intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại, tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại

Chia sẻ: Nguyễn Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của bài nghiên cứu này là kiểm tra mối quan hệ của tự do hóa thương mại, tăng trưởng kinh tế đối với cán cân thương mại và tài khoản vãng lai bằng cách ước lượng mô hình động trên dữ liệu bảng trong khuôn khổ các nước đang phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại, tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------  ---------- TRẦN THỊ THANH THÚY MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------  ---------- TRẦN THỊ THANH THÚY MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ ĐẠT CHÍ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc ---------- ---------- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại, tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng. TP.HCM, tháng 09 năm 2013 Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Thúy
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Tóm tắt: ............................................................................................................................ 1 1. Giới thiệu: .................................................................................................................. 2 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây: ....................................................................... 4 2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan:…………………………………………...4 2.2. Lý thuyết nền:....................................................................................................9 3. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................ 17 3.1. Dữ liệu: ............................................................................................................. 17 3.2. Mô hình và cách xây dựng biến: ...................................................................... 18 4. Kết quả nghiên cứu:................................................................................................. 32 4.1. Tăng trưởng, cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai trước và ........... sau khi tự do hóa: ........................................................................................................ 32 4.2. Kết quả hồi quy mô hình: ................................................................................. 43 5. Kết luận: .................................................................................................................. 58 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG: Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan: .............................................. 14 Bảng 3.1.1: Danh sách 30 quốc gia đang phát triển............................................. 17 Bảng 3.2.1: Thời điểm tự do hóa của 30 quốc gia theo Wacziarg (2001). Trong ngoặc là năm tự do tạm thời. ................................................................................ 25 Bảng 3.2.2: Biến và dấu kỳ vọng của các biến ................................................... 31 Bảng 4.1.1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và cán cân thương mại 5 năm trước khi tự do hóa thương mại và 5 năm sau tự do hóa ..................................... 34 Bảng 4.1.2: Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và tài khoản vãng lai 5 năm trước khi tự do hóa thương mại và 5 năm sau tự do hóa ..................................... 37 Bảng 4.1.3: Các nước tốt hơn hoặc xấu hơn sau quá trình tự do hóa .................. 39 Bảng 4.2.1: Kết quả hồi quy mô hình bảng động giai đoạn 1980-2011(30 quốc gia)………………………………………………………………………………46 Bảng 4.2.2: Hồi quy mô hình bảng động cho 3 giai đoạn – sử dụng biến giả thời gian (30 quốc gia)................................................................................................. 51 Bảng 4.2.3: Hồi quy mô hình bảng động giai đoạn 1980-2011 ở khu vực Châu Á (14 quốc gia)......................................................................................................... 55 Bảng 4.2.4: Hồi quy mô hình bảng động giai đoạn 1980-2011 ở khu vực Châu Mỹ La Tinh (16 quốc gia) .................................................................................... 57
  6. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 4.1.1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng, TBGDP1, CAGDP1(Giá trị trung bình của 30 nước trong thời kỳ 1981-2011) ........................................................ 40 Biểu đồ 4.1.2: Mối quan hệ giữa tăng trưởng, TBGDP1, CAGDP1 ở khu vực Châu Á (Giá trị trung bình của 14 nước trong thời kỳ 1990-2011) ..................... 42 Biểu đồ 4.1.3: Mối quan hệ giữa tăng trưởng, TBGDP1, CAGDP1 ở khu vực Châu Mỹ La Tinh (Giá trị trung bình của 16 nước trong thời kỳ 1990- 2011)………………… ………………………………………………………. 43
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GMM Phương pháp hồi quy Moment tổng quát IMF Quỹ tiền tệ thế giới OLS Phương pháp hồi quy bình phương bé nhất PPP Phương pháp ngang bằng sức mua PWT Bộ dữ liệu Penn World Table SURE Mô hình hồi quy có vẻ không quan hệ WB Ngân hàng thế giới
  8. 1 Tóm tắt: Đây là một nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 30 quốc gia trong ba thập kỷ 1980-2011 để ước lượng ảnh hưởng của tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế lên cán cân thương mại, tài khoản vãng lai ở các quốc gia đang phát triển. Bằng phương pháp hồi quy ước lượng Moment tổng quát (GMM) và các kiểm định có liên quan, phát hiện chính của nghiên cứu này là tự do hóa thương mại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các nước, chính sự tăng trưởng này lại có ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại và từ đó có thể có tác động tiêu cực đến tăng trưởng thông qua sụt giảm trong cán cân thương mại và bất lợi trong tỷ giá thương mại. Tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại, tài khoản vãng lai có mối quan hệ tiêu cực, cán cân thương mại sẽ thâm hụt khoảng 0.56%, tài khoản vãng lai thâm hụt là 0.34% khi nền kinh tế tăng trưởng 1%. Tuy nhiên, khi thực hiện hồi quy riêng rẽ trong từng thời kỳ và từng khu vực thì các kết quả là không rõ ràng và ít có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết luận của bài nghiên cứu là tự do hóa thương mại có thể hạn chế tăng trưởng thông qua tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán.
  9. 2 1. Giới thiệu: Từ thập kỷ 1990 đến nay tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển của các hoạt động liên kết kinh tế quốc tế như : sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bao gồm gần như tất cả các nền kinh tế thế giới (tính đến 11/ 2011 đã có 155 thành viên); liên kết tam giác, tứ giác, liên kết khu vực như: EU, ASEAN, NAFTA, MECOSUR… khu vực như APEC, ASEM và liên kết toàn cầu trong đó liên kết khu vực đóng vai trò quan trọng; các Hiệp định thương mại tự do song phương giữa các quốc gia với nhau như Mỹ - Singapore, Mỹ - Thái Lan, Việt Nam – Nhật Bản, … đến các Hiệp nghị thương mại tự do giữa các khối thương mại tự do với các quốc gia như: ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Ấn Độ… Trong một nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay, việc mở rộng thương mại có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Đối với các quốc gia đang phát triển, lợi ích của tự do thương mại cùng với các cuộc cải cách trong nước theo hướng phát triển thị trường, tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo thông qua tự do hóa thương mại là một mối quan tâm lớn. Ảnh hưởng của chính sách thương mại mở cửa lên tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất. Những nghiên cứu gần đây (Greenaway et.al, 2002; Thirlwall và Santos- Paulino, 2004; Parikh và Stirbu, 2004; Parikh, 2004; Penélope và Thirlwall, 2004; Egor Kraev, 2005) cho thấy tự do hóa thương mại dẫn đến tăng xuất khẩu, tuy nhiên lại có khuynh hướng tăng cao hơn trong nhập khẩu. Điều này dẫn đến cán cân thương mại xấu đi, và đồng thời làm giảm nhu cầu ròng hàng hoá và
  10. 3 dịch vụ sản xuất trong nước, có thể gây ra sự sụt giảm GDP. Các nhà nghiên cứu cho rằng tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về khía cạnh cung như sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, thúc đẩy cạnh tranh, và tăng dòng chảy chất xám qua biên giới các quốc gia. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại có thể dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn trong nhập khẩu so với tăng trưởng xuất khẩu và do đó những lợi ích ở khía cạnh cung có thể bị bù đắp bằng các cân bằng không bền vững trong vị thế của cán cân thanh toán. Trái ngược với các nghiên cứu trên, theo Yi Wu và Li Zeng (2008) đã sử dụng hai phương pháp mới để xây dựng thời điểm tự do hóa thương mại, nghiên cứu này cũng xem xét tác động của tự do hóa thương mại đối với nhập khẩu, xuất khẩu và cán cân thương mại cho mẫu lớn các nước đang phát triển. Họ tìm thấy bằng chứng rõ ràng và nhất quán rằng tự do hóa thương mại dẫn đến nhập khẩu và xuất khẩu cao hơn. Nhưng tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại trên tổng thể cán cân thương mại có kết quả không đáng kể. Đặc biệt, bằng chứng về tác động tiêu cực ít có ý nghĩa về mặt thống kê khi sử dụng sử dụng phương pháp đo lường mở rộng về thời điểm tự do hóa của Li (2004). Khi sử dụng phương pháp đo lường tự do hóa bởi Wacziarg và Welch (2003), thì lại tìm thấy một số bằng chứng cho thấy tự do hóa làm xấu đi cán cân thương mại, nhưng bằng chứng là không mạnh mẽ và hệ số thì rất nhỏ. Cũng dựa theo nghiên cứu của Parikh (2004), bằng cách sử dụng cách phân loại của Wacziarg (2001) để đo lường biến tự do hóa và dữ liệu cập nhật mới nhất trên Penn World Table phiên bản 8.0 của Summers, Heston, và Aten (2012) để tính toán biến tăng trưởng kinh tế, mục tiêu chính của bài nghiên cứu này là kiểm tra mối quan hệ của tự do hóa thương mại, tăng trưởng kinh tế đối với cán
  11. 4 cân thương mại và tài khoản vãng lai bằng cách ước lượng mô hình động trên dữ liệu bảng trong khuôn khổ các nước đang phát triển. Trong phần 2 của bài viết này sẽ cung cấp các nghiên cứu liên quan về mối quan hệ của tự do hóa thương mại, tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại. Trong phần 3, đưa ra một mô hình để liên kết cán cân thương mại hoặc tài khoản vãng lai với tăng trưởng kinh tế trong nước, xây dựng mô hình động với kỷ thuật ước lượng GMM cho dữ liệu bảng để kiểm định các mối quan hệ của 30 quốc gia trong đó có Việt Nam ở giai đoạn 1980-2011. Trong phần 4, trình bày một số các kết quả phân tích hồi quy. Trong phần 5, rút ra một số kết luận của nghiên cứu. 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây: 2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan: Các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực này đã đưa ra các kết quả trái ngược nhau. Có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy tự do hóa thương mại có tác động tích cực mạnh mẽ lên sự tăng trưởng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, chính vậy gây ra tác động tiêu cực đến cán cân thương mại từ đó tăng trưởng kinh tế cũng sụt giảm. Trong nghiên cứu Melo và Vogt (1984) sử dụng dữ liệu hàng năm để ước lượng thu nhập thực tế và độ co giãn theo giá của cầu nhập khẩu ở Venezuela. Sau khi so sánh các giá trị ước lượng với những nghiên cứu trước đây, Melo và Vogt kết luận rằng Venezuela đã đạt được tiến bộ trong việc phát triển các sản phẩm thay thế cho nhập khẩu, và mức độ “mở cửa” ở Venezuela tăng lên sau năm 1961. Bài nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy trong giai đoạn 1974 -1979, sự
  12. 5 gia tăng trong giá trị thị trường của dự trữ dầu ở Venezuela đã dẫn đến sự gia tăng trong tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu. Dollar và Kray (2004) đã ước lượng tác động của mở cửa mà được tác giả gọi là toàn cầu hóa lên tăng trưởng kinh tế, tình trạng nghèo khó, sự bình đẳng ở các nước đang phát triển. Nhóm đầu tiên của toàn cầu hóa là 1/3 các nước có tỷ số thương mại trên GDP theo giá cố định tăng trưởng giữa năm 1975-1979 và 1995- 1997. Các quốc gia có nền kinh tế cải cách: Malaysia, Thái Lan ở Đông Nam Á, Trung quốc. Bangladesh và Ấn Độ ở Nam Á chủ trương tự do hóa đầu những năm 1990 và một vài nước ở Châu Mỹ La Tinh: Argentina, Brazil, Mexico. Nhóm thứ 2 dựa trên sụt giảm trong thuế suất trung bình, dữ liệu thuế suất được lấy trước 1985. Việc sụt giảm trong thuế suất được sử dụng của 2 thời kỳ 1985- 1989 và thời kỳ 1995-1997. 6 nước lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Bangladesh, Thái Lan, Argentina đều nằm trong cả 2 nhóm. Top 1/3 các nước trong tổng 73 nước đều có tỷ trọng thương mại trên GDP tăng từ 16% đến 33% trong khi thuế suất giảm từ 57% đến 33%. Tăng trưởng kinh tế ở các nước đang toàn cầu hóa tăng từ 2.9%/năm trong những 1970 lên 3.1%/năm trong những năm 1980 và 5%/năm trong những năm 1990. Những nước không toàn cầu hóa thì tăng trưởng kinh tế giảm từ 3.3%/năm từ những năm 1970 xuống còn 0.8%/năm trong những năm 1980 và còn 1.4%/năm trong những năm 1990. Thirlwall và Santos-Paulino (2004) đã tìm thấy rằng tác động của tự do hoá là khác nhau giữa các quốc gia bảo hộ cao và các quốc gia ít được bảo hộ. Tác động tích cực của tự do hóa thương mại đối với tăng trưởng nhập khẩu là lớn hơn nhiều trong các ngành công nghiệp đã được bảo hộ cao trong khoảng thời gian trước khi tự do hóa. Kết quả nghiên cứu của họ cũng cho thấy tác động của
  13. 6 một chế độ tự do hóa thương mại, giảm thuế hải quan đã làm tăng tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Thirlwall và Santos-Paulino phát hiện ra rằng tăng trưởng nhập khẩu tăng khoảng 6%/năm trong khi xuất khẩu tăng chỉ khoảng dưới 2%/năm. Điều này làm tồi tệ hơn cán cân thương mại hơn 2% GDP, tuy nhiên, tác động đối với tài khoản vãng lai thì ít hơn trung bình khoảng 0.8% GDP. Tổng thể kết luận của họ là tự do hóa thương mại và tỷ giá hối đoái linh hoạt không phải luôn luôn đảm bảo rằng nguồn lực thất nghiệp trong nước có thể dễ dàng chuyển đổi thành ngoại tệ khan hiếm. Parikh và Stirbu (2004) dựa trên mô hình tĩnh sử dụng mô hình hiệu ứng cố định, hiệu ứng ngẫu nhiên, OLS và mô hình hồi quy SURE thực hiện nghiên cứu trên 42 nước đang phát triển ở Châu Á, Nam Phi và Mỹ La Tinh. Họ nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại lên tăng trưởng kinh tế, đầu tư /GDP, độ mở, cán cân thương mại và tài khoản vãng lai (đều % /GDP). Tiếp theo, Parikh và Stirbu cũng phân tích tác động của tăng trưởng lên cán cân thương mại và tài khoản vãng lai để nghiên cứu xem liệu rằng tăng trưởng kinh tế cao hơn do tự do hóa có dẫn đến ảnh hưởng bất lợi trong cán cân thương mại hay không. Bảng dữ liệu bảng của 42 quốc gia, bảng dữ liệu cho ba khu vực (mô hình các ảnh hưởng cố định và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên) và phân tích từng quốc gia (hồi quy OLS) đã được tiến hành. Những mối quan hệ này cho thấy rằng tự do hóa thúc đẩy tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng chính nó có tác động tiêu cực đến cán cân thương mại ở phần lớn các quốc gia do đó sẽ gặp khó khăn trong việc đạt tăng trưởng tiềm năng hoặc kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo sau khi tự do hóa. Tuy nhiên, tài khoản vãng lai không xấu đi cùng với tác động của tự do hóa và tăng trưởng kinh tế cho nhiều nền kinh tế. Một thay đổi đơn vị trong chỉ số tự do hóa dẫn đến trung bình thay đổi 1.62% tốc độ tăng trưởng, giả định các yếu tố
  14. 7 khác không đổi. Tự do hóa đóng góp đáng kể vào sự mở cửa kinh tế, tăng trưởng và lãi suất đầu tư trong giai đoạn 1970-1999. Tự do hoá làm tình trạng thâm hụt thương mại càng xấu đi trong khi nó cải thiện thâm hụt tài khoản vãng lai của toàn bộ thời gian được xem xét. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế nội địa làm giảm thâm hụt tài khoản vãng lai trong giai đoạn 1980-1989 trong khi mối quan hệ này lại không có ý nghĩa trong các thập kỷ trước đó hoặc sau này. Thâm hụt thương mại có xu hướng tăng cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các nền kinh tế châu Á trong khi không có bằng chứng cho cả nền kinh tế Mỹ La Tinh hoặc Châu Phi. Trong nghiên cứu dữ liệu chéo, mở cửa, lãi suất đầu tư, mật độ dân số và tiêu dùng chính phủ trên GDP có tác dụng tích cực đối với tăng trưởng. Biến chính sách và an ninh quốc gia lại không có ý nghĩa quan trọng trong hồi quy dữ liệu chéo quốc gia. Khi nghiên cứu từng quốc gia, kết luận lại không rõ ràng. Khi phương trình cơ bản của Thirlwall (1979) được sử dụng như một công thức hành vi ở một quốc gia thì không tìm thấy bằng chứng về sự tăng trưởng bị hạn chế đáng kể bởi những thay đổi về tỷ giá thương mại, tốc độ tăng trưởng ở các quốc gia tiên tiến hoặc thay đổi hàng năm trong giá dầu nhưng tự do hoá thực sự có tác động tích cực lên tăng trưởng của nhiều nền kinh tế. Parikh (2004) với việc xây dựng mô hình động và các biến trễ phụ thuộc đã mở rộng nghiên cứu trước đây của Parikh và Stirbu (2004) bởi những hạn chế của việc sử dụng mô hình tĩnh để nghiên cứu mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế và tác động chung của tự do hóa và tăng trưởng lên cán cân thương mại. Với phương pháp hồi quy GMM sử dụng cho mẫu 42 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1980-1999, nghiên cứu chỉ ra rằng có những mô hình khác nhau về thâm hụt thương mại giữa các khu vực địa lý khác nhau và
  15. 8 trong thập kỷ 1990-1999. Tự do hóa thương mại đã góp phần tăng trưởng nhập khẩu ở nhiều nước đang phát triển sau giai đoạn đầu tăng trưởng trong xuất khẩu, điều này không đủ để thu hẹp thâm hụt thương mại. Hơn nữa, tự do hóa thương mại không có mối quan hệ quan trọng với tăng trưởng kinh tế và / hoặc thâm hụt thương mại trong ngắn hạn và trung hạn. Thâm hụt tài khoản vãng lai tăng do tự do hóa thương mại trong nền kinh tế châu Phi trong thời kỳ 1980 - 1999. Pacheco-López và Thirlwall (2005) kiểm tra tác động của tự do hóa thương mại ở Mexico vào năm 1985-1986, và vào năm 1994 khi đất nước tham gia NAFTA. Nhập khẩu phản ứng nhanh hơn so với xuất khẩu trong giai đoạn 1985-1986, và tìm thấy kết quả không ảnh hưởng đáng kể của sự phá vỡ cấu trúc trong cán cân thương mại của việc gia nhập NAFTA. Tuy nhiên, có sự gia tăng trong độ co giãn theo thu nhập của nhu cầu nhập khẩu trong giai đoạn sau tự do hóa. Trong giai đoạn trước tự do hóa 1973-1986, độ co giãn trung bình 1.4, trong giai đoạn 1986-1999 trung bình 3.2. Ngược lại, xuất khẩu tăng trưởng hầu như không thay đổi, trung bình 9% trước năm 1986 và 10% ở các năm sau. Kết quả là, tốc độ tăng trưởng bền vững của Mexico ước tính có giảm một nửa sau năm 1986. Nghiên cứu cho mẫu của 32 nước kém phát triển và các nước có thu nhập thấp Egor Kraev (2005) đã ước lượng tổn thất GDP bởi thâm hụt cán cân thương mại do tự do hóa gây ra, cụ thể là, tăng trưởng vượt trội của nhập khẩu so với tăng trưởng xuất khẩu, không phải là tạm thời, mà khá xấu đi theo thời gian về khác biệt tốc độ tăng trưởng lũy kế xuất khẩu và nhập khẩu. Do đó các quốc gia không thể có được một dòng tài chính ổn định mà ngày càng gia tăng nguồn tài chính bên ngoài hoặc mất giá liên tục trong tỷ giá hối đoái thực. Sự khác biệt này có
  16. 9 thể dự kiến sẽ gây ra một sự xấu đi trong cán cân thương mại, và đồng thời gây ra sụt giảm nhu cầu ròng về hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước, gây ra sự giảm thu nhập quốc nội (GDP). Kết quả cho thấy so với các nước trong mẫu, tự do hóa thương mại đã dẫn đến cân đối bổ sung giữa 4% và 29% thiệt hại trong tổng cầu (giả định cán cân thanh toán không bị ảnh hưởng). Chuyển đổi theo đồng USD với năm cơ sở là 2000, số tiền thiệt hại tổng cầu này lên tới 896 tỷ USD trong khoảng thời gian 20 năm. Để đánh giá tầm quan trọng của sụt giảm tỉ giá thực tế trong việc điều chỉnh thâm hụt cán cân thương mại, Egor Kraev cũng tiến hành phân tích độ nhạy đối với thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực tế. Tác động giảm tỷ giá hối đoái thực tế điều chỉnh không bao giờ vượt quá 25% tác động của tổng thể, và thường là khoảng 10% tác động tổng thể. Điều này cho thấy thay đổi tỷ giá hối đoái không phải là một công cụ điều chỉnh đủ để giải quyết vấn đề tự do hoá thương mại – cán cân thanh toán. Các lĩnh vực có khả năng bị ảnh hưởng mạnh nhất do sụt giảm GDP là sản xuất và lĩnh vực dịch vụ chính. Thiệt hại ngắn hạn trong nhu cầu sản xuất địa phương tiếp tục có thể đã dẫn đến đầu tư giảm trong năng lực sản xuất, làm suy yếu triển vọng tăng trưởng trong tương lai. 2.2. Lý thuyết nền: Hiện nay, tồn tại nhiều lý thuyết để nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại. Các tài liệu về mô hình two gap, mô hình three gap và mô hình Ngân hàng Thế giới và IMF, tất cả các mô hình đều chấp nhận các ràng buộc về cán cân thanh toán, đầu tư và tiết kiệm, ngân sách chính phủ. Trong mô hình two-gaps (Chenery và Bruno, 1962), hạn chế tăng trưởng xuất phát từ thiếu hụt đầu tiên liên quan đến chênh lệch tiết kiệm-đầu tư, còn gọi là
  17. 10 khoản đầu tư nước ngoài ròng. Khoản chênh lệch này âm sẽ làm thâm hụt tài khoản vãng lai vì xuất khẩu sẽ nhỏ hơn nhập khẩu. Khi tiết kiệm trong nước nhỏ hơn đầu tư thì các luồng vốn bên ngoài cho phép các nước đang phát triển có thể đầu tư nhiều hơn tiết kiệm trong nước. Tuy nhiên, việc gia tăng các nguồn vốn bên ngoài đôi khi không đủ để tăng tích lũy vốn hay không đủ nguồn ngoại tệ để thanh toán các khoản vay mượn từ nước ngoài và tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm bởi vì thiếu hụt ngoại hối chi phối. Có thể là ngay cả khi tiết kiệm trong nước đủ để tài trợ cho tất cả các khoản đầu tư, một nước đang phát triển có thể không có khả năng thực hiện đầu tư dự án nếu nguồn ngoại hối có sẵn cho các dự án chưa đầy đủ. Bacha (1990) giới thiệu mô hình three-gaps, ngoài hai thiếu hụt ở trên Bacha còn đưa thêm thiếu hụt tài khóa và phân tích những hậu quả của chuyển giao ngoại hối lên tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển. Việc sử dụng chỉ số hiệu suất sử dụng dư thừa không được xem xét trong mô hình two- gaps ban đầu cho đến khi Taylor (1991) đã tận dụng chỉ số này một cách rõ ràng vào việc phân tích các yêu cầu vốn đầu tư nước ngoài đối với các quốc gia đang phát triển. Trong mô hình three-gaps, tốc độ tăng trưởng bị hạn chế bởi các thiếu hụt và với thiếu hụt ngoại hối, một sự suy giảm trong chuyển giao ngoại hối sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn. Thirlwall (1979) đề xuất một mô hình cán cân thanh toán hạn chế tăng trưởng đã trở thành nguyên lý về sự tăng trưởng bền vững. Theo nguyên lý này, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đang phát triển là tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu thực tế chia cho độ co giãn thu nhập của nhu cầu đối với hàng nhập khẩu. Phiên bản trước đó của Thrilwall (1979) đã không giới thiệu các dòng vốn cho đến khi Thirlwall và Hussain (1982) đã đưa vào mô hình các dòng vốn kết hợp
  18. 11 với số nhân ngoại thương của Harrod (Tỷ số phản ánh sự thay đổi của thu nhập có được từ sự thay đổi của xuất khẩu so với sự thay đổi của thu nhập) để xây dựng phương trình hành vi tăng trưởng bị hạn chế bởi cán cân thanh toán. Elliott và Rhodd (1999) kết hợp việc trả nợ trong mô hình của Thirlwall và Hussain. Mặc dù với các sửa đổi này, mô hình vẫn chưa phải là hoàn chỉnh, mô hình đã bỏ sót thiếu hụt tiết kiệm-đầu tư, thiếu hụt tài khóa và ý nghĩa tiền tệ của cán cân thanh toán. Các mô hình Thirlwall-Hussain không cho thấy yêu cầu ngoại hối liên quan đến việc duy trì một mức độ mong muốn hoặc mục tiêu dự trữ. Krugman (1989) cung cấp một quy tắc đơn giản (45 mức độ quy tắc) mối quan hệ tốc độ tăng trưởng trong nền kinh tế trong nước đối với nền kinh tế nước ngoài là tương đương mối quan hệ độ co giãn thu nhập của xuất khẩu và nhập khẩu. Logic cơ bản trong quy tắc này là nếu các quốc gia về cơ bản giống nhau, sau đó giá cả đầu ra nên giống nhau, và độ co giãn thu nhập rõ ràng sẽ giống như là để làm cho giá tiếp tục có thể cân bằng. Ranaweera (2003) cung cấp một bản tóm tắt của mô hình three-gaps của Ngân hàng Thế giới và một bài phê bình mô hình hạn chế duy nhất của Thirlwall (1979) và Thirlwall và Hussain (1982). Trong bài nghiên cứu này, dựa trên đề xuất một mô hình động để nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP với tỷ lệ cán cân thương mại trên GDP (TB/GDP) và tài khoản vãng lai trên GDP (CA/GDP) của Parikh (2004) khi tỷ lệ nợ /GDP là không đổi. Chúng ta hãy xem xét một nền kinh tế mở nhỏ, nền kinh tế bắt đầu trong khoảng thời gian t và tiếp tục mãi mãi. Ta có, cán cân thương mại: TBt = Yt – Ct – It – Gt (2.2.1)
  19. 12 Tài khoản vãng lai với lãi suất cố định là những thay đổi trong vị thế tài sản nước ngoài ròng giữa hai giai đoạn: CAt = Bt+1-Bt = Yt+ rBt - Ct - Gt - It (2.2.2) CA: tài khoản vãng lai, B: tài sản nước ngoài ròng lũy kế, I: đầu tư và tương đương với những thay đổi trong chứng khoán vốn, C: chi tiêu cá nhân, G: chi tiêu chính phủ, t là một thời kỳ. Tài sản nước ngoài ròng NFA= Tài sản nước ngoài –nợ nước ngoài. Do đó khi NFA 0 là tốc độ tăng trưởng về sản lượng và nền kinh tế vẫn duy trì ổn định tỷ lệ nợ trên sản lượng (B / Ys) để Bs+1 = (1 + g) Bs với s ≥ t: Sắp xếp lại (2.2.2), CA=Bs+1 – Bs= gBs = rBs + TBs Trong khuôn khổ của bài, nợ trên GDP có thể tăng nếu có một cú sốc sản lượng tích cực hay tốc độ tăng trưởng trong nước cao hơn của nền kinh tế thế giới. Những cú sốc năng suất có thể xảy ra thông qua những cú sốc thương mại và chính sách tự do hóa trong một nền kinh tế đang phát triển. Nếu giả định rằng lãi suất thực thế giới là không cố định nhưng bằng tốc độ tăng trưởng trong các nền kinh tế phát triển thì chúng ta có một phương trình cho cán cân thương mại so với GDP mà CA = Bs+1 – Bs = rBs + TBs và tỷ lệ tài khoản vãng lai so với GDP tương đương với TB/GDP + rB / GDP = F (tăng trưởng
  20. 13 GDP, các cú sốc năng suất). Những cú sốc do những thay đổi về tỷ giá thương mại, tăng trưởng ở các nước phát triển và chế độ tự do hóa là yếu tố quyết định của những cú sốc năng suất trong cán cân thương mại trên GDP. TB/GDP= F (Tăng trưởng GDP, tỷ giá thương mại, tăng trưởng của những nước phát triển, tự do hóa) (2.2.3) Với tỷ lệ tài khoản vãng lai/ GDP, lãi suất thế giới được xác định bởi tốc độ tăng trưởng ở các nước phát triển.Vì vậy, phương trình ước tính cho tài khoản vãng lai trên GDP (CA/GDP) là: CA/GDP = F (lãi suất thế giới, tăng trưởng GDP, tỷ giá thương mại, tự do hóa) (2.2.4) Các mối quan hệ trên, chúng ta cũng mong đợi có sự tương tác giữa tự do hóa và tăng trưởng GDP và tự do hóa và tỷ giá thương mại . Một lần nữa, từ những kết quả nghiên cứu không nhất quán này, dựa trên mẫu dữ liệu của các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á và Châu Mỹ La Tinh trong suốt ba thập kỷ qua, mục tiêu của bài viết là nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại, tăng trưởng kinh tế lên cán cân thương mại, tài khoản vãng lai. Từ đó các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra:  Liệu rằng tăng trưởng kinh tế cao hơn do tự do hóa thương mại có dẫn đến ảnh hưởng bất lợi đến cán cân thương mại hay không?  Mối quan hệ cán cân thương mại và tăng trưởng kinh tế có tương quan âm hay không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0