intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu là: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả của kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN, hướng đến chặt chẽ, hợp lý, chính xác, đúng qui định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------------------------------------------------ ĐẶNG VĂN THỊNH KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN MỘC HÓA TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Long An, tháng 8 năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------- ĐẶNG VĂN THỊNH ĐẶNG VĂN THỊNH KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN MỘC HÓA TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng NĂM 2019 Long An,tháng 8 năm 2019
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN --------------------------------------------------------------------- ĐẶNG VĂN THỊNH KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN MỘC HÓA TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Ngọc Trung Long An, tháng 8 năm 2019
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Tác giả Đặng Văn Thịnh
  5. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn TS. Phan Ngọc Trung đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các anh, chị tại Kho Bạc Nhà nước huyện Mộc Hóa đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn cũng như đã giúp tác giả thu thập, thống kê số liệu tài liệu phục vụ nghiên cứu này. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong Trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này. Trân trọng ! Tác giả Đặng Văn Thịnh
  6. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam nói chung và Kho bạc Nhà Nước huyện Mộc Hóa nói riêng là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả ngân sách nhà nước. Đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và Ngân sách Nhà nước nói riêng, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước ta khi hội nhập với nền kinh tế thế giới. Luận văn đi sâu nghiên cứu kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa để phân tích thực trạng, xác định những hạn chế ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở những hạn chế đã được chỉ ra, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, trở ngại đó. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp thiết thực như: Nâng cao chất lượng xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước; Hoàn thiện quy trình giao dịch “một cửa’’; Đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa công nghệ thông tin; Giải pháp tăng cường quy trình thanh toán không dùng tiền mặt ; Thống nhất đầu mối Kiểm soát chi ” Nâng cao hơn nữa chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Để từ đó, tăng cường công việc kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng ngân nhà nước, đồng thời phù hợp xu thế hội nhập quốc tế.
  7. iv ABSTRACT The solution to increase state budget control through the State Treasury in general and the State Treasury of Moc Hoa District in particular is one of the most important and important issues that contribute to the correct use. The purpose, thrift, efficiency and efficiency of the state budget. At the same time, financial health, transparency, democracy in the use of national financial resources in general and the State budget in particular, meet the needs of the renovation process. The financial policy of our country when integrating into the world economy. The dissertation will focus on the regular control of state budget expenditures through the State Treasury of Moc Hoa District to analyze the current situation and identify constraints affecting the control of state budget expenditures. . On the basis of the limitations indicated, the reasons for such constraints and obstacles, the thesis has proposed some practical solutions such as improving the quality of construction work budget country; Complete the one-stop transaction process; Speeding up the modernization of information technology; To improve the control of state budget expenditure through the State Treasury of Moc Hoa District; Solutions to enhance non-cash payment process; To unify the expenditure control mechanism. "To further improve the regime, criteria and norms. From then on, to strengthen the control over state budget expenditures through the State Treasury in the direction of efficiency, meeting the requirements of administrative reform in the field of state budget management, creating the most favorable conditions for using state budget as well as suitable for international integration.
  8. v MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ........................................................... ix DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................x DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ...................................................................... xi PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1.Sự cần thiết của đề tài:...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................1 3. Đối tượng nghiên cứu: ..........................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2 5. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................2 6. Những đóng góp mới của luận văn ......................................................................2 7.Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................2 8.Tổng quan các công trình nghiên cứu trước . .....................................................3 9- Kết cấu luận văn ..................................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC .................................4 1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước ..................................................................4 1.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nước ...............................................................4 1.1.2 Kết cấu ngân sách nhà nước........................................................................5 1.1.3 Các cấp ngân sách nhà nước .......................................................................5 1.2 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước .........................................................5 1.2.1 Khái quát và đặc điểm về chi thường xuyên ngân sách nhà nước ...............5
  9. vi 1.2.2 Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước ........................................6 1.3. Hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam ........................................................7 1.3.1. Khái niệm Kho bạc Nhà nước .....................................................................7 1.3.2. Vai trò của Kho bạc Nhà nước ....................................................................7 1.3.3 Khái niệm về kiểm soát chi ngân sách nhà nước .........................................8 1.3.4 Đặc điểm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước ........................8 1.3.5 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. ..............................................................................................................9 1.3.6 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước .....................11 1.3.7 Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước ..................13 1.4 Hiệu quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước .....16 1.4.1 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả .........................................................................16 1.4.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước...............................................................................................17 1.4.3 Các yếu tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước .............................................................................................................................18 1.5 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp Huyện ...............................................................................................................................19 1.5.1 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước Cần Giuộc Long An ....................................................................................................19 1.5.2 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước Tân Hồng Đồng Tháp ...........................................................................................................19 Kết luận chương 1 ...................................................................................................22 CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN MỘC HÓA TỈNH LONG AN ................................................................................................................23 2.1 Khái quát về Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Móa Tỉnh Long An ...........23
  10. vii 2.1.1 Giới thiệu chung về Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An .............................23 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An .............................................................................................................................23 2.2 Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An ................................................................24 2.3 Thực trạng nội dung và quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An ...............25 2.3.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An .........................................................25 2.3.2 Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An .........................................................31 2.3.3 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho Bạc Nhà Nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An ........................................................36 2.4 Đánh giá hoạt động kiểm soát, hiệu quả trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An ..............................................................................................................52 2.4.1. Một số kết quả đạt được trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An ...........................52 2.4.2. Những hạn chế, trở ngại trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An ...........................52 2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An ...53 Kết luận chương 2 ...................................................................................................55 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN MỘC HÓA TỈNH LONG AN.................................................................56 3.1 Định hướng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An .................................................56
  11. viii 3.1.1 Định hướng tăng cường kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Việt Nam và Kho Bạc Nhà Nước Tỉnh Long An ......................................56 3.1.2 Mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An .........................................................56 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An ........................................................57 3.2.1. Tuân thủ qui trình kiểm soát chi một cách nghiêm túc. ............................57 3.2.2 Tăng cường kiểm soát chi nội bộ và cải cách bộ máy hành chính. ..........58 3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. .......................................................58 3.2.4. Tăng cường phối hợp với cơ quan Tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách. .....................................................................................................................59 3.3 Một số kiến nghị.............................................................................................59 3.3.1 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Tỉnh Long An ......................................59 3.3.2 Kiến nghị với Ủy Ban Nhân dân Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An ............60 Kết luận chương 3 ...................................................................................................60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................62
  12. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CCHC Cải cách hành chính 2 BTC Bộ Tài Chính 3 ĐVQHNS Đơn vị quan hệ ngân sách 4 KBNN Kho Bạc Nhà Nước 5 KSC Kiểm soát chi 6 NSNN Ngân sách Nhà Nước Chương trình Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN( (Viết tắt của 6 từ tiếng Anh “Treasury And 7 TABMIS Budget Management Information System”) 8 UBND Uỷ Ban Nhân Dân
  13. x DANH MỤC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG TRANG Báo cáo chi thường xuyên NSNN qua Bảng 2.1 KBNN Huyện Mộc Hóa giai đoạn 2016 - 33 2018 Báo cáo chi thường xuyên theo nhóm mục Bảng 2.2 34 chi giai đoạn 2016-2018 Báo cáo thanh toán cá nhân từ ngân sách Bảng 2.3 37 thường xuyên 2016-2018 Báo cáo chi hàng hóa dịch vụ phục vụ Bảng 2.4 chuyên môn từ ngân sách thường xuyên 39 2016-2018 Báo cáo các khoản chi mua sắm từ ngân Bảng 2.5 41 sách thường xuyên 2016-2018 Báo cáo chi khác từ ngân sách thường Bảng 2.6 43 xuyên 2016-2018 Báo cáo chi thường xuyên theo lĩnh vực Bảng 2.7 45 kinh tế 2016-2018 Chi tiết kết quả công việc kiểm soát chi Bảng 2.8 thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước Huyện 49 Mộc Hóa từ năm 2016-2018
  14. xi DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TRANG Sơ đồ tổ chức KBNN Huyện Hình 2.1 23 Mộc Hóa Tỉnh Long An Quy trình KSC chi thường xuyên Hình 2.2 26 “ một cửa” NSNN
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Sự cần thiết của đề tài: Chi ngân sách Nhà nước là một công cụ quan trọng của chính sách tài chính quốc gia có tác động rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Chi ngân sách bao gồm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi trả nợ Chính phủ vay. Trong đó chi thường xuyên giữ vai trò thúc đẩy toàn bộ guồng máy xã hội hoạt động trơn tru. Với ý nghĩa đó, hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước (NSNN) qua Kho Bạc Nhà nước ( KBNN) nói chung và Huyện Mộc Hóa nói riêng có những chuyển biến tích cực, cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN đã ngày một chặt chẽ, đúng mục đích, đúng đối tượng. Tuy nhiên trong chi thường xuyên trong nhiều năm qua đối với chi NSNN các cấp vẫn còn tình trạng tham nhũng, lãng phí, chi sai chế độ, định mức. Bên cạnh đó, Giao dịch viên của cơ quan Kho bạc cũng còn một số hạn chế về trình độ chuyên môn và văn bản hướng dẫn kiểm soát chi chưa đồng bộ. Việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN theo quy định và đúng đối tượng luôn là đòi hỏi cấp thiết. Đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài: “ Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An”, thực hiện viết luận văn Thạc sĩ Kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An trong thời gian tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước. - Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả của kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN, hướng đến chặt chẽ, hợp lý, chính xác, đúng qui định.
  16. 2 3. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: Phạm vi nghiên cứu tại Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An 4.2 Phạm vi về thời gian: Thời gian từ năm 2016 – 2018. 4.3 Thời gian nghiên cứu : Từ tháng 12/2018 đến tháng 6/2019 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An như thế nào? - Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An hiện nay và những năm tới? 6. Những đóng góp mới của luận văn 6.1 Đóng góp về phương diện khoa học Hệ thống hóa lý luận về kiểm soát chi thường xuyên và nâng cao hiệu quả chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp. 6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn Luận văn là tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên thuộc nhóm ngành kinh tế và những ai quan tâm đến lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên NSNN quan KBNN Huyện. 7.Phương pháp nghiên cứu : Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính, thông qua các phương pháp đặc thù: - Phương pháp thu thập thông tin : sơ cấp, thứ cấp. - Phương pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế. - Phương pháp tổng hợp, đối chiếu để đánh giá kết quả. - Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp hữu ích.
  17. 3 8.Tổng quan các công trình nghiên cứu trước . Qua nghiên cứu chưa đầy đủ tác giả sưu tập được các công trình nghiên cứu sau: (1) Luận văn Thạc sỹ kinh tế: “Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Châu Thành Long An” năm 2016 của tác giả Hồ Quyết Thắng, tại trường Đại học Maketing, TP. Hồ Chí Minh. (2) Luận văn Thạc sỹ kinh tế: “ Hoàn thiện kiểm soát chi NSNN tại KBNN huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” năm 2015 của tác giả Nguyễn Phương Anh, tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. (3) Luận văn Thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Tân Trụ.” năm 2016 của tác giả Phạm Văn Ràng của trường Đại học Maketing TP. Hồ Chí Minh. Những luận văn Thạc sỹ kinh tế tác giả thu thập được liên quan đến đề tài lựa chọn nghiên cứu, cho thấy sự khác biệt và không trùng lắp vì khác nhau về không gian và thời gian( tại Tỉnh Long An hiện nay chưa có đề tài hay công trình nghiên cứu nào về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Huyện Mộc Hóa Tỉnh Long An). Mặt khác, tác giả có kế thừa khung lý thuyết cũng như những bài học kinh nghiệm và tìm ra những khe hở từ các công trình nghiên cứu đã công bố về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. 9- Kết cấu luận văn Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước Chương 2 :Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa ,Tỉnh Long An. Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước Huyện Mộc Hóa, Tỉnh Long An.
  18. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước 1.1.1 Khái niệm về ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 1.1.1.1 . Thu ngân sách nhà nước bao gồm: a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; c) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 1.1.1.2 Chi ngân sách nhà nước bao gồm: a) Chi đầu tư phát triển; b) Chi dự trữ quốc gia; c) Chi thường xuyên; d) Chi trả nợ lãi; đ) Chi viện trợ; e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 1.1.1.3 Cân đối ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.
  19. 5 1.1.2 Kết cấu ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. a) Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. b) Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương; là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. 1.1.3 Các cấp ngân sách nhà nước Gồm 4 cấp ngân sách: - Cấp 1: Ngân sách trung ương - Cấp 2: Ngân sách tỉnh - Cấp 3: Ngân sách huyện - Cấp 4: Ngân sách xã 1.2 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước 1.2.1 Khái quát và đặc điểm về chi thường xuyên ngân sách nhà nước 1.2.1.1 Khái quát về chi thường xuyên ngân sách nhà nước Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 1.2.1.2 Đặc điểm về chi thường xuyên ngân sách nhà nước Chi thường xuyên ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi; có hồ sơ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật hiện hành và đáp ứng điều kiện : Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ.
  20. 6 1.2.2 Nội dung chi thường xuyên ngân sách nhà nước Nội dung chi thường xuyên NSNN được phân biệt theo lĩnh vực chi, đối tượng chi và tính chất chi cụ thể như sau: Theo lĩnh vực chi trả, chi thường xuyên NSNN bao gồm 12 nội dung chi theo luật định, cụ thể như sau : - Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; - Sự nghiệp khoa học và công nghệ; - Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý; - Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; - Sự nghiệp văn hoá thông tin; - Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; - Sự nghiệp thể dục thể thao; - Sự nghiệp bảo vệ môi trường; - Các hoạt động kinh tế; - Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; - Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; - Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Theo đối tượng chi trả, chi thường xuyên NSNN bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính – sự nghiệp như : tiền lương, tiền công, phụ cấp, phúc lợi tập thể , y tế, vệ sinh, học bổng cho học sinh và sinh viên… - Các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ tại các cơ quan Nhà nước như : văn phòng phẩm, sách báo, dịch vụ viễn thông và thông tin, điện, nước, công tác phí chi phí hội nghị … - Các khoản chi hỗ trợ và bổ sung nhằm thực hiện các chính sách xã hội hay thực hiện điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2