intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khảo sát mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ của người cao tuổi tại Trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương năm 2017

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định mức và tỷ lệ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ của người cao tuổi đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017. Xác định một số yếu tố liên quan tới mức và tỷ lệ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ của các đối tượng nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khảo sát mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ của người cao tuổi tại Trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương năm 2017

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- NGÔ HOÀNG DŨNG KHẢO SÁT MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- NGÔ HOÀNG DŨNG KHẢO SÁT MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN DẦU TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2017 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.TỪ VĂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Ngô Hoàng Dũng, tác giả luận văn tốt nghiệp cao học này. Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu do tôi thực hiện, các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm với cam kết trên./. TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2017 NGƯỜI THỰC HIỆN LUẬN VĂN NGÔ HOÀNG DŨNG
  4. MỤC LỤC Trang Phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục hình, biểu đồ Danh mục bảng Danh mục viết tắt Tóm tắt nghiên cứu Đặt vấn đề ............................................................................................................................ 1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................ 4 Chương 1: Tổng quan tài liệu ........................................................................................... 5 1.1. Một số khái niệm và định nghĩa dùng trong bài nghiên cứu ........................................ 5 1.2. Sự gia tăng người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam ............................................... 8 1.2.1. Người cao tuổi trên thế giới ....................................................................................... 8 1.2.2. Người cao tuổi ở Việt Nam ....................................................................................... 9 1.3. Vấn đề sức khoẻ người cao tuổi và một số yếu tố liên quan đến mức sẵn sàng chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở người cao tuổi ............................................................ 12 1.3.1. Sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi .................................................. 12 1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến mức sẵn sàng chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở người cao tuổi ...................................................................................................... 14 1.4. Một số nghiên cứu về sẵn sàng chi trả và nghiên cứu về sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của NCT ............................................................................................................. 15 1.5. Khung lý thuyết .......................................................................................................... 20 1.6. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ................................................................... 21
  5. Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 22 2.2. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 22 2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................... 22 2.4. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 22 2.4.1. Cỡ mẫu..................................................................................................................... 22 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................... 23 2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu .......................................................................... 23 2.5.1. Kỹ thuật ................................................................................................................... 23 2.5.2. Công cụ .................................................................................................................... 25 2.6. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................... 25 2.7. Biến số nghiên cứu ..................................................................................................... 26 2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 31 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................... 32 2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục .......................................... 32 Chương 3: Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 34 3.1. Đặc điểm của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ................................................................................................................................... 34 3.1.1. Đặc điểm chung của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ................................................................................................................. 34 3.1.2. Đặc điểm về tình trạng sức khoẻ của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 .............................................................................................. 35 3.1.3. Đặc điểm về các yếu tố hành vi của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 .............................................................................................. 37
  6. 3.1.4. Đặc điểm về kiến thức – thái độ - thực hành bảo vệ sức khỏe của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 .............................................. 37 3.1.5. Tiếp cận và hành vi sử dụng các dịch vụ CSSK của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ..................................................................... 38 3.2. Mức và tỉ lệ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ KSKĐK của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ..................................................................... 40 3.2.1. Mức sẵn sàng chi trả tối đa cho dịch vụ KSKĐK của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ..................................................................... 40 3.2.2. Mức sẵn sàng chi trả tối đa cho dịch vụ KSKĐK của NCT theo các đặc tính của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017..................... 40 3.2.3. Tỷ lệ ĐTNC sẵn sàng chi trả cho dịch vụ KSKĐK của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ................................................................ 51 3.2.4. Tỷ lệ sẵn sàng chi trả theo mức 800 000 đồng và 95% CI các đặc tính của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 .................................... 52 3.3. Một số yếu tố liên quan đến mức và tỷ lệ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ KSKĐK của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017..................... 59 Chương 4 Bàn luận .......................................................................................................... 69 4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu....................................................................... 69 4.2. Mức sẵn sàng chi trả tối đa cho dịch vụ KSKĐK của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ..................................................................... 70 4.3. Tỷ lệ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ KSKĐK của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ................................................................................ 72 4.4. Yếu tố liên quan đến mức và tỷ lệ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ KSKĐK của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................... 74 4.5. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 76 Chương 5 Kết luận .......................................................................................................... 78
  7. Chương 6 Khuyến nghị ..................................................................................................... 80 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1. Bộ câu hỏi phỏng vấn cá nhân NCT Phụ lục 2. Kết quả nghiên cứu hồi quy tuyến tính Phụ lục 3. Kết quả hồi quy Logictis
  8. DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Số lượng cao tuổi trên thế giới (1950-2050) ........................................................ 9 Hình 1.2. Chỉ số già hóa, Việt Nam, 1979-2014 .............................................................. 10 Hình 1.3. Chỉ số già hóa (65+) của các nước ASEAN, 2015 .......................................... 10 Hình 1.4. Dự báo chỉ số già hóa của Việt Nam, 2014-2034 ............................................ 12 Sơ đồ 2.1: Trình tự cách hỏi về sẵn sàng chi trả cho khám sức khoẻ định kỳ .................. 25 Biểu đồ 3.1. Cảm nhận về tình trạng sức khoẻ ................................................................. 36 Biểu đồ 3.2. Số lần bị bệnh/ốm trong 1 năm qua .............................................................. 36 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ NCT đang mắc các bệnh mãn tính ....................................................... 36 Biểu đồ 3.5 Nơi KSKĐK của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 38 Biểu đồ 3.6: Đánh giá của NCT về chất lượng sử dụng các dịch vụ CSSK ..................... 39 Biểu đồ 3.7: NCT được nghe tư vấn về vai trò của CSSK ............................................... 39
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thông tin chi tiết về gói khám sức khoẻ định kỳ ............................................. 24 Bảng 3.1: Đặc điểm chung của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ................................................................................................................. 34 Bảng 3.2. Đặc điểm về yếu tố hành vi của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 .............................................................................................. 37 Bảng 3.3: Đặc điểm về kiến thức – thái độ - thực hành bảo vệ sức khỏe của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 .................................... 37 Bảng 3.4. Mức sẵn sàng chi trả tối đa cho dịch vụ KSKĐK của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ....................................................... 40 Bảng 3.5. Mức sẵn sàng chi trả tối đa của toàn bộ mẫu nghiên cứu theo yếu tố cá nhân của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 .............. 40 Bảng 3.6. Mức sẵn sàng chi trả tối đa của những người sẵn sàng chi trả theo yếu tố cá nhân của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ..... 42 Bảng 3.7. Mức sẵn sàng chi trả tối đa của toàn bộ mẫu nghiên cứu theo đặc điểm kinh tế- xã hội của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ... 43 Bảng 3.8. Mức sẵn sàng chi trả tối đa của những người sẵn sàng chi trả theo đặc điểm Kinh tế-Xã hội của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ................................................................................................................................... 44 Bảng 3.9. Mức sẵn sàng chi trả tối đa của toàn bộ mẫu nghiên cứu theo tình trạng sức khỏe của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ..... 44 Bảng 3.10. Mức sẵn sàng chi trả tối đa của những người sẵn sàng chi trả theo tình trạng sức khỏe của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ........................................................................................................................................... 45 Bảng 3.11. Mức sẵn sàng chi trả tối đa của toàn bộ mẫu nghiên cứu theo hành vi của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017..................... 46
  10. Bảng 3.12. Mức sẵn sàng chi trả tối đa của những người sẵn sàng chi trả theo hành vi của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017..................... 47 Bảng 3.13. Mức sẵn sàng chi trả tối đa của toàn bộ mẫu nghiên cứu theo kiến thức-thái độ-thực hành bảo vệ sức khỏe của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ......................................................................................................... 47 Bảng 3.14. Mức sẵn sàng chi trả tối đa của những người sẵn sàng chi trả theo kiến thức- thái độ-thực hành bảo vệ sức của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ......................................................................................................... 48 Bảng 3.15. Mức sẵn sàng chi trả tối đa của toàn bộ mẫu nghiên cứu theo yếu tố tiếp cận và hành vi sử dụng các dịch vụ CSSK của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 .............................................................................................. 49 Bảng 3.16. Mức sẵn sàng chi trả tối đa của những người sẵn sàng chi trả theo yếu tố tiếp cận và hành vi sử dụng các dịch vụ CSSK của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ........................................................................................... 50 Bảng 3.17. Tỷ lệ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ KSKĐK theo các mức giá và 95% CI của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017..................... 51 Bảng 3.18. Tỉ lệ sẵn sàng chi trả ở mức 800 000 đồng và 95% CI theo yếu tố cá nhân của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 .............. 52 Bảng 3.19. Tỉ lệ sẵn sàng chi trả ở mức 800 000 đồng và 95% CI theo đặc điểm kinh tế- xã hội của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ... 54 Bảng 3.20. Tỉ lệ sẵn sàng chi trả ở mức 800 000 đồng và 95% CI theo tình trạng sức khỏe của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 .............. 55 Bảng 3.21. Tỉ lệ sẵn sàng chi trả ở mức 800 000 VNĐ và 95% CI theo yếu tố hành vi của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017..................... 56 Bảng 3.22. Tỉ lệ sẵn sàng chi trả ở mức 800 000 VNĐ và 95% CI theo kiến thức-thái độ- thực hành bảo vệ sức khỏe của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ................................................................................................................. 57
  11. Bảng 3.23. Tỉ lệ sẵn sàng chi trả ở mức 800,000 VNĐ và 95% CI theo hành vi sử dụng các dịch vụ CSSK của NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017 ........................................................................................................................... 58 Bảng 3.24. Mô hình hồi quy tuyến tính phân tích một số yếu tố liên quan đến mức sẵn sàng chi trả tối đa của toàn bộ mẫu nghiên cứu. ............................................................... 59 Bảng 3.25. Mô hình hồi quy tuyến tính phân tích một số yếu tố liên quan đến mức sẵn sàng chi trả tối đa của những người sẵn sàng chi trả. ........................................................ 62 Bảng 3.26. Mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa sẵn sàng chi trả theo mức giá 800 000 (có/không) với một số yếu tố liên quan. ........................................ 65
  12. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm Y tế CBYT : Cán bộ Y tế CVM : Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method) CSSK : Chăm sóc sức khoẻ ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu KSKĐK: Khám sức khoẻ định kỳ PV : Phỏng vấn NCT : Người cao tuổi TTYT : Trung tâm y tế WTP : Sẵn sàng chi trả (Willingness to pay) WHO : Tổ chức Y tế thế giới
  13. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Nghiên cứu “sẵn sàng chi trả cho dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ của người cao tuổi đến khám bệnh tại Trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017” được thực hiện nhằm xác định mức và tỷ lệ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ của người cao tuổi đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017. Xác định một số yếu tố liên quan tới mức và tỷ lệ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ của các đối tượng nghiên cứu. Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có áp dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên rời rạc (Contigent valuation method) để xác định mức và tỷ lệ sẵn sàng chi trả, số liệu thu thập được 380 NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng từ tháng 02 năm 2017 đến tháng 4 năm 2017. Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích bằng phần mềm Sata 12.0 được các kết quả như sau: Mức chi trả trung bình trong toàn bộ mẫu nghiên cứu là 267 900 đồng và độ lệch chuẩn là 409 400 đồng. Mức sẵn sàng chi trả trung bình trong những người sẵn sàng chi trả là 777 100 đồng và độ lệch chuẩn là 299 900 đồng. Nghiên cứu cho thấy khoảng 1/3 NCT có nhu cầu và sẵn sàng trả cho dịch vụ khám sức khỏe định kỳ tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng. Tỉ lệ sẵn sàng chi trả trong mẫu nghiên cứu giảm từ 34,5 % xuống 22,9 % khi mức giá tăng từ 100 000 đến 800 000 đồng. Tỉ lệ sẵn sàng chi trả trong mẫu nghiên cứu giảm từ 22,9 % xuống 1,1 % khi mức giá tăng từ 800 000 đồng lên 1 400 000 đồng. Các yếu tố liên quan đến mức và tỉ lệ sẵn sàng chi trả của NCT gồm: giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, xếp loại hộ gia đình, hút thuốc lá, khoảng cách từ nhà đến bệnh viện, tần suất KSKĐK trong một năm, thái độ đối với hoạt động KSKĐK, nghe tư vấn về vai trò của KSKĐK có nghĩa thống kê với mức tin cậy 95%. NCT đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của KSKĐK tuy nhiên họ gặp phải rào cản chủ yếu về tài chính. Để NCT có thể sử dụng dịch vụ KSKĐK như là
  14. một trong những công cụ giảm thiểu rủi ro sức khỏe, cần sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế để có thể đồng chi trả chi phí KSKĐK cho NCT, hoặc có những công cụ chính sách để hỗ trợ kinh phí cho dịch vụ KSKĐK ở NCT. Cần tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức cộng đồng về phòng bệnh hơn chữa bệnh, về vai trò và tầm quan trọng của việc khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng là người cao tuổi. Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng nên triển khai gói dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ cho NCT. Trong giới hạn về thời gian, kinh phí, nguồn lực, nghiên cứu mới chỉ thực hiện trên đối tượng là NCT đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng và kích thước mẫu chưa thật sự lớn. Cần phải thực hiện chọn mẫu trong cộng đồng với kích thước mẫu lớn hơn để có thể xác định tỉ lệ và mức sẵn sàng chi trả thực tế của NCT.
  15. 1 Đặt vấn đề Khám sức khỏe định kỳ là việc kiểm tra sức khỏe, đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe, bao gồm việc khám, chẩn đoán bệnh để phát hiện và điều trị bệnh sớm tại các cơ sở y tế nhằm mục đích đảm bảo sức khoẻ của người dân[22] [24]. Khám sức khỏe định kỳ có vai trò rất quan trọng đối với người dân nói chung và NCT nói riêng. Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện các vấn đề bất thường về sức khỏe trước khi chuyển thành bệnh hoặc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi chưa có biểu hiện ra bên ngoài để điều trị hiệu quả hơn, khả năng chữa khỏi bệnh cao hơn; tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và tránh được các biến chứng do bệnh gây ra, kéo dài tuổi thọ. Việc khám sức khỏe định kỳ giúp người dân có những điều chỉnh hợp lý hơn về chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc, điều chỉnh lối sống nhằm nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống... Đối với NCT, việc khám sức khoẻ định kỳ quan trọng hơn bởi vì đối tượng NCT có nguy cơ xuất hiện và phát triển bệnh nhanh, tỷ lệ mắc bệnh của NCT cao gấp 2-3 lần nhóm dân số khác. Hơn nữa khả năng hồi phục bệnh lâu hơn so với nhóm đối tượng khác[5]. Ở Một số nước phát triển, hệ thống y tế hiện đại và sẵn có, mô hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đã được ưu tiên riêng cho NCT. Tại Mỹ chương trình Bảo hiểm y tế của chính phủ “Medicare” giúp cho NCT (65+ tuổi) được thực hiện các chương trình phòng ngừa cũng như khám sức khoẻ định kỳ chỉ với một phần chi phí nhỏ[21]. Ở Anh chính phủ đã xây dựng kế hoạch cho tất cả người lớn trong độ tuổi 40-74 (15 triệu người) được kiểm tra sức khoẻ miễn phí thường xuyên từ năm 2009 để sàng lọc các bệnh mãn tính như “bệnh tiểu đường, các bệnh về Thận, Tim mạch và nguy cơ đột quỵ”[20]. Ở Đức, kể từ năm 1989 cơ quan kiểm tra sức khoẻ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sức khoẻ cho người dân 35 tuổi trở lên theo quy định pháp luật của Uỷ ban liên bang Đức nhằm phát hiện bệnh sớm[23]. Tại Việt Nam, những năm trước đây nền kinh tế nước ta ở trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu. Cơ sở vậy chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực để cấp dịch vụ khám, chữa bệnh còn nhiều hạn chế. Vì vậy, công tác khám sức khỏe định kỳ cho
  16. 2 NCT còn nhiều hạn chế, thường thì NCT mắc bệnh rồi, đôi khi mắc bệnh đã nặng mới chịu tới cơ sở y tế. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đô thị hoá là sự thay đổi lối sống, sự chuyển dịch mô hình bệnh tật, nhiều bệnh mạn tính không lây đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thực phẩm không an toàn…ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của NCT. Hơn nữa, Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hóa nhanh (tỷ trọng người từ 60 tuổi trở lên trong dân số đã tăng nhanh từ 7,1% vào năm 2009 lên 8,7% và 10,5% vào năm 2013[3]. Từ thực trạng trên, Luật số 39/2009/QH12 về NCT được phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 12 và Luật có hiệu lực từ năm 2010. Luật đã quy định rõ tại Điều 12, Mục 2 chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Đến năm 2011, Bộ Y tế ban hành thông tư 35/2011/TT-BYT về hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khoẻ NCT và có hiệu lực ngày 01 tháng 12 năm 2011. Tại khoản 4 Điều 3 thông tư này quy định “Khám sức khỏe định kỳ người cao tuổi được thực hiện ít nhất một lần một năm (01 lần/năm)”. Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 tại khoản 3 Điều 23 Luật BHYT quy định khám sức khoẻ định kỳ thuộc trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế. Do vậy NCT vẫn phải vẫn phản tự chi trả chi phí cho KSKĐK của mình. Trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương được thành lập trên cơ sở hợp nhất 03 đơn vị (Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, hạng III; Trung tâm Y tế huyện; Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình). Thực hiện chức năng, nhiệm vụ: Phòng bệnh, khám, chữa bệnh, y tế dự phòng, quản lý các phòng khám đa khoa khu vực và các Trạm Y tế và một số công tác khác trên địa bàn huyện. Hiện tại, đơn vị được giao 100 giường (tuyến huyện). Mỗi ngày trung bình có khoảng 350 lượt bệnh nhân khám và điều trị. Cơ chế giao quyền tự chủ và thu viện phí theo dịch vụ y tế đang được đơn vị thực hiện theo lộ trình quy định. Chính sách này tạo điều kiện để đơn vị cải cách hành chính, tái cơ cấu về tổ chức và nhân sự. Chính sách này cũng cho phép đơn vị được huy động vốn, liên doanh liên kết để đầu tư tài sản, mua sắm
  17. 3 máy móc thiết bị và mở rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhằm tăng cường năng lực cung ứng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Đơn vị triển khai dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ cho NCT và để triển khai một cách phù hợp, hiệu quả thì cần có các bằng chứng khoa học về yêu cầu và mức sẵn sàng chi trả của NCT. Vậy NCT có nhu cầu và sẵn sàng chi trả cho dịch vụ khám sức khỏe định kỳ hay không? các yếu tố nào liên quan tới việc sẵn sàng chi trả? Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ của người cao tuổi tại Trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương năm 2017”
  18. 4 Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định mức và tỷ lệ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ của người cao tuổi đến khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng năm 2017. 2. Xác định một số yếu tố liên quan tới mức và tỷ lệ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ khám sức khoẻ định kỳ của các đối tượng nghiên cứu.
  19. 5 Chương 1: Tổng quan tài liệu 1.1. Một số khái niệm và định nghĩa dùng trong bài nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm về khám sức khoẻ định kỳ Khám sức khỏe định kỳ là việc kiểm tra sức khỏe, đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe bao gồm việc khám, chẩn đoán bệnh để phát hiện và điều trị bệnh sớm tại các cơ sở y tế nhằm mục đích đảm bảo sức khoẻ của người dân[22] [24]. 1.1.2. Khái niệm về người cao tuổi Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên[25] Theo quy định tại Điều 2 Luật số 39/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 thì người cao tuổi là “Công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên” 1.1.3. Khái niệm về nhu cầu Nhu cầu (need): là điều thực sự cần thiết đối với người dân[7]. 1.1.4. Khái niệm về cầu- lý thuyết về hành vi tiêu dùng Cầu (Demand) là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn và có khả năng chi trả ở những mức giá khác nhau tại một thời điểm nhất định. Cầu thay đổi khi chịu tác động của 5 yếu tố cơ bản sau[7]: Thu nhập là yếu tố xác định khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập gia tăng họ sẵn lòng chi tiêu cho một loại hàng hoá – dịch vụ với số lượng nhiều hơn trước. Sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng đại diện cho sự yêu thích, ưu tiên cho một loại hàng hoá – dịch vụ. Người tiêu dùng yêu thích một loại hàng hoá - dịch vụ nào đó càng nhiều, tiêu dùng hàng hoá – dịch vụ đó càng nhiều. Cầu của một loại hàng hoá – dịch vụ không chỉ phụ thuộc vào giá cả của chính bản thân nó mà còn phụ thuộc và giá cả hàng hoá liên quan. Theo đó thì cầu của một loại hàng hoá – dịch vụ tăng khi giá cả hàng hoá thay thế cho chính hàng hoá – dịch vụ bổ sung cho nó tăng. Quy mô thị trường càng lớn thì cầu hàng hoá – dịch vụ càng nhiều. Những dự đoán giá cả tương lai ảnh hưởng đến cầu hàng hoá ở thời điểm hiện tại. Cầu hàng hoá – dịch vụ tăng nếu như người tiêu dùng dự đoán
  20. 6 trong tương lai, giá cả của hàng hoá này tăng, và ngược lại cầu hàng hoá giảm nếu người tiêu dùng dự đoán giá cả hàng hoá – dịch vụ này trong tương lai giảm hơn giá cả hiện tại. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng thể hiện những quyết định lựa chọn tiêu dùng mang tính chất duy lý của người tiêu dùng cho loại hàng hoá. Trong điều kiều ràng buộc về ngân sách (tài chính), người tiêu dùng lựa chọn rổ hàng hoá đảm bảo tối đa mức thoả mãn của mình. 1.1.5. Khái niệm về sẵn sàng chi trả (WTP) Sẵn sàng chi trả (WTP): là để đo lường (Demand), nghĩa là đo lường số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn và có khả năng chi trả ở những mức giá khác nhau tại một thời điểm nhất định[7]. Theo Marine, WTP là mức giá tối đa mà người tiêu dùng chấp nhận chi trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. WTP cho phép tính toán đường cầu theo giá và thiết lập một mức giá mà tại đó có thể cung cấp các hàng hoá, dịch vụ phù hợp với cả bên cung và bên cầu. Khi giá cả được cố định, biết WTP cho phép tối ưu hoá cả doanh số bán và lợi nhuận. Hiểu các yếu tố ảnh hưởng lên WTP cho phép nâng cao WTP của người tiêu dùng và cung cấp cơ hội gia tăng khối lượng bán hàng với giá thành hợp lý, thậm chí có thể điểu chỉnh giá[19]. Các khái niệm đầu tiên về WTP xuất hiện trong các học thuyết kinh tế hơn một thế kỷ trước. Theo Davenport, 1902 cho rằng WTP là phương pháp được thiết kế để xác định giá cho các hàng hoá công thuần thuý và các dịch vụ. Nó cũng được sử dụng cho các đối tượng khác nhau như giá trị của cuộc sống con người hoặc giảm thiểu nguy cơ đe doạ đến cuộc sống của con người, các chương trình phục vụ cho công tác phòng chống bạo lực gia đình hoặc các chương trình thống nhất của Hàn Quốc... Năm 1984, Goldberg, Green, Wind, cùng với Horsky đã đưa ra các câu hỏi về cách tính WTP cho một gói dịch vụ khi sử dụng phương pháp phân tích kết hợp. Năm 1991, Kohli và Mahajan xem xét lại các khái niệm một lần nữa và đề xuất ra một mô hình cho phép tính toán WTP bằng cách sử dụng dữ liệu trong quá tình sản xuất thông qua phương pháp phân tích kết hợp, sau đó mô phỏng lại các mức giá tối ưu khác nhau cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0