intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên khung lý thuyết chất lượng tín dụng, đề tài đánh giá thực trạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. Từ đó luận văn chỉ ra các vấn đề còn tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ ĐẠI PHÚC MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN SCB – CHI NHÁNH PHẠM NGỌC THẠCH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ ĐẠI PHÚC MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN SCB – CHI NHÁNH PHẠM NGỌC THẠCH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đinh Công Tiến Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đinh Công Tiến. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của ngân hàng TMCP Sài Gòn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Người cam đoan Lê Đại Phúc
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận .......................................................................3 5. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................6 6. Kết cấu luận văn ..................................................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..........................................................................8 1.1. Tổng quan lý thuyết về tín dụng, chất lượng tín dụng và doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME .................................................................................................................8 1.1.1. Khái niệm tín dụng và chất lượng tín dụng...............................................8 1.1.2. Đặc trưng của tín dụng ............................................................................11 1.1.3. Các hình thức tín dụng ............................................................................11 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng .............................13 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ....................................17
  5. 1.1.6. Doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME ............................................................. 22 1.1.7. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME .......................................................................................................................... 24 1.1.8. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME 25 1.1.9. Các loại hình tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME .......... 26 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước ................................................................... 27 1.2.1. Ngân hàng nhà nước quản lý chất lượng tín dụng ................................. 27 1.2.2. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 32 1.2.3. Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 36 1.3. Xác định phương pháp nghiên cứu ............................................................... 38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 38 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN SCB-CHI NHÁNH PHẠM NGỌC THẠCH ......................................................................... 40 2.1. Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch .......................................................................................................... 40 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................... 40 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch........................................................................... 41 2.2. Tình hình tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh ....... 43 2.2.1. Các chính sách tín dụng đối với DNNVV tại TP. Hồ Chí Minh ........... 43 2.2.2. Quy mô vốn và cách tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME .......................................................................................................... 44 2.2.3. Thị trường của doanh nghiệp vừa và nhỏ............................................... 46
  6. 2.3. Tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại SCB, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch .......................................................................46 2.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch .......................................................................................................46 2.3.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch ...............................................48 2.3.3. Công tác huy động vốn tại SCB- chi nhánh Phạm Ngọc Thạch .............50 2.3.4. Tình hình dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại SCB, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch ...................................................................51 2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại SCB, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch .......................................................................53 2.4.1. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn .........................................................................53 2.4.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu ................................................................................55 2.4.3. Chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời của tín dụng ..........................................................56 2.4.4. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn ................................................................58 2.5. Phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch .....................................................................59 2.5.1. Môi trường kinh tế vĩ mô ........................................................................59 2.5.2. Chiến lược phát triển chung của ngân hàng SCB ...................................60 2.5.3. Chính sách tín dụng của ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp ...........................................................................................................................62 2.5.4. Trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng .....................................................63 2.5.5. Quy trình tín dụng ...................................................................................65 2.5.6. Thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn ..........................................................70 2.5.7. Các gói sản phẩm/dịch vụ đang triển khai tại SCB ................................73
  7. 2.5.8. Lãi suất vay vốn ..................................................................................... 75 2.6. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa- SME tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch ........ 76 2.6.1. Những kết quả đạt được ......................................................................... 76 2.6.2. Những khó khăn và hạn chế ................................................................... 77 2.7. Xác định nguyên nhân vấn đề ....................................................................... 78 2.7.1. Nguyên nhân chủ quan ........................................................................... 79 2.7.2. Nguyên nhân khách quan ....................................................................... 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 81 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA-SME TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN SCB – CHI NHÁNH PHẠM NGỌC THẠCH ..................................................... 82 3.1. Định hướng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch ................................................................................................ 82 3.1.1. Định hướng chung .................................................................................. 82 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch ...................................................................................................... 83 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa- SME tại SCB, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch........................................................ 85 3.2.1. Nâng cao công tác quản trị điều hành .................................................... 85 3.2.2. Một số kiến nghị ..................................................................................... 94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 96 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 2 CN & XD Công nghiệp và xây dựng 3 DN Doanh nghiệp 4 DNNVV doanh nghiệp nhỏ và vừa - SME 5 HĐCC Hợp đồng công chứng 6 HĐQT Hội Đồng quản trị 7 HĐTC Hợp đồng thế chấp 8 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 9 KTNQ Kế toán ngân quỹ 10 MAS Chính sách tiền tệ Singapo 11 NH Ngân hàng 12 NHNN Ngân hàng nhà nước 13 NHTM Ngân hàng thương mại 14 NV Nhân viên 15 TCKT Tổ chức kinh tế 16 TCTD Tổ chức tín dụng 17 TMCP Thương mại cổ phần 18 TM & DV Thương mại và dịch vụ 19 TSĐB Tài sản đảm bảo 20 TTCTD Thỏa thuận cấp tín dụng
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của DNNVV ............................45 Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch ...............................................................................................................46 Bảng 2.3: Chất lượng tín dụng theo nhóm nợ qua các năm ..................................... 48 Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch 51 Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng đối với DNVVN chia theo thời hạn ............................... 52 Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng theo TSĐB ...................................................................... 53 Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2016-2018 ............................................. 54 Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu ...................................................................................... 56 Bảng 2.9: Thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh Phạm Ngọc Thạch và thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với DNVVN ........................................................... 57 Bảng 2.10: Kết quả lợi nhuận của hoạt động kinh doanh tại ngân hàng SCB - Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch giai đoạn 2016-2018 ....................................................... 57 Bảng 2.11: Hiệu suất sử dụng vốn tại ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch ........................................................................................................................ 58 Bảng 2.12: Thống kê cụ thể về thời gian xét duyệt hồ sơ của một số công ty đang có dư nợ tại ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch ........................................ 71 Bảng 2.13: Tổng quan gói ưu đãi 1.000 tỷ đồng cho DNNVV .............................. 73 Bảng 2.14: Lãi suất vay vốn của ngân hàng SCB- Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch .. 75
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Quy trình tín dụng của ngân hàng. ............................................................16 Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn chi nhánh và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN ...............................................................................................49 Hình 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn chi nhánh và tỷ lệ quá hạn đối với DNVVN .................55
  11. TÓM TẮT a. Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. b. Tóm tắt + Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Hoạt động tín dụng đối với khách hàng SME luôn tiềm ẩn những rủi ro gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. việc tiếp cận với nguồn vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng SCB- chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. + Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ các vấn đề còn tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng SME tại SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. +Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, xử lý thông tin, số liệu, thống kê toán, tổng hợp, phán đoán, xử lý logic, đánh giá, Phân tích, so sánh + Kết quả nghiên cứu Từ cơ sở lý thuyết về chất lượng tín dụng, luận văn đã làm rõ thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng SME, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng SME tại Ngân hàng SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. +Kết luận và hàm ý Kết quả nghiên cứu này giúp ngân hàng Ngân hàng SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch nhận ra được các thiêu sót trong hoạt động cấp tín dụng cho các khách hàng SME. Đồng thời cũng là kinh nghiệm cho các ngân hàng khác và tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai. c. Từ khóa: Chất lượng tín dụng
  12. ABSTRACT a. Title Some solutions to improve credit quality for SME customers at SCB Bank - Pham Ngoc Thach branch. b. Abstract: + Reason for writing: Credit activities for SME customers are always at risk which causes the serious consequences for banks. Accessing to capital to conduct production and business activities of SME still faces with many difficulties and limitations, which affect on the business results of SCB Bank - Pham Ngọc Thạch Branch + Research’s purpose: Clarifying the outstanding issues and proposing solutions to improve credit quality for SME customers at SCB Bank - Pham Ngoc Thach branch. + Methods: collecting and processing information, data, mathematical statistics, synthesis, logic processing, evaluation, analysis and comparison. + Research results From the theoretical basis of credit quality, the thesis clarifies the status of credit quality for SME customers, gives solutions to improve credit quality for SME customers at SCB - Pham Ngoc Thach branch. + Conclusion and implications The results of this study help SCB Bank - Pham Ngoc Thach Branch identify the shortcomings in providing credit to SME customers. Also, it is the experience for other banks and references for future research. c. Keywords: Credit quality
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lĩnh vực tài chính tiền tệ trong nền kinh tế luôn là một lĩnh vực rộng lớn và nhạy cảm. Ngân hàng – tài chính là ngành được các chuyên gia kinh tế đánh giá là ngành có điều kiện phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong các lĩnh vực hoạt động của các ngân hàng thương mại, tín dụng là một hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các ngân hàng và quyết định đến sự sống còn của chính các ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu vẫn chú trọng hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp lớn, trong khi chưa thực sự chú trọng nhiều đến các thành phần kinh tế khác, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong quá trình phát triển kinh tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó, chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME nhằm thúc đẩy thành phần kinh tế này phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, việc tiếp cận với nguồn vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Do đó, hoạt động tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này của các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây đã được cải thiện nhiều nhằm tăng tính hiệu quả của việc sử dụng vốn và kích thích các doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả cao. Thành lập từ năm 1992, sau hơn 26 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đang không ngừng phát triển và giữ vững vị thế trong Top 5 Ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam. Tính đến tháng 12/2017, SCB sở hữu tổng tài sản 444.032 tỷ đồng, vốn điều lệ là 14.295 tỷ đồng với mạng lưới phủ khắp hầu hết các khu vực, tỉnh và thành phố trong cả nước. SCB hiện đang sở hữu 231 đơn vị giao dịch, gồm Hội sở chính và 230 chi nhánh, phòng giao dịch. Các mạng lưới này
  14. 2 phân bố tương đối đồng bộ, rộng khắp ở các khu vực, địa bàn trọng điểm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện đại cũng như chiến lược dài hạn của ngân hàng. Giống như các ngân hàng thương mại khác, SCB cũng phụ thuộc nhiều vào mảng hoạt động tín dụng, đặc biệt là đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME (DNNVV). Tính đến 31/12/2018, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tăng khoảng 6,15%. Năm 2017, SCB đã xuất sắc giành danh hiệu SME BANK – VIETNAM 2017, ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tốt nhất Việt Nam 2017 do Tạp chí International Finance bình chọn. Tuy nhiên, đối với đối tượng khách hàng này, tỷ lệ nợ xấu đang khá cao do không phải tất cả các khách hàng DNNVV đều hoạt động kinh doanh tốt và có thể trả nợ ngân hàng đúng hạn. Do đó, SCB vẫn đang tìm kiếm các giải pháp thiết thực và hiệu quả để cải thiện chất lượng tín dụng nói chung và đối với hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng này nói riêng. Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch làm đề tài nghiên cứu luận văn với mong muốn giúp ngân hàng SCB có thể nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME nói riêng một cách an toàn và hiệu quả hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Dựa trên khung lý thuyết chất lượng tín dụng, đề tài đánh giá thực trạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. Từ đó luận văn chỉ ra các vấn đề còn tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. Để thực hiện được mục tiêu đó, luận văn tập trung trả lời các câu hỏi sau:
  15. 3 + Thực trạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đang diễn ra như thế nào? + Những vấn đề nào liên quan đến tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch đang gặp phải? + Các giải pháp nào có thể đưa ra nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME từ đó cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tín dụng, chất lượng tín dụng và các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME tại SCB – chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: tại ngân hàng SCB – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. + Thời gian: thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 02/2019 – 04/2019 đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có quan hệ tín dụng tại SCB – Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. 4. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận Luận văn nghiên cứu được tiến hành dựa trên phương pháp định tính được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin, dữ liệu. Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua từ nguồn nội bộ ngân hàng như: phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng hành chính, phòng dịch vụ khách hàng, phòng kế toán – ngân quỹ, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Phạm Ngọc Thạch và các khách hàng thường xuyên của Ngân hàng. Thông qua quan sát thực tế để hiểu thêm về cơ cấu tổ chức nhân lực và thái độ làm việc của cán bộ. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cấp lãnh đạo, quản lí, các cán bộ tín dụng của Ngân hàng có được số liệu sơ cấp. Từ đó, luận văn
  16. 4 sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB. - Phương pháp so sánh, đối chiếu công tác thẩm định tín dụng trên lý thuyết và công tác thẩm định tín dụng thực tế tại Ngân hàng. - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 – y0 Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước. y1: chỉ tiêu năm sau. ∆y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. - Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm đang nghiên cứu với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau ∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. - Phương pháp xử lý số liệu: phương pháp thống kê mô tả thông qua bảng biểu thống kê, xử lý số liệu trên Excel; kết hợp phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét,
  17. 5 đánh giá kết quả để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng để phân tích chi tiết. Thông qua các cuộc họp chuyên ngành, các ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, chuyên gia kinh kế để tiếp thu, thống kê, bổ sung và hoàn chỉnh giải pháp đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB đạt được kết quả như mong muốn và không ngừng mở rộng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, luận văn còn vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong khoá học như quản trị học, quản trị nhân sự, lý thuyết hệ thống, phương pháp nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và tham khảo ý kiến của các cấp lãnh đạo, quản lí, các cán bộ tín dụng, trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB – chi nhánh Phạm Ngọc Thạch để làm rõ vấn đề nghiên cứu hơn. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp và tham khảo ý kiến của chuyên gia:  Đối tượng phỏng vấn: được đề cập chi tiết tại Phụ Lục 4. Tiêu chí chọn cán bộ phỏng vấn là những người lãnh đạo, các cấp quản lí hiện thời của Ngân hàng SCB chi nhánh Phạm Ngọc Thạch, có trình độ, kinh nghiệm và sự gắn bó mật thiết với ngân hàng.  Thời gian phỏng vấn: ngày 05, ngày 06 và ngày 07 tháng 03 năm 2019.  Địa điểm phỏng vấn: quán cà phê Van’s Unforgettable, 46 – 48 Phạm Ngọc Thạch, P.6, Quận 3 và tại ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB – chi nhánh Phạm Ngọc Thạch, 53 Phạm Ngọc Thạch, P. 6, Q. 3, thành phố Hồ Chí Minh.  Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp với chuyên gia và nhờ họ đưa ra ý kiến đóng góp của mình vào thực trạng tín dụng hiện nay tại chi nhánh, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB – chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. Nội
  18. 6 dung trao đổi tập trung vào các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng và đề xuất giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng tại đơn vị. Các câu hỏi phỏng vấn và kết quả phỏng vấn với chuyên gia: được thể hiện tại phụ lục 1, phụ lục 2 và phụ lục 3. Cuối cùng, luận văn tổng hợp báo cáo theo nội dung nghiên cứu: mô tả hiện trạng tổ chức, bố trí nhân lực, quy trình tín dụng, thủ tục, nội dung và kết quả đo lường công tác tín dụng tại ngân hàng. Từ việc mô tả này sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu với cơ sở lý thuyết, kỳ vọng của chi nhánh. Sau đó, đưa ra một số đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu mà chi nhánh chưa thực hiện được và đưa ra những đề xuất giải pháp để giải quyết. 5. Ý nghĩa của đề tài Luận văn làm sáng tỏ vai trò của tín dụng đối với các hoạt động của ngân hàng thương mại; chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME; đặc biệt đi sâu vào phân tích chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa- SME tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. Căn cứ vào các cơ sở lý luận đã xây dựng và thực tiễn nghiên cứu, đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng DNNVV tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch. Thứ nhất, hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng đối với các hoạt động của ngân hàng thương mại; chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa-SME của ngân hàng thương mại. Thứ hai, đánh giá được thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB – chi nhánh Phạm Ngọc Thạch, chỉ ra các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cũng như những thành tựu đạt được và những khó khăn, hạn chế của thực trạng chất lượng tín dụng đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB – chi nhánh Phạm Ngọc Thạch, từ đó tìm ra những nguyên nhân để có đề xuất giải pháp phù hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2