intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa nguồn thu dầu mỏ, chi tiêu của chính phủ và tăng trưởng kinh tế Nga

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ đồng liên kết giữa nguồn thu dầu mỏ và Chi tiêu chính phủ; sự tác động chi tiêu, nguồn thu dầu mỏ lên tăng trưởng kinh tế; dựa vào kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một vài hàm ý chính sách cho nước Nga và rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa nguồn thu dầu mỏ, chi tiêu của chính phủ và tăng trưởng kinh tế Nga

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN XUÂN QUÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN THU DẦU MỎ, CHI TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN XUÂN QUÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN THU DẦU MỎ, CHI TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGA Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI THỊ MAI HOÀI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu này là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài. Các số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ thực tế, tin cậy. Tác giả luận văn Trần Xuân Quý
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN THU DẦU MỎ, CHI TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGA ................................. 1 Chương I: Giới thiệu ....................................................................................... 1 1.1. Lý do nghiên cứu........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên và câu hỏi nghiên cứu ..................................................... 1 1.3. Dữ liệu, mô hình và phương pháp nghiên cứu........................................... 2 1.3.1. Dữ liệu ..................................................................................................... 2 1.3.2. Mô hình ................................................................................................... 2 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 Chương 2: Lý thuyết về mối quan hệ giữa thu-chi ngân sách, các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế và lược khảo các nghiên cứu liên quan . 4 2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................ 4 2.1.1. Ngân sách nhà nước ................................................................................ 4 2.1.2. Thu Ngân sách nhà nước ......................................................................... 4 2.1.3. Chi Ngân sách nhà nước ......................................................................... 4 2.1.4. Tổng sản phẩm quốc nội ......................................................................... 4 2.1.5. Tác động của thâm hụt ngân sách đến nền kinh tế ................................. 4 2.1.6. Tăng trưởng kinh tế ................................................................................. 6
  5. 2.2. Mối quan hệ giữa thu và chi Ngân sách nhà nước ..................................... 7 2.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế ........................................... 9 2.3.1. Các lý thuyết kinh tế ............................................................................... 9 2.3.2. Các mô hình .......................................................................................... 10 2.4. Lược khảo các nghiên cứu cùng chủ đề ................................................... 17 2.4.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu và chi Ngân sách nhà nước .. 17 2.4.2 Các nghiên cứu tác động của chi tiêu chính phủ và nguồn thu từ tài nguyên đến tăng trưởng kinh tế ...................................................................... 19 2.5. Các đặc điểm Chính sách tài khoá của các nước xuất khẩu dầu mỏ ....... 26 Chương 3: Dữ liệu, mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết quả thực nghiệm ............................................................................................ 30 3.1. Sơ lược về nước Nga ................................................................................ 30 3.2. Dữ liệu ...................................................................................................... 31 3.3. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 33 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................... 33 3.3.2. Mô hình ................................................................................................. 33 3.4. Chạy mô hình ........................................................................................... 35 3.4.1. Chạy mô hình 1 ..................................................................................... 35 3.4.2. Kết quả mô hình 1: ................................................................................ 40 3.4.3. Chạy mô hình 2 ..................................................................................... 42 3.4.4. Kết quả chạy mô hình 2: ....................................................................... 49 3.4.3. Dự đoán sự biến động của nước Nga trong tương lai ........................... 51 Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách ................................................... 53 4.1. Kết luận .................................................................................................... 53 4.2. Hàm ý chính sách ..................................................................................... 53 4.2.1. Các biện pháp nhằm cân bằng giữa chi tiêu với nguồn thu từ dầu mỏ . 53
  6. 4.2.2. Các chính sách phát triển kinh tế Nga .................................................. 54 4.3. Bài học kinh nghiệm cho nền kinh tế Việt Nam ...................................... 55 4.4. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IMF: International Monetary Fund, Quỹ tiền tệ quốc tế. ICOR: Incremental capital output ratio, Hệ số sử dụng vốn. GDP: Gross Domestic Product, Tổng sản phẩm quốc nội. GNI: Gross Nationnal Income, Tổng thu nhập quốc dân. GNP: Gross Nationnal Product, Tổng sản phẩm quốc dân. OEDC: Organization for Economic Co-operation and development, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. OLS: Ordinary Least Square, Phương pháp bình phương nhỏ nhất. OPEC: Organization of the Petroleum Exporting Countries, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. Rosstat: Cơ quan thống kê Liên bang Nga. Ruble: Đơn vị tiền tệ của nước Nga. VECM: Vector error correction model, Mô hình vector hiệu chỉnh sai số. WB: World Bank, Ngân hàng Thế giới. WTO: World Trade Organisation, Tổ chức thương mại thế giới.
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng của nước nga qua các năm ............................... 30 Bảng 3.2 Cán cân nguồn dầu mỏ, khí đốt và tổng nguồn thu: ....................... 30 Bảng 3.3 Thống kê các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của dữ liệu ........................................................................................ 32 Bảng 3.4 Kiểm tra tính dừng của các biến lnoilrent, lnGov, lnGDP ............. 35 Bảng 3.5 Kết quả xác định độ trễ tối ưu. ..................................................... 36 Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra tính đồng liên kết. ................................................ 37 Bảng 3.7 Kết quả chạy dữ liệu mô hình VECM. ......................................... 37 Bảng 3.8 Kết quả kiểm tra mối tương quan giữa các độ trễ. .......................... 39 Bảng 3.9 Kết quả chạy mô hình hồi quy ..................................................... 42 Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra sự phù hợp của mô hình .................................... 43 Bảng 3.11 Kết quả Kiểm tra mô hình có bỏ sót biến ..................................... 43 Bảng 3.12 Kết quả Kiểm tra sự tương quan ................................................... 44 Bảng 3.13 Kết quả Kiểm tra phương sai thay đổi .......................................... 44 Bảng 3.14 Kết quả Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ................................. 45 Bảng 3.15 Kết quả Kiểm sai số ngẫu nhiên trong mô hình có phân phối chuẩn ............................................................................................................... 46 Bảng 3.16 Kết quả Kiểm tra giá trị thống kê d Durbin-Watson .................... 46 Bảng 3.17. Kết quả Kiểm tra tính dừng của chuỗi ut ..................................... 48
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1 Đồ thị mối quan hệ giữa giá dầu với tăng trưởng kinh tế ................... 31 Hình 3.2 Đồ thị thể hiện biến động của lngov, lngdp, lntygia, lnoilrent ....... 33 Hình 3.3 Kiểm định tính ổn định của mô hình VECM ................................... 38 Hình 3.4 Dự đoán chi tiêu ngân sách của nước Nga từ quý 2.2017 đến quý 1.2019 .......................................................................................................... 51 Hình 3.5 Dự đoán GDP của nước Nga từ quý 2.2017 đến quý 1.2019 ....... 51
  10. 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN THU DẦU MỎ, CHI TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NGA CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do nghiên cứu Một số nghiên cứu về các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã chỉ ra giữa doanh thu dầu mỏ với chi tiêu Chính phủ có mối quan hệ chặt chẽ và nguồn thu dầu mỏ ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế của các nước OPEC. Vậy nước Nga, một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới nằm ngoài OPEC nhưng có các điểm tương đồng với các quốc gia OPEC như có nguồn thu từ dầu mỏ, khí đốt đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế (nguồn thu dầu mỏ, khí đốt chiếm khoảng 40% tổng nguồn thu và chiếm hơn 30% tổng sản phẩm quốc nội của nước này) thì chi tiêu Chính phủ và nguồn thu dầu mỏ có mối liên hệ như các quốc gia thuộc OPEC không, ngoài ra không phải mọi quốc gia nào giàu tài nguyên cũng dẫn tới một nền kinh tế thịnh vượng, các nhà nghiên cứu kinh tế đã đặt ra một câu hỏi “sự giàu có về tài nguyên có phải là một một phước lành hay một lời nguyền”, vậy nước Nga nằm trong trường hợp nào (lời nguyền hay phước lành). Để làm rõ sự tác động của dầu mỏ lên chi tiêu Chính phủ và nền kinh tế Nga như thế nào, đề tài “Mối quan hệ giữa nguồn thu dầu mỏ, chi tiêu của chính phủ và tăng trưởng kinh tế Nga” được tác giả nghiên cứu và phân tích để làm rõ các yếu tố trên. 1.2. Mục tiêu nghiên và câu hỏi nghiên cứu - Mục tiêu: Kiểm định tác động của nguồn thu dầu mỏ, chi tiêu chính phủ lên tăng trưởng kinh tế nước Nga và mối quan hệ giữa nguồn thu dầu mỏ và chi tiêu chính phủ.
  11. 2 - Câu hỏi nghiên cứu: 1. Đối với các nước phụ thuộc vào dầu mỏ, chi tiêu chính phủ thường có mối quan hệ với nguồn thu dầu mỏ, liệu có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa nguồn thu dầu mỏ và chi tiêu chính phủ Nga như các nước xuất khẩu dầu mỏ khác hay không? 2. Nếu mối quan hệ chi tiêu chính phủ và nguồn thu dầu mỏ là đồng liên kết thì mối quan hệ đó có tác động như thế nào lên tăng trưởng kinh tế nước Nga? 1.3. Dữ liệu, mô hình và phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Dữ liệu - Nguồn: Ngân hàng thế giới (Worldbank) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Cơ quan thống kê Liên bang Nga (Rosstat), Ngân hàng Trung ương Nga. - Thời gian: Dữ liệu theo quí từ quý I 2000 đến quý I 2017. - Không gian: nước Nga. 1.3.2. Mô hình Mô hình thứ nhất: kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa nguồn thu dầu mỏ và Chi tiêu chính phủ, trong đó gồm các biến là nguồn Thu dầu mỏ và Chi tiêu chính phủ, GDP là biến kiểm soát. Mô hình thứ hai: đánh giá tác động của thu dầu mỏ, chi tiêu chính phủ lên tăng trưởng kinh tế nước Nga. Trong đó biến phụ thuộc Y là tăng trưởng kinh tế, được đo lường bằng GDP. Biến độc lập: hai biến độc lập quan tâm chính là nguồn Thu dầu mỏ và Chi tiêu chính phủ, biến kiểm soát: tỷ giá ngoại tệ giữa đồng Ruble và đồng đô la Mỹ. 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra. Cụ thể:
  12. 3 - Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: tác giả sử dụng Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM) cho hai biến chính trong mô hình là nguồn thu dầu mỏ và chi tiêu chính phủ với vai trò lần lượt là biến phụ thuộc, biến giải thích và ngược lại nhằm tìm mối quan hệ đồng liên kết giữa 2 biến nguồn thu dầu mỏ và chi tiêu chính phủ; còn biến GDP được sử dụng là biến kiểm soát của mô hình. - Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ hai: tác giả sử dụng mô hình hồi qui OLS với biến phụ thuộc GDP và các biến giải thích: chi ngân sách và nguồn thu dầu mỏ, biến tỷ giá được sử dụng như biến kiểm soát của mô hình. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ đồng liên kết giữa nguồn thu dầu mỏ và Chi tiêu chính phủ; sự tác động chi tiêu, nguồn thu dầu mỏ lên tăng trưởng kinh tế. - Dựa vào kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một vài hàm ý chính sách cho nước Nga và rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam
  13. 4 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THU - CHI NGÂN SÁCH, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài 2.1.1. Ngân sách nhà nước Là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. 2.1.2. Thu Ngân sách nhà nước Thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ Ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước. 2.1.3. Chi Ngân sách nhà nước Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. 2.1.4. Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bởi một quốc gia qua một giai đoạn nhất định. Chỉ số bao gồm sản lượng sản xuất bởi các công ty nước ngoài đang làm việc trong lãnh thổ quốc gia và loại trừ sản lượng tạo ra bởi các công ty nội địa ở nước ngoài. 2.1.5. Tác động của thâm hụt ngân sách đến nền kinh tế Thâm hụt ngân sách là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách.
  14. 5 Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách. Các tác động của thâm hụt ngân sách đến kinh tế: - Nếu như ngân sách chính phủ bị thâm hụt, chứng tỏ tiết kiệm của chính phủ đang suy giảm, đồng nghĩa với việc tổng tiết kiệm của nền kinh tế giảm theo. Do đó nguồn cung vốn vay chủ yếu do chính phủ cung cấp cho nền kinh tế bị suy giảm do thâm hụt ngân sách, điều này sẽ đẩy lãi suất tăng lên. - Lãi suất gia tăng sẽ gây khó khăn cho khu vực tư cũng như khu vực công trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư. Chính vì thế, các hoạt động kinh doanh sản xuất, đầu tư của khu vực tư, khu vực công sẽ bị hạn chế, thu hẹp làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. - Việc thâm hụt ngân sách có thể do nguyên nhân chính phủ chi tiêu, đầu tư không hiệu quả. Đây chính là hiệu ứng đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân. Các biện pháp khắc phục và tác dụng phụ của các biện pháp khắc phục: - Bù đắp thâm hụt ngân sách bằng vay nợ thông qua phát hành trái phiếu. Tác dụng phụ: làm lãi suất tăng. Nếu lãi suất thực gia tăng sẽ thu hút giới đầu tư trong nước, ngoài nước nắm giữ tài sản nội địa, điều này làm dòng vốn ngoại tệ chảy vào nền kinh tế, làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên. Khi cung ngoại tệ tăng lên, giá trị của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ sẽ giảm đi, hay nói cách khác, đồng nội tệ tăng giá trị. Việc đồng nội tệ tăng giá sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng hoá nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với trước kia, trong khi đó hàng hoá xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn trước
  15. 6 làm giảm xuất khẩu và điều này sẽ dẫn đến thâm hụt thương mại và thâm hụt cán cân vãng lai. - Tăng thuế để bù đắp thâm hụt ngân sách. Tác dụng phụ: làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp dẫn tới giảm động lực sản xuất, cạnh tranh. Hoặc bằng cách in thêm tiền để bù đắp thâm hụt, việc bù đắp thâm hụt bằng cách in thêm tiền là nguyên nhân tăng lạm phát làm tăng giá cả càng dẫn tới nhu cầu tiêu dùng giảm sút, tác động đến sản xuất, thu nhập, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Như vậy có thể thấy thâm hụt ngân sách có những tác động tiêu cực lên nền kinh tế. Tuy nhiên trong một số trường hợp, thâm hụt ngân sách do tăng chi tiêu của Chính phủ có thể làm gia tăng tổng cầu và làm tăng GDP hay nói cách khác là kích thích tăng trưởng. Đây là điều mà chính phủ các quốc gia thường làm trong thời gian suy thoái kinh tế, chấp nhận thâm hụt ngân sách ở một mức nhất định nhằm giúp sản lượng trong nước tăng trở lại. Nhưng điều này không có nghĩa thâm hụt ngân sách luôn tạo tăng trưởng. Nếu như nền kinh tế đã ở gần mức sản lượng tiềm năng, sự gia tăng tổng cầu về dài hạn sẽ kéo theo những hệ quả tiêu cực về lạm phát, lãi suất và cán cân thương mại như đã giải thích ở trên. Vậy để hạn chế thâm hụt ngân sách, chính phủ cần tối ưu hoạt động hiệu hóa toàn bộ nguồn vốn, thực hiện các biện pháp thu chi ngân sách phù hợp, minh bạch và nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ. 2.1.6. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về giá trị trong phạm vi một nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh ở nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu thường được sử dụng là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), thu nhập quốc dân (NI), tăng trưởng vốn, lao động, sự gia
  16. 7 tăng dung lượng thị trường...Sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành GDP như tiêu dùng nội địa, đầu tư, chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại sẽ làm thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Quá trình tăng trưởng thể hiện các nguồn lực tăng trưởng như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động, công nghệ, quản lý, thị trường... được khai thác và sử dụng có hiệu quả cao nhất. Tăng trưởng kinh tế bao hàm cả tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, số lượng và chất lượng, ngắn hạn và dài hạn...Nhiều công trình nghiên cứu trong, ngoài nước đã lượng hoá tác động của các nguồn lực tăng trưởng đến chất lượng và động thái tăng trưởng thông qua các mô hình như mô hình tái sản xuất giản đơn của C.Mác, mô hình các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của W.Rostow, Solow...hoặc hàm sản xuất Cob Douglas. Tăng trưởng kinh tế thể hiện qua nhiều mô hình khác nhau như tăng trưởng kinh tế hướng nội, tăng trưởng kinh tế hướng ngoại hoặc sự kết hợp của cả hai mô hình này tùy điều kiện và sự lựa chọn chiến lược của từng quốc gia. Một số các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Singapore... trong khoảng thời gian ngắn, các nền kinh tế này được công nghiệp hoá nhanh chóng. Do các nền kinh tế trên đã đáp ứng các điều kiện nhân lực, đã tiến hành cải cách mạnh cơ cấu kinh tế và khai thác triệt để động lực của toàn cầu hoá. Như vậy tăng trưởng kinh tế là quá trình tích luỹ giá trị gia tăng của một nền kinh tế từ các nguồn lực trong và ngoài nước và nó được thúc đẩy bằng những động lực đủ mạnh của chính sách, lòng tự hào dân tộc hoặc những yếu tố khác trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, là mục tiêu mà nhiều quốc gia kỳ vọng. 2.2. Mối quan hệ giữa thu và chi Ngân sách nhà nước
  17. 8 Có nhiều giả thuyết khác nhau liên quan đến nguồn thu và chi tiêu chính phủ. Giả thuyết đầu tiên được đề xuất bởi Buchanan và Wagner (1977), Friedman (1978). Giả thuyết trên khẳng định nguồn thu chính phủ đơn phương quyết định chi tiêu của chính phủ và chỉ ra một mối quan hệ một chiều từ nguồn thu đến chi tiêu và được gọi là giả thuyết Thuế - Chi tiêu. Giả thuyết thứ hai được đề xuất bởi Barro (1974), Peacock và Wiseman (1979) cho rằng chính phủ quyết định việc chi tiêu trước nguồn thu. Peacock và Wiseman khẳng định suốt thời gian khủng hoảng, chính phủ gia tăng chi tiêu, cuối cùng đưa đến thuế cao hơn. Vì thế, có một quan hệ một chiều từ chi tiêu chính phủ đến nguồn thu. Giả thuyết trên còn được gọi là giả thuyết Chi tiêu -Thuế. Giả thuyết thứ ba được trình bày bởi Musgrave (1966), Meltzer và Richard (1981). Chính phủ có thể thay đổi chi tiêu và thuế đồng thời, điều này có nghĩa: có mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa nguồn thu và chi tiêu chính phủ. Giả thuyết trên còn được gọi là giả thuyết đồng bộ hoá tài chính. Giả thuyết thứ tư là giả thuyết về sự phân chia tổ chức hoặc giả thuyết trung lập về thuế mà Baghestani và McNown (1994) đưa ra, trong đó doanh thu và chi tiêu của chính phủ được lập luận là độc lập với nhau do các chức năng độc lập của các nhánh hành pháp và lập pháp của quốc gia đó. Quan điểm này cho thấy không có mối quan hệ nhân quả giữa thu nhập và chi tiêu, nghĩa là chúng độc lập với nhau. Về mặt chính sách, mối quan hệ giữa nguồn thu và chi tiêu chính phủ là cần thiết phải làm rõ vì ba lý do: - Thứ nhất, nếu nguồn thu của chính phủ gây ra chi tiêu của chính phủ, thâm hụt ngân sách có thể được loại bỏ bởi các chính sách nhằm kích thích nguồn thu của chính phủ.
  18. 9 - Thứ hai, trong trường hợp quan hệ giữa nguồn thu và chi tiêu chính phủ tuân theo giả thuyết đồng bộ hóa tài chính, tuy nhiên nếu chính phủ không tuân theo mà thực hiện các quyết định chi tiêu độc lập với các quyết định về nguồn thu, có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách nghiêm trọng nếu chi tiêu của chính phủ tăng nhanh hơn thu nhập chính phủ (Narayan, 2005). - Thứ ba, nếu chi tiêu chính phủ gây ra thu nhập cho chính phủ, Chính phủ có thể sẽ thực hiện chính sách tài khoá mở rộng để chi tiêu nhiều hơn nhằm tạo ra nguồn thu nhiều hơn. 2.3. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Trong nhiều thập kỷ các nhà kinh tế có nhiều tranh cãi trong việc nguồn thu từ tài nguyên và chi tiêu Chính phủ có thúc đẩy kinh tế phát triển hay không vẫn là một câu hỏi. Các nhà kinh tế đã đưa ra các lý thuyết và mô hình thể hiện các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế như sau. 2.3.1. Các lý thuyết kinh tế a. Lý thuyết tăng trưởng cổ điển và tân cổ điển: Lý thuyết tăng trưởng cổ điển có những nội dung căn bản sau: Yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong các yếu tố trên thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất, do tài nguyên đất đai có hạn làm giới hạn của sự tăng trưởng. Các nhà kinh tế học cổ điển còn cho rằng, hoạt động của các chủ thể kinh tế bị chi phối bởi bàn tay vô hình - cơ chế thị trường, phủ nhận vai trò của nhà nước, cho rằng đây là yếu tố cản trở cho phát triển kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển bổ sung thêm yếu tố công nghệ, việc thay đổi công nghệ có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế không thể tiếp tục nếu không có tiến bộ trong công nghệ b. Định luật của Wagner về vai trò mở rộng của nhà nước:
  19. 10 Là một mô hình cho thấy rằng chi tiêu công là yếu tố nội sinh để tăng trưởng kinh tế và có tồn tại xu hướng dài hạn chi tiêu công để phát tăng thu nhập quốc gia như tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Lý thuyết này cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ nhân quả giữa chi tiêu công và thu nhập quốc gia, trong đó thu nhập quốc gia tác động đến chi tiêu công. Định luật của Wagner gợi ý rằng Chi tiêu chính phủ tăng do tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, lý thuyết của Keynes cho thấy việc mở rộng chi tiêu của chính phủ làm tăng tốc tăng trưởng kinh tế. Như vậy, chi tiêu của chính phủ được coi là một lực ngoại sinh làm thay đổi tổng sản lượng. Trường phái tư duy Keynes cho rằng một chính sách tài khóa chủ động là một công cụ quan trọng để chính phủ kích thích các hoạt động kinh tế và tăng trưởng kinh tế. Bằng cách tăng Chi tiêu chính phủ hoặc cắt giảm thuế, chính phủ có thể bù đắp một phần tốc độ tăng chậm hơn của hoạt động kinh tế; vì thế, Chính sách tài khóa được xem như là một công cụ chính sách chống lại chu kỳ giảm nhẹ các biến động trong ngắn hạn về sản lượng và việc làm. Tuy nhiên tăng chi tiêu của chính phủ mà không phải là kết quả của sự tăng doanh thu sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách. c. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp: “Nền kinh tế hỗn hợp” là nền kinh tế kết hợp giữa kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà nước, nó được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, thể hiện sự kết hợp cơ chế thị trường (bàn tay vô hình): xác định giá cả, sản lượng trong nhiều lĩnh vực và sự điều tiết của Chính phủ (bàn tay hữu hình): bằng các chương trình thuế, chi tiêu và luật lệ. 2.3.2. Các mô hình a. Mô hình David Ricardo Y = f(K, L, R).
  20. 11 K: vốn sản xuất. L: số lượng lao động. R: đất đai. Mô hình cho rằng nông nghiệp là quan trọng nhất, các yếu tố cơ bản của tăng trưởng là đất đai, lao động và vốn. b. Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển: Y = f(K, L, R, T). K: vốn sản xuất. L: số lượng lao động. R: nguồn tài nguyên thiên nhiên. T: khoa học - công nghệ. Y=T. với trong đó là các hệ số, phản ánh tỉ trọng của các yếu tố đầu vào trong tổng sản phẩm. Các nhà kinh tế tân cổ điển bác bỏ quan điểm cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động và vốn của các nhà kinh tế cổ điển. Các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng lao động và vốn có thể thay thế cho nhau và trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách kết hợp giữa các yếu tố đầu vào. Đồng thời các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Do chú trọng đến các yếu tố đầu vào của sản xuất, lý thuyết tân cổ điển còn được gọi là lý thuyết trọng cung. c. Mô hình tăng trưởng Keynes với Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ (1936) đề cập đến vai trò của chính sách kinh tế tới tăng trưởng: Mô hình nhấn mạnh vai trò của tổng cầu trong xác định sản lượng, việc làm của nền kinh tế và nhấn mạnh vai trò điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế. Những chính sách kinh tế thể hiện qua việc làm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1