành hóa đơn hiện nay ...............................68 4.1.3. Nhận thức của xã hội về hóa đơn điện tử: ..............................................69 4.2. Một số đề xuất cho công tác quản lý hóa đơn điện tử của Việt Nam: ....70 4.2.1. Cụ thể hóa lộ trình mở rộng việc sử dụng hóa đơn điện tử: ...................70 4.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý quản lý hóa đơn điện tử: ..........................73 4.2.3. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật để hỗ trợ công tác quản lý: ...........74 4.2.3.1. Hoàn thiện các hệ thống quản lý hóa đơn điện tử: .........................74
  8. 4.2.3.2. Hỗ trợ phát triển và tăng cường công tác quản lý đối với các đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử: .............................................75 4.2.3.3. Đa dạng hóa các phương thức phát hành hóa đơn: .......................76 4.2.4. Tăng cường nhận thức về hóa đơn điện tử .............................................76 4.2.4.1. Công tác tuyên truyền về hóa đơn điện tử ......................................76 4.2.4.2. Khuyến khích người dân yêu cầu hóa đơn điện tử khi mua hàng: .77 KẾT LUẬN ..............................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................81
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 ARS Automatic Response System – Hệ thống phản hồi tự động 2 ASP Application Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ trung gian 3 B2B Business to Business – Doanh nghiệp đến doanh nghiệp 4 B2C Business to Customer – Doanh nghiệp đến người tiêu dùng 5 B2G Business to Government - Doanh nghiệp đến Chính phủ 6 ERP Enterprise Resource Planning – trong phạm vi luận văn được hiểu là Phần mềm hóa đơn của doanh nghiệp 7 FDC Finance Data Centre – Trung tâm dữ liệu tài chính (Đài Loan) 8 GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội 9 NTS National Tax Service – Dịch vụ thuế quốc gia (Hàn Quốc) 10 POS Point of Sale – Máy bán hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ ngân hàng 11 VAN Value Added Network – Các đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ BẢNG: Bảng 2.1: Khối lượng cổ phần của Chính phủ trong các công ty thực hiện tiếp nhận và quản lý dữ liệu hóa đơn điện tử tại một số nước ..................................................52 Bảng 3.1: Số lượng tổ chức, cá nhân sử dụng các loại hóa đơn trong giai đoạn 2011 – 2016 ...............................................................................................................56 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 1.1: Dự đoán số lượng các hình thức hóa đơn trên thế giới giai đoạn 2020 – 2035 ...............................................................................................................14 Biểu đồ 2.1: Đánh giá mức độ phát triển hóa đơn điện tử của các quốc gia ............31 Biểu đồ 2.2: Số lượng hóa đơn điện tử được sử dụng giai đoạn 2012 – 2017..........46 Biểu đồ 3.1: Số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử giai đoạn 2011 – 2016 ...............................................................................................................55 Biểu đồ 3.2: Số lượng hóa đơn được sử dụng trong giai đoạn 2012 – 2017 ............57 Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng GDP giai đoạn 2010 – 2019 ............................................58 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ tài chính (đơn vị %)...................60 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử của một số địa phương năm 2019 so với cả nước .............................................................................62 HÌNH: Hình 1.1: Quy trình hoạt động mua bán ......................................................................8 Hình 1.2: Sơ đồ luân chuyển cơ bản của hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế ........................................................12 Hình 1.3: Quá trình luân chuyển của hóa đơn giấy...................................................15 Hình 1.4: Quá trình luân chuyển hóa đơn điện tử .....................................................15 Hình 1.5: Việc thực hiện giao nhận hóa đơn giấy.....................................................16 Hình 1.6: Nhận thức về lợi ích của hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp ...............30 Hình 2.1: Mẫu hóa đơn điện tử thống nhất của Đài Loan.........................................33 Hình 2.2: Mẫu hóa đơn thuế điện tử của Hàn Quốc .................................................38 Hình 2.3: Các phương thức phát hành hóa đơn điện tử của Hàn Quốc ....................39 Hình 2.4: Sơ đồ quá trình phát hành và truyền dữ liệu hóa đơn điện tử của Hàn Quốc...................................................................................................................41 Hình 2.5: Luồng luân chuyển dữ liệu trong giao dịch B2B ......................................47
  11. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, với những tính năng và ưu thế vượt trội so với hóa đơn giấy, sự gia tăng của hóa đơn điện tử cũng như việc chuyển đổi giao dịch từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử trên toàn thế giới là xu hướng phát triển tất yếu. Hòa theo xu thế chung này, Việt Nam đã triển khai và dần áp dụng hoàn thiện hơn trong việc sử dụng hình thức hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ, điều này sẽ tạo ra thay đổi lớn cả trong hoạt động của cả nền kinh tế. Mặc dù vậy, công tác quản lý hóa đơn điện tử của Việt Nam thời gian qua vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Để đánh giá tình trạng, từ đó đưa ra giải pháp đối với vấn đề này, Luận văn đã nghiên cứu về công tác quản lý hóa đơn điện tử của một số nước được đánh giá là thực hiện thành công, có hiệu quả, từ đó đề xuất các kinh nghiệm và giải pháp cụ thể cho Việt Nam. Luận văn có kết cấu 4 chương. Qua đó, luận văn đã rút ra được những kết luận sau: 1. Hóa đơn là chứng từ quan trọng khi phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đối với cả người mua – người bán cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước. Hóa đơn điện tử là một hình thức của hóa đơn, mặc dù hiện nay vẫn chưa phải là hình thức sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới (so với hóa đơn giấy) nhưng đây được đánh giá là xu hướng sử dụng trong tương lai. Lý do của đánh giá này là do những lợi ích mà hóa đơn điện tử mang lại cho người sử dụng, các cơ quan quản lý Nhà nước và nền kinh tế trong thời đại công nghiệp 4.0 và khi việc ứng dụng khoa học công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển. Công tác quản lý hóa đơn điện tử của một quốc gia cũng đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc: Tuân thủ pháp luật, Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của các đối tượng; Công khai minh bạch và Phù hợp với chuẩn mực và hệ thống quốc tế. Ba yếu tố có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hóa đơn điện tử là: Hệ thống pháp luật, Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin, Quan điểm và ý thức chấp hành của người sử dụng hóa đơn điện tử.
  12. 2. Qua nghiên cứu kinh nghiệm công tác quản lý hóa đơn điện tử của hai nước (lãnh thổ) được đánh giá là thành công trong khu vực là Hàn Quốc và Đài Loan, bao gồm: Hàn Quốc và Đài Loan triển khai công tác quản lý hóa đơn điện tử từ đầu những năm 2000 với các mục tiêu khác nhau (Hàn Quốc nhằm tăng cường công tác quản lý với các giao dịch trong nền kinh tế, chống thất thu thuế, Đài Loan nhằm giảm việc tiêu thụ giấy của quốc gia, giảm bớt khối lượng công tác xử lý hóa đơn giấy). Tại thời điểm bắt đầu, số doanh nghiệp tự nguyện sử dụng hóa đơn điện tử của các nước còn rất ít. Để triển khai công tác quản lý hóa đơn điện tử, Hàn Quốc và Đài Loan đã thực hiện phân loại các nhóm đối tượng mục tiêu trong nền kinh tế, từ đó ban hành các quy định nhằm mở rộng việc sử dụng hóa đơn điện tử ở các nhóm đối tượng này theo từng giai đoạn. Hàn Quốc và Đài Loan cũng ban hành cụ thể các quy định hướng dẫn về quá trình sử dụng, chế độ báo cáo, các chế tài xử phạt cũng như các quy định nhằm khuyến khích việc tuân thủ và chấp hành các quy định về hóa đơn điện tử. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ người sử dụng hóa đơn điện tử và hỗ trợ công tác quản lý cũng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu vận hành ổn định. Các yếu tố này đã có tác động tích cực đến công tác quản lý hóa đơn điện tử của Hàn Quốc và Đài Loan. 3. Việt Nam đã có một khoảng thời gian triển khai công tác quản lý hóa đơn điện tử, tuy nhiên chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng do các hạn chế trong việc ban hành chính sách, quy định pháp luật, nhận thức của người dân, hạn chế của hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện nay, ... Những kết quả nghiên cứu về công tác quản lý hóa đơn điện tử của Đài Loan và Hàn Quốc có khả năng áp dụng vào tình hình hiện nay của Việt Nam. Các đề xuất đưa ra từ việc đánh giá công tác quản lý hóa đơn điện tử của Việt Nam và kinh nghiệm của các nước là Việt Nam cần cụ thể hóa lộ trình nhằm triển khai việc sử dụng hóa đơn điện tử trong nền kinh tế, hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến hóa đơn điện tử và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đồng thời đưa ra các chương trình hoạt động, quy định nhằm tăng cường nhận thức của người dân về hóa đơn điện tử.
  13. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hóa đơn là một trong những công cụ đắc lực và quan trọng để cơ quan quản lý thu đảm bảo công tác quản lý và hoàn thành nguồn thu ngân sách Nhà nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Quá trình áp dụng và quản lý hóa đơn hình thức giấy (tự in, đặt in, mua của cơ quan thuế) đã cho thấy có rất nhiều vi phạm diễn ra phổ biến cũng như hiện tượng lợi dụng những sơ hở của hệ thống pháp luật cũng như trong công tác quản lý của cơ quan Nhà nước, gây thất thu đối với Ngân sách Nhà nước. Một trong những giải pháp mang tính đột phá để giải quyết vấn đề này là triển khai hóa đơn điện tử, việc sử dụng hóa đơn điện tử cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong quá trình sản xuất kinh doanh hội nhập với khu vực và quốc tế. Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ ghi rõ: “Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020”. Nghị định này cũng như các Nghị quyết, văn kiện có liên quan đã thể hiện chủ trương, chính sách của Chính phủ Việt Nam trong việc đẩy mạnh sử dụng hóa đơn điện tử trong nền kinh tế. Tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP đưa ra khoảng thời gian để nền kinh tế thực hiện chuyển đổi từ việc sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là 24 tháng (từ ngày 1/11/2018 đến 1/11/2020), bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tính đến hết ngày 01/11/2020 sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên đến hết năm 2019, nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhiều lúng túng, băn khoăn với việc sử dụng hóa đơn điện tử, các cơ quan quản lý nhà nước cũng gặp nhiều vướng mắc trong việc hướng dẫn và quản lý đối với việc sử dụng hóa đơn điện tử trong nền kinh tế. Năm 2019, Luật quản lý thuế (mới) chính thức được ban hành, trong đó lùi thời hạn áp dụng quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử đến
  14. 2 01/7/2022. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra để công tác quản lý hóa đơn điện tử của Việt Nam để đạt được mục tiêu đề ra của Chính phủ. Hóa đơn điện tử đã được nhiều quốc gia khác triển khai thành công và đạt được nhiều kết quả nhất định. Do đó, việc học hỏi các kinh nghiệm, bài học từ các nước trên thế giới trong công tác quản lý hóa đơn điện tử, từ đó rút ra các phương án, đề xuất các giải pháp cho Việt Nam trong thời gian tới là điều cần thiết để công tác quản lý hóa đơn điện tử của Việt Nam được thuận lợi và có hiệu quả cao. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Kinh nghiệm quản lý hóa đơn điện tử của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam” 2. Tình hình nghiên cứu:  Tình hình nghiên cứu về hóa đơn điện tử: Đề tài về hóa đơn điện tử đã được một số nhà nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu, phân tích và tổng hợp qua các tài liệu như: Kelly Willumsen (2011), Hóa đơn điện tử đối với các doanh nghiệp nhỏ, Đại học Agder; Xiaoyan Fang (2015), Sự lựa chọn hóa đơn điện tử của các công ty tại Trung Quốc, Viện quản lý và kỹ thuật KTH; … Các đề tài này chủ yếu chỉ thực hiện nghiên cứu ở góc độ người sử dụng (các doanh nghiệp), không nghiên cứu về công tác quản lý của Chính phủ đối với hóa đơn điện tử. Nội dung các đề tài tập trung chủ yếu vào các yếu tố khách quan và chủ quan khiến doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử, hoặc các khó khăn vướng mắc, vấn đề gặp phải khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Các đề tài này đã đưa ra các khái niệm chung về hóa đơn và hóa đơn điện tử trên thế giới, vai trò và lợi ích của hóa đơn đối với doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hình thức hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp. Những nội dung này đã được người viết vận dụng, sử dụng cho luận ở khi tìm hiểu chung về hóa đơn điện tử, các lợi ích của hóa đơn điện tử và đề xuất để nâng cao nhận thức và sử ủng hộ của các doanh nghiệp đối với hóa đơn điện tử - là một yếu tố có ảnh hưởng tới công tác quản lý. Đối với hóa đơn điện tử tại Hàn Quốc và Đài Loan, đã có một số tài liệu tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này như: Rajul Awasthi (2019), Lợi ích của quản lý thuế
  15. 3 điện tử ở các nền kinh tế đang phát triển: Nghiên cứu trường hợp của Hàn Quốc và thảo luận về các thách thức chính, WB hợp tác cùng Trường quản lý và nghiên cứu chính sách công KDI; Yuh Jzer Joung, Yen Chung Tseng (2014), Tổng quan về động lực, sự phát triển và các thành tựu của hệ thống hóa đơn điện tử của Đài Loan, Hội thảo khoa học hệ thống thế giới lần thứ 47 tổ chức tại Hawai; … Các đề tài này đã tìm hiểu về quá trình, các biện pháp mà Hàn Quốc và Đài Loan đã thực hiện để phát triển việc sử dụng hóa đơn điện tử trong nền kinh tế, cũng như các thành tựu, kết quả đạt được của những công tác này và tác động đến nền kinh tế. Các đề tài này đã giúp người viết có thêm thông tin, tài liệu tìm hiểu về công tác triển khai, quản lý hóa đơn điện tử của các nước. Tuy nhiên các đề tài này chưa có sự liên hệ từ đó đưa ra các kinh nghiệm, đề xuất cho công tác quản lý tại Việt Nam. Luận văn đã sử dụng một số nội dung về quá trình triển khai, công tác quản lý hóa đơn điện tử của các nước được đề cập tại các nghiên cứu này, từ đó rút ra kinh nghiệm và đưa ra đề xuất cho Việt Nam.  Tình hình nghiên cứu về hóa đơn điện tử ở Việt Nam: Tại Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về hóa đơn điện tử như: Ha Giang Le (2018), Sự lựa chọn hóa đơn điện tử ở Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp tại Công ty điện lực Đà Nẵng thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam, Đại học khoa học ứng dụng Lahti; Hoang Ngo (2013), Thách thức cho hệ thống hóa đơn điện tử: Nghiên cứu định lượng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, Đại học khoa học ứng dụng Haaga - Helia Các nghiên cứu ở luận văn này tập trung chủ yếu ở góc độ doanh nghiệp: các yếu tố khiến doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử, các lợi ích thu được khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Luận văn cũng đã tiếp thu các kết quả nghiên cứu này do quan điểm của doanh nghiệp đối với hóa đơn điện tử cũng là một yếu tố có tác động đến công tác quản lý hóa đơn điện tử của Chính phủ. Tuy nhiên giống với các đề tài trên thế giới nói trên, góc độ nghiên cứu của các đề tài này và luận văn là không giống nhau.
  16. 4 Ngành thuế cũng đã có một đề tài nghiên cứu về hóa đơn điện tử, cụ thể: Nguyễn Đại Trí (2017), “Nghiên cứu hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia và giải pháp thúc đẩy sử dụng hóa đơn điện tử”; Tổng cục Thuế Nghiên cứu đã đưa ra được những vấn đề công tác quản lý hóa đơn giấy của Việt Nam, từ đó đưa ra đề xuất về việc sử dụng hóa đơn điện tử và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý của cơ quan thuế. Nghiên cứu được thực hiện tại thời điểm Chính phủ Việt Nam chưa ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP và tập trung chủ yếu các nội dung cụ thể có tính chuyên ngành như xây dựng mô hình phát hành và truyền dữ liệu hóa đơn trong nền kinh tế. Các số liệu, kết quả về tình hình sử dụng hóa đơn điện tử tại nghiên cứu khá cũ so với hiện nay (số liệu đến thời điểm 2015-2016), không có sự cập nhật về số liệu, tình hình công tác quản lý hóa đơn điện tử sau thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Luận văn sử dụng một số thông tin, số liệu về công tác quản lý hóa đơn điện tử giai đoạn 2011 – 2016 của Việt Nam. 3. Mục tiêu:  Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu công tác triển khai, quản lý hóa đơn điện tử của một số nước được đánh giá đã thành công trong việc phát triển hóa đơn điện tử, đề tài rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc vận dụng vào hoàn cảnh hiện tại và đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện nội dung và công tác thi hành, quản lý hóa đơn điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới.  Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu nói trên, cần thực hiện một số nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:  Tìm hiểu về các yếu tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý hóa đơn điện tử  Nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn điện tử của các quốc gia đã triển khai thành công
  17. 5  Đánh giá kết quả công tác quản lý hóa đơn điện tử hiện nay của Việt Nam, các yếu tố có ảnh hưởng đến công tác này của Việt Nam  Đưa ra một số đề xuất cho công tác quản lý hóa đơn điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý hóa đơn điện tử của Việt Nam  Phạm vi nghiên cứu  Về nội dung: Giới hạn việc nghiên cứu công tác quản lý hóa đơn điện tử đối với các nhóm đối tượng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong nền kinh tế và các giao dịch trong phạm vi quốc gia. Nghiên cứu lựa chọn hai quốc gia trong khu vực được đánh giá là thành công trong công tác triển khai và quản lý hóa đơn điện tử là Hàn Quốc và Đài Loan. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra đề xuất nhằm hoàn thiện nội dung và công tác triển khai và quản lý hóa đơn điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới.  Về thời gian: Hiện nay Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của công tác triển khai và quản lý hóa đơn điện tử, tuy nhiên Hàn Quốc và Đài Loan đã triển khai công tác này từ rất sớm (đầu những năm 2000), hiện nay các nước đang duy trì các thành quả đã đạt được. Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm của Hàn Quốc và Đài Loan sẽ tập trung trong giai đoạn triển khai ban đầu. Đối với Việt Nam, nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP đến nay và các đề xuất cho thời gian tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn người viết đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích-tổng hợp (trong chương 2 để làm nổi bật lên thành công, bài học trong công tác quản lý hóa đơn điện tử của Hàn Quốc và Đài Loan), Phương pháp phân tích thống kê (tại chương 3 nhằm phân tích các yếu
  18. 6 tố, điều kiện ảnh hưởng đến công tác triển khai hóa đơn điện tử của Việt Nam), phương pháp mô tả, phương pháp suy diễn và quy nạp, … 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về hóa đơn điện tử Chương 2: Kinh nghiệm quản lý hóa đơn điện tử của một số quốc gia trên thế giới Chương 3: Công tác quản lý hóa đơn điện tử của Việt Nam Chương 4: Một số đề xuất cho Việt Nam trong công tác quản lý hóa đơn điện tử
  19. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ 1.1. Khái niệm và đặc điểm của hóa đơn điện tử 1.1.1. Khái niệm và các loại hóa đơn Hóa đơn xuất hiện phổ biến trong đời sống và được sử dụng với nhiều mục địch khác nhau, nhưng chủ yếu là trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân. Hiện nay trên thế giới chưa có định nghĩa hóa đơn được thống nhất một cách tuyệt đối. Một số định nghĩa về hóa đơn như sau: Theo định nghĩa của Từ điển Oxford thì hóa đơn là một danh sách hàng hóa được gửi hoặc dịch vụ được cung cấp, với một tuyên bố về số tiền phải trả cho những người này. Tùy thuộc vào yêu cầu pháp lý của các quốc gia khác nhau, nội dung của hóa đơn khác nhau. Hóa đơn là một phiếu thanh toán được gửi từ người bán đến người mua đề cập đến số lượng hàng hóa được vận chuyển, giá cả và mọi chi phí phát sinh thêm cùng với điều khoản thanh toán (Horngren, Sundem, Elliot & Philbrick 2012, 393.) Hóa đơn là một tài liệu kinh doanh liệt kê tất cả hàng hóa hoặc dịch vụ được giao dịch kèm với giá và các điều khoản bán hàng (Whitehead 2016, 335) Tại Việt Nam, khái niệm hóa đơn được quy định tại điều 3 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ như sau: “Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật”. Mặc dù không hoàn toàn giống nhau nhưng nhìn chung các định nghĩa về hóa đơn đều xác định hóa đơn là kết quả của giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ giữa người bán và người mua. Theo đó, hóa đơn là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thành toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể.
  20. 8 Hình 1.1: Quy trình hoạt động mua bán (Nguồn: Jonas Arvidsson, 2005) Hóa đơn đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung, cụ thể: - Theo dõi và phân tích hoạt động kinh doanh: Lợi ích quan trọng nhất của hóa đơn là khả năng lưu giữ hồ sơ pháp lý của việc bán hàng, giúp tra cứu khi cần tìm hiểu thời gian bán sản phẩm, người mua và người bán. Từ đó tổng hợp và đưa ra các dữ liệu báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Theo dõi thanh toán: Hóa đơn cũng giúp người bán và người mua theo dõi, quản lý các khoản thanh toán và số tiền còn nợ - Chứng từ có tính pháp lý: Một hóa đơn hợp pháp là bằng chứng pháp lý của một thỏa thuận giữa người mua và người bán về giao dịch, giúp bảo vệ các bên khi xảy ra tranh chấp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2