Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện ChưPăh
lượt xem 7
download
Mục tiêu tổng quát của đề tài là, từ việc quản lý, tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo đề tài nghiên cứu những ảnh hưởng, tác động của tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi góp phần giảm nhanh tỷ lệ nghèo một cách bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện ChưPăh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH LÂM VŨ LINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CHƯ PĂH – TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH LÂM VŨ LINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CHƯ PĂH – TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
- LỜI CÁM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè của tôi, đặc biệt là vợ tôi đã luôn động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn và các anh, chị công tác tại NHCSXH huyện Chư Păh, giúp tôi thuận lợi trong việc phân tích và đánh giá hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại NHCSXH huyện Chư Păh một cách chính xác. Tôi xin trân trọng cám ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức chuyên ngành làm nền tảng giúp tôi thực hiện luận văn này. Và trên hết, tôi xin trân trọng cám ơn PGS. TS. Trần Huy Hoàng - người thầy đã luôn tận tình hướng dẫn và góp ý để tôi hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện nhưng luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và bạn bè. Xin chân thành cám ơn. Tác giả luận văn Lâm Vũ Linh
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, chưa từng được công bố hay bảo vệ trước đây. Các tài liệu và dữ liệu khác sử dụng trong luận văn này đều được ghi nguồn trích dẫn và được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả luận văn Lâm Vũ Linh
- MỤC LỤC Nội dung Trang Trang phụ bìa Lời cám ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt Danh mục các hình Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ................................................................ 7 1.1. Nghèo đói và sự cần thiết phải giảm nghèo ........................................................ 7 1.1.1. Khái niệm về nghèo đói ................................................................................... 7 1.1.1.1. Khái niệm nghèo ........................................................................................... 7 1.1.1.2. Khái niệm về đói........................................................................................... 9 1.1.2. Khái niệm về xóa đói giảm nghèo .................................................................... 9 1.1.2.1. Khái niệm về xóa đói .................................................................................... 9 1.1.2.2. Khái niệm về giảm nghèo ........................................................................... 10 1.1.3. Chuẩn nghèo .................................................................................................. 10 1.1.3.1. Chuẩn nghèo của quốc tế ............................................................................ 10 1.1.3.2. Chuẩn nghèo của Việt Nam ........................................................................ 12 1.1. 4. Đặc trưng của nghèo đói ............................................................................... 15 1.1.5. Nguyên nhân gây ra nghèo đói ...................................................................... 18 1.1.6. Đặc tính của người nghèo .............................................................................. 19 1.1.7. Sự cần thiết phải giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo ...................................... 19 1.1.8. Chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo .............. 20
- 1.1.9. Cam kết thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam với Liên hiệp quốc về công tác xóa đói, giảm nghèo .............................................................................. 21 1.2. Tín dụng và vai trò tín dụng đối với hộ nghèo................................................... 21 1.2.1. Tín dụng đối với hộ nghèo ............................................................................ 21 1.2.1.1 Khái niệm tín dụng đối với hộ nghèo ........................................................... 21 1.2.2. Vai trò tín dụng đối với hộ nghèo .................................................................. 23 1.2.2.1. Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo góp phần cải thiện đời sống, gia tăng thu nhập cho người nghèo ............................................................................................. 23 1.2.2.2. Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo góp phần tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư ........................................................................................... 23 1.2.2.3. Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững 24 1.2.3. Hiệu quả tín dụng đối với người nghèo ......................................................... 24 1.2.3.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng đối với người nghèo ...................................... 24 1.2.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với người nghèo ................. 25 1.2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng ưu đãi đối với người nghèo . 27 1.2.4. Kinh nghiệm quốc tế trong việc xóa đói giảm nghèo và bài học cho Việt Nam ................................................................................................................................ 29 1.2.4.1 Kinh nghiệm quốc tế trong việc xóa đói giảm nghèo .................................... 29 1.2.4.1 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................. 34 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI .......................................... 37 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chư Păh .................................... 37 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 37 2.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 37 2.1.1.2. Địa hình ...................................................................................................... 37 2.1.1.3. Khí hậu ....................................................................................................... 39 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 39
- 2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế ........................................................................................ 39 2.1.2.2. Đặc điểm xã hội ......................................................................................... 39 2.1.3. Tình hình an ninh – chính trị .......................................................................... 40 2.1.4. Thực trạng nghèo đói của địa phương ............................................................ 41 2.2. Công tác triển khai thực hiện các chương trình dự án có liên quan đến chính sách xóa đói giảm nghèo tại huyện Chư Păh ............................................................ 42 2.2.1. Thực hiện dự án khuyến nông – lâm và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề trong những năm gần đây ..................................................................... 42 2.2.1.1. Công tác khuyến nông, khuyến lâm ........................................................... 42 2.2.1.2. Chính sách trợ cước, trợ giá và cấp không thu tiền một số mặt hàng chính sách theo Quyết định 86 của UBND tỉnh Gia Lai .................................................... 42 2.2.1.3. Chương trình định canh định cư – định cư .................................................. 43 2.2.2. Thực hiện chương trình 135 giai đoạn II ....................................................... 43 2.2.3. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất ..................................................................... 44 2.2.4. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng........................................................................ 44 2.2.5. Chương trình 134 .......................................................................................... 45 2.2.6. Chương trình 167 .......................................................................................... 45 2.2.7. Dự án dạy nghề cho người nghèo .................................................................. 45 2.2.8. Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giáo dục đào tạo ...................... 45 2.2.9. Chương trình MTQG về y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình ...................... 46 2.2.10. Kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế.................................................. 46 2.3. Thực trạng về nguồn vốn, công tác huy động và sử dụng vốn ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Chư Păh giai đoạn 2003 - 2012 ............. 48 2.3.1. Sơ lược về NHCSXH huyện Chư Păh ............................................................ 48 2.3.2. Nguồn vốn và công tác huy động vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách................................................................................................ 49 2.3.3. Về sử dụng vốn .............................................................................................. 51 2.3.3.1 Cho vay hộ nghèo ........................................................................................ 51 2.3.3.2 Cho vay giải quyết việt làm ......................................................................... 53
- 2.3.3.3 Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ..................................... 53 2.3.3.4 Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn theo quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Chính phủ ............................................................................ 53 2.3.3.5 Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ................................... 54 2.3.3.6 Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 32/2007/QĐ-TTg của Chính phủ ............................................................................. 54 2.3.3.7 Cho vay xuất khẩu lao động ......................................................................... 55 2.3.3.8 Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg, Quyết định 67/2010/QĐ-TTg của Chính Phủ ............................................................................. 55 2.3.3.9 Cho vay thương nhân vùng khó khăn ........................................................... 55 2.3.4. Chất lượng tín dụng ưu đãi ............................................................................ 56 2.3.5. Phương thức tín dụng đối với cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác......................................................................................................................... 56 2.3.6. Tình hình thu chi qua các năm 2006 – 2012 ................................................... 60 2.3.7. Những kết quả đạt được ................................................................................. 61 2.3.8. Kết quả điều tra, khảo sát về một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng của NHCSXH trên địa bàn huyện Chư Păh ................................................ 61 2.3.9. Một số tồn tại hạn chế .................................................................................... 63 2.4. Nghiên cứu tác động của tín dụng ưu đãi đến xác suất thoát nghèo kỳ vọng ... 64 2.4.1 Giới thiệu sơ lược cuộc nghiên cứu ................................................................. 64 2.4.2. Lược trích Kết quả của nghiên cứu ................................................................ 65 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 67 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN CHƯPĂH ............................................................................................................... 69 3.1. Cơ sở xây dựng một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại NHCSXH huyện Chư Păh giai đoạn 2013 – 2020 .......... 69 3.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 69 3.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 69
- 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện ChưPăh tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013 – 2020 ........................................................................................................................ 70 3.2.1. Tuyên truyền và phổ biến các chương trình tín dụng ưu đãi đến người nghèo và đối tượng chính sách ........................................................................................... 70 3.2.2. Giải pháp về huy động và quản lý nguồn vốn cho vay ................................... 71 3.2.2.1. Về huy động nguồn vốn ............................................................................... 71 3.2.2.1. Về quản lý nguồn vốn cho vay ..................................................................... 71 3.2.3. Hoàn thiện mạng lưới hoạt động .................................................................... 72 3.2.3.1. Điểm giao dịch tại xã .................................................................................. 72 3.2.3.2. Tổ tiết kiệm và vay vốn ................................................................................ 73 3.2.4. Đẩy mạnh tín dụng ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội ........................ 74 3.2.5. Hoàn thiện quy trình và thủ tục vay vốn......................................................... 75 3.2.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nghèo và đối tượng chính sách ... 76 3.2.7. Quan tâm đến nhu cầu vay vốn của người đồng bào dân tộc thiểu số ............. 77 3.2.8. Đẩy mạnh cho vay theo dự án ........................................................................ 78 3.2.9. Nâng suất cho vay hộ nghèo .......................................................................... 78 3.2.10. Đa dạng hóa các ngành nghề đầu tư ............................................................. 78 3.2.11. Tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát ....................................................... 79 3.2.11.1. Ban đại diện HĐQT huyện Chư Păh ......................................................... 79 3.2.11.2. Các tổ chức nhận ủy thác .......................................................................... 80 3.2.11.3. NHCSXH huyện Chư Păh ......................................................................... 81 3.2.11.4. Cung cấp thông tin đề người dân kiểm tra hoạt động ngân hàng............... 81 3.2.12. Đẩy mạnh công tác đào tạo .......................................................................... 81 3.2.12.1. Đào tạo cán bộ NHCSXH ......................................................................... 82 3.2.12.2. Đào tạo ban quản lý tổ vay vốn ................................................................. 82 3.2.12.3. Đào tạo cán bộ nhận ủy thác..................................................................... 83 3.2.13. Thực hiện công khai hóa - xã hội hóa hoạt động NHCSXH ......................... 83 3.2.14. Xây dựng hòm thư góp ý ............................................................................. 83
- 3.2.15. Tăng cường sự tham gia của chính quyền và các ban ngành vào hoạt động xóa đói giảm nghèo ................................................................................................. 84 3.2.15.1. Quan tâm đến nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh của hộ nghèo ............. 84 3.2.15.2 Đẩy mạnh đầu tư, chăm lo giáo dục và đào tạo ......................................... 84 3.2.15.3 Tích cực tuyên truyền chính sách dân số, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn ......................................................................................................................... 85 3.2.15.4 Đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ............................................... 85 3.2.15.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hộ nghèo ............................................... 86 3.3. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam ............................................................. 87 3.4. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam Chi nhánh Gia Lai ............................... 87 3.5. Kiến nghị đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp ..................... 88 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 89 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 90 Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................... 93 Phụ lục 1.1 .............................................................................................................. 96 Phụ lục 2.1 .............................................................................................................. 97 Phụ đính 2.1 .......................................................................................................... 110
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu, từ viết tắt Chữ viết đầy đủ MTQG Mục tiêu quốc gia NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội HĐQT Hội đồng quản trị UNDP United Nations Development Programme WB World Bank UN United Nations TK&VV Tiết kiệm và vay vốn NS&VSMTNT Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn BAAC Bank for Agriculture and Agricultural Cooperatives NHNg Ngân hàng người nghèo XĐGN Xóa đói giảm nghèo HĐND - UBND Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân TCTD Tổ chức tín dụng SXKD Sản xuất kinh doanh NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn TW Trung ương
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Chuẩn nghèo qua các giai đoạn từ 1993 đến nay Bảng 1.2 Tỷ lệ hộ nghèo Bảng 2.1: Tình hình dân số huyện Chư Păh Bảng 2.2 : Thống kê hộ nghèo trên địa bàn huyện Chư Păh từ năm 2010 – 2012 Bảng 2.3: Tăng trưởng nguồn vốn qua 10 năm hoạt động từ 2003 -2012 Bảng 2.4 Tăng trưởng dư nợ qua các năm 2003 – 2012 Bảng 2.5 Tình hình nợ quá hạn qua các năm 2008, 2010, 2012 Bảng 2.6 Phân loại dư nợ cho vay theo đơn vị ủy thác và NHCSXH Chư Păh trực tiếp quản lý Bảng 2.7 Tình hình thu chi qua các năm 2006 – 2012 Bảng 2.8 kết quả điều tra, khảo sát về một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng của NHCSXH (giai đoạn 2003-2012) Bảng 2.9 - Giải thích các biến trong mô hình Bảng 2.10 - Tổng hợp các phiếu khảo sát Bảng 2.11 – Số phiếu khảo sát ở các xã thị trấn : Bảng 2.12 - Phân tích các hệ số theo kiểm tra Omnibus Bảng 2.13 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính với các quan hệ phi tuyến Bảng 2.14 Kiểm định Hosmer and Lemeshow Test Bảng 2.14 Bảng dự báo Bảng 2.15 – Kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Công cuộc Đổi mới kinh tế và chính trị bắt đầu triển khai từ năm 1986 đã đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 đô la Mỹ, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng 25 năm với thu nhập đầu người lên tới 1.130 đô la Mỹ vào cuối năm 2010. Ở Việt Nam, mỗi năm bình quân tạo thêm 1,5 triệu việc làm mới, góp phần xoá đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh trong thời gian qua: từ 20% năm 2001 xuống còn 18,1% năm 2004; 15,5% năm 2006; 14,8% năm 2007; 13,5% năm 2008; 12,3% năm 2009 và 9,5% năm 2010 (theo chuẩn nghèo cũ của Chính phủ giai đoạn 2006 - 2010). Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới là 14,5% nhưng theo chuẩn nghèo cũ chỉ còn 8,5%. Với kết quả đó, Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ nghèo đói nhanh nhất thế giới với tốc độ 2%/năm . Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo, vẫn còn một số tồn tại như kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nguồn vốn hổ trợ giảm nghèo còn chế, đời sống của một bộ phận dân cư, đặt biệt là người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Mặt khác, một số chính sách còn bất cập, không phù hợp với tình hình thực tế nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Chính sách xóa đói và giảm nghèo là chủ trương nhất quán của Đảng. Để thực hiện chủ trương của Đảng, đầu năm 1998, Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo (Chương trình 133) cho giai đoạn 1998-2000. Tháng 7/1998, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bổ sung Chương trình 135 - Chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Mục tiêu chính của Chương trình này là hỗ trợ xây dựng
- 2 hệ thống cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế....tại 1.715 xã nghèo nói trên. Kết quả là đến năm 2000 tỷ lệ nghèo của cả nước còn 10% theo chuẩn cũ. Quan điểm giảm nghèo bền vững đã được đề cập và thể hiện trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng là: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo. Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo; đồng thời nâng cấp, cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với nơi khác, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn phát triển. Đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phải rất coi trọng việc tạo nguồn lực cần thiết để dân cư ở các vùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng nhanh thu nhập…Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo”. Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách... Nhà nước tăng đầu tư từ ngân sách tiếp tục phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật để nâng cao phúc lợi chung cho toàn xã hội và bảo đảm cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách... và dịch vụ công cộng liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân và là yếu tố quan trọng góp phần ổn định xã hội. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị”. Để cụ thể hóa hơn định hướng của Đảng, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cần đạt được trong giảm nghèo từ 2011 đến 2020: Giảm nghèo bền vững là một trong những
- 3 trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Cụ thể cần đạt được: Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; Để thực hiện được các mục tiêu trên, trong giai đọan 2011 – 2015 sẽ tiếp tục thực hiện những chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a của chính phủ và các chương trình phát triển kinh tế xã hôi khác. Nguồn lực đề thực hiện công tác giảm nghèo sẽ được huy động tối đa, không chỉ bằng Ngân sách Nhà nước mà còn huy động được sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao của các tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty nhà nước, Ngân hàng thương mại…và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo. Phối hợp nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ người nghèo trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đào tạo nguồn nhân lực… Để cụ thể hóa những chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, Huyện ChưPăh đã triển khai đồng bộ các chương trình, đưa chỉ tiêu giảm nghèo vào Nghị quyết của Huyện Đảng bộ hằng năm. Tuy nhiên, là một huyện miền núi thành lập năm 1997, dân số địa phương chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, đa số là làm nông nên đời sống còn nhiều khó khăn. Nhu cầu vốn để đáp ứng phát triển kinh tế nông thôn, cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo là rất lớn. Bên cạnh đó, nguồn vốn hổ trợ của Nhà nước theo các chương trình như 134,135... vẫn còn nhiều hạn chế như: Các chương trình giảm nghèo triển khai chưa toàn diện, nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo được ban hành nhưng còn mang tính ngắn hạn,
- 4 chồng chéo, nguồn lực cho giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, lại bị phân tán, dàn trải, thiếu giải pháp cụ thể gắn kết việc thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội, việc phối hợp chỉ đạo thực hiện giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả... Thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của người dân địa phương trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, ổn định thu nhập, vương lên thoát nghèo nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững và ổn định tại huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai. Ngân hàng chính sách xã hội huyện ChưPăh được thành lập và đi vào hoạt động (tháng 06 năm 2003) cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vốn vay cho các hộ nghèo trong việc phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, với cơ chế vốn ưu đãi được giám sát chặc chẽ và trách nhiệm trong việc sử dụng vốn của người dân, nguồn vốn ưu đãi này đã giúp cho người nghèo trên địa bàn huyện Chư Păh có cách nghĩ, cách làm mới, tư duy trong trong sản xuất, kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế vương lên thoát nghèo bền vững. Từ thực tế hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Chư Păh, nhằm đánh giá thực tiễn việc tiếp cận, giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi và thực tế sử dụng nguồn vốn này, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo, học viên chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện ChưPăh” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế. Việc thực hiện đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh Gia Lai nói chung và địa bàn huyện Chư Păh nói riêng. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2.1 Mục tiêu chung: Mục tiêu tổng quát của đề tài là, từ việc quản lý, tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo đề tài nghiên cứu những ảnh hưởng, tác động của
- 5 tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi góp phần giảm nhanh tỷ lệ nghèo một cách bền vững. 2.2 Mục tiêu cụ thể : - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về nghèo, tín dụng ưu đãi và hiệu quả tín dụng ưu đãi đối với người (hộ) nghèo trong công tác xóa đói giảm nghèo, tổng hợp kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước. - Đánh giá được ảnh hưởng và hiệu quả của tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Chư Păh đến tỷ lệ nghèo trên địa bàn. Đề tài cũng nghiên cứu tác động của tín dụng ưu đãi đến khả năng thoát nghèo của hộ nghèo - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện ChưPăh. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: - Tín dụng ưu đãi có tác động như thế nào đến tỷ lệ nghèo tại huyện ChưPăh? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của tín dụng ưu đãi ? - Mức độ tác động của từng nhân tố đến hiệu quả tín dụng ưu đãi như thế nào? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận , thực tiễn của tín dụng ưu đãi và những tác động của tín dụng ưu đãi với tỷ lệ nghèo. b. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu tại Ngân hàng chính sách huyện ChưPăh và các hộ nghèo tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chư Păh. - Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu, phân tích và đánh giá số liệu từ năm 2003 cho đến nay. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, ngoài ra đề tài còn sử dụng
- 6 các phương pháp thu thập thông tin dữ liệu, đối chiếu, so sánh, thống kê, tham khảo chuyên gia và khảo sát thực tế bằng bảng câu hỏi chi tiết. - Đề tài áp dụng mô hình mô hình Binary logistic để đánh giá tác động của tín dụng ưu đãi đến khả năng thoát nghèo của hộ nghèo. 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: - Kết quả nghiên cứu của đề tài các nhà hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo nhìn nhận một cách toàn diện về tác dụng của tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa bàn huyện Chư Păh. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai 7. KẾT CẤU LUẬN VĂN: Mở đầu. Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo Chương II: Thực trạng và hiệu quả của tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Chư Păh -tỉnh Gia Lai. Chương III: Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ưu đãi trong công tác xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai Kết luận.
- 7 CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1 Nghèo đói và sự cần thiết phải giảm nghèo 1.1.1 Khái niệm về nghèo đói. 1.1.1.1 Khái niệm nghèo Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về nghèo tùy theo quan điểm, mục đích nghiên cứu của mỗi tác giả và mục tiêu nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo, dựa trên bản chất mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, quan điểm của các chính phủ, của các định chế quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế hay Liên hiệp quốc về các khía cạnh khác nhau của đói nghèo. - “Khái niệm nghèo được biến đổi theo thời gian. Trước đây, nghèo vẫn thường được xem là chỉ liên quan đến thu nhập, ngày nay nó được nhìn nhận như một khái niệm đa cấp bắt nguồn và gắn chặt với chính trị, địa lý, lịch sử, văn hóa và các đặc điểm xã hội. Ở những nước đang phát triển, nghèo rất phổ biến và được biểu hiện ở những vấn đề như đói, thiếu đất và nguồn sinh kế, chính sách tái phân bổ không hiệu quả, thất nghiệp, mù chữ, dịch bệnh, thiếu dịch vụ y tế và nước sạch an toàn. Ở những nước phát triển, nghèo được thể hiện dưới dạng loại trừ khỏi xã hội, thất nghiệp gia tăng và lương thấp”(Wolfgang Benedek, 2006, trang 13) - Theo Báo cáo phát triển con người của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc năm 1997có một vài khái niệm về nghèo như sau: “Nghèo có nghĩa là cơ hội và lựa chọn cơ bản nhất để phát triển con người bị từ chối” ; “Nghèo có nghĩa là không bao giờ có đủ ăn” (UNDP ,1997, p15-16) Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa nghèo như sau: “Đặc trưng bởi tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng các nhu cầu cơ bản của con người, bao gồm thực phẩm, nước uống an toàn, công trình vệ sinh, y tế, chỗ ở, giáo
- 8 dục và thông tin. Nó phụ thuộc không chỉ vào thu nhập mà còn tiếp cận với các dịch vụ” (UN,1995, p57). Ngân hàng Thế giới định nghĩa “nghèo là không có khả năng để đạt được một tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống” (World Bank, 1990, p.26) Để phục vụ cho công tác nghiên cứu và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, theo Chiến lược xóa đói giảm nghèo năm 20021 Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP2 tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (tháng 9/1993) đã đưa ra định nghĩa như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Tuy nhiên, theo khái niệm này không có chuẩn nghèo3 chung cho mọi quốc gia, chuẩn nghèo cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia và nó thay đổi theo thời gian và không gian. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen - Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại". Bản thân khái niệm nghèo nó cũng bao hàm mức độ nghèo khác nhau, vì trong các nhóm dân cư có người thuộc nhóm nghèo nhưng chưa phải nghèo nhất trong xã hội mà bị rơi vào tình trạng đói kém, do đó, với cách tiếp cận khác nhau về tình trạng thiếu thốn sẽ phân biệt ngưỡng nghèo khác nhau. 1 Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại Văn bản số 2685/VPCP-QHQT, ngày 21 tháng 5 năm 2002 2 Economic and Social Commission for Asia and Pacifíc : Ủy ban kinh tế xã hội châu Á và Thái Bình Dương 3 Chuẩn nghèo được phân tích trong phần 1.1.3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn