intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

40
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp cho doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng tại TP. HCM lựa chọn được các giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp có thêm chiến lược cạnh tranh hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- NGUYỄN HỒNG HÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ TRI THỨC VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGÀNH XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản trị doanh nghiệp – Hướng nghiên cứu Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THỊ THANH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng tại TP. HCM” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của cô Bùi Thị Thanh và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Các số liệu dùng để phân tích, đánh giá trong luận văn là trung thực và đều được trích nguồn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này. Người thực hiện NGUỄN HỒNG HÀ Học viên cao học lớp QTKD Đêm 5 – K22 Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
  3. MỤC LỤC TỜ BÌA LÓT LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh và lý do chọn đề tài .................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................. 4 1.6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 5 2.1. Quản lý tri thức ....................................................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 5 2.1.2. Đo lường quản lý tri thức................................................................................. 8 2.2. Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage – CA) ................................................ 8 2.2.1. Khái niệm ......................................................................................................... 8 2.2.2. Đo lường lợi thế cạnh tranh ............................................................................. 9 2.3. Mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh ....................................... 10 2.4. Một số nghiên cứu trước có liên quan ................................................................... 11 2.4.1. Nghiên cứu của Chuang (2004) ..................................................................... 11 2.4.2. Nghiên cứu của Moghaddam AZ và cộng sự (2013)..................................... 13 2.4.3. Nghiên cứu của Que (2010) ........................................................................... 17 2.5. Đề xuất mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh ....................................................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 30 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 30 3.2. Nghiên cứu định tính ............................................................................................. 31 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính ........................................................................ 31 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................... 31 3.3. Nghiên cứu định lượng ......................................................................................... 37
  4. 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu định lượng ............................................................. 37 3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................................... 37 3.3.3. Thu thập số liệu.............................................................................................. 39 3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................... 40 3.4. Tóm tắt chương 3 .................................................................................................. 41 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 42 4.1. Mô tả mẫu điều tra khảo sát .................................................................................. 42 4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo................................................................................. 42 4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo cơ cấu tổ chức ................................................. 42 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo Văn hóa doanh nghiệp .................................... 43 4.2.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo nguồn nhân lực ............................................... 44 4.2.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo công nghệ thông tin ........................................ 44 4.2.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo thu thập tri thức............................................... 45 4.2.6. Đánh giá độ tin cậy thang đo chuyển đổi tri thức .......................................... 45 4.2.7. Đánh giá độ tin cậy thang đo áp dụng tri thức ............................................... 46 4.2.8. Đánh giá độ tin cậy thang đo bảo vệ tri thức ................................................. 47 4.2.9. Đánh giá độ tin cậy thang đo lợi thế cạnh tranh ............................................ 48 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ....................................................................... 48 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá thang đo các yếu tố của quản lý tri thức ........... 48 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá thang đo lợi thế cạnh tranh ............................... 51 4.4. Phân tích hồi quy bội ............................................................................................ 52 4.4.1. Phân tích tương quan ..................................................................................... 53 4.4.2. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ....................................................... 54 4.5. Kiểm định lợi thế cạnh tranh với các biến định tính ............................................. 61 4.5.1. Kiểm định lợi thế cạnh tranh theo qui mô doanh nghiệp ............................... 61 4.6. Tóm tắt chương 4 .................................................................................................. 62 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 63 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................... 63 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 67 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA ADTT Áp dụng tri thức BVTT Bảo vệ tri thức CA (Competitive Advantage) Lợi thế cạnh tranh CCTC Cơ cấu tổ chức CDTT Chuyển đổi tri thức CNTT Công nghệ thông tin KM (Knowledge Management) Quản lý tri thức NNL Nguồn nhân lực TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTTT Thu thập tri thức VHDN Văn hóa doanh nghiệp
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh từ các nghiên cứu trước ............................................................................................. 21 Bảng 3.1: Bảng thang đo Likert 5 điểm .................................................................... 39 Bảng 4.1: Thông tin về mẫu nghiên cứu theo các đặc điểm cá nhân của đối tượng tham gia khảo sát................................................................................ 42 Bảng 4.2: Cronbach’ Alpha của thang đo cơ cấu tổ chức ......................................... 43 Bảng 4.3: Cronbach’ Alpha của thang đo cơ cấu tổ chức (sau khi loại biến)........... 43 Bảng 4.4: Cronbach’ Alpha của thang đo Văn hóa doanh nghiệp ............................ 44 Bảng 4.5: Cronbach’ Alpha của thang đo nguồn nhân lực ....................................... 44 Bảng 4.6: Cronbach’ Alpha của thang đo công nghệ thông tin ................................ 45 Bảng 4.7: Cronbach’ Alpha của thang đo thu thập tri thức ...................................... 45 Bảng 4.8: Cronbach’ Alpha của thang đo chuyển đổi tri thức.................................. 46 Bảng 4.9: Cronbach’ Alpha của thang đo chuyển đổi tri thức (sau khi loại biến).... 46 Bảng 4.10: Cronbach’ Alpha của thang đo áp dụng tri thức..................................... 47 Bảng 4.11: Cronbach’ Alpha của thang đo áp dụng tri thức (sau khi loại biến) ...... 47 Bảng 4.12: Cronbach’ Alpha của thang đo bảo vệ tri thức ....................................... 48 Bảng 4.13: Cronbach’ Alpha của thang đo lợi thế cạnh tranh .................................. 48 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett (thang đo các yếu tố quản lý tri thức) ...................................................................................................................... 49 Bảng 4.15: Ma trận hệ số tải yếu tố (thang đo các yếu tố quản lý tri thức) .............. 50 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett (thang đo lợi thế cạnh tranh) ........ 51 Bảng 4.17: Ma trận hệ số tải yếu tố (thang đo lợi thế cạnh tranh) ............................ 52 Bảng 4.18: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến .......................................... 53 Bảng 4.19: Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ............................................. 54 Bảng 4.20: Kiểm định độ phù hợp của mô hình ....................................................... 55 Bảng 4.21: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ............................................... 56 Bảng 4.22: Kết quả Test of Homogeneity of Variance ............................................. 61 Bảng 4.23: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo qui mô doanh nghiệp ................... 62
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh (Chuang, 2004) ................................................................................................................................... 13 Hình 2.2: Mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh (Moghaddam AZ, 2013). ........................................................................................................................ 17 Hình 2.3: Mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh (Que, 2010) ...... 20 Hình 2.4: Mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh (tác giả tổng hợp) ................................................................................................................................... 29 Hình 3.1: quy trình nghiên cứu. ................................................................................ 30 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích hồi quy......................................... 57 Hình 4.2: Biểu đổ phân phối chuẩn phần dư ............................................................. 59 Hình 4.3: Biểu đổ P-P Plot ........................................................................................ 60 Hình 4.4: Biểu đổ Scatterplot .................................................................................... 61
  8. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Bối cảnh và lý do chọn đề tài Với nỗ lực vượt qua khó khăn, kinh tế thế giới đã và đang có nhiều dấu hiệu phục hồi rõ nét hơn đặc biệt là sự khởi sắc của các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu, tuy tăng trưởng chậm nhưng bền vững hơn. Tuy nhiên, kinh tế thế giới vẫn còn phải đối mặt với những thách thức khi các nước mới nổi và đang phát triển vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, khu vực châu Âu, đặc biệt là khu vực Eurozone đang phải đối mặt với tình trạng đình trệ tương tự như Nhật Bản trong những năm 1980-1998 khi rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm và giảm phát. Kinh tế thế giới đang chuyển mình từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Ngày nay khi đời sống kinh tế của chúng ta ngày càng phát triển thì cuộc sống sinh hoạt của con người ngày càng được coi trọng hơn. Việc thưởng thức cuộc sống không chỉ dừng lại ở việc đủ nữa mà bây giờ nhu cầu của con người đã nâng lên một tầm cao hơn đó là tính thẩm mĩ, mọi thứ phải đẹp, phải sang trọng. Trong xây dựng, thì việc tạo dựng nhà cửa nói riêng cũng như công trình cao cấp nói chung, ngoài việc đầy đủ chức năng nó còn phải đẹp, phải có phong cách mới phù hợp với thời đại mới đáp ứng được nhu càu của khách hàng. Nhà giờ đây không chỉ đơn giản là việc che mưa che nắng nữa mà nó còn thể hiện cái tôi của người ở và người sở hữu. Chính vì vậy mà vai trò của ngành xây dựng ngày càng trở lên quan trọng hơn. Nhu cầu về xây dựng ngày càng lớn mà ngành xây dựng là ngành có tính thời đại; mỗi năm, mỗi tháng lại có các công trình mới và nhu cầu của con người cũng được cập nhật liên tục theo sự phát triển đó. Ngành xây dựng luôn có sự phát triển nhanh và ổn định, thu hút rất nhiều sự quan tâm và chiến lược dài hạn của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, ngành xây dựng của nước ta hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn. Các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng phải đối mặt với những khó khăn như lãi vay cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn khó, năng lực quản lý kém, bộ máy quản lý chưa bắt kịp với xu hướng thời đại, một phần là ở năng lực cũng như trình độ yếu kém của một số cán
  9. 2 bộ lãnh đạo. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ và đặc biệt là sản phẩm đầu ra đang rơi vào bế tắc, thị trường bất động sản đóng băng kéo dài. Theo số liệu mới nhất mà Bộ Xây Dựng vừa đưa ra thì có 2.110 doanh nghiệp ngành xây dựng ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó tỷ lệ giải thể của doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng chiếm đến 24.1% và có xu hướng tăng. Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng đó là lợi thế cạnh tranh yếu kém, thiếu đi sự đầu tư cũng cố nguồn nhân lực và chưa thực sự phát huy hết nội lực. Trên thế giới đã có nhiều phương thức cải tiến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, một trong số đó là quản lý tri thức. Quản lý tri thức nổi lên như một phương thức mạnh mẽ có thể dùng để duy trì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về quản lý tri thức như: De Jarnett (1996), Quintas (1996). Theo sau các nghiên cứu đó là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh: nghiên cứu của Chuang (2004), Moghaddam AZ và cộng sự (2013), Que (2010). Các kết quả nghiên cứu cho thấy, khi các doanh nghiệp biết cách quản lý tri thức thì các nguồn lực nội tại sẽ hoạt động hiệu quả hơn, hoạt động của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn, giúp cho doanh nghiệp xây dựng được các chiến lược cạnh tranh bền vững ở hiện tại cũng như trong tương lai. Chính vì lẽ đó, đề tài: “Mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp: nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng tại TP. HCM” được đề xuất nghiên cứu với hi vọng ngoài những đóng góp tích cực về mặt lý thuyết còn giúp cho các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng nhận thấy tầm quan trọng của việc tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua quản lý tri thức. Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được các chiến lược cạnh tranh hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, tiến đến sự phát triển bền vững.
  10. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu này được xác định như sau: - Xác định các yếu tố của quản lý tri thức tác động đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. - Xác định mức độ tác động của từng yếu tố của quản lý tri thức đến lợi thế cạnh tranh trong các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng tai TP. HCM. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp cho doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng tai TP. HCM lựa chọn được các giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp có thêm chiến lược cạnh tranh hiệu quả hơn. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố của quản lý tri thức, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa quản lý tri thức với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng. Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng (tư vấn, thiết kế, thi công) đang hoạt động tại TP. HCM, thời gian hoạt động của doanh nghiệp từ 3 năm trở lên. Đối tượng khảo sát: Các nhà quản trị trong các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng (từ các nhà quản lý cấp trung trở lên: phó và trưởng phòng, ban giám đốc, phó và tổng giám đốc). 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng chủ yếu 2 phương pháp: Nghiên cứu định tính: tiến hành phỏng vấn trực tiếp với các nhà quản trị đang làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng thông qua một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để họ nhận định về mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Sau đó, tác giả sẽ đưa ra mô hình về mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Mục đích là để bổ sung, điều chỉnh các thành phần và thang đo phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng.
  11. 4 Tiến hành phỏng vấn thử (7 nhà quản trị) thông qua bảng câu hỏi được điều chỉnh từ nghiên cứu định tính trước đó. Sau đó hiệu chỉnh thang đo lần cuối cùng và sử dụng bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh cho phỏng vấn chính thức. Nghiên cứu định lượng: Phát bảng câu hỏi đến đúng các đối tượng cần khảo sát sau đó thu thập, xử lý số liệu và cuối cùng dùng phần mềm SPSS 16.0. Thu thập và phân tích dữ liệu: Sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, thông qua các bước: (1) đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin cậy của các biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha và xác định yếu tố tải (factor loading) bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA), (2) kiểm định các giả thuyết và độ phù hợp của mô hình. Tiếp theo thực hiện kiểm định T-Test và phân tích ANOVA. 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu Nghiên cứu bổ sung vào hệ thống thang đo về mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng tại TP. HCM. Kết quả của nghiên cứu này giúp cho các doanh nghiệp tư nhân ngành xây dựng tại TP. HCM nhận biết được các yếu tố quản lý tri thức và ảnh hưởng tích cực của chúng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp có thể hoạch định các chiến lược cạnh tranh hiệu quả hơn cho hiện tại cũng như trong tương lai. 1.6. Kết cấu của luận văn Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận kết quả và kiến nghị
  12. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương này sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết và nghiên cứu bao gồm: (1) các khái niệm liên quan đến quản lý tri thức, các yếu tố của quản lý tri thức, khái niệm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp; (2) các nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp; (3) Đề xuất mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp tại Việt Nam. 2.1. Quản lý tri thức 2.1.1. Khái niệm Tri thức Một số nhà nghiên cứu như Nonaka, Takeuchi (1990) và Wiig (1999) cho rằng tri thức là tổng hòa các mối quan hệ giữa các khái niệm liên quan đến một lĩnh vực cụ thể nào đó, tồn tại trong 5 loại hình thái như (1) một trạng thái của tư duy, (2) một đối tượng, (3) một quá trình, (4) một điều kiện tiếp cận thông tin, hoặc (5) một khả năng. Quan điểm khác cho rằng: tri thức là một hệ thống phân cấp thông tin (Davenport và cộng sự, 1998), theo quan điểm này bản chất của tri thức tương tự như thông tin dữ liệu nhưng nó lại là đối tượng sâu sắc nhất, chứa đựng nhiều thông tin nhất. Do đó tri thức đóng vai trò quan trọng nhất. Ngoài ra, tri thức có thể được hiểu như một chu trình khép vòng theo hình xoắn ốc vì bản chất lặp đi lặp lại theo hướng phát triển hơn trước đó (Jones, 2001). Ở một mức độ cao hơn, tri thức là sự nhận thức, sự hiểu biết có được từ sự pha trộn của nhiều nguồn thông tin, kinh nghiệm tích lũy, kỹ năng, nguyên tắc, quy tắc, giá trị, cái nhìn sâu sắc, nghiên cứu, điều tra, quan sát (Bollinger và cộng sự, 2001). Bởi vì tri thức là một hỗn hợp của nhiều thứ, nó thường mang tính chủ quan (James, 2005). Các liên kết quan trọng giữa tri thức và thông tin được thể hiện trong bối cảnh kinh doanh hiện nay là những thông tin thu được tại nơi làm việc, tri thức cung cấp một khuôn khổ cho việc đánh giá, kết hợp những kinh nghiệm và thông tin mới
  13. 6 (Davenport và cộng sự, 1998). Nói cách khác, tri thức là thông tin gắn liền với mục đích cụ thể nào đó (Davidson và Voss, 2002). Phân loại tri thức Trong các cách phân loại tri thức, đáng chú ý và quan trọng nhất đó là hai loại: tri thức tường minh và tri thức ẩn (Bollinger và cộng sự, 2001). - Tri thức tường minh có thể được ghi chép, phân loại, chuyển giao như thông tin và có thể minh họa cho những người khác thông qua các biểu mẫu, giải thích và các tín hiệu chia sẻ. - Ngược lại, tri thức ẩn danh là tri thức mà dựa trên các kinh nghiệm tích lũy và học tập của một người và do đó nó trở nên khó khăn để tái sản xuất hoặc chia sẻ với những người khác. Quản lý tri thức (Knowledge Management – KM) Mặc dù có các nguồn tài liệu đồ sộ về quản lý tri thức, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận một cách rộng rãi (Earl, 2001). Một số định nghĩa được tìm thấy trong các nghiên cứu đều định nghĩa quản lý tri thức là một tập hợp các hoạt động hoặc các quá trình phát triển và khai thác tri thức để đạt được hoặc làm tăng cường một loạt các kết quả như mục tiêu doanh nghiệp, giá trị, hiệu quả lâu dài, thành công chung, hoặc lợi thế cạnh tranh. Quản lý tri thức được định nghĩa là khả năng doanh nghiệp có thể tạo ra hoặc mua lại, chuyển nhượng, chuyển đổi và phân phối các tri thức vào lợi thế cạnh tranh (Walters, 2002). Tác giả Liebowitz và Wilcox (1997) cho rằng quản lý tri thức là khả năng quản lý, lưu trữ và phân phối tri thức. Quá trình quản lý tri thức là một chuỗi giá trị của các hoạt động tạo ra tri thức, làm cho nó có thể sử dụng được và có thể chuyển giao từ người này sang người khác (Dilnutt, 2000). Một số nhà nghiên cứu khác đã bổ sung thêm nhiều khía cạnh khác chẳng hạn như quản lý tri thức là sự phối hợp, tích lũy (Davenport và cộng sự, 1998); ứng dụng, khai thác (Drucker, 1985).
  14. 7 Lợi ích của quản lý tri thức Quản lý tri thức là một hoạt động chiến lược tạo thêm các giá trị đóng góp vào lợi nhuận và chiến lược của doanh nghiệp (Duffy, 2000). Cùng với quan điểm này (Walters, 2002) cho rằng quản lý tri thức cho phép doanh nghiệp đưa ra các quyết định hiệu quả hơn. Tầm quan trọng của quản lý tri thức là tạo ra chuỗi giá trị; quản lý tri thức cũng được nhấn mạnh bởi Blumentritt và Johnston (1999), tác giả cho rằng quản lý tri thức tạo ra khả năng nhận diện, định vị, và cung cấp thông tin có giá trị. Becerra – Fernvàez và cộng sự (2001) đề nghị các cấp độ tác động của quản lý tri thức, bao gồm con người, quy trình, sản phẩm và hiệu suất tổng thể: - Tạo điều kiện cho người lao động học tập trong nhiều cách khác nhau từ đồng nghiệp cùng doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp. - Tạo ra sự thích ứng lớn hơn giữa các nhân viên và sự hài lòng đối với công việc của họ. - Cho phép cải tiến quy trình doanh nghiệp trong ba khía cạnh hiệu quả, khoa học và đổi mới. Ở cấp độ sản phẩm, tác động của quản lý tri thức có thể được nhìn thấy ở hai khía cạnh: các sản phẩm ngày càng gia tăng giá trị và các sản phẩm dựa trên tri thức. - Gia tăng đầu tư: trực tiếp (tái đầu tư - ROI) và gián tiếp (chính sách của nền kinh tế vi mô và vĩ mô). Tương tự như vậy, Leng và Shepherson (2000) thừa nhận rằng quản lý tri thức có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, phản ứng linh hoạt để thích nghi với thị trường luôn biến động, cải thiện phát triển sản phẩm, đổi mới chất lượng và phát triển một sự hiểu biết tốt hơn về khách hàng và các bên liên quan (Davenport và cộng sự, 1998). Các tác giả (Grant, 1991) cho rằng trong môi trường phức tạp và đầy thách thức thì khả năng tiếp thu, phát triển, chia sẻ và áp dụng tri thức đã trở thành chìa khóa gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Tri thức chính nó có thể được tái sử dụng và tri thức cũ có thể được tích hợp với tri thức hiện tại để phát triển thành tri
  15. 8 thức mới có giá trị hơn tạo ra một sức mạnh tổng hợp có giá trị để cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp (Sharkie, 2003). Hơn nữa, với khả năng quản lý tri thức vượt trội, doanh nghiệp có thể chủ động khai thác, kết hợp, và phát triển nguồn tài nguyên hữu hình và vô hình mang lại giá trị cao cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và cho phép doanh nghiệp phát triển và làm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác (Teece và cộng sự, 1998). 2.1.2. Đo lường quản lý tri thức Trên thế giới có nhiều tác giả đã đưa ra nhiều phương thức để đo lường khái niệm này. Theo tác giả Becerra-Fernandez và cộng sự (2001) đo lường quản lý tri thức qua hoạt động: nắm bắt, chia sẻ, áp dụng tri thức. Đồng quan điểm trên, tác giả James (2005) lại đo lường quản lý tri thức thông qua thu thập dữ liệu, sử dụng, bảo trì và thanh lý tài sản tri Tác giả Rasgoti (2000) bổ sung vào hệ thống đo lường khái niệm quản lý tri thức qua các quá trình có hệ thống thích hợp, có thể tạo ra sự phối hợp, theo đuổi các mục tiêu lớn của tổ chức. Trong nhiều thập kỷ qua, quản lý tri thức được dần được chú trọng. Ngày nay, nhiều tác giả đã bổ sung phương thức giúp cho việc đo lường khái niệm quản lý tri thức ngày càng dễ dàng hơn. Chuang (2004) đã dùng bốn yếu tố để đo lường quản lý tri thức: (1) Công nghệ thông tin, (2) Văn hóa tố chức, (3) Cơ cấu tổ chức, (4) Nguồn nhân lực. Một nghiên cứu khác của tác giả Moghaddam AZ và cộng sự (2013) dùng bảy yếu tố để đo lường quản lý tri thức. Các yếu tố đó là: (1) Văn hóa tố chức, (2) Cơ cấu tổ chức, (3) Quy trình hoạt động, (4) Công nghệ thông tin, (5) Lãnh đạo, (6) Nguồn nhân lực và (7) Chiến lược mục tiêu. Mặc dù các nghiên cứu là hoàn toàn độc lập nhưng lại hỗ trợ nhau và bổ sung cho nhau. 2.2. Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage – CA) 2.2.1. Khái niệm Mặc dù có nhiều khái niệm về lợi thế cạnh tranh của các nhà nghiên cứu nhưng vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng. Khi Porter (2000) lần đầu tiên chính thức giới thiệu về lợi thế cạnh tranh, ông mô tả lợi thế cạnh tranh là hoạt động trung tâm của một doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Tác giả Peteraf (1993) cho rằng lợi
  16. 9 thế cạnh tranh về cơ bản là cung cấp cho khách hàng một giá trị mới. Theo tác giả Barney (1986) một doanh nghiệp được cho là có lợi thế cạnh tranh khi nó thực hiện một chiến lược tạo ra giá trị và không đồng thời được thực hiện bởi bất kỳ đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng. Còn đối với tác giả Ghemawat và Rivkin (2001) thì cho rằng một doanh nghiệp mà kiếm được lợi nhuận cao trong kinh doanh về lâu dài được cho là hưởng lợi từ lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình. Đối với tác giả Peteraf (1993) các doanh nghiệp có nguồn lực tốt hơn sẽ kiếm thu nhập vượt quá mức hòa vốn nếu sự tồn tại của họ không gây ra sự cạnh tranh mới, duy trì lợi nhuận trên bình thường. Theo đó, tác giả cho rằng lợi thế cạnh tranh là chiến lược mà thông qua đó các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh khác. 2.2.2. Đo lường lợi thế cạnh tranh Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về việc đo lường lợi thế cạnh tranh. Tác giả Porter (2000) đo lường lợi thế cạnh tranh thông qua: lợi nhuận, cạnh tranh giữa các đối thủ, mối đe dọa của những đối thủ mới, khả năng thương lượng của nhà cung cấp, khả năng thương lượng với khách hàng và các mối đe dọa từ các dòng sản phẩm thay thế. Tuy nhiên theo tác giả Evans và cộng sự (2002) lại đo lường lợi thế cạnh tranh thông qua sự tin tưởng của người tiêu dùng, hình ảnh thương hiệu, kiểm soát phân phối, văn hóa doanh nghiệp, tài năng của con người, kỹ năng lãnh đạo và cả tích lũy kinh nghiệm. Ngày nay càng có nhiều các tác giả tâm huyết đã bổ sung vào hệ thống đo lường khái niệm lợi thế cạnh tranh bằng nhiều cách khác nhau làm cho hệ thống đo lường lợi thế cạnh tranh ngày càng rõ ràng và thực tế hơn. Theo Que (2010), lợi thế cạnh tranh được đo lường thông qua: sự sáng tạo, đổi mới, vị thế thị trường, đáp ứng thị hiếu của khách hàng một cách rộng rãi và tạo sự khó khăn trong vấn đề sao chép. Nhưng theo Hiden (2013) thì lợi thế cạnh tranh được đo lường thông qua kết quả thu được như: Hiệu quả, chất lượng sản phẩm, sự cải tiến sản phẩm và sự đáp ứng nhu cầu khách hàng.
  17. 10 Một nghiên cứu khác của Kango (2013) cho rằng: lợi thế cạnh tranh được đo lường thông qua sự khác biệt hóa và chi phí thấp, với 2 yếu tố này đủ để tạo nên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đo lường của Kango (2013) tỏ ra không còn phù hợp với thời đại ngày nay. Chiến lược khác biệt hóa, chi phí thấp gần như đã được vận dụng một cách triệt để ở hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cạnh tranh đầy tính khốc liệt như hiện nay. 2.3. Mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh Trong thị trường cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh được xác định ở vị thế kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, điều quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào là xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững. Muốn có được lợi thế cạnh tranh bền vững thì phải biết cách quản lý tri thức tốt, điều đó có nghĩa là cần phải xem xét, phân tích và vận dụng một cách triệt để các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp (Porter, 2000). Trong xã hội tri thức hiện nay, các doanh nghiệp phải cạnh tranh hết sức gay gắt dựa trên những nền tảng tri thức của mình và khả năng biến các tri thức đó thành giá trị thông qua những sản phẩm hay dịch vụ. Bên cạnh đó, theo xu hướng nền kinh tế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp sẽ phải tự thích nghi với điều kiện mới để có thể tồn tại và phát triển. bởi vì làn sóng của kỷ nguyên tri thức đang đến và sẽ ảnh hưởng đồng đều đến mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý tri thức sẽ trở nên cực kỳ quan trọng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động áp dụng quản lý tri thức để có thể đối phó với những thay đổi đó (Porter, 2000). Các doanh nghiệp có thể làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt hóa bằng cách dựa vào quản lý tri thức. Tuy vậy quản lý tri thức rất phức tạp, việc kết hợp có hiệu quả các nguồn tài nguyên thì có thể tạo ra một chiến lược cạnh tranh đầy hiệu quả. Thật vậy, các doanh nghiệp có khả năng quản lý tri thức cao sẽ có thể phản ứng rất nhanh với sự thay đổi chiến lược từ phía đối thủ cạnh tranh (Gold, 2001). Các doanh nghiệp cũng cần thích ứng dần với sự thay đổi để có thể đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh (Grossman và Packer, 1989). Những giá trị
  18. 11 do quản lý tri thức mang lại tạo nên rào cản vô hình đối với các đối thủ cạnh tranh, quản lý tri thức mang lại những giá trị mà các đối thủ rất khó khăn trong việc sao chép, bắt chước. Quản lý tri thức tốt tạo nên một hệ thống quản lý hoạt động hiệu quả, hệ thống này sẽ phát huy hiệu quả khi các nhà quản lý nhận thức được và thật sự thấy được tầm quan trọng cũng như tích cực vận dụng vào quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Bằng cách quản lý tri thức tốt, các doanh nghiệp ngày càng tích lũy được nhiều lợi thế cạnh tranh thì cũng đồng nghĩa với việc tích lũy nhiều tri thức hơn so với trước đó. Tóm lại, tri thức là một tài sản vô giá mà mỗi doanh nghiệp cần phải biết cách quản lý để có thể cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững trong một xã hội tri thức. Với xu thế toàn cầu hóa việc áp dụng quản lý tri thức trong các doanh nghiệp trở thành một nhu cầu bắt buộc. Các doanh nghiệp cần tiên phong trong việc áp dụng quản lý tri thức để có thể chuyển mình theo chiều hướng tri thức, tăng cường được năng lực cạnh tranh dựa trên tri thức, phát huy nguồn lực. Áp dụng quản lý tri thức trong doanh nghiệp chính là chìa khóa để mở cảnh cửa bước vào nền kinh tế tri thức. 2.4. Một số nghiên cứu trước có liên quan 2.4.1. Nghiên cứu của Chuang (2004) Chuang (2004) nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh tại Đài Loan, với đối tượng khảo sát là các nhà quản trị tại 177 doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các yếu tố của quản lý tri thức tác động đến lợi thế cạnh tranh bao gồm: (1) Công nghệ thông tin, (2) Văn hóa doanh nghiệp, (3) Cơ cấu tổ chức và (4) Nguồn nhân lực. Công nghệ thông tin là một ngành kỹ thuật vận dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ, điện tử để thu thập, biến đổi, truyền tải, lưu trữ và phân tích thông tin nhằm phục vụ các lợi ích của con người. Công nghệ thông tin ngày càng đóng góp lớn vào thành công của quản lý tri thức. Nó giúp cho các hoạt động thường ngày của tổ chức trở nên trơn tru, dễ dàng. Nó cung cấp một lượng tri thức khổng lồ và
  19. 12 có khả năng chuyển tải từ nơi này đến nơi khác mà không tốn nhiều thời gian và công sức (Gold, 2001). Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi doanh nghiệp, nó hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động liên quan đến tri thức và được thể hiện bằng sự tương tác giữa các cá nhân, các nhóm. Văn hóa doanh nghiệp là chất kết dính mọi người xích lại gần nhau hơn, giúp mọi người hiểu nhau hơn để cùng hợp tác tốt hơn (Williams, 2006). Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp bậc nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung đã xác định của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức giúp cho mọi nhân viên có thể tương tác với nhau, chia sẻ tri thức lẫn nhau, và tạo ra các tri thức mới. Vì vậy, thông qua cơ cấu tổ chức sẽ đánh giá được khả năng của những nhà lãnh đạo, đánh giá cấu trúc của doanh nghiệp (Yellow và cộng sự, 2001). Nguồn nhân lực là những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, họ là những thực thể trực tiếp tạo ra tất cả các giá trị của xã hội, là nguồn lực sở hữu những tri thức, kinh nghiệm cũng như những kỹ năng kỹ xảo được hình thành qua quá trình lao động và được tích lũy dần theo thời gian. Nguồn lực là yếu tố hết sức quan trọng, tuy nhiên nguồn lực này thường hay bị lãng quên hoặc bỏ qua trong quá trình phát triển của doanh nghiệp (Lee và Choi, 2003). Nhiều doanh nghiệp lớn đôi khi gặp những khó khăn trong việc xử lý vấn đề nhân sự trong cơ cấu tổ chức, các bộ phận làm việc không ăn khớp với nhau dẫn đến nhiều sai lầm tai hại. Lợi thế cạnh tranh: Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được thể hiện ở nhiều khía cạnh, chẳng hạn như tính sáng tạo, vị trí thị trường, và tạo sự khó khăn trong việc sao chép (Byrd và Turner, 2001) Kết quả của nghiên cứu này cho thấy được mối quan hệ dương của quản lý tri thức đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nghiên cứu này góp phần vào sự phát triển lý thuyết nền làm tiền đề cho các nghiên cứu sau này.
  20. 13 Công nghệ Thông tin Văn hóa Doanh nghiệp Lợi thế Cơ cấu Cạnh tranh Doanh nghiệp Nguồn nhân lực Hình 2.1: Mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh. Nguồn: Chuang (2004) 2.4.2. Nghiên cứu của Moghaddam AZ và cộng sự (2013) Nhóm tác giả Moghaddam AZ và cộng sự (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý tri thức và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp tại Iran với các đối tượng khảo sát là các nhà quản trị đang làm việc tại 88 doanh nghiệp. Theo nhóm tác giả, các yếu tố thuộc quản lý tri thức ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: Văn hóa doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động của doanh nghiệp, công nghệ thông tin, lãnh đạo, nguồn nhân lực, chiến lược và mục tiêu. Văn hóa doanh nghiệp là sự thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền trong thời gian dài (Kotter và Heskett, 2001). Một trong những đặc điểm quan trọng nhất và đầy thách thức của quản lý tri thức là tăng cường sự phát triển của một nền văn hóa doanh nghiệp có hợp tác, đủ mạnh, đáng tin cậy và hữu ích (Zaim và cộng sự, 2007). Văn hóa là tiêu chí chính của hành vi xã hội và hành động tích cực. Nền văn hóa đại diện cho các cá nhân của bất kỳ doanh nghiệp nào đều hướng đến mối quan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2