Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An
lượt xem 5
download
Mục tiêu của nghiên cứu là: Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An trong các năm 2015-2018. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- TRẦN ĐỨC MINH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- TRẦN ĐỨC MINH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học:TS. NGUYỄN KIM THÀI Long An, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng Tác giả. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và các công trình nào khác. Các thông tin trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Trần Đức Minh
- ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã giúp đỡ cũng như tạo điều kiện cho Tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt Tác giả xin trân trọng cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Kim Thài đã tận tình hướng dẫn Tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An, Ban Giám đốc, các anh, chị đồng nghiệp các Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp Tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Ngoài ra, Tác giả chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã thường xuyên động viên, chia sẽ khó khăn với Tác giả trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu hoàn thành luận văn./. Học viên thực hiện luận văn Trần Đức Minh
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất, là một mắt xích không thể thiếu để nền kinh tế của các quốc gia có thể vận hành ổn định, hiệu quả. Hệ thống ngân hàng hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và được xem như xương sống của nền kinh tế. Để ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ của mình một cách thuận lợi thì một trong các nhân tố không thể thiếu đó là nguồn vốn. Nguồn vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất. Nếu không có vốn thì không có hoạt động sản xuất kinh doanh. Với các ngân hàng vốn lại càng là nhu cầu cấp thiết vì ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Do đó nguồn vốn vừa là yếu tố đầu vào, vừa là đối tượng hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong việc làm trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa tác nhân thừa vốn và thiếu vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của hệ thống Ngân hàng thương mại còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi của toàn xã hội. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An đa phần thiếu vốn trung, dài hạn, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Do vậy, yêu cầu về tăng trưởng vốn huy động với quy mô và chất lượng cao là hết sức cần thiết. Đứng trước xu thế đó, Vietcombank Long An cũng không ngoại lệ, những năm qua đã không ngừng phát triển nguồn vốn huy động góp phần không nhỏ vào tình hình kinh doanh chung của hệ thống Vietcombank nói riêng mà còn góp phần vào công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước nói chung. Nghiên cứu được thực hiện nhằm cho biết thực trạng hoạt động huy động vốn tại Vietcombank Long An giai đoạn 2015 – 2018. Qua đó chỉ ra những kết quả, những thế mạnh của ngân hàng, kèm theo đó là những hạn chế, những thách thức và cơ hội. Từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách góp phần nâng cao hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong tương lai. Từ khóa: Huy động vốn, hoạt động huy động vốn, Vietcombank Long An.
- iv EXECUTIVE SUMMARY The bank is one of the most important financial intermediaries, an indispensable link for the economies of the countries to operate stably and effectively. The banking system is currently growing strongly and is considered as the backbone of the economy. In order for the bank to facilitate its operations, one of the indispensable factors is capital. Capital is one of the basic inputs of production. Without capital, there is no production and business activity. For banks, it is even more urgent because the bank is a monetary business. Therefore, capital is both an input factor and a business object. In the condition that the stock market has not developed strongly in Vietnam, the banking system plays a key role in mediating between savings and investment, between capital surplus and capital shortage. However, the mobilized capital of the commercial banking system still accounts for a small proportion of the total idle capital of the whole society. Currently, most commercial banks in Long An province are mostly lack of medium and long-term capital, facing many difficulties in finding stable sources of capital at reasonable costs and in accordance with historical needs using capital. Therefore, the requirement for high-quality capital mobilization and growth is essential. Facing that trend, Vietcombank Long An is no exception, in recent years, it has continuously developed mobilized capital, contributing significantly to the overall business situation of Vietcombank system in particular but also contributing to the development economy development in general. The study was conducted to show the current status of capital mobilization activities at Vietcombank Long An in the period of 2015 - 2018. Thereby pointing out the results, strengths of the bank, along with the limitations and challenges consciousness and opportunity. Since then, policy recommendations have contributed to improving the capital mobilization of banks in the future. Keywords: Capital mobilization, capital mobilization activities, Vietcombank Long An.
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Số thứ tự Ký hiệu viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ATM Asynchronous transfer mode. Máy rút tiền tự động 2 BGĐ Board of directors Ban Giám đốc 3 CNTT Information Technology Công nghệ thông tin 4 DVKH Customer service Dịch vụ Khách hàng 5 FDI Foreign investment capital Vốn đầu tư nước ngoài 6 HC-NS Logistics and Personnel Hành chính – Nhân sự Departmant 7 HĐQT Administrative Council Hội đồng quản trị 8 KHDN Business customers Khách hàng doanh nghiệp 9 KHBL Retail customers Khách hàng bán lẻ 10 USD U.S. dollar Đôla Mỹ 11 SBV State Bank of Viet Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 12 NHTM Commercial Bank Ngân hàng thương mại 13 NHTW Central bank Ngân hàng Trung ương 14 POS Card acceptance machine Máy chấp nhận thanh toán thẻ 15 QLN Debt Management Quản lý nợ 16 SMEs Small and medium Doanh nghiệp vừa và nhỏ enterprises 17 TCTD Credit institutions Tổ chức tín dụng 18 TCKT-XH Socio-economic finance Tài chính kinh tế - xã hội 19 Vietcombank Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng Ngoại thương Việt (VCB) For Foreign Trade of Viet Nam Nam 20 Vietcombank Joint Stock Commercial Bank Ngân hàng Ngoại thương Việt (VCB) Long An For Foreign Trade of Viet Nam – Chi nhánh Long An Nam – Long An Branch 21 VND Đồng Việt Nam
- vi DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ Tên bảng số liệu, biểu đồ Trang Bảng 2.1 Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng qua các năm 42 2015-2018 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn năm 2015-2018 43 Bảng 2.2 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hoạt động VCB Long An từ năm 45 2015 đến năm 2018 Bảng 2.3 Bảng 2.3: tiền gửi theo đối tượng 2015-2018 45 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng 2015-2018 46 Bảng 2.4 Bảng 2.4: Tiền gửi huy động theo loại tiền tệ 2015-2018 47 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tiền gửi theo loại hình tiền gửi 2015- 48 2018 Bảng 2.5 Bảng 2.5: Tiền gửi huy động theo thời hạn gửi 2015-2018 49 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tiền gửi theo thời hạn gửi 2015-2018 49
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT ............................................................................... v DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ................................................................... vi MỤC LỤC.................................................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài: …………………………………………………………………1 2. Mục tiêu nghiên cứu: …………………………………………………………………..2 3. Đối tượng nghiên cứu: …………………………………………………………………3 4. Phạm vi nghiên cứu: …………………………………………………………………...3 5. Câu hỏi nghiên cứu: ……………………………………………………………………3 6. Những đóng góp của luận văn: ………………………………………………………...3 7. Phương pháp nghiên cứu: ……………………………………………………………...4 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước: …………………………………………..4 9. Kết cấu luận văn: ………………………………………………………………………5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI................................. 6 1.1 Khái niệm ngân hàng thƣơng mại: ........................................................................ 6 1.2 Bản chất ngân hàng thƣơng mại ............................................................................ 7 1.3 Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại ......................................... 8 1.3.1 Hoạt động huy động vốn ........................................................................................ 8 1.3.2 Hoạt động tín dụng ................................................................................................. 9 1.3.3 Cung cứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ ............................................................11 1.3.4 Các hoạt động khác ................................................................................................11 1.4 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng thƣơng mại .............................................13
- viii 1.4.1 Trung gian tín dụng ..............................................................................................13 1.4.2 Trung gian thanh toán và cung ứng thanh toán cho nền kinh tế .............................14 1.4.3 Cung ứng dịch vụ ngân hàng..................................................................................15 1.5 Tổ chức mạng lƣới của ngân hàng thƣơng mại .....................................................16 1.5.1 Hội sở chính ..........................................................................................................16 1.5.2 Sở Giao dịch và các chi nhánh ..............................................................................16 1.6 Vốn tự có của ngân hàng thƣơng mại ...................................................................16 1.6.1 Khái niệm .............................................................................................................17 1.6.2 Đặc điểm của vốn tự có .........................................................................................17 1.6.3 Thành phần của vốn tự có ......................................................................................17 1.7 Vốn huy động của ngân hàng thƣơng mại .............................................................17 1.7.1 Khái niệm về vốn huy động ..................................................................................17 1.7.2 Đặc điểm của vốn huy động ...................................................................................17 1.7.3 Cơ cấu vố huy động ...............................................................................................18 1.7.4 Nguyên tắc vốn huy động ......................................................................................20 1.8 Vốn đi vay của ngân hàng thƣơng mại ..................................................................20 1.8.1 Khái niệm ..............................................................................................................21 1.8.2 Cơ cấu vốn đi vay ..................................................................................................21 1.9 Vốn khác của ngân hàng thƣơng mại ....................................................................22 1.9.1 Vốn tiếp nhận ........................................................................................................22 1.9.2 Vốn khác ...............................................................................................................22 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................................23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN ....................................................................................................24 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam và Chi nhánh Long An ...................................................................24 2.1.1 Đôi nét về ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ......................24
- ix 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An .........................................................................25 2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An ............................................................................................27 2.2 Chức năng và đối tƣợng kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Long An ...........................................................31 2.2.1 Chức năng hoạt động ............................................................................................32 2.2.2 Đối tượng kinh doanh ............................................................................................40 2.3 Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Long An .................................................................................42 2.3.1 Cơ cấu huy động vốn .............................................................................................42 2.3.2 Hình thức huy động vốn ........................................................................................44 2.4 Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Long An .....................................................................44 2.4.1 Kết quả đạt được ...................................................................................................44 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................................51 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................................52 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH LONG AN .....................................................................................................53 3.1 Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam và mục tiêu huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Long An ..................................................................................53 3.1.1 Định hướng và mục tiêu huy chung của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ............................................................................................................53 3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An trong thời gian tới ........................................................54 3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Long An ................................................55
- x 3.2.1 Mở rộng hình thức huy động vốn thông qua tài khoản của các doanh nghiệp, cá nhân, tăng cường huy động vốn không kỳ hạn ...............................................................55 3.2.2 Chăm sóc tư vấn khách hàng thường xuyên ...........................................................55 3.2.3 Mua sắm tài sản là trụ sở giao dịch để tạo niềm tin cho khách hàng .......................55 3.2.4 Tăng thời gian làm việc để phục vụ khách hàng .....................................................55 3.2.5 Tăng cường tiếp thị, khuyến mãi, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng ...................56 3.2.6 Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn ..............................56 3.3 Một số kiến nghị......................................................................................................57 3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Long An .......57 3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ...........57 KẾT LUẬN ...................................................................................................................58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................60
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra hiện nay là tích cực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.Đây là mục tiêu quan trọng trong quá trình vươn lên, thoát khỏi sự tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế hay nói cách khác mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả vốn đầu tư. Do đó, muốn phát triển kinh tế cần phải có đầu tư, muốn có đầu tư thì cần phải có vốn. Vốn có thể được huy động thông qua nhiều kênh khác nhau trong đó có ngân hàng thương mại.Ngân hàng thương mại là một trong những trung gian thực hiện huy động vốn để cho vay vốn đối với nền kinh tế. Để làm được điều đó Nhà nước cần phải sử dụng đồng bộ các giải pháp về kinh tế, tài chính, tiền tệ trong đó không ngừng tăng cường huy động vốn, nhất là huy động vốn qua hệ thống ngân hàng thương mại là giải pháp khá hữu hiệu. Điều này cho thấy việc tăng cường công tác huy động vốn, đảm bảo chất lượng và số lượng vốn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Trong những năm gần đây các ngân hàng đang trong một cuộc chạy đua khốc liệt cạnh tranh về vốn, nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ và công nghệ, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, gia tăng thị phần, tối đa hóa lợi nhuận. Để duy trì hoạt động và phục vụ cho mục đích kinh doanh, ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn. Nguồn vốn các ngân hàng huy động được xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng nguồn vốn chủ yếu vẫn là nguồn tiền gửi của tổ chức và dân cư. Vấn đề huy động vốn tiền gửi này sao cho hiệu quả luôn là vấn đề khiến các nhà quản trị ngân hàng phải đau đầu, nhất là trong tình hình chính trị và kinh tế thế giới có nhiều bất ổn như hiện nay đã tác động đến tâm lý người gửi tiền và gây những ảnh hưởng xấu đến công tác huy động vốn của ngân hàng.
- 2 Do vậy công tác huy động vốn luôn được các ngân hàng thương mại chú trọng và xem đó là yếu tố sống còn của ngân hàng thương mại và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vietcombank Long An là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là tiền thân của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam thực hiện việc cổ phần hóa theo Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 26/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Theo đó, hình thức cổ phần hóa của Vietcombank giữ nguyên vốn nhà nước hiện có, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam qua nhiều giai đoạn với tỷ lệ vốn Nhà nước giảm dần nhưng không thấp hơn 51/% vốn điều lệ. Là một Ngân hàng thương mại cổ phần lớn ở Việt Nam, với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn quốc, từ khi ra đời cho đến nay Vietcombank đã thực hiện hoạt động kinh doanh đa năng và có hiệu quả trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện mới của nền kinh tế đất nước và với mục tiêu trở thành một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực trong vòng 5-10 năm tới thì Vietcombank cần phải tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để tạo điều kiện thu hút có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Xuất phát từ vị trí quan trọng của nguốn vốn đối với sự phát triển kinh tế và hoạt động của Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động của Vietcombank Long An nói riêng tác giả chọn đề tài: “Huy động vốn tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Long An” nghiên cứu viết luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và giải pháp mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An.
- 3 2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về huy động vốn của Ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An trong các năm 2015-2018. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. 3. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần. 4. Phạm vi nghiên cứu: 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: Nghiên cứu hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. 4.2 Phạm vi về thời gian: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An qua các năm 2015-2018. 5. Câu hỏi nghiên cứu: - Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An trong thời gian qua như thế nào? - Giải pháp nào để mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An? 6. Những đóng góp mới của luận văn: 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học: Tổng hợp cơ sở lý luận về huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ và sẽ là tài liệu tham khảo có thể có giá trị đối với các học viên, sinh viên và những ai quan tâm đến lĩnh vực này. 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn: Là một đề tài nghiên cứu khoa học có tính độc lập, luận văn dự kiến có những đóng góp sau:
- 4 Về mặt thực tiễn, luận văn nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp các kinh nghiệm thực tiễn liên quan tới huy động vốn của ngân hàng thương mại. Qua phân tích thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn tại Vietcombank Long An. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp định tính cụ thể là: Phương pháp thống kê phân tích, thu thệp thông tin, phân loại số liệu thực tế từ đó rút ra kết luận về huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. 8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc trong nƣớc: Cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về huy động vốn như: “Huy động vốn dân cư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành, Hà Nội” luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Văn Tân tại trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) hoàn thành năm 2017. Tác giả đưa ra cách nhìn mới về Huy động vốn dân cư từ đó đề xuất các giải pháp về huy động vốn. “Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Bình Dương” luận văn Thạc sĩ của tác giả: Hoàng Ngọc Hải (2016) trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết đưa ra các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến huy động vốn của NHTM. Tiếp theo tác giả phân tích thực trạng và phân tích nguyên nhân hạn chế huy động vốn tại ngân hàng nhằm mục đích tìm ra điểm mạnh, đểm yếu, cơ hội, thách thức đối với hoạt động này và đưa ra những giải pháp và kiến nghị phù hợp cho ngân hàng. “Giải pháp thu hút khách hàng tiền gửi tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũng Tàu” luận văn Thạc sĩ Kinh tế của Nguyễn Hữu Thuần (2017) tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã đưa ra các giải pháp tích cực nhất để thu hút khách tiền gửi để tăng nguồn vốn huy động cho chi nhánh. Bài viết tập trung vào phân tích thực trạng, huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũng Tàu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- 5 trong một tỉnh nên các giải pháp xử lý phần nhiều còn mang tính xử lý tình huống, chỉ phù hợp cho địa bàn hay những khu vực có tính chất tương tự. “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Long”, luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Thanh Thủy (2017) tại Đại học Cửu Long. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn, về hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn từ đó rút ra những bải học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Với thế mạnh về nguồn vốn giá rẻ, tiềm lực tài chính mạnh nên Ngân hàng thương mại Long An rất chú trọng đến công tác huy động vốn nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên việc đẩy mạnh huy động vốn trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước suy thoái, khủng hoảng. Điều này tạo ra những ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp huy động vốn, một số bị chiếm dụng vốn nên không khả năng trả nợ vay khi đến hạn. Thông qua nghiên cứu này, tác giả trình bày một số khái niệm về huy động vốn trong hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở thực trạng hoạt động huy động vốn và công tác quản trị huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Long An, tác giả đã đề xuất một số giải pháp trọng yếu nhằm tăng cường công tác quản trị huy động vốn, đồng thời cũng kiến nghị đến ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ngân hàng thương mại Long An một số vấn đề nhằm hỗ trợ các giải pháp cho các ngân hàng thương mại trong công tác quản trị huy động vốn. Qua nghiên cứu các luận văn thạc sĩ về huy động vốn tại Ngân hàng thương mại, tác giả kế thừa cơ sở lý luận, nghiên cứu thực trạng và giải pháp từ đó tác giả đề xuất các giải pháp thích hợp cho Vietcombank Long An. Sự khác biệt của tác giả về mặt không gian và thời gian nên không có sự trùng lắp. 9. Kết cấu luận văn: Kết cấu luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại và hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại.
- 6 Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An. Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Long An.
- 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại (theo PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn): Trong nền kinh tế hàng hóa, có nhiều doanh nghiệp, nhiều đơn vị tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Có ngành tạo ra các sản phẩm hàng hóa cho xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, có ngành chỉ làm nhiệm vụ lưu thông phân phối, lại có ngành chỉ thuần túy là cung cấp dịch vụ (vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng). Trong đó các ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Tất cả đều góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng được coi là một loại định chế tài chính đặc biệt của nền kinh tế thị trường. Người ta cho rằng Ngân hàng thương mại ra đời trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa phát triển tới một trình độ nhất định, đồng thời qua quá trình tồn tại và phát triển hàng nhiều thế kỷ, hệ thống NHTM ngày càng được hoàn thiện, NHTM trở thành một trong những định chế không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, hoạt động của NHTM đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NHTM có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế - xã hội. Vậy NHTM là gì? Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng là khách hàng trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại là ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội. Luật số 47/2010/QH12 Luật các Tổ chức tín dụng có định nghĩa:
- 8 “Ngân hàng thương mại là loại hình được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này, nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Khoản 4, Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng. Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng bao gồm: Huy động vốn dưới mọi hình thức, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh toán, cho thuê tài chính, thấu chi, cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng và cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng khác. Luật các tổ chức tín dụng còn khẳng định tính chất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Luật Ngân hàng thương mại của các nước trên thế giới đều khằng định: Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường với nhiệm vụ nhận tiền gửi của công chứng dưới hình thức ký thác, và sử dụng nguồn đó cho các nghiệp vụ về tín dụng, chiết khấu và các hoạt động dịch vụ khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. 1.2 Bản chất của ngân hàng thƣơng mại (theo PGS. TS Nguyễn Đăng Dờn): Bất kể nguồn gốc ra đời của NHTM như thế nào, chúng ta đều có thể nhận thấy rằng, NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế - hoạt động kinh doanh tiền tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Bản chất của NHTM thể hiện qua các khía cạnh sau đây: - Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt và là một tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng. Nói NHTM là một doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế, nghĩa là NHTM hoạt động trong một ngành kinh tế, có cơ cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, phải tự chủ về kinh tế và phải có nghĩa vụ đống thếu cho nhà nước như các đơn vị kinh tế khác. - Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh, các NHTM phải có vốn (vốn được cấp nếu là ngân hàng công, được cổ đông góp vốn nếu là ngân hàng cổ phần…), phải tự chủ về tài chính (tự lấ thu nhập để bù chi phí), đặc biệt hoạt động kinh doanh cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh của NHTM cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 843 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn