Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý thu hồi nợ đọng thuế tại Chi cục Thuế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu nhằm thiết lập khung lý thuyết nền tảng về quản lý thuế và xử lý thu hồi nợ đọng thuế, đánh giá tình hình QLN – CCNT tại Chi cục Thuế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2018 . Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLN – CCNT tại Chi cục Thuế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý thu hồi nợ đọng thuế tại Chi cục Thuế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ BÍCH THU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ LÝ THU HỒI NỢ ĐỌNG THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN DI LINH TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ BÍCH THU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ LÝ THU HỒI NỢ ĐỌNG THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN DI LINH TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành:Tài chính ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẠI TIẾN DĨNH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ hướng dẫn từ người hướng dẫn khoa học là TS. Lại Tiến Dĩnh. Số liệu nghiên cứu là trung thực, được lấy từ nguồn Chi cục Thuế huyện Di Linh nơi tôi đang công tác. Những đánh giá, nhận định trong công trình đều do cá nhân tôi nghiên cứu và tư duy dựa trên những tư liệu xác thực. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. TPHCM, ngày 20 tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Lại Tiến Dĩnh, người Thầy đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu cùng toàn thể Thầy Cô giáo Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt thời gian học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các đồng nghiệp ở Chi cục thuế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu để thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các sơ đồ, bảng biểu Tóm tắt CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ..........................................................................1 1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ......................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 1.5 Phạm vi và đơn vị nghiên cứu ..............................................................................3 1.6 Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 3 1.7 Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI CỤC THUẾ .....................................5 HUYỆN DI LINH ......................................................................................................5 2.1 Giới thiệu chung về huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ...........................................5 2.2 Giới thiệu chung về Chi cục Thuế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ....................7 2.3 Tình hình thu ngân sách nhà nước tại huyện Di Linh từ năm 2014-2018 ........10 CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ, QUẢN LÝ THUẾ, QUẢN LÝ NỢ THUẾ, CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ .....................................14 3.1 Khái niệm về thuế .............................................................................................. 14 3.2 Khái niệm, mục tiêu, nội dung Quản lý thuế .....................................................14 3.2.1 Khái niệm về quản lý thuế ..............................................................................14 3.2.2 Mục tiêu của quản lý thuế ...............................................................................14 3.3 Khái niệm, phân loại nợ thuế .............................................................................15 3.3.1 Khái niệm nợ thuế ........................................................................................... 15 3.3.2 Phân loại nợ thuế ............................................................................................. 15
- 3.4 Khái niệm quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế................................................. 16 3.4.1 Khái niệm quản lý nợ thuế ............................................................................. 16 3.4.2 Khái niệm cưỡng chế nợ thuế ........................................................................ 17 3.5 Khái quát quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ..................................... 18 3.5.1 Khái quát quy trình quản lý nợ thuế .............................................................. 18 3.5.2 Khái quát quy trình cưỡng chế nợ thuế ......................................................... 19 3.5.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ........................ 20 3.6 Đánh giá hiệu quả quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế........................ 21 3.6.1 Kết quả đạt được ........................................................................................... 21 3.6.2 Hạn chế .......................................................................................................... 21 CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN DI LINH. ...................................................................................... 24 4.1 Đánh giá tình hình nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Di Linh gia đoạn 2015-2018 ................................................................................................................................. 24 4.1.1 Số liệu nợ thuế từ năm 2015-2018 tại Chi cục Thuế huyện Di Linh: (Nguồn số liệu từ Chi cục Thuế huyện Di Linh): ...................................................................... 24 4.1.2 Đánh giá tỷ lệ nợ qua các năm: ...................................................................... 24 4.1.3 Đánh giá nợ theo nhóm nợ ............................................................................. 24 4.2 Tình hình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế Di Linh............ 25 4.2.1 Công tác triển khai, thực hiện ........................................................................ 25 4.2.2 Công tác quản lý nợ thuế ................................................................................ 26 4.2.3 Công tác lập bộ theo dõi nợ và phân loại nợ .................................................. 27 4.2.4 Công tác cưỡng chế nợ thuế ........................................................................... 28 4.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế Di Linh. ................................................................................................................... 31 4.3.1 Kết quả đạt được ............................................................................................ 31 4.3.2 Hạn chế ........................................................................................................... 32 CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ................................................ 40 CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ XỬ LÝ NỢ TRONG THỜI GIAN TỚI ............ 40
- 5.1 Định hướng công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ trong thời gian tới. .............40 5.2 Đề xuất giải pháp .............................................................................................. 41 5.2.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách .....................................................................41 5.2.2 Giải pháp về phía người nộp thuế ..................................................................42 5.2.3 Giải pháp về phía cơ quan thuế ......................................................................42 5.3. Đề xuất với Cục Thuế kiến nghị Tổng cục Thuế, Quốc hội, Chính phủ ..........45 KẾT LUẬN ..............................................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................49
- DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU SỬ DỤNG Số thứ tự Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1 Sơ đồ Bộ máy tổ chức của CCT huyện Di Linh 9 Sơ đồ 4.1 Các bước phân loại và lập bộ theo dõi nợ 27 Số thứ tự Tên bảng biểu Trang Bảng số liệu thu NSNN tại huyện Di Linh năm 2014- Bảng 2.1 11 2018 Bảng số liệu đánh giá công tác cưỡng chế nợ thuế Bảng 4.1 bằng biện pháp phong tỏa tài khoản, trích tiền từ tài 29 CCT huyện Di Linh năm 2015 - 2018 Bảng số liệu đánh giá công tác cưỡng chế nợ thuế Bảng 4.2 bằng biện pháp Thông báo hóa đơn không có giá trị 30 sử dụng tại CCT huyện Di Linh năm 2015-2018 Bảng số liệu phân tích chỉ tiêu thu nợ nợ tại CCT Bảng 4.3 32 huyện Di Linh năm 2015 - 2018 Bảng số liệu phân tích tỷ trọng nợ tại CCT huyện Di Bảng 4.4 33 Linh năm 2015 - 2018 Bảng số liệu phân tích cơ cấu nợ thuế tại CCT Bảng 4.5 35 huyện Di Linh năm 2015 - 2018 Bảng số liệu một số đơn vị, cá nhân kinh doanh nợ Bảng 4.6 37 thuế tại CCT huyện Di Linh tính đến 31/12/2018
- DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU SỬ DỤNG Số thứ tự Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1 Sơ đồ Bộ máy tổ chức của CCT huyện Di Linh 9 Sơ đồ 4.1 Các bước phân loại và lập bộ theo dõi nợ 27 Số thứ tự Tên bảng biểu Trang Bảng số liệu thu NSNN tại huyện Di Linh năm 2014- Bảng 2.1 11 2018 Bảng số liệu đánh giá công tác cưỡng chế nợ thuế Bảng 4.1 bằng biện pháp phong tỏa tài khoản, trích tiền từ tài 29 CCT huyện Di Linh năm 2015 - 2018 Bảng số liệu đánh giá công tác cưỡng chế nợ thuế Bảng 4.2 bằng biện pháp Thông báo hóa đơn không có giá trị 30 sử dụng tại CCT huyện Di Linh năm 2015-2018 Bảng số liệu phân tích chỉ tiêu thu nợ nợ tại CCT Bảng 4.3 32 huyện Di Linh năm 2015 - 2018 Bảng số liệu phân tích tỷ trọng nợ tại CCT huyện Di Bảng 4.4 33 Linh năm 2015 - 2018 Bảng số liệu phân tích cơ cấu nợ thuế tại CCT Bảng 4.5 35 huyện Di Linh năm 2015 - 2018 Bảng số liệu một số đơn vị, cá nhân kinh doanh nợ Bảng 4.6 37 thuế tại CCT huyện Di Linh tính đến 31/12/2018
- TÓM TẮT Năm 2013-2014, tình trạng gian lận thương mại, mua bán hóa đơn lòng vòng gây thất thu cho ngân sách nhà nước thông qua hoàn thuế khống, làm thiệt hại đáng kể cho ngân sách quốc gia nói chung và địa bàn huyện Di Linh nói riêng. Năm 2014, Chính phủ đã áp dụng chính sách không thu thuế GTGT đối với mặt hàng nông sản qua khâu thương mại. Từ đó, nguồn thu tại địa bàn huyện Di linh giảm đáng kể, đồng thời tình hình nợ thuế tăng cao, chủ yếu nợ thuế GTGT của các cá nhân, công ty, doanh nghiệp kinh doanh cà phê bị phá sản, bỏ địa điểm kinh doanh…Hiện nay, các khoản nợ này mặc dù được phân vào nhóm nợ khó thu nhưng chính sách thuế vẫn tính tiền chậm nộp và cộng dồn lũy kế hàng tháng dù thực tế các khoản nợ nhóm này khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được, tạo ra một áp lực rất lớn cho ngành thuế trong việc thực hiện chỉ tiêu giảm nợ thuế. Nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ và xử lý nợ thuế trong thời gian qua tại Chi cục Thuế huyện Di Linh. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế kết hợp với lý luận với thực tiễn để xác định nguyên nhân, hạn chế để từ đó đánh giá hiệu quả các giải pháp xử lý, thu hồi nợ và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nợ thuế trong thời gian tới. Từ khóa: Quản lý nợ thuế; Cưỡng chế nợ thuế; Chi cục thuế Huyện Di Linh; Nợ Thuế; Nợ thuế; Ngân sách nhà nước;
- ABSTRACT Title: The improved efficuency of handling tax debts recovery sloutions at Di Linh district tax department, Lam Dong province. In 2013-2014, trade fraud, illegal buying and selling invoices caused losses for the state budget through false tax declaration, making significant damage for the national budget in general and Di Linh district in particular. In 2014, the Government has applied a policy of VAT non-collection for agricultural products through trade. From that, the revenue of Di Linh district has been decreased significantly, while the situation of tax debts has increased, mainly of VAT debts of individuals, companies, enterprises due to bankruptcy of coffee business sectors or vacate the business location ... Actually, although classified the debts as diffficulty to recover, the tax policy still charges for late payment and accumulates accrued monthly, in spite of the fact that these groups ‘debts are difficult to recover or un- recover, it makes a hard pressure for Tax Department in implementing the target of tax debt reduction. Aimed at evaluation of current situation of tax debts management and tax debts settlement during past time of Di Linh district Tax Department. Base on using of economic research methods combined with theoretical and practical to determine the reasons, limitations thereby evaluate the effectiveness of debt handling, debt recovery solutions and propose some solutions to improve tax debt management. Keywords: Tax debt management; Enforcing tax debts; Di Linh Tax office; Tax dept; State budget;
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước vì nguồn thu này chiếm tỷ trọng lớn và mang tính ổn định, nền kinh tế càng phát triển thì nguồn thu thuế càng có chiều hướng gia tăng. Chính sách thuế được đặt ra nhằm mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển hiện đại thì yêu cầu đối với công tác quản lý thuế được nâng cao. Quản lý thuế phải được hiện đại hóa toàn diện về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ và áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại trên cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế để kiểm soát tất cả đối tượng chịu thuế. Sự thay đổi cơ chế quản lý thuế theo hình thức tự khai, tự nộp là một bước ngoặt thể hiện xu hướng mới trong quản lý thuế tạo sự chủ động và dân chủ hơn cho người nộp thuế. Tuy nhiên, cần phải có biện pháp quản lý thuế cụ thể với đặc điểm của từng đối tượng nộp thuế để góp phần nâng cao hiệu quả của sự đổi mới nêu trên. Quản lý nợ thuế là một phần trong hệ thống quản lý thuế theo hình thức tự khai, tự nộp thuế. Công tác quản lý nợ thuế là chức năng cuối cùng của cơ quan thuế để huy động nguồn thu vào ngân sách nhà nước, được thực hiện từ khoảng thời gian xác định số thuế phát sinh phải nộp đến khi hết hạn nộp mà người nộp thuế chưa nộp vào NSNN. Thực hiện tốt công tác quản lý nợ thuế sẽ góp phần nâng cao sự tuân thủ của người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Từ năm 2010 đến nay, số tiền thuế nợ tại Chi cục Thuế huyện Di Linh có chiều hướng gia tăng và khó có khả năng thu hồi rất cao, chủ yếu nợ thuế GTGT của các cá nhân, công ty, doanh nghiệp kinh doanh cà phê bị phá sản, ngừng hoạt
- 2 động kinh doanh, bỏ địa điểm kinh doanh. Mặc dù Chi cục Thuế đã tăng cường công tác quản lý nợ và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định nhưng phần lớn chỉ thu được các khoản nợ có khả năng thu, các khoản nợ của công ty, doanh nghiệp còn hoạt động. Đối với khoản nợ khó thu thì đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế nhưng không thu hồi được do hầu hết tài sản của các cá nhân và công ty, doanh nghiệp đã thế chấp vay vốn tại ngân hàng và tổ chức tín dụng, khi cơ quan thuế đề nghị các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng phối hợp kê biên và bán đấu giá tài sản kê biên để thu hồi nợ thuế thì số tiền bán đấu giá của tài sản kê biên chưa đủ trả số tiền nợ vay và tiền lãi vay phát sinh nên cơ quan thuế cũng không thu hồi được tiền thuế nợ cho NSNN. Với mục tiêu đánh giá, phân tích tình hình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong thời gian qua đồng thời đưa ra những suy nghĩ đúc kết từ thực tiễn công tác thuế và những kiến thức đã học nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý thu hồi nợ đọng thuế tại Chi cục Thuế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng” nhằm đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Thiết lập khung lý thuyết nền tảng về quản lý thuế và xử lý thu hồi nợ đọng thuế. Đánh giá tình hình QLN – CCNT tại Chi cục Thuế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015-2018 . Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLN – CCNT tại Chi cục Thuế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nguyên nhân nào gây ra tình trạng nợ thuế tăng cao và khó thu hồi tại Chi cục Thuế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ? Việc QLN – CCNT tại Chi cục Thuế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng thời gian qua còn tồn tại và hạn chế gì?
- 3 Cần những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác QLN – CCNT tại Chi cục Thuế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới? 1.4 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế như: phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp phân tích, so sánh; Phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp với lý luận với thực tiễn để xác định và giải quyết mục tiêu của đề tài. 1.5 Phạm vi và đơn vị nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Chi cục Thuế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu tình hình QLN – CCNT tại Chi cục Thuế huyện Di Linh từ năm 2015 – 2018. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế. 1.6 Kết cấu của luận văn Luận văn được xây dựng gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Giới thiệu chung về Chi cục Thuế huyện Di Linh. Chương 3: Những vấn đề lý luận chung về thuế, quản lý thuế, quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế Chương 4: Đánh giá tình hình quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Di Linh. Chương 5: Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý nợ và xử lý nợ trong thời gian tới. Kiến nghị, kết luận. 1.7 Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu nêu lên những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế huyện Di Linh. Từ đó, đề tài nghiên cứu nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của Chi cục Thuế trong công tác QLN – CCNT (kể cả tiền chậm nộp tiền thuế) vào ngân sách nhà nước đối với các trường hợp người nộp thuế cố tình dây dưa, chây ỳ , nợ đọng tiền thuế.
- 4 Nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước; giảm tỷ lệ nợ đọng thuế, đảm bảo công bằng, minh bạch. Kiến nghị sửa đổi và bổ sung một số bước trong quy trình QLN – CCNT ể công tác quản lý thu nợ ngày càng hiệu quả, chặt chẽ. Đảm bảo khi ngành thuế áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền thuế nợ đều đạt hiệu quả cao. Tóm tắt chương 1 Nội dung chương 1 chủ yếu trình bày về sự cần thiết về đề tài nghiên cứu, đưa ra mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi, phương pháp, bố cục và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Đây là cơ sở để định hướng thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo.
- 5 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN DI LINH 2.1 Giới thiệu chung về huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng Di Linh là một huyện miền núi nằm phía nam tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 161.464 ha, dân số 156.914 người với 32.529 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 36%, phân bổ khá phân tán. Huyện Di Linh có 19 đơn vị hành chính cấp xã với 202 thôn và tổ dân phố; Bao gồm 18 xã và 01 thị trấn, trong đó có 12 đơn vị hành chính cấp xã loại 1, 05 đơn vị hành chính cấp xã loại 2; Có 03 xã đặc biệt khó khăn, có 15 xã vùng đồng bào dân tộc. Trên lĩnh vực nông nghiệp – lâm nghiệp Huyện Di Linh có 57.600 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích trồng cà phê là 41.526 ha, sản lượng 98.000 tấn cà phê nhân/năm; diện tích chè 886 ha, sản lượng 6.615 tấn/năm; cây lúa là 3.050 ha, sản lượng 12.800 tấn/năm; cây ngô 2.900 ha, sản lượng 14.500 tấn/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 7,08%. Huyện Di Linh hiện có 95.342 ha rừng và đất rừng, trong đó rừng sản xuất là 81.742 ha, rừng phòng hộ có 13.600 ha (rừng phòng hộ xung yếu là 4.976 ha và rừng phòng hộ rất xung yếu là 8.624 ha). Với diện tích rừng hiện có, đây là lợi thế rất lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đặc biệt là nâng cao đời sống ở vùng đồng bào dân tộc gắn với quyền lợi và trách nhiệm của người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ nói riêng trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn huyện. Trên lĩnh vực công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có sự phát triển khá, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. Giá trị sản xuất tăng bình quân 26,7%/năm; Trong đó một số loại sản phẩm như chế biến lâm sản, mộc dân dụng, sản xuất gạch, nước sinh hoạt, chế biến chè, khai thác vật liệu xây dựng thông thường có mức tăng khá. Trong thời gian qua nhiều cơ sở sản xuất được xây dựng và đầu tư công nghệ sản
- 6 xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất như: Các công ty chè đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến sản phẩm đạt chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu. Công ty cổ phần Hiệp Thành, Công ty TNHH Duy Minh sản xuất gạch tuynen đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị mới vào sản xuất sản phẩm chất lượng cao; Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Khai Khoáng Bảo Nguyên khai thác và chế biến đá ốp lát; Công ty TNHH Hiệp Phú khai thác và chế biến Betonic; các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Di Linh, Lâm nghiệp Tam Hiệp và Công ty Lâm nghiệp Bảo Thuận đầu tư dây chuyền sản xuất ván ép thanh, sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Các cơ sở chế biến lâm sản sản xuất sản phẩm đa dạng, nhiều loại sản phẩm đáp ứng thị trường người tiêu dùng. Các cơ sở cơ khí nhỏ được đầu tư đi vào hoạt động tạo nhiều sản phẩm cho xã hội... Công nghiệp điện năng bước đầu đang được đầu tư xây dựng như thuỷ điện Đồng Nai 2, Đồng Nai 3; thuỷ điện BOT Bảo Lộc mới đi vào khai thác vận hành. Tính đến năm 2018 có 97% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Trên lĩnh vực thương mại – Dịch vụ Hoạt động thương mại dịch vụ có bước phát triển khá tích cực; giá trị ngành thương mại - dịch vụ giai đoạn 2015-2018 đạt 22% cơ cấu kinh tế; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng bình quân hàng năm 20,8%. Tốc độ phát triển ngành thương mại và dịch vụ nhanh với nhiều loại hình thương mại đa dạng tạo được sự thu hút của nhiều chủ thể kinh doanh tham gia đầu tư phát triển. Hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng và dịch vụ phát triển nhanh và chất lượng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách và nhân dân địa phương. Hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông phát triển, tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và thu hút đầu tư trên địa bàn huyện, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Đến năm 2018 toàn huyện có 6 chợ (có 3 chợ tạm), 30 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và trên 5.000 cá nhân kinh doanh thương mại, dịch vụ và một số dự án đầu tư vào thương mại, dịch vụ đi vào hoạt động và phát huy khá hiệu quả. Hệ thống đại lý cung ứng vật tư và thu mua nông sản phát triển mạnh và rộng khắp trên địa bàn huyện, phục vụ thiết thực nhu cầu sản xuất và tiêu thụ nông sản của nhân dân. Khối lượng luân chuyển hàng hóa bình quân tăng 36,1% năm; khối lượng luân
- 7 chuyển hành khách bình quân tăng 43,9% năm; 16 điểm bưu điện văn hóa xã và 3 bưu cục trên địa bàn huyện. Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2018, Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, Xây dựng cơ bản chiếm 30,81%, nông - lâm-thủy sản chiếm 52,09% ( riêng nông nghiệp chiếm 51,44%/GDP), dịch vụ chiếm 17,10% GDP trên địa bàn huyện. 2.2 Giới thiệu chung về Chi cục Thuế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng Chi cục Thuế huyện Di Linh là một trong 12 Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng, chịu sự chỉ đạo song trùng của UBND huyện Di Linh. Thực hiện Quyết định số 503/QĐ-BTC ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế. Chi cục Thuế huyện Di Linh có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn huyện Di Linh như sau:. Một là “ tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn; Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm; Tổng hợp, phân tích và đánh giá công tác quản lý thuế; Tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; Phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao”. Hai là “tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, lập sổ thuế, thông báo thuế; Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ thuế đúng quy định của Pháp luật; Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động”. Ba là “ trực tiếp kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với
- 8 người nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế”. Bốn là “giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế…” Bộ máy tổ chức của Chi cục Thuế huyện Di Linh tại thời điểm 31/12/2018. Gồm có 03 Lãnh đạo, 09 Đội thuế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 242 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn