intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam và Indonesia

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời 2 câu hỏi: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên nào dùng để kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản? Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản cũng như mức độ ảnh hưởng cũng như chiều hướng tác động của từng yếu tố kinh tế cơ bản lên tỷ giá hối đoái thực hiệu lực như thế nào?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam và Indonesia

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN THỊ TÌNH MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC HIỆU LỰC VỚI CÁC YẾU TỐ KINH TẾ CƠ BẢN. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM VÀ INDONESIA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN THỊ TÌNH MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC HIỆU LỰC VỚI CÁC YẾU TỐ KINH TẾ CƠ BẢN. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM VÀ INDONESIA Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Luận văn đƣợc thực hiện xuất phát từ nhu cầu học tập và nghiên cứu của tác giả. Nội dụng luận văn đƣợc viết dựa vào các nghiên cứu và tài liệu đƣợc trích dẫn cụ thể và hoàn toàn minh bạch. Các dữ liệu tính toán đƣợc dựa trên dữ liệu đáng tin cậy. Tác giả cam kết không sao chép nội dung các nghiên cứu khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tình
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các biểu đồ Tóm lƣợc .......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 2 1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 2 1.2 Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................ 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................ 4 1.5 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 5 1.6 Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 5 1.7 Bố cục bài nghiên cứu ................................................................................................ 5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TGHĐ THỰC HIỆU LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ CƠ BẢN ........................................................................................................................... 7 2.1. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế cơ bản................................. 7
  5. 2.2. Những nghiên cứu tiêu biểu về mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế cơ bản trong thời gian gần đây............................................................ 12 2.2.1. Nghiên cứu của Ma and Kanas (2000) “ Testing for a nonlinear relationship among fundamentals and exchange rates in ERM” ......................................................... 12 2.2.2. Nghiên cứu của Grauwe và Vansteenkiste (2006) “Exchange rates and Fundamentals: A Non – Linear Relationship” ................................................................. 13 2.2.3. . Nghiên cứu của Tang và Zhou (2013) “Nonlinear relationship between the real exchange rate and economic fundamentals: Evidence from China and Korea” ....... 15 CHƢƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 18 3.1. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................... 18 3.2. Mô hình nghiên cứu. ................................................................................................. 19 3.2.1. Mô hình tổng quát .................................................................................................. 19 3.2.2. Thuật Toán ACE (Alternating conditional expectation) ........................................ 21 3.2.3. Kiểm định đồng liên kết ARDL (Autoregressive Distributed Lag) ....................... 23 3.2.4. Tiến trình kiểm định ............................................................................................... 25 3.3. Xây dựng các biến trong mô hình ............................................................................. 26 3.3.1. Tỷ giá thực hiệu lực – tỷ giá thực đa phƣơng (REER – Real Effective Exchange Rate). ............................................................................................................... 27 3.3.2. Chênh lệch trong năng suất ( PROD – Difference in Productivity) .................... 28 3.3.3. Tỷ lệ mậu dịch ( TOT – Term Of Trade) ............................................................... 29 3.3.4. Chi tiêu chính phủ ( GEXP – Government Expenditure) ...................................... 30 3.3.5. Độ mở của nền kinh tế (OPEN – Openness of economy) ..................................... 31 3.3.6 Tài sản nƣớc ngoài ròng (NFA – Net Foreign Assets) ........................................... 33
  6. CHƢƠNG 4: KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA TGHĐ THỰC HIỆU LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ CƠ BẢN Ở VIỆT NAM VÀ INDONESIA GIAI ĐOẠN 2000 – 2013 ......................................................................................................... 35 4.1. Tiến trình kiểm định và kết quả ................................................................................ 35 4.1.1 Kiểm định số liệu gốc ban đầu ................................................................................ 35 4.1.2 Chuyển đổi dữ liệu .................................................................................................. 40 4.1.3 Kiểm định số liệu sau khi chuyển đổi ..................................................................... 43 4.2. Kết quả hồi quy ......................................................................................................... 48 4.2.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ........................................................................ 48 4.2.2 Kết quả hồi quy Việt Nam ...................................................................................... 51 4.2.3 Kết quả hồi quy Indonesia ...................................................................................... 53 4.4 Hệ số co giãn .............................................................................................................. 55 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................... 60 HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG MỞ RỘNG NGHIÊN CỨU .................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1.1.a: Kết quả kiểm định ADF test cho các biến gốc (Việt Nam) .................... ..35 Bảng 4.1.1.b:Kết quả kiểm định ADF test cho các biến gốc (Indonesia) ..................... ..36 Bảng 4.1.1.c: Bảng kết quả ƣớc lƣợng mô hình ARDL cho các biến gốc (Việt Nam) .................................................................................................................... ..38 Bảng 4.1.1.d: Kết quả kiểm định Wald test cho các biến gốc (Việt Nam) ................... ..38 Bảng 4.1.1.e: Bảng kết quả ƣớc lƣợng mô hình ARDL cho các biến gốc (Indonesia) ...................................................................................................................... 39 Bảng 4.1.1.6: Kết quả kiểm định Wald test cho các biến gốc (Indonesia) ................... ..39 Bảng 4.1.3.a: Kết quả kiểm định ADF các chuỗi biến chuyển đổi (Việt Nam) ............ ..43 Bảng 4.1.3.b: Kết quả kiểm định ADF các chuỗi biến sau khi chuyển đổi (Indonesia)..................................................................................................................... .44 Bảng 4.1.3.c: Kết quả kiểm định ARDL cho các biến sau khi chuyển đổi(Việt Nam) ................................................................................................................................ .46 Bảng 4.1.3.d: Kết quả kiểm định Wald test cho các biến chuyển đổi (Việt Nam) .......... 46 Bảng 4.1.3.e: Kết quả kiểm định ARDL cho các biến sau khi chuyển đổi(Indonesia) .................................................................................................................. 47 Bảng 4.1.3.f: Kết quả kiểm định Wald test cho các biến chuyển đổi (Indonesia) ........... 47 Bảng 4.2.1.a: Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình .............................................. 48 Bảng 4.2.2.a: Kết quả ƣớc lƣợng các biến sau khi chuyển đổi (Việt Nam) .................... 51 Bảng 4.2.2.b: Kết quả ƣớc lƣợng reer và các biến sau khi chuyển đổi (Việt Nam) ....... .52 Bảng 4.2.3.a: Kết quả ƣớc lƣợng các biến sau khi chuyển đổi (Indonesia) .................... 53 Bảng 4.2.3.b: Kết quả ƣớc lƣợng reer và các biến sau khi chuyển đổi (Indonesia) ....... .54 Bảng 4.4.a: Kết quả hệ số co giãn của biến reer với biến khác tại phân vị 12
  8. (Việt Nam) ................................................................................................................... …56 Bảng 4.4.b: Kết quả hệ số co giãn của biến reer với biến còn lại tại phân vị 12 (Indonesia)........................................................................................................................ 56 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1.2.a: Biểu đồ phân tán các biến trƣớc và sau khi chuyển đổi (Việt Nam) ................................................................................................................................. 41 Biểu đồ 4.1.2.b: Biểu đồ phân tán các biến trƣớc và sau khi chuyển đổi (Indonesia)........................................................................................................................ 42 Biểu đồ 4.2.1.a: Kết quả kiểm định CUSUM và CUSUMQ mô hình ARDL (3;4;4;0;4;0) (Việt Nam) .................................................................................................. 49 Biểu đồ 4.2.1.b: Kết quả kiểm định CUSUM và CUSUMQ mô hình ARDL (1;0;3;3;0;2) (Indonesia) .................................................................................................. 49 Biểu đồ 4.2.1.c: Kết quả kiểm định CUSUM và CUSUMQ mô hình ARDL (0;0;4;4;4;1) (Việt Nam) .................................................................................................. 50 Biểu đồ 4.2.1.d: Kết quả kiểm định CUSUM và CUSUMQ mô hình ARDL (1;0;3;3;2;3) (Indonesia) .................................................................................................. 50
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Thuật ngữ Giải thích ACE Alternating conditional expectation ARDL Autoregressive Distributed Lag REER Real Effective Exchange Rate Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực PROD Difference in Productivity Chênh lệch trong năng suất TOT Term Of Trade Tỷ lệ mậu dịch OPEN Openness of economy Độ mở của nền kinh tế GEXP Government Expenditure Chi tiêu chính phủ NFA Net Foreign Assets Tài sản nƣớc ngoài ròng TGHĐ Exchange rates Tỷ giá hối đoái
  10. TÓM TẮT Luận văn nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực của hai đồng tiền (Việt Nam Đồng và Indonesia Rupiah) và các yếu tố kinh tế cơ bản. Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu đƣợc lấy từ Q1.2000 – Q4.2013. Mô hình và lý luận trong nghiên cứu dựa theo nghiên cứu của Xiaolei Tang và Jizhong Zhou (2013). Tác giả sử dụng thuật toán ACE (Alternating conditional expectations) để tìm ra mối quan hệ phi tuyến tiềm ẩn giữa tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản gồm: Chênh lệch trong năng suất, tỷ lệ mậu dịch, tài sản nƣớc ngoài ròng, độ mở thƣơng mại và chi tiêu của chính phủ. Kết quả kiểm định cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực với các yếu tố kinh tế cơ bản ở hai quốc gia Việt Nam và Indonesia. Kết hợp ƣớc lƣợng mô hình cùng với việc phân tích thực trạng nền kinh tế của Việt Nam, Indonesia đồng thời so sánh kết quả mô hình của hai nƣớc để đƣa ra nhận xét về tác động của tỷ giá trong nền kinh tế Việt Nam và Indonesia. -1-
  11. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Hiện nay, xu hƣớng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức sâu sắc trên phạm vi toàn Thế Giới. Một hoạt động có tính chất quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế là ngoại thƣơng. Sự thành công hay thất bại của một quốc gia về chính sách ngoại thƣơng đƣợc quyết định bởi chế độ tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cụ thể là tỷ giá thực hiệu lực (REER) luôn là chỉ số quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia, nó gắn liền với hoạt động giao thƣơng quốc tế, các quyết đầu tƣ và tài trợ. Tỷ giá hối đoái thực ảnh hƣởng đến cán cân thanh toán, quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu của một quốc gia. Hơn nữa tỷ giá hối đoái thực còn ảnh hƣởng đến các chính sách tiền tệ của quốc gia. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần phải nắm bắt một cách rõ ràng về tình hình biến động tỷ giá để đƣa ra các chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cũng nhƣ dẫn dắt nền kinh tế vƣợt qua các giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái và thị trƣờng ngoại hối là những vấn đề hết sức phức tạp và không phải lúc nào những chính sách tỷ giá của các quốc gia cũng có thể đem lại thành công nhƣ mong đợi. Chúng ta không thể quên đƣợc sự can thiệp bất thành của 15 ngân hàng Trung Ƣơng trƣớc sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá hối đoái ở Châu Âu những năm 90; Sự phá giá bất ngờ của đồng bảng Anh (9/1992) trƣớc sự tấn công của những kẻ đầu cơ, mặc dù đã có sự can thiệp tích cực của ngân hàng TW Đức và Anh với khối lƣợng 15 tỷ Bảng Anh; Hay hai sự kiện làm rung chuyển thế giới chỉ trong một thời gian ngắn. Đó là sự khủng hoảng của đồng Pê- sô(Mexico – 12/1994) và sự mất giá kỷ lục trong năm 1995, rồi lại lên giá một cách đột biến của đồng USD năm 1996. Từ những thất bại trong việc thực hiện các chính sách liên quan đến tỷ giá hối đoái, các nhà kinh tế luôn luôn tìm kiếm -2-
  12. các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái và mối quan hệ giữa các nhân tố với tỷ giá hối đoái thực nhằm có thể tìm ra đƣợc chính sách tác động đến tỷ giá hối đoái một cách hiệu quả nhất cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các yếu tố kinh tế tác động đến tỷ giá hối đoái cũng không phải dễ dàng. Trong khi các tài liệu học tập cho rằng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế là một mối quan hệ tuyến tính thì nghiên cứu của Meese and Rogoff (1991) đã cho thấy sự thất bại của mô hình tuyến tính trong việc giải thích mối quan hệ này. Từ đây có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả để tìm hiểu mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế cơ bản. Nhƣng đến gần đây mối quan hệ này vẫn là câu hỏi mở. Chính vì lẽ đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam và Indonesia” phần nào có thể tìm ra mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế cơ bản trả lời cho câu hỏi đang bỏ ngỏ . 1.2 Sự cần thiết của đề tài: Mỗi quốc gia muốn có đƣợc chính sách tỷ giá hối đoái hữu hiệu nhất đều cần phải tìm hiểu các yếu tố cơ bản nào trong nền kinh tế tác động đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực đồng thời các nhân tố này ảnh hƣởng nhƣ thế nào cũng cần đƣợc xem xét vì khi một chính sách tỷ giá đƣợc đề ra nó sẽ chịu tác động rất lớn từ các nhân tố trong nền kinh tế. Nếu không dự đoán đƣợc xu hƣớng tác động của các nhân tố trong nền kinh tế có thể làm cho chính sách tỷ giá thất bại. Vì vậy nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế cơ bản đến tỷ giá hối đoái thực là rất quan trọng. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu: Phƣơng pháp nghiên cứu và mô hình nghiên nào dùng để kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản? -3-
  13. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng cũng nhƣ chiều hƣớng tác động của từng yếu tố kinh tế cơ bản lên tỷ giá hối đoái thực hiệu lực nhƣ thế nào? 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu: Phân tích định lƣợng để nhận thấy đƣợc mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá thực đa phƣơng và các yếu tố kinh tế cơ bản tại Việt Nam và Indonesia bằng mô hình ARDL theo tuần tự: Trƣớc tiên tác giả sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị ADF test để kiểm định tính dừng của các biến gốc. Nếu kết quả kiểm định cho thấy các biến là hỗn hợp các chuỗi dừng ở sai phân bậc 0 và sai phân bậc 1 thì mô hình nghiên cứu đƣợc sử dụng phù hợp nhất trong trƣờng hợp này là mô hình ARDL . Áp dụng mô hình ARDL để kiểm định tính đồng liên kết và ƣớc lƣợng phƣơng trình đồng liên kết giữa tỷ giá thực hiệu lực đa phƣơng và các yếu tố kinh tế cơ bản. Nếu không tìm thấy mối quan hệ đồng liên kết tuyến tính giữa các biến thì chuyển sang kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa các biến. Để thực hiện kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế cơ bản tác giả tiến hành biến đổi biến bằng thuật toán ACE để giải quyết vấn đề hồi quy các biến khi mối quan hệ của chúng không phải là tuyến tính để hỗ trợ cho việc chạy mô hình ARDL. Sử dụng mô hình ARDL kiểm định mối quan hệ đồng liên kết của các biến sau khi chyển đổi. Nếu tồn tại mối quan hệ đồng liên kết tuyến tính giữa các biến sau chuyển đổi thì tác giả kết luận có tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa các biến gốc. Tức là tỷ giá hối đoái thực hiệu lực có quan hệ phi tuyến với các yếu tố kinh tế cơ bản. Tác giả tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng một số kiểm định gồm: kiểm định Breusch - Pagan để kiểm định phƣơng sai thay đổi của mô hình, kiểm định Breuch – Godfrey để kiểm định tự tƣơng quan của mô hình, kiểm -4-
  14. định Cusum và Cusum of Square để kiểm tra sự ổn định của mô hình nghiên cứu, kiểm định sự phù hợp của của dạng hàm bằng kiểm định Ramsey. Tác giả tiến hành tính hệ số co giãn của biến reer với các biến còn lại để tìm mức độ tác động cũng nhƣ chiều hƣớng tác động của các biến tới biến reer trong thời kỳ nghiên cứu. 1.5 Phạm vi nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế cơ bản tại hai quốc gia Việt Nam và Indonesia để tìm ra mối quan hệ phi tuyến giữa chúng. Đồng thời tác giả cũng nghiên cứu chiều hƣớng tác động cũng nhƣ mức độ tác động của từng yếu tố kinh tế cơ bản đƣợc lựa chọn lên tỷ giá hối đoái thực hiệu lực của hai đồng tiền VND và IDR tại hai thị trƣờng. Trong đó, các yếu tố kinh tế cơ bản đƣợc tác giả lựa chọn gồm: PROD ( chênh lệch trong năng suất: đại diện bởi chỉ số CPI – PPI hoặc GDP bình quân đầu ngƣời), TOT ( Tỷ lệ mậu dịch), GEXP ( Chi tiêu chính phủ). OPEN ( Độ mở của nền kinh tế), NFA ( Tài sản nƣớc ngoài ròng). 1.6 Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu theo quý của Việt Nam và Indonesia với 5 đối tác thƣơng mai lớn của hai nƣớc giai đoạn Q1.2000 – Q4.2013 từ nguồn IFS IMF, DOTS IMF và GOS. Năm đối tác thƣơng mại lớn của Việt Nam: Trung Quốc, Úc, Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore Năm đối tác thƣơng mại lớn của Indonesia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore và Hàn Quốc. 1.7 Bố cục bài nghiên cứu: Bài nghiên cứu đƣợc chia làm 5 chƣơng: -5-
  15. Chƣơng 1: Giới thiệu Chƣơng 2: Tổng quan về các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa TGHĐ thực nghiệm và các yếu tố kinh tế cơ bản. Chƣơng 3: Dữ liệu và mô hình nghiên cứu Chƣơng 4: Kiểm định mối quan hệ giữa TGHĐ thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế cơ bản của Việt Nam và Indonesia giai đoạn 2000q1-2013q4. Chƣơng 5: Kết luận -6-
  16. CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TGHĐ THỰC HIỆU LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ CƠ BẢN 2.1. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế cơ bản Nghiên cứu của Balassa và Samuelson (1964) cho rằng trong thực tế, tại các nền kinh tế công nghiệp, việc tăng năng suất trong lĩnh vực phi thƣơng mại dƣờng nhƣ thƣờng nhỏ hơn so với sự gia tăng năng suất trong các lĩnh vực thƣơng mại. Việc khác biệt trong gia tăng năng suất làm cho giá cả hàng hóa phi thƣơng mại và thƣơng mại cũng giảm giá ở mức khác nhau. Sự khác biệt này càng gia tăng thì tỷ giá hối đoái càng đƣợc định giá cao. Nhƣ vậy, chính sự khác biệt trong gia tăng năng suất giữa hàng hóa thƣơng mại và phi thƣơng mại ảnh hƣởng đến tỷ giá hối đoái thực hay nói cách khác chênh lệch trong năng suất hàng hóa thƣơng mại và phi thƣơng mại ảnh đến tỷ giá hối đoái thực. Nghiên cứu của Edwards (1988) (Real and Monetary Determinants of Real Exchange Rate Behavior: Theory and Evidence from Developing Countries). Bằng việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản tại các nền kinh tế đang phát triển với việc xem xét trên cả 3 loại hàng hóa ( hàng hóa có thể xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa phi thƣơng mại). Các yếu tố kinh tế cơ bản đƣợc tác giả lựa chọn là tỷ lệ mậu dịch (external terms of trade), tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP (ratio of government consumption on non-tradables to GDP), thuế quan đại diện cho mức thuế nhập khẩu (proxy for the level of import tariffs), thƣớc đo của tiến bộ công nghệ (measure of technological progress), dòng vốn (capital inflows), các nhân tố cơ bản khác nhƣ tỷ lệ đầu tƣ/GDP(other fundamentals, such as the investment/GDP ratio). Bằng chứng -7-
  17. thực nghiệm của tác giả chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái thực bị tác động bởi các yếu tố kinh tế cơ bản. Mặc dù vậy đến nghiên cứu của Meese và Rose (1989) (An Empirical Assessment of Non – Linearities in Model of Exchange Rate Determination) khi nghiên cứu tỷ giá hối đoái với các yếu tố kinh tế cơ bản đƣợc lựa chọn là tiền tệ (Money), sản lƣợng quốc nội (Domestic Output), và thặng dƣ cán cân thƣơng mại (Cumulated Trade Balance) bằng cách nghiên cứu đồng liên kết cùng với việc sử dụng biến chuyển đổi bằng thuật toán ACE, tác giả đã không tìm ra đƣợc bất kỳ mối quan hệ nào cả tuyến tính lẫn phi tuyến trong trƣờng hợp này. Trong khi đó nghiên cứu của Kim and Korhonen (2002) (Equilibrium Exchange Rates in Transition Countries: Evidence from Dynamic Heterogeneous Panel Models) tại các quốc gia chuyển đổi chế độ. Kết quả cho thấy rằng thời gian đầu đồng tiền của quốc gia dƣờng nhƣ bị định giá thấp nhƣng theo thời gian nó lại đƣợc giá cao, những quốc gia có thu nhập cao tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cao hơn tỷ giá hối đoái thực. Điều này cho thấy đồng tiền của các nƣớc thu nhập trung bình bị đánh giá thấp, trong khi các nƣớc có thu nhập cao đƣợc định giá quá cao. Theo tác giả sở dĩ tỷ giá hối đoái thực hiệu lực của các nƣớc chuyển đổi có xu hƣớng nhƣ vậy là do áp lực phải đối mặt với nghĩa vụ khi tham gia vào liên minh tiền tệ EU. Liên minh này có các tiêu chí về sự ổn định tỷ giá hối đoái cho việc áp dụng đồng tiền chung yêu cầu các quốc gia ứng cử viên tham gia vào một Cơ chế Tỷ giá. Điều này có nghĩa là đồng tiền của các nƣớc tham gia phải dao động trong biên độ trong thời gian ít nhất hai năm mà không làm mất giá của đồng tiền nội địa. Đó chính là lý do tại sao đồng tiền của các nƣớc có thu nhập cao thƣờng đƣợc định giá cao ở khối nƣớc Châu Âu. Tác giả tìm đƣợc mối quan hệ tuyến tính và cả phi tuyến giữa tỷ hối đoái thực và tỷ giá hối đoái thực hiệu lực với các yếu tố kinh tế cơ bản. Các yếu tố kinh tế cơ bản đƣợc tác giả chọn trong bài nghiên cứu là tổng thu nhập quốc nội (GDP), vốn (Capital Inflow), chi tiêu -8-
  18. chính phủ (government expenditure), và độ mở nền kinh tế (open). Thông qua các yếu tố kinh tế cơ bản này mà các quốc gia tác động lên tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái thực hiệu lực để có đƣợc sự định giá đồng nội địa nhƣ mong muốn. Nhƣ vậy, trong suốt một thời gian dài mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực với các yếu tố kinh tế cơ bản vẫn không đƣợc giải quyết triệt để. Mối quan hệ này có tồn tại hay không; nếu tồn tại thì mối quan hệ này là tuyến tính hay phi tuyến. Sau nghiên cứu của Meese và Rose (1989) có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế cơ bản. Tuy nhiên, tiêu biểu nhất trong các nghiên cứu là nghiên cứu của Chinn (1991) ( Some Linear and Nonlinear Thoughts on Exchange Rate). Ông đã có những thảo luận tổng quát nhất cả về mặt lý thuyết cũng nhƣ nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố cơ bản của nền kinh tế trên cả hai phƣơng diện tuyến tính và phi tuyến. Những yếu tố kinh tế cơ bản mà ông lựa chọn gồm cổ phiếu bằng tiền ( Money Stocks), thu nhập ( Income), tỷ lệ lãi suất (Interest Rate), tỷ lệ lạm phát ( Inflation Rate), cổ phiếu bất động sản (Real Wealth Stocks). Chinn đã đƣa ra đánh giá khả năng sử dụng thuật toán ACE trong mô hình phi tuyến, ACE đƣợc ông xem nhƣ: một công cụ chẩn đoán, và một phƣơng pháp dự báo, cùng với việc kết hợp với mô hình đồng liên kết ARDL. Chinn đã đem đến một phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc xem là hoàn chỉnh nhất trong việc xác định mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các nhân tố cơ bản của nền kinh tế. Bằng chứng thực nghiệm của Chinn đã cho thấy một kết quả đáng thất vọng của các mô hình tuyến tính khi xác định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế cơ bản. Bằng chứng cho thấy mô hình phi tuyến khi xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực với các yếu tố kinh tế cơ bản đem lại kết quả dự báo tốt hơn. Kết quả nghiên cứu của Chinn đƣợc củng cố hơn trong nghiên cứu của Clark và MacDonald (1998) (Exchange Rates and Economic Fundamentals: A -9-
  19. Metgodological Comparison of BEERs and FEERs). Trong đó BEER là tỷ giá hối đoái thực cân bằng hành vi (Behavioal Equilibrium Exchange Rate). BEERS đƣợc sử dụng khá rộng rãi nhằm phân tích sự biến động của tỷ giá thực theo thời gian, chứ không phải sự biến động của tỷ giá cân bằng trong trung và dài hạn. phƣơng pháp BEERs đƣợc xây dựng dựa trên điều kiện ngang giá lãi suất không có bảo hiểm thực (real UIP). Điều đó có nghĩa là thay vì sử dụng tỷ giá danh nghĩa, các nhà nghiên cứu này đã coi tỷ giá thực đa phƣơng nhƣ là một biến số chính của mô hình. Còn FEER là tỷ giá cân bằng yếu tố kinh tế cơ bản (Fundamental Equilibrium Exchange Rate). FEER la phƣơng pháp xác định tỷ giá cân bằng trong trung hạn. Tỷ giá cân bằng FEER sẽ đƣợc xác lập khi mà nền kinh tế đạt cả cân bằng bên trong lẫn cân bằng bên ngoài, tức là khi nền kinh tế đƣợc đảm bảo đầy đủ công ăn việc làm, giá cả ổn định, đồng thời trạng thái của cán cân vãng lai ở mức cân bằng bền vững. Nói một cách khác, tỷ giá cân bằng FEER đƣợc xác định dựa trên một số điều kiện kinh tế đƣợc xác định bởi các biến số kinh tế quan trọng (economic fundamentals), còn các yếu tố mang tính chu kì trong ngắn hạn bị loại bỏ. (Tác giả kiểm kịnh mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các nhân tố kinh tế cơ bản tại ba thị trƣờng phát triển Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản. Các nhân tố kinh tế cơ bản đƣợc tác giả lựa chọn trong mô hình nghiên cứu là tỷ lệ mậu dịch ( terms of trade), tƣơng quan giá cả giữa hàng hóa thƣơng mại và phi thƣơng mại (relative price of nontraded to trade goods), tài sản nƣớc ngoài ròng ( net foreign asset), chứng khoán nợ của chính phủ ( relative stock of government debt), tỷ lệ lãi suất thực ( real interest rate). Kết quả cho thấy mặc dù mức độ tác động của các yếu tố kinh tế cơ bản tại các thị trƣờng khác nhau, nhƣng hầu hết các biến đều có tác động cùng chiều đến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực trong giai đoạn nghiên cứu của tác giả. Đặc biệt là tài sản nƣớc ngoài ròng có ảnh hƣởng rất lớn đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực hiệu lực. Điều này có nghĩa là một sự gia tăng trong tài sản nƣớc ngoài ròng sẽ kéo theo một sự gia tăng trong tỷ giá hối đoái thực hiệu lực rất đáng kể. Nhƣ vậy, một lần nữa mối - 10 -
  20. quan hệ phi tuyến giữa tỷ giá hối đoái thực và các yếu tố kinh tế cơ bản đƣợc khẳng định. Nhƣ vậy, theo hầu hết các nghiên cứu thì tỷ giá hối đoái thực bị tác động bởi các yếu tố kinh tế cơ bản và mối quan hệ này đƣợc xem là phi tuyến là hợp lý hơn mối quan hệ tuyến tính. Nhƣng khó khăn tiếp đến đối với các nhà nghiên cứu chính việc lựa chọn các yếu tố đại diện cho nền kinh tế. Nhƣ chúng ta thấy dù có rất nhiều nghiên cứu khác nhau đã xác định đƣợc mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và các yếu tố kinh tế cơ bản là một mối quan hệ phi tuyến trong dài hạn nhƣng việc lựa chọn các yếu tố đại diện cho nền kinh tế mỗi tác giả lại lựa chọn rất khác nhau. Nghiên cứu của Froot và Rogoff (1994) ( Perpectives on PPP and Long – Run Real Exchange Rates) đã nỗ lực xem xét ảnh hƣởng của các yếu tố cung, cầu tới tỷ giá hối đoái thực trong dài hạn. Nghiên cứu nhận ra rằng về lâu dài, sự chênh lệch năng suất vẫn còn tác động đến tỷ giá hối đoái thực rất đáng kể, trong khi những tác động của yếu tố cầu nhƣ chi tiêu chính phủ và thu nhập lại ít tác động đến tỷ giá hối đoái thực theo thời gian. Gần đây, De Gregorio và cộng sự (1994) đã mở rộng phân tích này để kết hợp với những cú sốc thƣơng mại (cú sốc giá của xuất khẩu so với nhập khẩu). Nghiên cứu nhận ra rằng tỷ lệ mậu dịch cũng có tác động rất quan trọng đến sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực, mặc dù chênh lệch trong năng suất và chi tiêu của chính phủ vẫn là những yếu tố quan trọng tác động lên tỷ giá hối đoái thực hiệu lực. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Wolf nhân tố thu nhập lại tác động không đáng kể lên tỷ giá hối đoái thực so với các cú sốc thƣơng mại. Chính vì vậy, trong nghiên cứu Montiel (1999) ( The Long – Run Equilibrium Real Exchange Rate) đã tổng hợp những yếu tố có ảnh hƣởng nhất đến tỷ giá hối đoái thực hiệu lực từ những nghiên cứu trƣớc cộng với bằng chứng - 11 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2