intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát ở Việt Nam, bằng chứng thực nghiệm từ mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR)

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

44
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn sẽ trả lời cho hai câu hỏi về truyền dẫn tỷ giá và lạm phát. Thứ nhất là mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát ở Việt Nam là như thế nào. Thứ hai là có hay không sự bất cân xứng của truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát trong trường hợp lạm phát thấp so với lạm phát cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát ở Việt Nam, bằng chứng thực nghiệm từ mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TẤN THÀNH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM, BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ MÔ HÌNH TỰ HỒI QUY CHUYỂN TIẾP TRƠN (STAR) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TẤN THÀNH MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM, BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ MÔ HÌNH TỰ HỒI QUY CHUYỂN TIẾP TRƠN (STAR) Chuyên ngành : Tài Chính - Ngân Hàng. Mã ngành : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP. HỒ CHÍ MINH – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào. Tác giả luận văn Nguyễn Tấn Thành
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH – BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ...................................................................................................................1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU..........................................................................................2 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT & TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ..........5 2.1 Lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá: ..........................................................................5 2.1.1 Khái niệm truyền dẫn tỷ giá (ERPT) ...........................................................5 2.1.2 Các kênh truyền dẫn tỷ giá ..........................................................................5 2.1.3 Tại sao truyền dẫn tỷ giá có thể là phi tuyến? .............................................8 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn tỷ giá ..........................................11 2.2.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ERPT và các mức giá cả. ...............11 + Nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá đến giá tiêu dùng theo mô hình VECM ..........11 + Nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá đến các mức giá trong các mô hình nền kinh tế vĩ mô mở mới nỗi khác nhau dựa vào mô hình VAR. .......................................14 2.2.2 Một số nghiên cứu có liên quan đến quan hệ giữa ERPT và lạm phát .....19 + Nghiên cứu về sự bất cân xứng của truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát. .............19 + Nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát ở những quốc gia trải qua các cơ chế lạm phát khác nhau. .............................................................23 + Nghiên cứu sự truyền dẫn thấp của tỷ giá vào lạm phát và mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và truyền dẫn tỷ giá. ..........................................................24 2.2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về ERPT sử dụng mô hình ước lượng phi tuyến ...................................................................................................................26
  5. + Nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát bằng mô hình ước lượng dữ liệu chuỗi thời gian phi tuyến. .....................................................27 + Nghiên cứu giải thích sự tồn tại cơ chế phi tuyến của sự truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát. .............................................................................................................28 2.2.4 Bảng tóm tắt, so sánh một số nghiên cứu trước về truyền dẫn tỷ giá. ......30 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ............................32 3.1 Mô hình STAR ................................................................................................32 3.1.1 Mô hình tự hồi quy ngưỡng (TAR) ...........................................................32 3.1.2 Mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR) ...........................................33 3.1.3 Chiến lược mô hình hóa của các mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR)...................................................................................................................36 3.1.3.1 Giai đoạn thiết lập mô hình: ...................................................................36 3.1.3.2 Giai đoạn ước lượng các tham số hồi quy ..............................................38 3.1.3.3 Giai đoạn đánh giá sự phù hợp của mô hình ..........................................39 3.2 Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................40 3.3 Dữ liệu .............................................................................................................43 3.3.1 Mô tả dữ liệu .............................................................................................43 3.3.2 Thống kê mô tả ..........................................................................................46 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN ..................................48 4.1 Kiểm định tính dừng. .......................................................................................48 4.2 Kiểm định tuyến tính dựa theo chỉ định mô hình STAR. ................................49 4.3 Kết quả ước lượng từ mô hình ESTAR ...........................................................51 4.4 Kết quả ước lượng mô hình DLSTAR đối xứng. ............................................54 4.5 Kết quả ước lượng mô hình DLSTAR bất đối xứng. ......................................58 4.6 Kiểm định việc lựa chọn mô hình STAR. .......................................................60 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN........................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AR (autoregressive): Tự hồi quy. CPI (Consumer Price Index): Chỉ số giá tiêu dùng. DLSTAR (Double Logistic Smooth Transition Autoregressive Model): Mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn hai hàm Logistic ESTAR (Exponential Smooth Transiton Autoregressive Model): Mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn lũy thừa. ERPT (Exchange Rate Pass – Through): Truyền dẫn tỷ giá hối đoái. GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội. HICP (Harmonized Index of Consumer Price): Chỉ số giá tiêu dùng đã hiệu chỉnh. IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế. IMP (Import Price Index): Chỉ số giá nhập khẩu. LCP (Local Currency Pricing): Chiến lược định giá tiền tệ địa phương - đồng nội tệ. LSTAR (Logistic Smooth Transition Autoregressive Model): Mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn Logistic. LSTR (Logistic Smooth Transiton Model): Mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn Logistic. NLS (Non-linear least squares): Bình phương bé nhất phi tuyến. NEER (Nominal effective exchange rate): Tỷ giá có hiệu lực danh nghĩa. OLS (ordinary least squares): Bình phương bé nhất. PCP (Producer currency pricing): Chiến lược định giá tiền tệ của nhà sản xuất. PTM: Pricing To Market. PPI (Producer Price Index): Chỉ số giá sản xuất. STAR (Smooth Transiton Autoregressive Model): Mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn. STR (Smooth Trasition Models): Mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn. TAR (Threshold Autoregressive): Mô hình tự hồi quy ngưỡng. VAR (Vector Autoregression): Mô hình vectơ tự hồi quy. VECM (Vector Error Correction Model): Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số.
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 :Phản ứng của giá tiêu dùng CPI với 1% cú sốc tỷ giá.................................13 Bảng 2: So sánh các mô hình kinh tế vĩ mô khác nhau ............................................16 Bảng 3: Thống kê mô tả số liệu được sử dụng trong mô hình thực nghiệm. ............47 Bảng 4: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị. ..............................................................49 Bảng 5 : Kiểm định tính tuyến tính dựa theo chỉ định mô hình STAR. ...................50 Bảng 6 : Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình STAR. .............................................62
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH – BIỂU ĐỒ Hình 1 :Sự truyền dẫn từ sụt giảm tỷ giá đến giá tiêu dùng .......................................7 Hình 2 : Phản ứng của các mức giá khác nhau từ một cú sốc tỷ giá: Tính Bình quân của các quốc giá G7 ngoại trừ US. ............................................................................17 Hình 3 :Tác động của một gia tăng vĩnh viễn trong cung tiền. .................................21 Hình 4: Tác động của sự gia tăng tạm thời trong cung tiền. .....................................22 Hình 5 : Đồ thị của các hàm số chuyển tiếp..............................................................35 Hình 6 : Chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá nhập khẩu từ 01/1995 đến 05/2014. .....44 Hình 7 : Tỷ giá hiệu lực danh nghĩa từ 01/1995 đến 05/2014 ..................................45 Hình 8 : Diễn biến của lạm phát từ 01/1995 đến 05/2014. .......................................46 Hình 9 : ERPT so với biến chuyển tiếp: Mô hình ESTAR .......................................52 Hình 10 : ERPT theo thời gian (kết quả từ mô hình ESTAR) ..................................53 Hình 11 : ERPT theo thời gian tính theo trung bình trượt 12 tháng (kết quả từ mô hình ESTAR) .............................................................................................................54 Hình 12 : ERPT so với biến chuyển tiếp: Mô hình DLSTAR ..................................56 Hình 13 : ERPT liên thời gian: Mô hình DLSTAR đối xứng ...................................57 Hình 14 : ERPT liên thời gian theo trung bình trượt 12 tháng: Mô hình DLSTAR .57 Hình 15 : ERPT so với biến chuyển tiếp: mô hình DLSTAR bất cân xứng. ............59 Hình 16 : ERPT liên thời gian: mô hình DLSTAR bất đối xứng. ............................59
  9. 1 TÓM TẮT Luận văn này cung cấp bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến giữa sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT) và lạm phát ở Việt Nam thông qua việc sử dụng các lớp của mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR). Trong đó sử dụng 3 hàm số chuyển tiếp khác nhau và biến trễ của lạm phát được dùng làm biến chuyển tiếp để ước lượng sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá hối đoái và lạm phát là đồng biến nhưng theo cách phi tuyến, kết luận này cũng phù hợp với quan điểm của Taylor (2000), Devereux và Yetman (2010). Luận văn cũng phát hiện sự truyền dẫn là bất cân xứng trong trường hợp lạm phát cao so với lạm phát thấp. Từ khóa: Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá nhập khẩu, lạm phát, mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn.
  10. 2 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU Trong khuôn khổ một nền kinh tế mở, nhất là đối với một nền kinh tế có quy mô nhỏ và đang phát triển như Việt Nam, mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá cả trong nước là một trong những yếu tố then chốt đánh giá hiệu quả của chính sách tiền tệ. Trong vài thập kỷ gần đây, đã có nhiều công trình ở trong và ngoài nước nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát. Tuy nhiên, phần lớn tập trung vào mối quan hệ tuyến tính, các nhà mô hình khi đối mặt với các trường hợp phi tuyến thường xử lý bằng cách lấy xấp xỉ tuyến tính. Nhưng trên thực tế, từ cuối những năm 1990 đến nay việc áp dụng mô hình chuỗi thời gian tuyến tính trong phân tích thực nghiệm về tài chính và kinh tế vĩ mô không còn phù hợp đối với những quốc gia trải qua những thay đổi trong thể chế chính sách, sự phát triển của hệ thống tài chính, xu hướng hội nhập, khủng hoảng dầu mỏ, biến động chu kỳ kinh tế, các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và thậm chí là sự can thiệp chính sách của chính phủ trong điều tiết kinh tế. Những tác động như vậy ít nhiều đã gây ra những thay đổi cấu trúc dữ liệu của các biến hệ thống tài chính cũng như các biến kinh tế vĩ mô, làm cho các chuỗi dữ liệu xuất hiện quan hệ phi tuyến. Bởi thế, việc áp dụng các mô hình tuyến tính để giải thích các mối quan hệ kinh tế vĩ mô hiện nay chỉ giải quyết được một số các trường hợp riêng lẻ. Vì vậy luận văn này sử dụng mô hình chuỗi thời gian phi tuyến để nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá hối đoái và lạm phát ở Việt Nam. Sự truyền dẫn tỷ giá đến các mức giá là một vấn đề quan trọng trong các thảo luận về những chính sách tỷ giá và tiền tệ. Những lý thuyết truyền thống cho rằng sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái là ngoại sinh đối với chính sách tiền tệ. Một quan điểm thay thế đã được đưa ra bởi J. Taylor (2000), ông cho rằng sự sụt giảm trong truyền dẫn tỷ giá vào các mức giá là do môi trường lạm phát thấp. Taylor giải thích sự tương quan giữa lạm phát và truyền dẫn trong điều kiện các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền và thiết lập giá thay đổi. Một doanh nghiệp thiết lập các mức giá trước cho một vài kỳ, các mức giá này dễ dàng thay đổi hơn đối với sự gia tăng chi
  11. 3 phí (do tỷ giá giảm hoặc nguồn gốc khác) nếu chi phí thay đổi được coi là dai dẳng hơn. Môi trường lạm phát cao có khuynh hướng làm cho các chi phí dai dẳng hơn, do đó môi trường lạm phát cao sẽ làm tăng sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Gần đây, vấn đề phi tuyến là một trong các chủ đề đang phát triển trong lý thuyết truyền dẫn tỷ giá. Trong thực tế, có nhiều trường hợp khác nhau có thể tạo ra sự điều chỉnh bất cân xứng của giá cả đối với những thay đổi tỷ giá mà chúng ta không thể mô hình hóa được trong khuôn khổ tuyến tính. Những nghiên cứu thực nghiệm về cơ chế truyền dẫn phi tuyến còn khá ít ỏi. Trong đó hai mô hình phi tuyến phổ biến có thể kể đến, thứ nhất là mô hình hồi quy ngưỡng mà sự chuyển tiếp thông qua cơ chế thay đổi đột ngột. Thứ hai, mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn (STR) với sự chuyển tiếp giữa các cơ chế mượt mà hơn. Liên quan đến mô hình STR, có 2 nghiên cứu về ERPT bằng mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn. Shintani và cộng sự (2013) đã ước lượng ERPT vào giá cả trong nước ở Mỹ. Họ tìm thấy rằng thời kỳ ERPT thấp có liên quan đến môi trường lạm phát thấp. Một nghiên cứu đầy đủ hơn, Nogueira Jr. và Leon-Ledesma (2008) đã kiểm tra mối quan hệ phi tuyến giữa ERPT và lạm phát ở một loạt các quốc gia khác nhau. Họ đã tìm thấy sự điều chỉnh bất cân xứng của các chỉ số giá đối với những thay đổi trong tỷ giá hối đoái, và nguyên nhân là do các yếu tố vĩ mô, bao gồm tỷ lệ lạm phát, độ lớn thay đổi tỷ giá, sự bất ổn kinh tế và tăng trưởng sản lượng. Mục tiêu của bài này là nghiên cứu giả thuyết của Taylor về mối quan hệ cùng chiều giữa ERPT và lạm phát bằng mô hình ước lượng phi tuyến với dữ liệu chuỗi thời gian. Đặc biệt, luận văn này sử dụng các lớp của mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR) để ước lượng mức độ ERPT vào chỉ số giá tiêu dùng với số liệu trong thời kỳ từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 5 năm 2014. Luận văn chọn thời gian nghiên cứu từ 1995 – 2014 bởi vì, thứ nhất diễn biến của lạm phát trong thời kỳ này chia thành hai giai đoạn, từ 1995 đến 2007 lạm phát thấp và tương đối
  12. 4 ổn định, từ sau 2007 đến 2014 lạm phát biến động hơn và theo xu hướng tăng cao hơn. Thứ hai, để đảm bảo số liệu được thu thập đầy đủ từ các nguồn đáng tin cậy. Với mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ trả lời cho hai câu hỏi về truyền dẫn tỷ giá và lạm phát. Thứ nhất là mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát ở Việt Nam là như thế nào. Thứ hai là có hay không sự bất cân xứng của truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát trong trường hợp lạm phát thấp so với lạm phát cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá hối đoái và lạm phát là đồng biến nhưng theo cách phi tuyến. Trong môi trường lạm phát ổn định thì sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào giá tiêu dùng là không đáng kể nhưng khi lạm phát tăng lên thì sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái cũng tăng lên và đạt mức hoàn toàn khi lạm phát tăng trên một giá trị ngưỡng nhất định. Phần còn lại của luận văn được trình bày như sau. Chương kế tiếp sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết về sự truyền dẫn tỷ giá cùng với các nguyên nhân có thể dẫn đến sự phi tuyến trong ERPT. Trong chương này cũng giới thiệu tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái, trong đó có các nghiên cứu gần đây về sự tương quan giữa ERPT và lạm phát bằng các mô hình hồi quy phi tuyến. Chương III giới thiệu lý thuyết mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR), mô tả dữ liệu và phương pháp nghiên cứu của luận văn này. Những kết quả nghiên và thảo luận được trình bày trong chương IV. Cuối cùng là phần kết luận được trình bày trong chương V.
  13. 5 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT & TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 2.1 Lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá: 2.1.1 Khái niệm truyền dẫn tỷ giá (ERPT) Theo Goldberg và Knetter (1997), truyền dẫn tỷ giá (ERPT) được xác định như là “phần trăm thay đổi giá nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ khi tỷ giá giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi 1%”. Những thay đổi trong giá nhập khẩu ở một chừng mực nào đó cũng truyền dẫn đến giá sản xuất và giá tiêu dùng từ đó sẽ tác động đến chỉ số lạm phát trong nước nhập khẩu. Do đó, trong luận văn này ERPT được nhìn nhận rộng hơn như là “sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát dưới tác động của sự thay đổi trong tỷ giá danh nghĩa”. 2.1.2 Các kênh truyền dẫn tỷ giá Theo Goldberg và Knetter (1997) thì có hai kênh truyền dẫn tỷ giá quan trọng: truyền dẫn tỷ giá trực tiếp và gián tiếp. + Kênh truyền dẫn trực tiếp phụ thuộc vào yếu tố của thị trường nước xuất khẩu. Gọi e là tỷ giá của đồng tiền nội tệ trên một đơn vị đồng ngoại tệ và p* là giá hàng hóa nhập khẩu từ thị trường nước ngoài theo ngoại tệ, thì khi đó e.p* là giá hàng hóa nhập khẩu tính theo đồng nội tệ. Nếu tỷ giá e tăng nhưng giá p* không thay đổi (trong trường hợp này có nghĩa là đồng nội tệ mất giá) thì giá hàng hóa nhập khẩu theo nội tệ sẽ tăng tương ứng. Kết quả này gọi là truyền dẫn tỷ giá đến giá nhập khẩu. Đến lượt mình, sự tăng lên trong giá nhập khẩu sẽ truyền dẫn vào giá sản xuất, giá tiêu dùng nếu các doanh nghiệp nhập khẩu tăng giá bán đối với nhà sản xuất hàng hóa cuối cùng, và do đó sẽ làm gia tăng lạm phát. + Kênh truyền dẫn gián tiếp của tỷ giá đề cập đến tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế. Một sự giảm sút trong tỷ giá làm cho sản phẩm nội địa trở nên rẻ hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài và hệ quả là xuất khẩu và tổng cầu
  14. 6 sẽ tăng dẫn đến sự tăng lên trong mức giá nội địa. Bởi vì những hợp đồng lương danh nghĩa được cố định trong ngắn hạn, tiền lương thực tế giảm và sản lượng sẽ tăng. Tuy nhiên khi tiền lương thực tế được đẩy lên theo thời gian, chi phí sản xuất sẽ tăng, mức giá tổng thể sẽ tăng và sản lượng giảm. Do đó, cuối cùng sự giảm sút trong tỷ giá về lâu dài sẽ tác động đến chỉ sổ giá trong nước.
  15. 7 Hình 1 :Sự truyền dẫn từ sụt giảm tỷ giá đến giá tiêu dùng Tỷ giá gảm Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp Nguyên liệu Hàng hóa thành Nhu cầu Cầu xuất nhập khẩu trở phẩm nhập trong nước khẩu tăng nên đắt hơn khẩu trở nên đối với hàng lên đắt hơn thay thế Cầu lao Chi phí sản động tăng xuất gia tăng lên Hàng hóa thay thế và xuất khẩu trở nên đắt hơn Tiền lương tăng Giá tiêu dùng gia tăng Nguồn: Laflèche (1996)
  16. 8 Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ERPT, tuy nhiên hầu hết đều tập trung giải thích sự tác động của ERPT đến chỉ số giá, mức độ ảnh hưởng của ERPT đến lạm phát với giả định được ngầm hiểu sự tương tác của ERPT là tuyến tính. Nhưng thực tế, có nhiều lý do làm cho hành vi của ERPT là phi tuyến và bất cân xứng. Chúng ta sẽ nhận diện những nguyên nhân này từ các công trình nghiên cứu trước ngay sau đây. 2.1.3 Tại sao truyền dẫn tỷ giá có thể là phi tuyến? Các lý thuyết thực tiễn đóng góp một phần nhỏ đến vấn đề phi tuyến và bất đối xứng trong sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Số lượng nghiên cứu sự phi tuyến trong bối cảnh hiện nay tương đối ít ỏi, hầu hết các nghiên cứu trước đó giả định sự truyền dẫn tỷ giá là tuyến tính hơn là kiểm định nó. Thực tế, có nhiều trường hợp khác nhau có thể tạo ra sự bất đối xứng trong cơ chế truyền dẫn. Những bằng chứng hiếm hoi trong phạm vi nghiên cứu này đã đưa ra một vài vai trò của tỷ giá trong việc tạo ra sự phi tuyến. Theo các lý thuyết này, khả năng truyền dẫn bất cân xứng có thể tăng lên đối với chiều hướng thay đổi tỷ giá, nghĩa là, phản ứng lại với sự tăng giá và mất giá của tiền tệ (Gil-Pareja (2000) và Olivei (2002)). Mặt khác, mức độ truyền dẫn cũng phản ứng bất đối xứng với quy mô thay đổi của tỷ giá, bởi vì có sự tác động khác nhau của những thay đổi tỷ giá lớn so với những thay đổi tỷ giá nhỏ (Coughlin và Pollard (2004) và Bussière (2007)). Có một số lý thuyết (kinh tế vĩ mô) cho rằng khả năng tiềm ẩn mối quan hệ bất đối xứng giữa tỷ giá và mức giá cả, chủ yếu, chúng ta đề cập đến ba lý do cho khả năng ERPT là bất đối xứng: + Mục tiêu thị phần: đối với sự mất giá đồng tiền của quốc gia nhập khẩu, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tuân theo chiến lược định giá theo thị trường (PTM) bằng việc điều chỉnh lại mức giá để duy trì thị phần. Tuy nhiên, với trường hợp tăng giá, họ duy trì mức tăng giá của chúng và chấp nhận giá nhập khẩu giảm trong đồng tiền của thị trường đến. Đo đó, mức độ truyền dẫn tỷ giá sẽ khác nhau đối với chiều hướng thay đổi của tỷ giá. Nếu các doanh nghiệp cố gắng duy trì sự
  17. 9 cạnh tranh và duy trì thị phần, thì sự tăng giá đồng tiền của quốc gia nhập khẩu có thể gây ra tuyền dẫn cao hơn sự mất giá. + Những ràng buộc: cũng như đã được đề cập trong các lý thuyết kinh tế vi mô, đa số doanh nghiệp có thể bị những hạn chế trong ngắn hạn. Thực tế là, đối mặt với sự tăng giá của đồng tiền quốc gia nhập khẩu, các nhà xuất khẩu sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh về giá bằng việc chuyển những thay đổi trong tỷ giá vào trong mức giá của họ. Nhưng nếu các doanh nghiệp thực sự có đủ năng lực mà khả năng gia tăng doanh số trong thị trường đến bị giới hạn, họ có thể bị cám dỗ để gia tăng mức tăng giá thay vì hạ thấp mức giá theo đồng tiền của nhà nhập khẩu. Cũng như lập luận của Knetter (1994), nếu các doanh nghiệp xuất khẩu chịu sự ràng buộc về hạn chế số lượng, thì một sự tăng giá đồng tiền của quốc gia nhập khẩu có thể gây ra truyền dẫn thấp hơn sự mất giá. Điều quan trọng cần lưu ý là hai lập luận trên đã có một ý nghĩa rõ ràng khả năng phi tuyến trong ERPT, nhưng đồng thời chúng cũng làm phát sinh cách giải thích trái ngược nhau của sự bất cân xứng. Theo sự giải thích “mục tiêu thị phần”, truyền dẫn sẽ lớn hơn khi đồng tiền của nhà nhập khẩu tăng giá so với mất giá. Trong khi giả thuyết “điều kiện ràng buộc” cho rằng ngược lại, và truyền dẫn tỷ giá sẽ lớn nhất khi tỷ giá hối đoái giảm. Về thực nghiệm, các nghiên cứu trước đây cũng đã cung cấp những bằng chứng không rõ ràng về sự bất cân xứng của ERPT. Trong một vài trường hợp truyền dẫn có liên quan đến sự mất giá đồng tiền hơn là sự tăng giá; tuy nhiên trong một số trường hợp khác, kết quả hoàn toàn ngược lại. Gil-Pareja (2000) đã phân tích sự khác nhau của truyền dẫn trong một số ngành công nghiệp thông qua một mẫu gồm các nước ở khu vực Châu Âu. Theo Coughlin và Pollard (2004), hướng trái chiều nhau của những kết quả nhấn mạnh một điều quan trọng của sự phân tích truyền dẫn ở mức độ công nghiệp. Nếu sự bất cân xứng khác nhau giữa những ngành công nghiệp thì có thể làm mơ hồ sự bất cân xứng hiện hữu ở mức độ tổng thể.
  18. 10 + Chi phí thực đơn: vì các chi phí liên quan đến thay đổi trong mức giá, các nhà xuất khẩu có thể từ bỏ việc thay đổi mức giá của họ khi đồng tiền của nhà nhập khẩu thay đổi nhỏ. Tuy nhiên, khi tỷ giá thay đổi vượt qua một vài ngưỡng nào đó thì các doanh nghiệp sẽ thay đổi mức giá của họ. Do đó, theo giả thuyết chi phí thực đơn, ERPT có thể là bất cân xứng đối với độ lớn của các cú sốc tỷ giá, vì mức giá sẽ được điều chỉnh thường xuyên đối với những thay đổi tỷ giá lớn hơn là so với một thay đổi tỷ giá nhỏ. Trong nghiên cứu của Coughlin và Pollard (2004) đối với giá nhập khẩu của 30 ngành công nghiệp tại Mỹ, họ tìm thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp phản ứng bất cân xứng đối với những thay đổi lớn và nhỏ của tỷ giá hối đoái, và ERPT có tương quan dương với độ lớn của thay đổi. Chúng ta đã nhận thấy rằng các lý thuyết hiện tại đặc biệt quan tâm đến tính phi tuyến trong truyền dẫn tỷ giá liên quan đến độ lớn và chiều hướng của những thay đổi tỷ giá. Bên cạnh đó, có một vài yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ làm thay đổi hành vi các doanh nghiệp nước ngoài, và do đó có thể là nguồn gốc của sự phi tuyến trong truyền dẫn. Một trong những yếu tố kinh tế vĩ mô đó là môi trường lạm phát. Như đã được lập luận bởi Taylor (2000), với cơ chế lạm phát thấp và ổn định sẽ kéo theo sự suy giảm trong mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở nhiều nước công nghiệp phát triển. Theo đó, ERPT sẽ thấp hơn trong môi trường lạm phát ổn định. Do đó, có thể nghĩ rằng thay đổi năng động của sự truyền dẫn phụ thuộc vào cơ chế lạm phát, mà nó có thể được mô hình hóa theo cách phi tuyến. Đã có một số công trình nghiên cứu ERPT liên quan đến mức độ lạm phát trong khuôn khổ phi tuyến. Sử dụng mô hình ngưỡng dựa theo đường cong Phillips, Przystupa và Wróbel (2011) bác bỏ giả thuyết truyền dẫn bất đối xứng do môi trường lạm phát ở Ba Lan. Theo hướng ngược lại, Shintani et al. (2013) và Nogueira Jr. và Leon-Ledesma (2008) đã tìm thấy sự tương quan dương và có ý nghĩ thống kê giữa ERPT và lạm phát trong khuôn khổ mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn (STR) . Một nguồn gốc quan trọng khác của sự truyền dẫn phi truyến là chu kỳ kinh tế. Người ta cho rằng khi nền kinh tế bùng nổ, ERPT sẽ cao hơn trong thời kỳ suy
  19. 11 thoái. Một cách trự giác, các doanh nghiệp thấy rằng sẽ dễ dàng hơn để truyền dẫn những thay đổi tỷ giá hối đoái khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, so với khi đang trong thời kỳ suy thoái và doanh số đang sụt giảm. Trong thực nghiệm, trực giác này được xác nhân bởi Goldfajn và Werlang (2000). Phân tích dữ liệu bảng của 71 quốc gia, họ tìm thấy rằng đồng tiền mất giá có mức truyền dẫn lớn hơn vào trong các mức giá cả khi nền kinh tế tăng trưởng. Correa và Minella (2006) và Przystupa và Wróbel (2011) đã cũng cố hành vi bất cân xứng của ERPT với sự tăng trưởng trong khuôn khổ ngưỡng đường cong Phillips. Với mô hình STR, Nogueira Jr. và Leon-Ledesma (2008) tìm thấy ba trong số sáu quốc gia có sự truyền dẫn phản ứng phi tuyến với tăng trưởng sản lượng. Do đó, mục tiêu luân văn này là đóng góp thêm một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ phi tuyến giữa ERPT và làm phát với số liệu thụ thập tại Việt Nam. Với mục tiêu này, luận văn sẽ phân tích sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái theo giả thuyết của Taylor (2000) về sự tương quan thuận giữa ERPT và lạm phát bằng các mô hình tự hồi quay chuyển tiếp trơn (STAR). Phương pháp nghiên cứu của luận văn này có liên quan chặt chẽ với bài nghiên cứu của Shintani và cộng sự (2013). 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn tỷ giá 2.2.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ERPT và các mức giá cả. + Nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá đến giá tiêu dùng theo mô hình VECM Theo Menon (1995) có một số thiếu sót của những nghiên cứu thực nghiệm về tuyền dẫn tỷ giá hối đoái trước thời điểm này. Đầu tiên, phạm vi nghiên cứu phần lớn tập trung ở Mỹ (khoảng 35% những nghiên cứu truyền dẫn đến năm 1995 tập trung ở Mỹ và 7% ở Đức). Thứ hai, nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phân tích OLS truyền thống và ít quan tâm đến thuộc tính chuỗi thời gian của dữ liệu. Thứ ba, những nghiên cứu trước đó chỉ tập trung vào dữ liệu các ngành công nghiệp hay các sản phẩm cụ thể chứ không tập trung vào số liệu tổng thể. Trong số những hạn chế này, Menon đặc biệt chỉ trích rằng hầu hết những nghiên cứu thực nghiệm
  20. 12 sử dụng một kỹ thuật ước lượng OLS mà nó không tính đến thuộc tính của chuỗi thời gian, ví dụ như thuộc tính không dừng của dữ liệu. Trong những năm qua (nghĩa là sau Menon, 1995) có một số nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn tỷ giá đã cố gắng cải thiện thiếu sót của những nghiên cứu trước đó. Một nghiên cứu toàn diện là McCarthy (2000), ông nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá trên mức độ tổng thể đối với những nền kinh tế công nghiệp. Ông sử dụng mô hình VAR để ước lượng giá nhập khẩu, giá sản xuất và giá tiêu dùng trong thời kỳ 1976 – 1998 và tìm thấy rằng sự truyền dẫn của những thay đổi tỷ giá đến giá tiêu dùng là khiêm tốn ở hầu hết các quốc gia được phân tích. Tiếp theo là nghiên cứu của Felix P.Hufner và Michael Schroder (2002), đã làm theo tinh thần của McCarthy (2000) và sử dụng phân tích đồng liên kết và mô hình VECM để nắm bắt thuộc tính không dừng của một vài biến. Nghiên cứu này tập trung vào số liệu tổng thể chứ không phải một ngành công nghiệp hay một số sản phẩm nhất định, chủ yếu quan tâm đến tác động tổng thể của thay đổi tỷ giá đến giá tiêu dùng, một vấn đề có liên quan nhất đến chính sách tiền tệ. Đây là một nghiên cứu ở thị trường Châu Âu, “tác động của sự truyền dẫn tỷ giá đến giá tiêu dùng ở thị trường Châu Âu (Exchange Rate Pass-Through to Consumer Prices: A European Perspective)”. Hai ông phân tích ERPT ở sự thay đổi trong giá đồng nội tệ từ sự biến động tỷ giá, điển hình là giá tiêu dùng ở khu vực Châu Âu. Những ước lượng đầu tiên của nhóm tác giả về hệ số truyền dẫn ở một số quốc gia cụ thể là 5 quốc gia lớn ở khu vực Châu Âu (Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha và Hà Lan) sử dụng dữ liệu trong thời kỳ 20 năm. Theo đó các tác giả xây dựng bình quân gia quyền của những hệ số này sử dụng tầm quan trọng của mỗi nước trong chỉ số HICP (Harmonized Index of Consumer Prices). Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VECM (Vector Error Correction Models) để nắm bắt thuộc tính không dừng của hầu hết các biến sử dụng và mối tương quan đồng liên kết giữa chúng. Ngoài ra, khi phần lớn học thuyết trước thời điểm này tập trung vào câu hỏi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2