Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa cán cân bên ngoài và cán cân ngân sách chính phủ, nghiên cứu trường hợp các nước Đông Nam Á
lượt xem 6
download
Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa cán cân thương mại và cán cân ngân sách để biết được vai trò của yếu tố thu nhập và chuyển giao ròng trong tai khoản vãng lai thông qua việc so sánh kết quả mối quan hệ nhân quả giữa tài khoản vãng lai và cán cân ngân sách chính phủ có khác với mối quan hệ nhân quả giữa cán cân thương mại và cán cân ngân sách chính phủ hay không.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa cán cân bên ngoài và cán cân ngân sách chính phủ, nghiên cứu trường hợp các nước Đông Nam Á
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------- TRỊNH THỊ THẢO MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HCM – Năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------- TRỊNH THỊ THẢO MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁN CÂN BÊN NGOÀI VÀ CÁN CÂN NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ: NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành: Tài chính –Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH TP.HCM – Năm 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Mối quan hệ giữa cán cân bên ngoài và cán cân ngân sách chính phủ, nghiên cứu trường hợp các nước Đông Nam Á” do chính tôi thực hiện nghiên cứu và được sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Sử Đình Thành. Luận văn là kết quả nghiên cứu từ nhiều tài liệu, không sao chép từ bất kỳ bài nghiên cứu nào. Các số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ các nguồn hợp pháp và đáng tin cậy. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung mà tôi đã trình bày trong luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, Ngày 19 tháng 10 năm 2016 Trịnh Thị Thảo
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH Tóm tắt ...................................................................................................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU. ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................ 2 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu: .............................................. 3 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3 5. Cấu tr c bài nghiên cứu .............................................................................. 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY .. 5 1.1 Cán cân ngân sách, tài khoản vãng lai, cán cân thương mại .................. 5 1.1.1 Cán cân ngân sách chính phủ (GB) ..................................................... 5 1.2.2 Tài khoản vãng lai (CA): ..................................................................... 9 1.2.3 Cán cân thương mại (TB) .................................................................: 11 1.2 Lý thuyết mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai .. 12 1.2.1 Lý thuyết thâm hụt kép (thâm hụt ngân sách kéo theo thâm hụt tài khoản vãng lai) ......................................................................................................... 12 1.2.1.1 Mô hình Mundell-Fleming........................................................... 13 1.2.1.2 Lý thuyết của Keynes .................................................................. 16 1.2.2 Lý thuyết cân bằng của Ricardo ......................................................... 19
- 1.3 Kết quả các nghiên cứu trước đây ........................................................ 21 1.3.1 Trường hợp 1: thâm hụt ngân sách kéo theo thâm hụt tài khoản vãng lai (BD ->CAD)........................................................................................................ 22 1.3.2 Trường hợp 2: Không có mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai (BD X CAD) ............................................................... 24 1.3.3 Trường hợp 3: Quan hệ nhân quả một chiều chạy từ thâm hụt tài khoản vãng lai đến thâm hụt ngân sách (CAD->BD) .............................................. 26 1.3.4 Trường hợp 4: Các nghiên cứu cho kết quả có mối quan hệ hai chiều thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách (CAD BD) ......................... 29 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 32 2.1 Phương pháp kiểm định nhân quả Granger ............................................. 32 2.2 Phương pháp nhân quả Granger sử dụng kỹ thuật Toda-Yamamoto:...... 35 CHƢƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................... 38 3.1 Mô tả dữ liệu ........................................................................................... 38 3.1.1 Mô tả mẫu : ....................................................................................... 38 3.1.2 Dữ liệu : ............................................................................................. 38 3.2 Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 38 3.2.1 Phân tích thống kê mô tả ................................................................... 39 3.2.2 Thống kê phân tích ............................................................................ 41 3.2.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị Unit root test ........................................ 41 3.2.2.2 Độ trễ tối đa cho mô hình .............................................................. 46 3.2.2.3 Kiểm định nhân quả GRANGER test t ......................................... 47 3.2.2.4 Kiểm định tính ổn định mô hình .................................................... 48 3.2.2.5 Kiểm định nhân quả bằng phương pháp Toda – Yamamoto ......... 53 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH… ................................ 55
- 4.1 Kết luận ................................................................................................... 55 4.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích tiếng Anh Giải thích tiếng Việt BD Budget Deficit Thâm hụt ngân sách CAD Current account Deficit Thâm hụt tài khoản vãng lai GB Budget balance Cán cân ngân sách CA Current account Tài khoản vãng lai TB Trade balance Cán cân thương mại Ricardian Equivalence Lý thuyết cân bằng của REH Hypothesis Ricardian TDH Twin Deficit Hypothesis Lý thuyết thâm hụt kép Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển OECD Cooperation and Development kinh tế VAR Vector Autor Regressive Mô hình tự hồi quy véctơ VECM Vector Error Correction Model Mô hình vetor hiệu chỉnh sai số MWALD Modifide wald Wald có hiệu chỉnh
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình .............................. 40 Bảng 3.2: Kiểm định tính dừng Unit root tests ............................................ 41 Bảng 3.3: Tóm tắt độ trễ tối đa cho mô hình ............................................... 46 Bảng 3.4: Kiểm định nhân quả Granger test ................................................ 47 Bảng 3.5: Kiểm định quan hệ Toda-Yamamoto .......................................... 53 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tác động của chính sách trong cơ chế tỷ giá cố định .................. 15 Hình 1.2: Tác động của chính sách trong cơ chế tỷ giá linh hoạt ................ 16 Hình 1.3: Bốn mối quan hệ có thể xảy ra giữa tài khoản vãng lai và cán cân ngân sách ...................................................................................................... 21 Hình 3.1: Xu hướng biến động của GB, CA và TB từng quốc gia .............. 39 Hình 3.2: Kiểm định độ ổn định mô hình Toda – Yamamoto (1995) ......... 52
- 1 TÓM TẮT Nghiên cứu này nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa cán cân bên ngoài (tài khoản vãng lai, cán cân thương mại) và cán cân ngân sách Chính phủ cho 9 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á giai đoan từ năm 1996 đến năm 2015. Phân tích này được thực hiện bằng cách sử dụng hai phương pháp: kiểm định Granger truyền thống và phương pháp Granger được phát triển bởi Toda-Yamamoto. Kiểm định nhân quả Granger truyền thống: hầu hết các nước không có mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai hay cán cân thương mại trừ Singapore cho thấy có mối quan hệ một chiều từ cán cân ngân sách đến tài khoản vãng lai, giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại Kiểm định nhân quả Granger được phát triển bởi Toda-Yamamoto: kết quả có sự khác biệt so với phương pháp kiểm định nhân quả Granger truyền thống. Có tới 8/9 nước có mối quan hệ nhân quả giữa GB và CA và bằng chứng thực nghiệm cho thấy cả 9 nước có mối quan hệ nhân quả giữa GB và TB.
- 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiện tại, lý thuyết về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai có hai trường phái trái ngược nhau. Lý thuyết thâm hụt kép cho rằng có mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai, cụ thể là thâm hụt ngân sách kéo theo thâm hụt tài khoản vãng lai. Lý thuyết hiệu ứng cân bằng của Ricardo trái ngược lại với lý thuyết thâm hụt kép khi lý giải thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai không có mối liên quan với nhau. Bên cạnh đó, kết quả nhiều nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này ở các nước, khu vực khác nhau đã được thực hiện bởi các tác giả nổi tiếng có kết quả khác nhau dẫn đến việc hoài nghi về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cân đối bên ngoài (tài khoản vãng lai hay cán cân thương mại). Cụ thể có 4 kết quả về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai: thâm hụt ngân sách kéo theo thâm hụt tài khoản vãng lai, thâm hụt tài khoản vãng lai gây ra thêm hụt ngân sách, mối quan hê qua lại giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai và kết quả cuối cùng là không có mối quan hệ giữa hai loại thâm hụt này. Nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm cho các nghiên cứu hiện tại: + Thứ nhất: nghiên cứu này thực hiện ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. + Thứ hai: nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại (hầu hết các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai). + Thứ ba: nghiên cứu sử dụng kiểm định Toda-Yamamoto (T-Y) để kiểm tra mối quan hệ nhân quả. Phương pháp này là tối thiểu hóa các rủi ro liên quan đến việc nhận diện sai bậc kết hợp của các biến bằng cách tăng độ trễ k lên k+dmax với dmax là số bậc đồng liên kết. Điểm khác của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trƣớc đây là việc sử dụng kiểm định Toda-Yamamoto (T-Y) để kiểm tra mối quan hệ nhân quả
- 3 không chỉ giữa giữa thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai mà còn kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại cho 9 nước Đông Nam Á. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: * Mục tiêu: + Tác giả đưa ra các gợi ý chính sách tương ứng với các kết quả được tìm thấy của nghiên cứu về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cân đối bên ngoài (cân đối tài khoản vãng lai hoặc cân đối thương mại). + Bên cạnh đó, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa cán cân thương mại và cán cân ngân sách để biết được vai trò của yếu tố thu nhập và chuyển giao ròng trong tai khoản vãng lai thông qua việc so sánh kết quả mối quan hệ nhân quả giữa tài khoản vãng lai và cán cân ngân sách chính phủ có khác với mối quan hệ nhân quả giữa cán cân thương mại và cán cân ngân sách chính phủ hay không? *Câu hỏi nghiên cứu: Tài khoản vãng lai và cán cân ngân sách có mối quan hệ với nhau không? Cán cân thương mại và cán cân ngân sách có mối quan hệ với nhau không? 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài phân tích này sử dụng hai phương pháp: phương pháp kiểm định Granger truyền thống và phương pháp tiếp cận phát triển bởi TodaYamamoto. Kết quả cho thấy có sự khác nhau trong việc sử dụng cả hai phương pháp tiếp cận. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa cán cân bên ngoài (tài khoản vãng lai hay cán cân thương mại) và cán cân ngân sách Chính phủ. * Không gian, thời gian:
- 4 Dữ liệu nghiên cứu từ 1996 đến năm 2015 tại các nước Đông Nam Á (Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei, Cambodia, Việt Nam, Thái Lan và Lào). 5. C u tr c ài nghiên cứu Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 4 chương: Chương 1: Trình bày cơ sở lý thuyết và kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chương 2: Đưa ra mô hình và giới thiệu về phương pháp được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ nhân quả. Chương 3: Mô tả số liệu và kết quả nghiên cứu. So sánh kết quả tìm thấy khi sử dụng hai phương pháp kiểm định khác nhau. Chương 4: Kết luận, đưa ra những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 1.1 Cán cân ngân sách, tài khoản vãng lai, cán cân thƣơng mại 1.1.1 Cán cân ngân sách chính phủ (GB) Cán cân ngân sách gồm 2 thành phần: thu ngân sách và chi ngân sách *Thu ngân sách: Thu ngân sách của chính phủ từ các nguồn sau: - Thuế: gồm các loại thuế gián thu và thuế trực thu. Đây là nguốn thu chính, lớn và ổn định của ngân sách quốc gia - Phí và lệ phí - Các khoản nhận viện trợ từ nước ngoài - Ngoài ra để tiện hạch toán, người ta quy ước xem các khoản vay trong nước và vay nước ngoài của chính phủ là bộ phận của tổng thu ngân sách. Trong các nguồn thu vừa nêu, thì nguồn thu quan trọng, ổn định và lớn nhất của ngân sách chính phủ là nguồn thu từ thuế. Ba bộ phận còn lại tương đối nhỏ và không ổn định; nên để đơn giản trong phân tích, ta coi như nguồn thu ngân sách là thuế. *Chi ngân sách Chi ngân sách của chính phủ được chia làm hai loại: (1) Chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ (G): Trong chi tiêu g gồm hai bộ phận; + Chi tiêu thường xuyên của chính phủ (Cg) gồm tiền trả lương cho cán bộ công nhân viên chức, chi mua văn phòng phẩm, điện, nước… trong khu vực công + Chi đầu tư của chính phủ (Ig) là lượng tiền chính phủ chi ra để xây dựng cơ sở hạ tầng như: trường học, bệnh viện, đường xá, bến cảng, sân bay…
- 6 (2) Chi chuyển nhượng (Tr): là khoản tiền chính phủ chi cho một đối tượng nào đó mà không cần có hàng hóa và dịch vụ tương ứng, gồm chi trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp cho người già và người khuyết tật, trợ cấp học bổng *Tình hình ngân sách chính phủ Khi so sánh giữa thu và chi ngân sách, sẽ cho ta biết tình trạng ngân sách của chính phủ: ba trường hợp có thể xảy ra - Khi thu ngân sách lớn hơn chi ngân sách: T> G -> T-G>0: Ngân sách thặng dư. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do nhà nước đã huy động nguồn lực quá mức cần thiết, hoặc nhà nước đã không xây dựng được chương trình chi tiêu tương ứng với khả năng tạo nguồn thu; nhưng cũng có thể là do nền kinh tế đang rất thịnh vượng, thu ngân sách nhà nước dồi dào và nhà nước chủ ý sắp xếp thặng dư ngân sách nhà nước cho những tài khóa tiếp theo. - Khi thu ngân sách nhỏ hơn chi ngân sách: T< G -> T-G
- 7 tương đối chứ không tuyệt đối, luôn ở trạng thái vận động, cân bằng và không cân bằng chuyển hóa lẫn nhau, Nói cách khác, bên cạnh xem xét theo từng tài khóa, việc xem xét cân đối ngân sách nhà nước trong cả một chu kỳ là hết sức cần thiết; mặt khác, nếu mức bội chi ở trong phạm vi kiểm soát được và tình trạng đó đảm bảo cho ngân sách nhà nước thực hiện được các vai trò vốn có của nó, thì bội chi trong trường hợp này là cần thiết, chủ động. Khi thu ngân sách ằng chi ngân sách: T= G -> T-G=0: Ngân sách cân bằng, nghĩa là nguồn thu huy động vừa đủ trang trải nhu cầu chi tiêu. Chính sách tài khóa Chính sách tài khóa có thể hiểu là các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát. Như vậy, việc thực thi chính sách tài khóa sẽ do chính phủ thực hiện liên quan đến những thay đổi trong các chính sách thuế hoặc/và chi tiêu chính phủ. Cần phải lưu ý rằng, chỉ chính quyền trung ương (chính phủ) mới có quyền và chức năng thực thi chính sách tài khóa, còn chính quyền địa phương không có chức năng này. Đây cũng chính là một trong những yếu tố gi p phân biệt giữa một chính sách tài khóa với một chính sách chi tiêu thuộc phạm vi ngân sách theo phân cấp của chính quyền địa phương. Chính sách tài khóa thường gắn liền với trường phái Keynes, theo tên nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes. Những nghiên cứu chính của ông như “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” đã ảnh hưởng đến những tư tưởng mới lý giải về cách thức nền kinh tế hoạt động và vẫn được nghiên cứu cho đến ngày nay. Hầu hết lý thuyết của ông được phát triển trong thời kỳ Đại khủng hoảng. Đến nay lý thuyết của Keynes đã được dùng cũng như bị vận dụng sai không ít lần, bởi nó khá phổ biến và chỉ áp dụng đặc thù để giảm ảnh hưởng trong thời kỳ suy thoái. Một cách ngắn gọn, học thuyết kinh tế trường phái Keynes dựa trên tư tưởng rằng sự chủ động từ chính phủ là cách duy nhất để chèo lái nền kinh tế. Điều này
- 8 ngụ ý rằng chính phủ nên sử dụng quyền hạn của mình để tăng tổng cầu bằng cách tăng chi tiêu và tạo ra môi trường lưu thông tiền tệ dễ dàng, từ đó kích thích nền kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và cuối cùng tăng thêm của cải trong xã hội. Phong trào dựa trên lý thuyết của Keynes cho rằng chính sách tiền tệ bản thân nó có những hạn chế trong việc giải quyết khủng hoảng tài chính, vì vậy đã tạo ra cuộc tranh luận giữa những nhà kinh tế theo trường phải Keynes và những người ủng hộ chính sách tiền tệ. Người ủng hộ chính sách tiền tệ như Milton Friedman và người theo trường phái “trọng cung” cho rằng những động thái đang diễn ra của chính phủ sẽ chẳng thể cứu vãn đất nước thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng khi mà mức GDP dưới trung bình ngày càng mở rộng, còn lãi suất thì bất ổn. Mục tiêu của chính sách tài khóa: ảm sự giao động của chu kỳ kinh doanh; ền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng. Chính sách tài khóa, trong ngắn hạn, điều tiết sản lượng thực tế, lạm phát, thất nghiệp nhằm ổn định kinh tế. Trong dài hạn, chính sách tài khóa điều chỉnh cơ cấu kinh tế và th c đẩy tăng trưởng lâu dài. Để thực thi chính sách tài khóa thì chính phủ sẽ cần phải sử dụng các công cụ của nó. Các công cụ của chính sách tài khóa bao gồm các công cụ về thuế, công cụ chi tiêu, và công cụ tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản, v.v... nhưng có thể chia ra làm hai loại thuế là thuế trực thu (direct taxes) và thuế gián thu (indirect taxes). Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của người dân, còn thuế gián thu là thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. Tương tự, các chính sách chi tiêu của chính phủ cũng hết sức đa dạng nhưng cũng có thể tạm chia thành hai phần chính là chi tiêu thường xuyên (như chi lương cho công chức, chi cho các hoạt động giáo dục, y tế, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng) và chi đầu tư phát triển (như chi xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội). Ngoài công cụ thuế và chi tiêu, các công cụ
- 9 tài trợ cho thâm hụt ngân sách hay tài trợ nợ của chính phủ (tạm gọi là nợ công) cũng là một phần của chính sách tài khóa. Tùy vào thực trạng của nền kinh tế, Chính phủ sẽ sử dụng các chính sách tài khóa khác nhau: +Chính sách tài khóa trung lập (neutral fiscal policy): là chính sách cân bằng ngân sách, tức chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được tài trợ từ nguồn thu của chính phủ và nhìn chung là có tác động trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế. + Chính sách tài khóa mở rộng (expansionary fiscal policy): là chi sách tăng cường chi tiêu của chính phủ và/hoặc giảm bớt nguồn thu thuế. Chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái. + Chính sách tài khóa thu hẹp (contractionary fiscal policy): là chính sách giảm bớt chi ngân sách hoặc/và tăng nguồn thu của chính phủ (tăng thuế). Chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế đang ở tình trạng lạm phát cao. 1.1.2 Tài khoản vãng lai (CA): Tài khoản vãng lai ghi chép mọi luồng thu nhập đi vào và đi ra khỏi quốc gia trong một thời kì nhất định, do mua bán hàng hóa và dịch vụ, thu nhập từ đầu tư và các khoản chuyển giao. Trong tài khoản vãng lai có 3 khoản mục: + Cán cân thương mại: là giá trị xuất khẩu ròng (NX), là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ NX = X-M + Thu nhập yếu tố ròng (NFFI): là chênh lệch giữa thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu (IFFI) và thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu (OFFI): NFFI=IFF-OFFI + Chuyển nhượng ròng (NTr): là chênh lệch giữa các khoản nhận viện trợ từ nước ngoài và các khoản viện trợ cho nước ngoài CA=NX+NFFI+NTr
- 10 Trong tài khoản vãng lai có NX chiếm tỉ trọng lớn, còn chuyển nhượng ròng và thu nhập yếu tố ròng chiếm tỉ trọng nhỏ. Trong mô hình giả định hai mục chuyển nhượng ròng và thu nhập yếu tố ròng bằng không (NFFI = 0, NTr = 0) nên: CA=X-M Các nhân tố ảnh hưởng tới tài khoản vãng lai: + Sản lượng quốc gia (Y) ảnh hưởng đến M. Khi Y tăng nhập khẩu sẽ tăng còn xuất khẩu gần như không bị ảnh hưởng + Tỉ giá hối đóa thực (er) ảnh hưởng tới cả X và M. Khi er tăng, sức cạnh tranh tăng do đó xuất khẩu tăng nhập khẩu giảm. Ngược lại, nếu er giảm sức cạnh tranh giảm, nên xuất khẩu sẽ giảm và nhập khẩu sẽ tăng. Khi thu nhập từ nước ngoài lớn hơn chi tiêu thanh toán cho nước ngoài, tài khoản vãng lai sẽ thặng dư, có tiết kiệm. Ngược lại, khi thu nhập từ nước ngoài nhỏ hơn chi tiêu thanh toán cho nước ngoài, tài khoản vãng lai bị thâm hụt, tiết kiệm âm; dẫn đến việc mua bán tài sản nước ngoài. Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai tốt hay xấu. Ở đây, nếu chỉ nhìn vào con số nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai thì chắc chắn sẽ không có câu trả lời rõ ràng. Câu trả lời tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô, cũng như phụ thuộc vào tình hình tài khoản vốn. Tuy nhiên, có một điểm cần nhấn mạnh là bản thân việc nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai vền nguyên tắc là không tốt và cũng không xấu. Nó chỉ xấu khi thâm hụt quá lớn và dẫn tới khủng hoảng cán cân thanh toán, mất giá đồng tiền. Để đưa ra một nhận xét về mức độ thâm hụt cán cân thương mại của một quốc gia là tốt hay xấu, ch ng ta cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể, không thể chỉ nhìn vào con số thâm hụt/thặng dư thương mại (hay thâm hụt/thặng du tài khoản vãng lai) để rồi cho rằng thâm hụt đó là xấu hay tốt. Tuy nhiên, dường như có một quan niệm phổ biến (không chỉ ở Việt Nam) là nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai là không tốt và thể hiện một nền kinh tế yếu kém và ngược lại xuất siêu và có thặng dư trên tài khoản vãng lai, thì quan niệm này cho rằng thặng dư thương mại là điều tốt và thể hiện một nền kinh tế có
- 11 khả năng cạnh tranh tốt. Mặc dù trong một số ít trường hợp, quan niệm như trên không phải là không đ ng, nhưng theo lý thuyết kinh tế thì không hẳn là như vậy. Trong nhiều trường hợp, thì thâm hụt cán cân thương mại là thể hiện một nền kinh tế đang tăng trưởng tốt. Khi một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, có nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao, nhu cầu đầu tư cao hơn khả năng tiết kiệm trong nước, điều này sẽ làm cho các dòng vốn nước ngoài chảy vào quốc gia đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Tức là một quốc gia có thể sử dụng nguồn lực của nước khác để phát triển kinh tế trong nước. Một ví dụ điển hình là tài khoản vãng lai của nền kinh tế Hoa Kỳ luôn ở trong tình trạng thâm hụt trong những năm gần đây. Điều này không thể hiện Hoa Kỳ là một nền kinh tế yếu kém. Ngược lại, một tài khoản vãng lai có thặng dư lại có thể là dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế, dòng vốn trong nước chảy ra nước ngoài tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt hơn. Tức là nguồn lực không được sử dụng cho phát triển nền kinh tế trong nước. Và trong nhiều trường hợp khác, thì sự mất cân bằng của cân cân thương mại (thặng dự hay thâm hụt) chẳng phải là một dấu hiệu nghiêm trọng nào”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thì thâm hụt thương mại (nhập siêu) và hệ quả là thâm hụt tài khoản vãng lai thực sự gây ra nhiều vấn đề cho một số nước. Nhiều nước đã lâm vào khủng hoảng (khủng hoảng nợ, khủng hoảng đồng tiền) sau khi có mức thâm hụt thương mại lớn, thường xuyên và lâu dài. Điển hình là cuộc khủng hoảng Châu Á những năm 1997-1998. 1.1.3 Cán cân thƣơng mại (TB): Thông thường hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân tài khoản vãng lai của một quốc gia như mô tả ở trên nên cán cân thương mại đóng một vai trò quan trọng. TB = X-M X: xuất khẩu là lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và được bán ra nước ngoài Xuất khẩu phụ thuộc vầo các yếu tố sau:
- 12 - Sản lượng và thu nhập của nước ngoài - Tỷ giá hối đoái Vì xuất khẩu của nước này là nhập khẩu của các nước khác, nên xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng và thu nhập của nước ngoài. Khi sản lượng và thu nhập của nước ngoài tăng, nhu cầu nhập hàng hóa của họ cũng tăng, do đó xuất khẩu của nước ta cũng tăng theo, nó hầu như khôg phụ thuộc vào sản lượng trong nước. Ngoài ra, tỉ giá hối đoái cũng là nhân tố tác động mạnh đến xuất nhập khẩu. Tỉ giá hối đoái (e) là mức giá mà tại đó đồng tiền của hai quốc gia có thể chuyển đổi được cho nhau; là lượng nội tệ thu được khi đổi một đơn vị ngoại tệ. M: Nhập khẩu Nhập khẩu là lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài và dược tiêu thụ ở trong nước. Hàng nhập khẩu gồm hàng tiêu dung và tư liệu sản xuất phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng và thu nhập trong nước. Khi sản lượng và thu nhập trong nước tăng lên, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tiêu dung và tư liệu sản xuất cũng tăng. Nhập khẩu phụ thuộc đồng biến với sản lượng và nghịch biến với tỉ giá hối đoái. Cán cân thƣơng mại Cán cân thương mại của một quốc gia có thể rơi vào một trong ba trường hợp sau: Nếu X > M -> NX > 0: thặng dư thương mại (Xuất siêu) Nếu X < M -> NX < 0: thâm hụt thương mại (Nhập siêu) Nếu X = M -> NX = 0: cán cân thương mại cân bằng 1.2 Lý thuyết mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và tài khoản vãng lai 1.2.1 Lý thuyết thâm hụt kép (thâm hụt ngân sách kéo theo thâm hụt tài khoản vãng lai) Lý thuyết thâm hụt kép được giải thích dựa trên mô hình nổi tiếng Mundell- Fleming và lý thuyết hấp thụ của Keyness.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 605 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 625 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 355 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 245 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 261 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn