intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khoảng cách thông tin trên Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá mức độ tồn tại của khoảng cách thông tin trên BCKT tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số gợi ý giúp loại bỏ hoặc thu hẹp khoảng cách này nhằm mục đích nâng cao vai trò và giá trị của BCKT. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khoảng cách thông tin trên Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- TẠ DUY KHÁNH KHOẢNG CÁCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------- TẠ DUY KHÁNH KHOẢNG CÁCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn thạc sĩ kinh tế “Khoảng cách thông tin trên Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi. Những thông tin sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của luận văn. Tp.HCM, ngày…..tháng…..năm 2015 Tác giả Tạ Duy Khánh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ, biểu đồ Danh mục từ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 6. Ý nghĩa của đề tài........................................................................................ 4 7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 5 CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..... 6 1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài......................................................................... 6 1.1.1 Các nghiên cứu về khoảng cách thông tin trên BCKT dạng ngắn .............. 6 1.1.2 Các nghiên cứu về khoảng cách thông tin trên BCKT theo SAS 58 .......... 9 1.1.3 Các nghiên cứu về khoảng cách thông tin trên BCKT theo ISA 700 ......... 12 1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc ......................................................................... 14 1.3 Nhận xét về các nghiên cứu trƣớc và xác định vấn đề cần nghiên cứu ...... 16 1.3.1 Đối với các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ........................................ 16 1.3.2 Đối với các công trình nghiên cứu trong nƣớc ........................................... 17 1.3.3 Các phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc sử dụng .......................................... 18 1.3.4 Xác định vấn đề cần nghiên cứu ................................................................. 18 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1......................................................................................... 20 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 21
  5. 2.1 Khái quát về BCKT và chuẩn mực về BCKT............................................. 21 2.1.1 Khái quát về BCKT..................................................................................... 21 2.1.1.1 Sự ra đời của BCKT .................................................................................... 21 2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của BCKT ............................................................ 22 2.1.2 Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kiểm toán quốc tế về BCKT .. 25 2.1.3 Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về BCKT 27 2.2 Lý thuyết về khoảng cách thông tin trên BCKT ......................................... 28 2.2.1 Khái niệm khoảng cách thông tin trên BCKT ............................................ 28 2.2.2 Cơ sở lý thuyết giải thích khoảng cách thông tin trên BCKT..................... 29 2.2.2.1 Lý thuyết truyền thông ................................................................................ 29 2.2.2.2 Lý thuyết hồi ứng của ngƣời đọc ................................................................ 31 2.3 Tổng kết những vấn đề tập trung khoảng cách thông tin trên BCKT từ các nghiên cứu trƣớc ...................................................................................................... 32 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2......................................................................................... 36 CHƯƠNG 3 – THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................... 37 3.1 Thiết kế nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ............................................... 37 3.1.1 Thiết kế nghiên cứu..................................................................................... 37 3.1.2 Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 38 3.2 Nghiên cứu chính thức ................................................................................ 40 3.2.1 Phƣơng pháp chọn mẫu ............................................................................... 40 3.2.2 Kích thƣớc mẫu ........................................................................................... 40 3.2.3 Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát ................................................................. 41 3.2.4 Thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi ............................................................ 45 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3......................................................................................... 46 CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 47 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................ 47 4.2 Kết quả nghiên cứu về khoảng cách thông tin trên BCKT tại Việt Nam ... 47
  6. 4.2.1 Khoảng cách thông tin liên quan đến vấn đề trách nhiệm của KTV và nhà quản lý ..................................................................................................................... 47 4.2.2 Khoảng cách thông tin liên quan đến vấn đề vai trò của BCKT ................ 50 4.2.3 Khoảng cách thông tin liên quan đến vấn đề mức độ tin tƣởng của BCKT 52 4.2.4 Khoảng cách thông tin liên quan đến vấn đề khả năng KTV có thể phát hiện gian lận ..................................................................................................................... 54 4.2.5 Khoảng cách thông tin liên quan đến việc giải thích các thuật ngữ trên BCKT ..................................................................................................................... 54 4.3 Đánh giá trực trạng khoảng cách thông tin trên BCKT tại Việt Nam ........ 59 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4......................................................................................... 63 CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 64 5.1 Kết luận về thực trạng khoảng cách thông tin trên BCKT tại Việt Nam .... 64 5.2 Các kiến nghị nhằm thu hẹp khoảng cách thông tin trên BCKT tại Việt Nam ..................................................................................................................... 64 5.2.1 Thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền kiến thức về kiểm toán đối với ngƣời sử dụng BCKT ............................................................................................... 64 5.2.2 Giải thích rõ trách nhiệm của Ban Giám đốc và KTV trên BCKT ............. 65 5.2.3 Nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm toán.................................................. 65 5.2.4 Giải thích rõ các thuật ngữ trên BCKT ....................................................... 67 5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất cho hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................. 68 5.3.1 Hạn chế của đề tài ....................................................................................... 68 5.3.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 69 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5......................................................................................... 70 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt trong nhận thức giữa các nhóm về trách nhiệm của KTV và nhà quản lý ................................................. 48 Bảng 4.2: Phân tích post-hoc (LSD) sự khác biệt trong nhận thức giữa các nhóm về trách nhiệm của KTV và nhà quản lý ...................................................................... 49 Bảng 4.3: Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt trong nhận thức giữa các nhóm về vai trò của BCKT ................................................................................ 51 Bảng 4.4: Phân tích post-hoc (LSD) sự khác biệt trong nhận thức giữa các nhóm về vai trò của BCKT ..................................................................................................... 51 Bảng 4.5: Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt trong nhận thức giữa các nhóm về mức độ tin tưởng của BCKT ............................................................... 53 Bảng 4.6: Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt trong nhận thức giữa các nhóm về khả năng KTV có thể phát hiện gian lận ............................................ 53 Bảng 4.7: Phân tích post-hoc (LSD) sự khác biệt trong nhận thức giữa các nhóm về khả năng KTV có thể phát hiện gian lận .................................................................. 54 Bảng 4.8: Thống kê mô tả và phân tích ANOVA sự khác biệt trong nhận thức giữa các nhóm về ý nghĩa các thuật ngữ trên BCKT ....................................................... 55 Bảng 4.9: Phân tích post-hoc (LSD) sự khác biệt trong nhận thức giữa các nhóm về ý nghĩa các thuật ngữ trên BCKT ............................................................................ 56
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình quá trình truyền thông của Shannon và Weaver áp dụng cho BCKT ....................................................................................................................... 29 Hình 2.2: Mô hình truyền thông của trường phái ký hiệu áp dụng cho BCKT ....... 30 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 37 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 39 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Thống kê đối tượng khảo sát ............................................................... 47
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính BCKT : Báo cáo kiểm toán KTV : Kiểm toán viên VSA : Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam CMKiT : Chuẩn mực kiểm toán CMKT : Chuẩn mực kế toán AICPA : American Institute of Certified Public Accountants – Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ IFAC : The International Federation of Accountants – Liên đoàn kế toán quốc tế ISA : International Standard on Auditing – Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp đã trở thành thông tin cần thiết và hữu ích cho nhiều đối tượng, cho công tác quản lý từ vi mô đến vĩ mô. Nếu BCTC cung cấp các thông tin cho người đọc về thực trạng tài chính và tình hình hoạt động của một doanh nghiệp thì báo cáo kiểm toán (BCKT) lại gây dựng lòng tin cho người đọc về những thông tin đó. BCKT giúp cho thông tin tài chính trở nên minh bạch hơn, đảm bảo tính trung thực và hợp lý của thông tin, từ đó sẽ giúp cho người sử dụng tin tưởng hơn vào những thông tin được trình bày trên BCTC của các công ty được kiểm toán. BCKT truyền đạt những kết quả phát hiện của kiểm toán viên (KTV) cho những người sử dụng khác nhau của các BCTC, nhưng hiệu quả của sự truyền đạt lại phụ thuộc vào mức độ hiểu được về các thông tin được chuyển tải trên BCKT. Vì vậy, để thông tin trên BCKT cung cấp trở nên hữu ích và cần thiết hơn cho các đối tượng có liên quan, một yêu cầu đặt ra đó là các đối tượng sử dụng BCKT phải hiểu được các thông tin được chuyển tải trên BCKT của KTV. Nếu người sử dụng không có cùng cách hiểu với KTV sẽ dẫn đến những hiểu lầm, có thể dẫn đến các khoản đầu tư không như dự kiến, phân bổ sai các nguồn lực, kiện tụng hay tranh chấp không cần thiết, hoặc thậm chí sẽ mất niềm tin vào chức năng của kiểm toán (Asare và Wright, 2012). Vậy vấn đề đặt ra ở đây là: có hay không sự khác biệt trong cách hiểu về các thông tin được truyền tải trên BCKT giữa KTV và các nhóm người sử dụng BCKT? “Khoảng cách thông tin trên BCKT” là sự khác biệt giữa những gì người sử dụng mong muốn và hiểu so với những gì được truyền đạt bởi KTV trên BCKT (Mock và cộng sự, 2013). Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều quốc gia, và các nghiên cứu được thực hiện ở các thời điểm khác nhau. Các kết quả nghiên cứu cho thấy giữa KTV và người sử dụng BCKT có sự bất đồng
  11. 2 trong việc nhận thức về các thông tin trên BCKT. Người dùng thường có những kỳ vọng không thực tế về nhiệm vụ và trách nhiệm của KTV mà đúng ra là của nhà quản lý (Bailey và cộng sự, 1983; Anderson và cộng sự, 1998; Kelly và Mohrweis, 1989; Best và cộng sự, 2001; Gold và cộng sự, 2009; Gold và cộng sự, 2012; Muylder và cộng sự, 2012). Bên cạnh đó, giữa người sử dụng và các KTV còn có nhận thức khác nhau về vai trò của BCKT trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các quyết định (Hatherly và cộng sự, 1991; Gray và cộng sự, 2011; Asare và Wright, 2012) và trong việc đánh giá rằng BCTC không có gian lận trọng yếu (Hatherly và cộng sự, 1991; Gray và cộng sự, 2011). Ngoài ra, so với các KTV thì người sử dụng thường đánh giá cao hơn mức độ tin tưởng của BCKT cung cấp về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị (Gray và cộng sự, 2011) và hiệu quả công tác quản lý, hiệu quả đầu tư, khả năng đơn vị đạt được các mục tiêu chiến lược (Asare và Wright, 2012). Đồng thời, giữa các KTV và người sử dụng BCKT cũng có sự khác biệt trong nhận thức về khả năng KTV đã phát hiện ra gian lận trên BCTC (Low, 1984; Miller và cộng sự, 1993; Asare và Wright, 2012). Cuối cùng, giữa họ còn có sự bất đồng trong việc giải thích các thuật ngữ trên báo cáo như: đảm bảo hợp lý, phản ánh trung thực và hợp lý, kiểm tra chọn mẫu, mức trọng yếu (Gray và cộng sự, 2011; Asare và Wright, 2012; Muylder và cộng sự, 2012). Trước tình hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, BCKT đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc phát triển thị trường vốn. Bên cạnh, nghiên cứu về khoảng cách thông tin trên BCKT tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có tác giả nào thực hiện sau khi hệ thống CMKiT mới có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014. Vì vậy, việc kiểm tra xem có sự khác biệt trong cách hiểu giữa các đối tượng về những thông điệp được truyền tải trên BCKT và từ đó có thể đưa ra các kiến nghị cần thiết nhằm thu hẹp sự khác biệt này có vai trò hết sức quan trọng. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Khoảng cách thông tin trên Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính tại Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.
  12. 3 Kết quả nghiên cứu này sẽ làm phong phú thêm lý thuyết và thực tiễn về BCKT và khoảng cách thông tin trên BCKT, đặc biệt là trong bối cảnh thực tế tại Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung: Đánh giá mức độ tồn tại của khoảng cách thông tin trên BCKT tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số gợi ý giúp loại bỏ hoặc thu hẹp khoảng cách này nhằm mục đích nâng cao vai trò và giá trị của BCKT.  Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khoảng cách thông tin trên BCKT. - Khảo sát, kiểm định, đánh giá thực trạng và xác định các vấn đề tập trung khoảng cách thông tin trên BCKT. - Đề xuất những định hướng nhằm thu hẹp khoảng cách thông tin trên BCKT để nâng cao vai trò và giá trị của BCKT. 3. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu đã nêu ra như trên, các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần giải quyết đó là: 1) Câu hỏi 1: Có sự tồn tại của khoảng cách thông tin trên BCKT tại Việt Nam hiện nay không? 2) Câu hỏi 2: Khoảng cách thông tin trên BCKT tồn tại ở những vấn đề nào? 3) Câu hỏi 3: Giải pháp thu hẹp khoảng cách thông tin trên BCKT tại Việt Nam hiện nay? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là khoảng cách thông tin trên BCKT hay chính là sự khác biệt trong nhận thức của KTV và nhóm người sử dụng về các thông tin được truyền tải trên BCKT.
  13. 4  Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt nội dung: Nghiên cứu về nhận thức của các KTV và người sử dụng BCKT ở khu vực Tp.HCM, không khảo sát các đối tượng này ở các tỉnh thành khác. Người sử dụng BCKT ở đây bao gồm các nhân viên tín dụng ngân hàng và nhân viên môi giới tại các công ty chứng khoán. - Về mặt thời gian: Các văn bản pháp lý trong và ngoài nước mà tác giả sử dụng để tham chiếu được ban hành chính thức tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2014. Các số liệu được tác giả thực hiện khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 08 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể: - Sử dụng phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trước liên quan đến khoảng cách thông tin trên BCKT để tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp định lượng, trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu trước trên thế giới để xác định nội dung và cách thức đo lường khoảng cách thông tin trên BCKT, từ đó tiến hành khảo sát và đo lường thực trạng khoảng cách thông tin trên BCKT tại Việt Nam. - Sử dụng phương pháp tổng hợp, suy luận để kiến nghị một số định hướng nhằm thu hẹp khoảng cách thông tin trên BCKT. 6. Ý nghĩa của đề tài  Về mặt lý luận: Nghiên cứu này bổ sung phần lý thuyết về khoảng cách thông tin trên BCKT ở một nước đang phát triển như Việt Nam mà trước đây chưa có nghiên cứu nào thực hiện.  Về mặt thực tiễn: - Thứ nhất, nghiên cứu này tổng hợp và xây dựng được mô hình nghiên cứu về các vấn đề thường tồn tại khoảng cách thông tin trên BCKT, mô hình có giá trị tham khảo tích cực đối với các nghiên cứu định lượng về sau trong cùng chủ đề.
  14. 5 - Thứ hai, kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo đối với các cơ quan hữu quan của nhà nước, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và người làm công tác kiểm toán để có cái nhìn bao quát và định hướng nâng cao giá trị của những thông tin trên BCKT. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Mục lục, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày gồm 5 Chương: - Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết. - Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu. - Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
  15. 6 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương này trình bày một cách tổng quan về các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến nội dung của luận văn. Với sự hạn chế về thời gian và kiến thức, tác giả cố gắng thu thập, nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ các nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã thực hiện về một số nội dung có liên quan đến hướng nghiên cứu của luận văn, qua đó xác định khe hở nghiên cứu để làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung và mục tiêu nghiên cứu của luận văn. 1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài Sau khi xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1856, BCKT đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, có nhiều sự biến đổi và ngày càng được hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội đối với BCKT. Và trong mỗi giai đoạn như vậy thì đã có những nghiên cứu của các tác giả trên thế giới được thực hiện nhằm tìm hiểu có tồn tại hay không khoảng cách thông tin trên BCKT đối với từng dạng BCKT trong mỗi giai đoạn. Mặc dù BCKT ở giai đoạn sau phát triển hoàn thiện hơn BCKT giai đoạn trước nhưng kết quả các nghiên cứu cho thấy vẫn còn tồn tại khoảng cách thông tin trên các báo cáo ở từng giai đoạn. 1.1.1 Các nghiên cứu về khoảng cách thông tin trên BCKT dạng ngắn Năm 1974, AICPA chỉ định Ủy ban Cohen điều tra xem có khoảng cách mong đợi tồn tại ở Hoa Kỳ hay không (AICPA 1978). Ủy ban kết luận rằng một khoảng cách như vậy đã tồn tại và xác định một số thiếu sót có thể có trong các BCKT dạng ngắn. Đặc biệt, Ủy ban kết luận rằng báo cáo tạo ra sự nhầm lẫn về trách nhiệm của nhà quản lý và KTV, nó đã không làm rõ các mục tiêu cơ bản và hạn chế của việc kiểm toán (ví dụ, người sử dụng đánh đồng các BCKT với sự lành mạnh về tài chính), và nó sử dụng các thuật ngữ dễ dàng bị hiểu sai (ví dụ “trình bày hợp lý”). Ủy ban kêu gọi BCKT cần được cải thiện và thay đổi hoặc xóa bỏ đi những thuật ngữ khó hiểu.
  16. 7 Sau điều tra của Ủy ban Cohen, hàng loạt các nghiên cứu của những tác giả khác cũng đã được thực hiện, trong đó nổi bật là những nghiên cứu sau: Vào năm 1983 tại Hoa kỳ, Bailey và cộng sự đã kiểm tra sự khác biệt trong nhận thức về các thông điệp truyền tải trên BCKT khi thay đổi từ ngữ diễn giải trên báo cáo và những người đọc có mức độ hiểu biết khác nhau. Họ phát hiện ra rằng những thay đổi từ ngữ đã tạo sự khác biệt trong nhận thức về những thông điệp trên BCKT. Đồng thời họ cũng phát hiện ra rằng người dùng có nhiều kiến thức về kiểm toán đặt ít trách nhiệm hơn cho KTV so với người dùng có ít kiến thức. Low (1984) đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với nhóm KTV và các nhà phân tích để tìm hiểu nhận thức của họ về tầm quan trọng của BCKT chấp nhận toàn phần. Cả KTV và các nhà phân tích tài chính tin rằng các BCKT cung cấp ít thông tin về sự ổn định tài chính của công ty. Cả hai nhóm có quan điểm khác nhau về độ tin cậy và chính xác của các thông tin tài chính được trình bày trong BCTC được kiểm toán. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy liên quan đến mức độ mà KTV phát hiện ra các gian lận trọng yếu. Cả hai nhóm đều đồng ý rằng KTV không cung cấp thông tin về hiệu quả quản lý. Dựa trên những kết quả này, tác giả cho rằng các BCKT dạng ngắn nên được thay thế bằng một báo cáo dạng dài nhằm cung cấp cho người sử dụng nhiều thông tin hơn về bản chất và mục đích của kiểm toán. McEnroe và Martens (2001) so sánh nhận thức của các KTV và các nhà đầu tư về trách nhiệm của KTV liên quan đến các mức độ khác nhau về chức năng chứng thực của kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy so với KTV, nhà đầu tư có những kỳ vọng cao hơn cho các khía cạnh bảo đảm của kiểm toán trong các lĩnh vực khác nhau sau: + Mỗi khoản mục quan trọng đối với các nhà đầu tư và các chủ nợ đã được báo cáo hay trình bày trong các BCTC. + Các KTV đã thực hiện chức năng "cơ quan giám sát của công chúng" cho các chủ nợ, các cổ đông của công ty được kiểm toán. + Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty đã được kiểm toán có hiệu quả. + Các BCTC không còn có sai sót do gian lận của nhà quản lý.
  17. 8 + Các BCTC không còn có sai sót nhằm che giấu hành vi gian lận của nhân viên. + Không có hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện bởi công ty được kiểm toán. Best và cộng sự (2001) kiểm tra mức độ khoảng cách thông tin tồn tại dưới hình thức BCKT dạng ngắn ở Singapore bằng cách xem xét sự khác biệt giữa sự mong đợi của người sử dụng BCKT (nhân viên ngân hàng và nhà đầu tư) và nhận thức của KTV về vai trò của kiểm toán. Các kết quả của nghiên cứu này tìm thấy một khoảng cách thông tin tồn tại và đặc biệt là liên quan đến mức độ và bản chất của trách nhiệm KTV, cụ thể ở những vấn đề sau: + KTV có trách nhiệm phát hiện tất cả gian lận. + KTV chịu trách nhiệm duy trì sổ sách kế toán. + KTV chịu trách nhiệm trong việc ngăn ngừa hành vi gian lận. + KTV thực hiện đánh giá trong việc lựa chọn thủ tục kiểm toán. + KTV chịu trách nhiệm về tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB. + KTV đồng ý với các chính sách kế toán được sử dụng trong BCTC. + BCTC phản ánh trung thực và hợp lý. + Đơn vị không có gian lận. + BCTC đã được kiểm toán là hữu ích trong việc giám sát hoạt động của đơn vị. Tóm lại, kết quả các nghiên cứu trên cho thấy có một khoảng cách thông tin tồn tại mạnh mẽ trên BCKT dạng ngắn, nguyên nhân là do những khác biệt trong nhận thức giữa KTV so với người sử dụng BCKT về các từ ngữ được sử dụng trên báo cáo, trách nhiệm của KTV và về vai trò, chức năng của kiểm toán. Các nghiên cứu đề xuất giải pháp thu hẹp khoảng cách này bằng việc thay đổi BCKT dạng ngắn sang báo cáo dạng dài, trong đó hạn chế việc sử dụng các thuật ngữ gây khó hiểu (như “trình bày hợp lý”,…) và có đoạn mô tả rõ bản chất, vai trò và chức năng của kiểm toán.
  18. 9 1.1.2 Các nghiên cứu về khoảng cách thông tin trên BCKT theo SAS 58 Để đáp ứng lại đề nghị của Ủy ban Cohen về việc cải thiện BCKT hiện có, năm 1988, AICPA đã ban hành SAS 58 – “Reporting on Audited Financial Statements” (“Báo cáo về báo cáo tài chính đã được kiểm toán”) quy định một BCKT dạng dài gồm ba đoạn, bao gồm một đoạn giới thiệu rõ ràng đặt ra trách nhiệm tương đối của nhà quản lý và KTV, cũng như đoạn phạm vi mô tả bản chất và hạn chế của kiểm toán, và đoạn trình bày ý kiến kiểm toán. Các nghiên cứu lại tiếp tục được thực hiện nhằm đánh giá xem khoảng cách thông tin có còn tồn tại khi áp dụng BCKT chuẩn ba đoạn hay không. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù BCKT đã được thay đổi theo chiều hướng tiến bộ hơn nhưng khoảng cách thông tin vẫn còn tồn tại trên báo cáo. Kelly và Mohrweis (1989) đã kiểm tra tác động của BCKT chuẩn theo SAS 58 đến nhận thức của người sử dụng liên quan đến các thông điệp được chuyển tải bởi báo cáo này. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên các nhân viên ngân hàng và các nhà đầu tư, để kiểm tra xem những thay đổi trong cách diễn đạt của báo cáo có làm tăng tính dễ hiểu của nó và làm rõ mức độ trách nhiệm của KTV hay không. Kết quả cho thấy tính dễ hiểu của báo cáo tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, những thay đổi từ ngữ không làm thay đổi nhận thức của nhà đầu tư về mức độ trách nhiệm được cho là của KTV. Các nhân viên ngân hàng nhận thấy trách nhiệm của KTV theo BCKT mới là ít hơn so với BCKT dạng ngắn. Các nhân viên ngân hàng và các nhà đầu tư đọc báo cáo mới đồng ý rằng nhà quản lý chịu trách nhiệm trình bày và công bố thông tin trên BCTC. Hatherly và cộng sự (1991) đã tiến hành khảo sát 140 học viên MBA đến từ Đại học Edinburgh nhằm tìm hiểu liệu BCKT mới (BCKT chuẩn theo SAS 58) so với báo cáo hình thức ngắn được sử dụng ở Anh có giúp người đọc hiểu rõ hơn về kiểm toán và vai trò của KTV. Kết quả cung cấp bằng chứng rõ ràng về khả năng BCKT mới đã làm thay đổi nhận thức của người đọc, liên quan đến các vấn đề: KTV là trung thực và khách quan; KTV sử dụng các xét đoán; chính sách kế toán
  19. 10 doanh nghiệp sử dụng phù hợp; nhà quản lý chịu trách nhiệm đối với BCTC chứ không phải là KTV. Tuy nhiên, BCKT mới không làm thay đổi nhận thức người đọc ở một số lĩnh vực như: KTV hài lòng với BCTC của công ty; công ty không còn gian lận; KTV bổ sung thêm độ tin cậy cho BCTC; công ty được quản lý tốt và sổ sách kế toán thích hợp đã được lưu giữ. Miller và cộng sự (1993) so sánh nhận thức của cán bộ tín dụng ngân hàng liên quan đến BCKT mới (báo cáo chuẩn dạng ba đoạn theo SAS 58) và BCKT cũ (báo cáo dạng ngắn). Kết quả cho thấy BCKT mới đã cải thiện đáng kể giá trị truyền thông giữa KTV và người sử dụng BCKT. Các cán bộ tín dụng cho rằng BCKT mới dễ hiểu hơn, họ đã hiểu rõ hơn về trách nhiệm của KTV và nhà quản lý đối với BCTC. Mặc dù BCKT mới bao gồm một đoạn mô tả chi tiết về phạm vi và bản chất của việc kiểm toán nhưng nó gần như không có tác động đến nhận thức của các nhân viên tín dụng ngân hàng về phạm vi, bản chất và giới hạn kiểm toán. Ngoài ra, nhận thức sai lầm của người sử dụng vẫn còn tồn tại liên quan đến khả năng phát hiện các gian lận của KTV. Gray và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu để xác định những nhận thức và nhận thức sai lầm về BCKT chấp nhận toàn phần của 5 nhóm đối tượng có liên quan đến BCKT: nhóm soạn thảo BCTC (CFO), nhóm người sử dụng BCKT (các nhân viên ngân hàng, chuyên gia phân tích và những nhà đầu tư) và nhóm KTV độc lập. Kết quả của nghiên cứu cho thấy khoảng cách thông tin vẫn còn tồn tại trên BCKT, cụ thể: + Người sử dụng BCKT, người soạn thảo BCTC và cả KTV chưa nhận thức rõ các thông tin mà BCKT truyền đạt hoặc chưa nhận thức rõ mức độ đảm bảo (độ tin cậy) mà BCKT cung cấp. + Người sử dụng thường xuyên hiểu sai những thuật ngữ phổ biến trong BCKT như “đảm bảo hợp lý”, “mức trọng yếu” và “lấy mẫu”. + Người sử dụng BCTC đánh giá cao việc kiểm toán, nhưng không đọc hết toàn bộ BCKT. Thay vào đó, họ thường nhìn vào BCKT để kiểm tra xem KTV có cho ý
  20. 11 kiến chấp nhận toàn phần hay không và kiểm tra tên của công ty kiểm toán ký báo cáo. Asare và Wright (2012) tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá sự hiểu biết của KTV và 2 nhóm người người sử dụng (nhân viên tín dụng ngân hàng và nhà đầu tư) về các thông điệp được truyền tải trên BCKT chuẩn theo SAS 58, đồng thời đánh giá về mức độ đồng thuận của họ trong việc giải thích các thuật ngữ được sử dụng trong báo cáo. 154 đối tượng tham gia khảo sát (bao gồm 78 KTV, 43 nhà đầu tư và 33 nhân viên ngân hàng) được yêu cầu trả lời các câu hỏi sau: + Mức độ quan trọng của BCKT chuẩn trong việc ra quyết định (đầu tư/cho vay)? + Mức độ quan trọng của BCKT chuẩn trong việc đánh giá BCTC không có gian lận trọng yếu? + Mức độ đáng tin cậy mà BCKT chuẩn đưa ra về khả năng hoạt động liên tục của công ty? + Mức độ đáng tin cậy mà BCKT chuẩn đảm bảo công ty được quản lý tốt? + Mức độ đáng tin cậy mà BCKT chuẩn đảm bảo về khả năng đầu tư vào công ty là tốt? + Mức độ đáng tin cậy mà BCKT chuẩn đảm bảo về việc công ty sẽ đạt được các mục tiêu chiến lược? + Khả năng KTV có thể phát hiện ra các gian lận trọng yếu trên BCTC? Và tiếp theo là thu thập ý kiến của các nhóm người tham gia về hiểu biết của họ về các thuật ngữ được sử dụng trên BCKT, bao gồm: “sai sót trọng yếu”, “đảm bảo hợp lý”, “thử nghiệm cơ bản”, “ước tính quan trọng” và “trình bày hợp lý”. Kết quả cho thấy so với KTV, người sử dụng xem xét BCKT là quan trọng hơn trong việc đánh giá rủi ro gian lận ngay cả khi họ đánh giá một khả năng thấp hơn mà KTV đã phát hiện gian lận. Hơn nữa, BCKT giúp người sử dụng có được một sự tin tưởng cao hơn trong việc quản lý của công ty, tính hợp lý của các khoản đầu tư và hoàn thành các mục tiêu chiến lược hơn KTV. Ngoài ra trong một số trường hợp, KTV, các nhân viên ngân hàng và các nhà đầu tư có cách hiểu khác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2