Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre sang thị trường EU đến năm 2020
lượt xem 10
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và đánh giá thực trạng về tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty sang thị trường EU; đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty sang thị trường EU đến năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre sang thị trường EU đến năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH P H AN VĂ N M Ớ I MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 60.34.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS LÊ THANH HÀ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƢỜNG EU .................................................................................................4 1.1. Vai trò của xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế……………………...4 1.2. Giới thiệu chung về thị trƣờng EU ...........................................................................5 1.3. Những cơ hội và thách thức cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trƣờng EU ... 7 1.3.1. Cơ hội ..................................................................................................................7 1.3.2. Thách thức .............................................................................................................8 1.4. Một số yêu cầu về tiêu chuẩn chất lƣợng hàng thủy sản khi xuất khẩu sang EU ...... 9 1.5. Những vấn đề cần lƣu ý khi xuất khẩu thủy sản sang EU ....................................... 10 1.6. Một số kinh nghiệm rút ra từ các Công ty xuất khẩu thủy sản trong ngành .............. 12 1.6.1. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang ......................................... 12 1.6.2. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn ................................................................................ 13 1.7. Triển vọng của thị trƣờng EU đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ................. 14 Kết luận chương 1 17 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE SANG THỊ TRƢỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA ............................... 18 2.1. Giới thiệu chung về Công ty ................................................................................... ...................................................................................................................................... 18 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Cty ............................................................. 19 2.1.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................ 19 2.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty ....................................................................... 19 2.1.2.Chức năng nhiệm vụ của Công ty ......................................................................... 20 2.1.2.1. Chức năng .............................................................................................. 20 2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty ....................................................................................... 21 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ...................................................... 21 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 21 2.1.3.2. Bộ máy quản lý .............................................................................................. 21 2.2. Tình hình nhân sự .................................................................................................. 22 2.2.1. .. Chính sách đào tạo, lương thưởng, trợ cấp........................................................ 23
- 2.2.2.1. Chính sách đào tạo ............................................................................................ 23 2.2.2.2. Về chính sách tiền lƣơng, thƣởng ................................................................ 23 2.2.3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật ................................................................................... 23 2.2.3.1. Về cơ sở vật chất .............................................................................................. 23 2.2.3.2. Trình độ công nghệ............................................................................................ 24 2.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 24 2.3.1. Tình hình về doanh thu - lợi nhuận kim ngạch xuất khẩu .................................... 25 2.3.2. Tình hình về sản lượng xuất khẩu....................................................................... 26 2.3.3. Tình hình về cơ cấu thị trường xuất khẩu ............................................................ 28 2.3.4. Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 31 2.3.4.1 Thuận lợi31 2.3.4.2. Khó khăn....................................................................................................... 33 2.4. Tình hình xuất khẩu thủy sản vào thị trƣờng EU trong thời gian qua ................... 34 2.4.1. Về sản lượng –kim ngạch .................................................................................... 34 2.4.2. Về cơ cấu sản phẩm ............................................................................................ 35 2.4.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu ở các nước thành viên EU ...................................... 37 2.4.4. Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ nhân viên Công ty ........................................ 39 2.5. Các nhân tố chính ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty sang thị trƣờng EU ...................................................................................................... 40 2.5.1. . Nguồn nguyên liệu đầu vào ............................................................................... 40 2.5.1.1. Công tác nuôi trồng......................................................................................... 42 2.5.1.2. Tình hình thu mua nguyên liệu........................................................................ 44 2.5.2. Công tác sản xuất – chế biến – quản lý ................................................................ 46 2.5.2.1. Điều kiện sản xuất – chế biến – quản lý............................................................ 46 2.5.2.2. Công tác điều hành sản xuất ............................................................................ 47 2.5.3. Nguồn nhân lực của Công ty ............................................................................... 50 2.5.4. Công tác quản lý .................................................................................................. 52 2.5.5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động xuất khẩu tại thị trường EU ......................................................................................................... 52 2.5.5.1. Về điểm mạnh ................................................................................................. 52 2.5.5.2. Về điểm yếu....................................................................................................... 53 2.5.5.3. Về cơ hội ........................................................................................................... 53
- 2.5.5.4. Về thách thức ................................................................................................... 54 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 56 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE SANG THỊ TRƢỜNG EU ĐẾN NĂM 2020 .................................................................................... 57 3.1. Quan điểm và mục tiêu định hƣớng phát triển thủy sản của Công ty đến năm 2020 57 3.1.1. Quan điểm phát triển ........................................................................................... 57 3.1.2. Mục tiêu định hƣớng phát triển thủy sản của Công ty.......................................... 57 3.1.2.1. Mục tiêu chung của Công ty ............................................................................. 57 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 57 3.2. Đề xuất một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trƣờng EU ...................................................................................................................... 59 3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre sang thị trƣờng EU đến năm 2020 .................................... 60 3.3.1. Giải pháp bảo đảm cung ứng nguyên liệu đầu vào .............................................. 60 3.3.1.1. Nguyên liệu cá ................................................................................................ 61 3.3.1.2. Nguyên liệu nghêu .......................................................................................... 62 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động sản xuất và chế biến sản phẩm của Công ty. ..... 63 3.3.3.. Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................................. 64 3.3.4. Giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm .................................................................... 66 3.3.5. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing .......................................................... 66 3.3.5.1. Hoàn thiện tổ chức nghiên cứu thị trƣờng ......................................................... 66 3.3.5.2. Hoàn thiện các hoạt động Marketing ................................................................. 68 3.4. Một số kiến nghị ..................................................................................................... 70 3.4.1. Về phía Nhà nƣớc và Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam .............. 70 3.4.2. Về phía Công ty ................................................................................................... 72 Kết luận chương 3 73 KẾT LUẬN
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là phát triển kinh tế, bên cạnh đó Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại với hầu hết các nước ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Việc gia nhập WTO đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và hội nhập sâu hơn với nền kinh tế toàn cầu. Trong tất cả các ngành xuất khẩu hiện nay thì thủy sản là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ sự hội nhập đó. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ, năm 2010 tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt trên 5,03 tỷ USD, trở thành một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của cả nước sau dầu thô và dệt may. Tuy nhiên, “suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tác động mạnh đến xuất khẩu. Ngoài ra hiện nay hầu hết các nước có xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các tiêu chuẩn mới khắt khe về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thị trường sẽ tiếp tục là những trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cần chủ động phát triển thêm nhiều thị trường mới có tiềm năng. Một vấn đề nữa là dự kiến trong năm 2011, các doanh nghiệp tiếp tục đau đầu với bài toán nguyên liệu, khi mà đầu vào cho sản xuất nguyên liệu như vốn, thức ăn thuỷ sản và chi phí khác đang tiếp tục tăng cao. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp trong ngành đang tích cực chấn chỉnh lại qui trình sản xuất, triển khai kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra, nhằm đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành thuỷ sản. Với lợi thế toạ lạc tại một trong những tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có ngành kinh tế thuỷ sản phát triển, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre đã có nhiều thành tựu đáng kể và trở thành doanh nghiệp tiên phong và đầu ngành của Tỉnh trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty có ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Đáng nổi bậc, EU là thị trường chủ lực của Công ty với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm trên 60% kim ngạch toàn Công ty. Có thể nói
- 2 tình hình xuất khẩu sang thị trường EU có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Xuất phát từ nhận thức thực tế trên cũng như vai trò xuất khẩu thủy sản của Công ty trong thời gian tới tác giả chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre sang thị trƣờng EU đến năm 2020.” làm luận văn tốt nghiệp. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty sang thị trường EU. - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty sang thị trường EU đến năm 2020. III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu là thị trường nhập khẩu thủy sản EU. Nghiên cứu những đặc trưng của thị trường này và những yêu cầu cần thiết khi xuất khẩu thủy sang EU. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu khả năng xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre sang thị trường EU. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 – 2010. IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê. Bằng các phương pháp này, luận văn đã phân tích, so sánh và xem xét mối quan hệ giữa các vấn đề quan tâm để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đề xuất những giải pháp tối ưu. - Phỏng vấn trực tiếp các nhân viên trong Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre. V. NỘI DUNG KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Nội dung kết cấu của luận văn gồm có ba chương: - Chương 1: Tổng quan về thị trường EU và xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU
- 3 . - Chương 2: Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre sang thị trường EU trong thời gian qua. - Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre sang thị trường EU đến năm 2020 Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tác giả đã cố gắng nghiên cứu tìm hiểu và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại Công ty, thông qua số liệu đáng tin cậy mà Công ty cung cấp. Tuy nhiên trong quá trình phân tích đánh giá còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân tình của quí thầy cô và Ban lãnh đạo Công ty để luận văn được hoàn thiện hơn, có ý nghĩa thực tiễn hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
- 4 CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƢỜNG EU 1.1. Vai trò của xuất khẩu trong quá trình phát triển kinh tế Xuất khẩu là việc bán hàng và dịch vụ cho nước ngoài. Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động xuất khẩu ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, cụ thể là: Thứ nhất: Xuất khẩu thu được ngoại tệ về cho đất nước. Thứ hai: Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển như: - Xuất khẩu giúp cho quốc gia tận dụng được các nguồn lực dư thừa trong nền kinh tế. - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành kinh tế có cơ cơ hội phát triển thuận lợi hơn. - Xuất khẩu giúp cho các quốc gia mở rộng thị trường tiêu thụ, tác động đến quá trình phân công lại lao động thế giới, góp phần cho sản xuất phát triển ổ định. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. - Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ mới từ nước ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới. - Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam sẽ tham gia vào các cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi Việt Nam phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường. - Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường.
- 5 Thứ ba: Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của Viện Nam. 1.2. Giới thiệu chung về thị trƣờng EU EU hiện có 27 nước thành viên, là trung tâm hàng đầu thế giới về chính trị, kinh tế, thương mại, tài chính, khoa học kỹ thuật. GDP đạt trên 16.524 tỷ USD, chiếm 23,5% tổng GDP thế giới, 25% tổng giá trị thương mại thế giới và 33% luồng đầu tư trực tiếp toàn cầu. EU là thị trường lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Trong các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm 2010, thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 23,47% tổng kim ngạch xuất khẩu (so với Mỹ 19,30% và Nhật Bản 17,82% ). Mặc dù gặp khủng hoảng song châu Âu vẫn là thị trường nhập khẩu thuỷ sản quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2010, giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU đạt 1,18 tỉ USD (đứng thứ 2 sau giày da về khối lượng xuất khẩu). Thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong khối EU có 5 quốc gia: Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia và Bồ Đào Nha. (Nguồn : Tạp chí thương mại thủy sản số 04-tháng 01/2011)[12] Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm 5,7% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong đó xuất khẩu vào EU năm 2009 giảm 4,2% so với năm 2008 (đạt giá trị gần 1,10 tỉ USD). Tuy nhiên, mức giảm của thị trường EU vẫn không mạnh, nếu so sánh với kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản (mức giảm lên tới 4,5% sang Mỹ) và (8,5% sang Nhật Bản). Điều này có thể lý giải theo tôi, do các nguyên nhân sau : Thứ nhất, kinh tế EU tuy đã rơi vào tình trạng suy thoái nhưng, nhìn chung, vẫn còn sáng sủa hơn so với Nhật Bản và Mỹ; Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng tới các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tại châu Âu, với nhiều hoạt động quảng bá, hội chợ triển lãm thủy sản. Nhờ vậy số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang EU đã tăng lên tới 330 doanh nghiệp. Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện đã xâm nhập tới 27 quốc gia EU, với xuất khẩu sản phẩm thủy sản da dạng như : Cá, tôm, mực, bạch tuộc, nghêu ….với nổ lực của các doanh nghiệp đã làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU năm 2010 là 1,18 tỷ USD tăng 6,3% so với năm 2009. (Nguồn : Tạp chí thương mại thủy sản số 122-tháng 2/2010) và số 04/2011[11, [12]
- 6 Nhóm sản phẩm cá: Là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU (đạt 0,65 tỷ USD vào năm 2010) và cũng là mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng cao nhất trên thị trường EU chiếm 55,08% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản vào EU năm 2010. Nhóm sản phẩm này bao gồm các mặt hàng chính là cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh các loại. Trong số sản phẩm từ cá, cá tra, basa chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 78,4%. Nhóm sản phẩm tôm: Là nhóm sản phẩm quan trọng thứ hai sau nhóm sản phẩm cá, trong cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU. Tuy vậy, nhóm này chủ yếu là tôm đông lạnh và mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn, (khoảng 4,31% sản lượng nhập khẩu của thị trường này). Trong khi Ecurado chiếm 12,39%, Ấn Độ chiếm 9,13% và Thái Lan chiếm 4,46%). Nguyên nhân chính ở đây là do năng suất và chất lượng tôm của Việt Nam còn thấp, chi phí và giá thành tôm xuất khẩu còn cao hơn so với các nước khác. Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn yếu, trình độ và kinh nghiệm tiếp thị trên thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn kém và nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường hạn chế. Nhóm sản phẩm mực, bạch tuộc: Là nhóm sản phẩm đứng thứ 3 trong mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nhu cầu về mực vẫn chủ yếu là mực ống Lôligô. Loại mực này được đánh giá là tốt trên thị trường EU, giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng 26,7% so các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam trong năm 2009. Tuy nhiên, đến nay nhóm sản phẩm này cũng mới chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng 5,24% lượng nhập khẩu của thị trường EU, trong khi đó Thái Lan chiếm 7,53% và Ấn Độ chiếm 10,3% Trong những năm gần đây Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU. Năm 2002 đạt 32 nghìn tấn thủy sản. Nhưng đến năm 2010 đạt 364 nghìn tấn và hiện chiếm 26,9% trong tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tốc độ gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu không ngừng (Xem hình 1.1).
- 7 1.140 1.096 1.181 1200 1000 920 723,5 800 Kim ngạch (Tr.USD) 600 441,4 350 353 364 Sản lượng (1.000 400 220 206 tấn) 200 132 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hình 1.1: Sản lượng và Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU từ năm 2005– 2010. (Nguồn: Số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải Quan Việt Nam từ năm 2005-2010) Thị trường EU có nhu cầu lớn, đa dạng và phong phú về sản phẩm. Đây là thị trường liên kết chặt chẽ thành một khối mậu dịch thống nhất mạnh nhất thế giới, có sức mua lớn, ổn định và cũng là một thị trường khó tính nhất về tiêu dùng thủy sản. Thị trường này, với sở thích tiêu dùng sản phẩm tôm, cá, nghêu,… có kích thước nhỏ, có thể bổ sung cho thị trường Nhật và Mỹ về cơ cấu hàng hóa, tạo thế cân bằng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Do vậy, tăng cường xuất khẩu sang EU chính là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đảm bảo ổn định sản xuất. 1.3. Những cơ hội và thách thức cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trƣờng EU 1.3.1. Cơ hội : - Mặt hàng thuỷ sản Việt Nam vừa qua đã được một số nước công nhận, đánh giá cao về chất lượng. Cuối năm 2009, Bộ Y tế và tiêu dùng Tây Ban Nha đã ra thông báo công nhận cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh EU. Tây Ban Nha hiện là một trong những nước tiêu thụ cá tra và cá basa của Việt Nam nhiều nhất trong số các nước EU với lượng nhập khẩu mỗi năm theo ước tính khoảng 40.000 tấn - Việt Nam đang là nước đầu tiên của khối Asian - Đông Nam Á và châu Á chuẩn bị được tham gia mạng lưới thông tin điện tử quản lý xuất nhập khẩu thuỷ sản vào EU.
- 8 Điều này cho thấy bên cạnh việc được giám sát chặt chẽ hơn trong hệ thống thông tin hiện đại của cộng đồng EU thì xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng có thêm nhiều triển vọng phát triển thêm thị phần ở thị trường này. - Thủy sản đang trở thành món ăn lựa chọn ưu tiên của người EU. Khu vực Đông Nam Á là nhà cung cấp thủy sản lớn của EU với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ASEAN là 38%/năm. Chính vì vậy, EU rất quan tâm đến khu vực xuất khẩu này và cả các nước đang phát triển khác có tiềm năng bán cá và thủy sản chế biến của EU. Một loạt các biện pháp đang được EU xúc tiến để đưa con cá, con tôm của nước nghèo vào những nước giàu trong EU. Hỗ trợ kỹ thuật là một trong những biện pháp tiêu tốn khá nhiều tiền của EU trong hơn 5 năm qua. - Xu hướng nhu cầu thuỷ sản thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh, cùng với tình hình sụt giảm nguồn cung cấp thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ở một số nước. Bên cạnh đó, khi bùng nổ những nguy cơ sức khỏe như bệnh béo phì, các vụ ngộ độc hay dịch bệnh hoành hành với hầu hết các loài gia súc, gia cầm thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang chọn các sản phẩm thủy sản. - Việt Nam có chương trình giám sát nhuyển thể 2 mảnh vỏ được EU công nhận, nghêu Bến Tre là nghề cá đầu tiên ở Đông Nam Á được cấp chứng nhận MSC. - Kinh tế thế giới phục hồi cộng với việc hưởng lợi từ việc tỷ giá tăng trong nước. 1.3.2. Thách thức : - Khó khăn chủ yếu cho ngành xuất khẩu thuỷ sản năm 2009, là xu hướng bảo hộ thương mại, xây dựng các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới ngày càng khắt khe hơn về kiểm soát nguồn gốc sản phẩm. - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), cho rằng thị trường thủy sản thế giới vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là khi nền kinh tế toàn cầu chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng. Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU trở nên khó khăn hơn khi quy định chống đánh bắt thủy sản trái phép (IUU) bắt đầu được thực hiện từ năm 2010 gây khó khăn cho người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU.
- 9 - Các doanh nghiệp phải đứng trước khó khăn về thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất xuất khẩu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%. Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến thuỷ sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến. Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Nhiều doanh nghiệp đã tăng cường nhập khẩu nguyên liệu. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất khẩu, sắp tới nhập khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sẽ tăng từ 8 – 10%/năm, với giá trị khoảng 200 triệu USD/năm. - Tình trạng con giống (để nuôi trồng thuỷ sản) chưa đảm bảo về mặt chất lượng. - Yếu kém trong khâu tiếp thị và thiếu đội ngũ các nhà quản lý cũng như lao động có trình độ. - Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp thường phải đối mặt đó là đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu; đặc biệt là những thị trường cao cấp như châu Âu. Trong điều kiện đã gia nhập vào hệ thống quản lý phần mềm chung của châu Âu thì yêu cầu nắm rõ những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của cộng đồng EU càng trở nên cấp thiết. 1.4. Một số yêu cầu về tiêu chuẩn chất lƣợng hàng thủy sản khi xuất khẩu sang EU - Vấn đề truy xuất về xuất xứ nguồn gốc được yêu cầu đối với các doanh nghiệp có mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào EU đã được áp dụng. Đánh giá và quản lý rủi ro hay nguy cơ ngộ độc thực phẩm là những phương pháp tiếp cận của EU. Chúng được thực hiện dựa trên nguyên tắc ứng dụng công nghệ và khoa học hiện đại tốt nhất và cảnh báo sớm để hạn chế các rủi ro tiềm ẩn trong qui trình sản xuất thực phẩm. - EU tăng cường tham vấn các bên liên quan như nhà nhập khẩu, nhà sản xuất và giới chức chính quyền để tiếp cận thông tin cần thiết; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc đưa mặt hàng thực phẩm thủy sản vào EU, nhất là vai trò của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nước xuất khẩu. Đây là cơ quan
- 10 đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát mức độ an toàn và vệ sinh thực phẩm trước khi được đưa vào EU. - Luật mới của EU không có sự phân biệt, các nhà sản xuất trong liên minh hay ngoài liên minh đều phải tuân thủ các qui định đã được nhất thể hóa và hài hòa hóa của EU. - Trước đây, các doanh nghiệp chế biến thủy sản chỉ cần áp dụng HACCP, ISO 9000. Hiện nay, áp dụng Tiêu chuẩn toàn cầu của Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc BRC dành cho thực phẩm, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế IFS, ISO 22000 đang là yêu cầu, điều kiện mua hàng của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới nói chung và ở châu Âu nói riêng. - Đối với hải sản khai thác, Quy định các hoạt động đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do Hội đồng Liên minh Châu Âu EU (IUU) bắt đầu có hiệu lực từ năm 2010.- Theo quy định, tất cả hải sản khai thác nhập khẩu vào EU sẽ bị cấm, trừ khi công ty nhập khẩu chứng minh được rằng, hải sản của mình không có nguồn gốc từ hoạt động khai thác IUU thông qua hệ thống truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt. - Đối với thủy hải sản nuôi trồng, việc áp dụng theo tiêu chuẩn Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn Quốc tế GlobalGAP tại các vùng nuôi đang được khuyến khích áp dụng trong những năm trước đây thì hiện nay đã trở thành một trong số những điều kiện tiên quyết của khách hàng EU khi kí kết hợp đồng mua hàng. - Trong khi đó, việc áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP thực sự không dễ dàng đối với các vùng nuôi thủy hải sản. Trước tiên là thiết kế mặt bằng ao nuôi phải đảm bảo nguồn nước cấp và xử lí nước thải. Nước cấp không được bơm trực tiếp từ nước sông và phải qua quá trình lắng. Ngoài ra còn có các vấn đề về con giống, thức ăn. Các nhà cung cấp này cũng phải cam kết áp dụng GlobalGAP. 1.5. Những vấn đề cần lƣu ý khi xuất khẩu thủy sản sang EU Nét đặc trưng trong chính sách thương mại EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi
- 11 trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Để thỏa mãn được yêu cầu của EU, theo chúng tôi khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này cần lưu ý : - Yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao. EU chỉ nhập khẩu những sản phẩm từ những doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh. - Phải đảm bảo, bảo vệ môi trường. Quy định về môi trường của EU rất nghiêm ngặt. Nó gồm các quy định liên quan trực tiếp đến môi trường và các quy định liên quan gián tiếp đến môi trường; liên quan trực tiếp đến VSATTP. Khi xuất khẩu hàng thủy sản sang EU, ngoài việc xuất trình các chứng chỉ về vệ sinh dịch tễ, VSATTP, kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định về môi trường của EU. Người tiêu dùng EU đặc biệt quan tâm đến các hoạt động liên quan tới môi trường và xã hội của các Công ty sản xuất chế biến thực phẩm. - Phải hướng đến các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm an toàn. Trong đó thuỷ sản là sự lựa chọn hàng đầu và thuỷ sản có vai trò chống lại các nguy cơ về sức khỏe. - Phải hướng đến sự thuận tiện. Cuộc sống ngày càng bận rộn, thời gian dành cho công việc gia đình ngày càng ít đi. Vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm chế biến sẵn cũng tăng lên điển hình như thuỷ sản. - Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến giá bán sản phẩm, đặc biệt là, trong thời kỳ suy giảm kinh tế hiện nay. Xu hướng người tiêu dùng sẽ chuyển sang các loại thuỷ sản có giá rẻ hơn như cá tra và nghêu của Việt Nam. - Phải phù hợp với tập quán ứng xử. EU là một thực thể văn hoá không đồng nhất về tập quán sinh hoạt, ẩm thực, thị hiếu tiêu dùng, cách ứng xử. Mỗi nước có bản sắc văn hoá riêng nên yêu cầu của họ cũng khác nhau và đa dạng. - Thuế quan được đề cập khá nhiều. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc khác và có xu hướng giảm nhưng EU vẫn là một thị trường được bảo trợ chặt chẽ với hàng rào phi thuế quan (rào cản kỹ thuật) nghiêm ngặt. - Cạnh tranh trên thị trường này ngày càng gay gắt do lượng hàng nhập khẩu rất nhiều từ các nước khác như Ailen,Trung Quốc, Mỹ ...
- 12 - Kênh nhập khẩu và phân phối hàng trong khối EU khá phức tạp và có nhiều đầu mối có phương thức ứng xử khác nhau. Hiện nay, ngày càng có nhiều các cửa hàng bán lẻ trên thị trường thuỷ sản. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ những đặc điểm của kênh phân phối và các đầu mối nhập khẩu để có những biện pháp xâm nhập cụ thể. 1.6. Một số kinh nghiệm rút ra từ các Công ty xuất khẩu thủy sản trong ngành. 1.6.1. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (tên viết tắt là AGIFISH Co.) tiền thân là Xí nghiệp Đông Lạnh An Giang được đi vào hoạt động từ năm 1987. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh đa ngành: sản xuất, chế biến và mua bán thủy hải sản đông lạnh, nuôi trồng thủy sản, thực phẩm, vật tư nông nghiệp, sản xuất và mua bán thuốc thú y thủy sản, thức ăn gia súc, mua bán vật tư, máy móc thiết bị, xây dựng, kinh doanh bất động sản…. Những kết đạt được của Công ty Agifish trong ngành thủy sản: - Do được tọa lạc tại tỉnh An Giang – tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng nuôi trồng thủy sản nên Công ty đã ổn định được nguồn nguyên liệu và có trang máy móc thiết bị hiện đại. - Là đơn vị đầu tiên trong vùng ĐBSCL sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá Basa, cá Tra fillet. Hiện nay Công ty Agifish là Công ty xuất khẩu cá nước ngọt hàng đầu của ngành thủy sản Việt Nam, đứng thứ 2 cả nước về xuất khẩu thủy sản với năng lực chế biến xuất khẩu trên 16.000 tấn thành phẩm/ năm. Tạo được uy tính với nhiều khách hàng ở thị trường ngoài nước. - Là doanh nghiệp đầu tiên tham gia hợp tác nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất giống nhân tạo cá Basa và cá Tra thành công tạo ra bước ngoặc phát triển nghề nuôi cá và chế biến cá Basa, cá Tra trong khu vực ĐBSCL. - Công ty tận dụng và kinh doanh tốt các mặt hàng chế biến có giá trị gia tăng. - Tận dụng các phụ phẩm như xương, da, thịt vụn, mỡ chiếm 60-70% cá nguyên liệu được chế biến lại thành mỡ thực phẩm và bột cá góp thêm 5% vào tổng doanh thu của toàn Công ty .
- 13 - Công ty đa dạng các loại hình kinh doanh khác: xuất nhập khẩu ủy thác các mặt hàng nông thủy sản, hóa chất, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn thủy sản … nhằm hạn chế rủi ro và tăng doanh thu cho Công ty. 1.6.2. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn là Công ty cổ phần được chuyển đổi từ Công ty TNHH Vĩnh Hoàn được thành lập từ năm 1997. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là: + Nuôi trồng. mua bán, chế biến thủy hải sản. Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư, hoá chất, nông sản thực phẩm, chế biến thức ăn thủy sản và gia súc, thú y thủy sản. + Sản xuất bao bì giấy và in bao bì các loại; + Kinh doanh bất động sản … Những kết quả đạt được của Công ty Vĩnh Hoàn trong ngành thuỷ sản: - Công ty có lợi thế là nằm tại tỉnh Đồng Tháp, một tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có môi trường và điều kiện thuận lợi nhất của ngành nuôi thả cá Tra, Basa nguyên liệu. Mặt khác, Công ty luôn duy trì và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ các nhà cung cấp lớn. - Công ty Vĩnh Hoàn đã tăng cao cong suất, chất lượng quản lý và quy mô xuất khẩu. Tổng công suất chế biến hiện tại đạt hơn 200 tấn cá nguyên liệu /ngày, nằm trong số các doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra, Basa lớn nhất Việt Nam và trên thế giới. - Sản phẩm của Công ty được đánh giá là sản phẩm đạt chất lượng cao, có khả năng truy suất từ ao nuôi cho đến bàn ăn. - Vĩnh Hoàn còn cung cấp một số sản phẩm khác từ loại cá tra (sản phẩm giá trị gia tăng) có gía trị dinh dưỡng cao. - Hệ thống phân phối rộng sản phẩm đã có mặt tại các cửa hàng thức ăn nhanh, các siêu thị khó tính và nhà hàng cao cấp trong và ngoài nước. - Mức thuế 6,81% mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp dụng cho Công ty cũng là mức thuế thấp nhất so với các doanh nghiệp khác, đưa Công ty trở thành doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá lớn nhất của Việt Nam vào thị trường Mỹ chiếm khoảng 70% gía trị sản phẩm cá Tra, Basa đông lạnh của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này.
- 14 - Công ty luôn có chính sách phân khúc thị trường để giữ tính ổn định cho sản xuất; có chính sách linh hoạt về giá đối với từng mặt hàng, từng khách hàng nhằm phù hợp với tình hình thực tế từng nơi từng lúc. - Gía bán sản phẩm theo hợp đồng của Vĩnh Hoàn với các đối tác hiện nay chủ yếu dựa trên nguyên tắc đảm bảo giao hàng tận nơi (giá CIF, CF) chứng tỏ Công ty cũng có thế mạnh về nghiệp vụ xuất khẩu. 1.7. Triển vọng của thị trƣờng EU đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Mặc dù sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lý thực phẩm EU được cụ thể hóa bằng Luật IUU (illegal unreported and unregulated fishing-Luật phải chứng minh được nguồn gốc thủy sản), kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vẫn không ngừng tăng, đưa thuỷ sản lên vị trí dẫn đầu trong số các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu vào EU, đem lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ lớn. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Chất lượng hàng thuỷ sản của Việt Nam không ngừng được nâng cao, họat động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản luôn được đổi mới, công nghệ chế biến thủy sản (theo tiêu chuẩn HACCP- là loại giấy chứng nhận được phép xuất khẩu thủy sản vào EU) luôn được cải tiến. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thuỷ sản đều có đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được EU chấp nhận. Những thành tựu và đổi mới đó đã tạo được uy tín trên thị trường EU. EU hiện là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng đối với các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là thị trường chính của thuỷ sản Việt Nam hàng chục năm qua và có nhiều triển vọng cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới. Điều này được minh chứng qua các nhân tố sau: - Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Cộng đồng Châu Âu từ năm 1990. Hiệp định hợp tác với EU ngày 17 – 1995, tạo cơ hội thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ mối qua hệ hợp tác với các quốc gia thành viên và cả cộng đồng trên mọi lĩnh vực hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, văn hoá xã hội, đầu tư kinh tế thương mại và đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO.
- 15 - Việc ngành thuỷ sản Việt Nam đáp ứng yêu cầu cao của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm đã giúp sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang EU không những ngày càng tăng mà còn có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường đòi hỏi khắt khe khác như Mỹ, Nhật Bản và Canađa. - Do sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên ngày càng giảm vì những quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường, nên EU ngày càng phụ thuộc vào thuỷ sản nhập khẩu. Chính vì vậy, thương mại cũng sẽ được ưu tiên trong chính sách hỗ trợ của EU, giúp các nước phát triển hiểu rõ hơn về WTO, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại hoặc kiểm dịch động vật. Ngành thuỷ sản Việt Nam có thể được lợi rất lớn do EU ưu tiên hổ trợ trong lĩnh vực kiểm dịch động vật. Ngoài ra EU còn dành quỹ hổ trợ thông qua quỹ tín thác Châu Á, Quỹ đầu tư Châu Á. Việt Nam là một trong 178 nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập( GSP) với mức thuế thấp hơn 3,5% so với mức thuế thông thường. Được hưởng GSP, thuế xuất khẩu thuỷ sản sang EU không những sẽ giảm, mà việc xem xét mức thuế sẽ được thực hiện sau 3- 5 năm chứ không phải hàng năm như trước đây với số lượng mặt hàng nhiều hơn. Hiện nay, tỷ lệ mặt hàng thuỷ sản được hưởng GSP lên tới 80%. Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU ngày càng tiêu dùng nhiều thuỷ sản hơn, vì họ cho rằng thuỷ sản là loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng. Đây là tín hiệu tốt cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào EU, hằng năm Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn hàng thuỷ sản gồm tôm, cá ngừ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và nhiều mặt hàng cá đông lạnh các loại. - Nếu trước đây rất khó thực thi các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm vì giữa các nước khác nhau có những quy định khác nhau, thì bây giờ EU chỉ có một cơ quan quản lý duy nhất là cục quản lý ATTP EU, một khuôn khổ luật pháp duy nhất và một cơ chế duy nhất là luật chung về thực phẩm để có thể đảm bảo nếu xảy ra rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm thì chỉ trong vòng 1 giờ đã được đệ trình lên cục quản lý an toàn thực phẩm EU. Nếu biện pháp đề xuất được đa số thành viên cục quản lý an toàn thực phẩm EU ủng hộ, thì sản phẩm có nguy cơ đó sẽ bị triệu hồi khỏi các kênh phân phối trên thị trường. Với những quy định mới này là hoàn toàn có lợi, thứ nhất nó dễ áp dụng, không phải nghiên cứu quá nhiều văn bản; thứ hai là mọi vấn đề rõ ràng hơn, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được hệ thống hoá và đảm bảo tính logic; thứ ba là
- 16 không một nước thành viên nào được quyền đặt ra thêm quy định riêng đối với hàng nhập khẩu. Như vậy với các nhân tố nêu trên cùng với nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản có xu hướng tăng mạnh ở các nước châu Âu, hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu và được phép xuất khẩu vào thị trường EU sẽ tạo nhiều cơ hội hơn để tăng cường xuất khẩu sang khối thị trường này. Hiện EU là thị trường có mức tăng trưởng mạnh của thuỷ sản Việt Nam. Trong tương lai, mức tăng trưởng này có khả năng tiếp tục tăng mạnh. Sự cạnh tranh với mức giá rẻ của các mặt hàng đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phảm là yếu tố qyết định giữ vững thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường EU. Có thể khẳng định triển vọng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre nói riêng, sang thị trường EU là rất tốt và ổn định trong các năm tới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn