Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong hội nhập WTO
lượt xem 3
download
Đề tài nhằm giải quyết các mục tiêu : Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam; kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam trong hội nhập WTO
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH JUNG YEONG SIK NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀN QUỐC TẠI KHU VỰC KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM TRONG HỘI NHẬP WTO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề 2. Mục đích của đề tài 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5. Kết cấu của luận văn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Cạnh tranh ............................................................................................................. 1 1.1.1 Khái lược về lý thuyết cạnh tranh doanh nghiệp ....................................... 1 1.1.2 Vai trò của cạnh tranh................................................................................ 2 1.2 Năng lực cạnh tranh .............................................................................................. 4 1.2.1 Khái quát tiến trình phát triển lý thuyết năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 4 1.2.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...................................... 6 1.2.3 Các yếu tố tác động khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ....................... 9 1.2.3.1 Yếu tố bên trong doanh nghiệp ................................................... 10 1.2.3.2 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ................................................... 14 1.2.4 Các mô hình và phương pháp để đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp ...................................................................................................... 18 1.2.4.1 Mô hình Kim cương của M.Porter .............................................. 19 1.2.4.2 Ma trận SWOT ............................................................................ 21 1.3. Những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO .. 22
- 1.3.1 Những cơ hội .......................................................................................... 22 1.3.2 Những thách thức .................................................................................... 22 1.3.3 Tác động của WTO đối với doanh nghiệp Việt Nam ............................. 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀN QUỐC Ở KHU VỰC KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM 2.1 Giới thiệu khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam ......................................... 26 2.2 Giới thiệu sơ lược về các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại Việt Nam ... 31 2.2.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp......................................................... 33 2.2.1.1 Năng lực sản xuất ...................................................................... 33 2.2.1.2 Năng lực Marketing – khả năng phát triển sản phẩm mới ........ 44 2.2.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ........................................................ 45 2.2.2.1 Các yếu tố đầu vào .................................................................... 45 2.2.2.2 Các yếu tố về cầu sản phẩm ...................................................... 46 2.2.2.3 Bối cảnh cạnh tranh................................................................... 46 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam ................................................................ 47 2.3.1 Điểm mạnh ........................................................................................... 48 2.3.2 Điểm yếu.............................................................................................. 50 2.3.3 Cơ hội ................................................................................................... 52 2.3.4 Đe dọa................................................................................................... 52
- CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀN QUỐC Ở KHU VỰC KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM. 3.1 Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc ............................................................................................................................... 55 3.2. Những mục tiêu cơ bản và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ............. 56 3.2.1 Về phía nhà nước .................................................................................. 56 3.2.2 Về phía các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc...................................... 58 3.2.3 Về phía Hiệp hội dệt may Hàn Quốc.................................................... 72 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 4P Price-Place-Product-Promotion AATCC The American Association of Textile Chemists and Colorists ADB Asia Development Bank - Ngân hàng Phát triển Châu Á AFAS ASEAN Cooperation in Trade in Services - Hiệp định khung của ASEAN về dịch vụ APEC Asia-Pacific Economy Community - Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEM The Asia-Europe Meeting - Diễn đàn Hợp tác Á – Âu ASTM American Society for Testing and Materials ATC The Agreement on Textiles and Clothing - Hiệp định về hàng dệt may BR-VT Bà Rịa Vũng Tàu CIEM Central Institute for Economic Management - Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương CNH, HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CPI Consumer Price Index - Chỉ số giá tiêu dùng ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long ĐNB Đông Nam Bộ EU European Union - Liên Minh Châu Âu FDI Foreign direct investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài FOB Free on Board - giao lên tàu là người bán hết trách nhiệm FTA Free Trade Agreement - Hiệp định mậu dịch tự do song phương GATS General Agreement on Trade in Services - Hiệp định chung thương mại dịch vụ GATT The General Agreement on Tariff and Trade – Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GSP The Generalized Systems Preferential – Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập IMD International Management Development - Viện phát triển quản lý quốc tế IMF International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế
- ISO International Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế JIS Japanese Industrial Standards – Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản KCN Khu công nghiệp KH&CN Khoa học và công nghệ MFA Multifiber agreement – Hiệp định Đa sợi MFN Most favoured nation - Nguyên tắc tối huệ quốc NIC(s) New Industrialized Countries – Nhóm các nước công nghiệp mới OCED Office of Community and Economic Development - Nhóm các nước công nghiệp phát triển ODA Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Organization for Economic Co-operation and Development - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế R&D Research & Development - Nghiên cứu và phát triển RTA Regional Trade Agreement – Hiệp định mậu dịch tự do khu vực SEV Hội đồng Tương trợ kinh tế các nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa SWOT Strength – Weaknesses – Opportunities – Threatenes Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TPRM Agreement on Trade Related Investment Measures – Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại TRIPS Agreement on Trade Related Acpects of Inteletual property Right - Hiệp định quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industries - Phòng Công Nghiệp và Thương mại Việt Nam VKTTĐPN Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam VOIP Voice over Internet Protocol – Trao đổi qua giao thức IP WB World Bank - Ngân hàng Thế giới WEF World Economy Forum - Diễn đàn Kinh tế Thế giới WIPO World Intellectual Property Organization – Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WP Ban công tác về việc Việt nam gia nhập WTO
- WPR Bản Dự thảo Báo cáo của Ban công tác WRAP Worldwide Responsible Apparel Production – Trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc WTO World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Bảng 2.1: Vị trí công nghiệp dệt may Hàn Quốc trên thế giới .............................. 31 Bảng 2.2: Tình hình nhập khẩu nguyên liệu của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại Việt Nam từ Hàn Quốc (Nghìn USD) ..................................... 39 Bảng 2.3: Một số doanh nghiệp Hàn Quốc đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD (2007) ........................................................................................... 44 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu áo thun một số doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc và Việt Nam 2007 ...................................................................................... 48 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Mô hình kim cương của M. Porter, 1990............................................... 20 Hình 1.2: Mô hình ma trận SWOT ........................................................................ 21
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề WTO sân chơi thương mại toàn cầu, mảnh đất màu mỡ cho những ai biết khai thác những cơ hội, cũng là điểm cuối con đường của ai không vượt qua những thách thức mà nó mang lại. Trở thành thành viên chính thức của WTO, 7/1/2007 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam, thời điểm đánh dấu hai chữ “Việt Nam” trên trường quốc tế, đồng thời khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, nhà nước và toàn dân trong quá trình “đổi mới” đất nước, hội nhập kinh tế thế giới. Đây là xu hướng tất yếu của bất kỳ một quốc gia nào trên con đường phát triển của mình. Việc trở thành thành viên của WTO đem đến cả cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam và cả những doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, những chủ thể trực tiếp đón nhận những tác động của WTO. Bộ phận doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam là một phần không thể tách rời của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Từ khi quan hệ ngoại giao hai nước Hàn-Việt được hình thành năm 1992 đến nay, cộng đồng doanh nghệp Hàn Quốc không ngừng đầu tư vào Việt Nam thông qua con đường FDI với đủ các dự án lớn nhỏ. Tính đến năm 2007, Hàn Quốc đã có 1.655 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký hơn 11,5 tỷ USD, đứng đầu trong số 62 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 82,6% số dự án và 69% về vốn). Các dự án FDI của Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam hiện đang tuyển dụng hơn 500.000 nhân viên Việt Nam. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Hàn Quốc chiếm 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đạt khoảng 1,7 tỷ USD và năm 2007, con số này lên đến xấp xỉ 5%, đạt gần 2 tỷ USD. Trong số các dự án công nghiệp đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc tập trung vào các ngành như may mặc, giày dép….Trong tổng kim ngạch xuất khẩu
- hàng năm của các doanh nghiệp Hàn Quốc thì các doanh nghiệp dệt may đóng góp 28% kim ngạch xuất khẩu. Hàn Quốc đầu tư đa số ở Hà Nội, Tp.HCM và các đô thị lớn. Hiện nay, có khoảng 300 doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp dệt may khu vực, trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ hai sau dầu khí. Do đó, ngành dệt may có vị trí quan trọng trong cơ cấu công nghiệp của vùng, là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Cùng với nhịp độ hòa nhập năng động vào nền kinh tế thế giới của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, ngành dệt may mà nhất là các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc đang nỗ lực cải tiến sản phẩm, công nghệ cũng như chất lượng quản lý và lao động của mình để tiếp tục khẳng định vị trí của mình tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh ồ ạt của cả các doanh nghiệp trong nước, đang muốn vươn mình ra biển lớn, cũng như sự đổ bộ ồ ạt của các doanh nghiệp dệt may khác của nước ngoài vào Việt Nam. Tuy có một lợi thế là lao động rẻ và tiếp thu công nghê khá tiên tiến từ Hàn Quốc nhưng muốn hòa nhập tốt vào nhịp điệu sôi động của tình hình kinh tế hiện nay,các doanh nghiệp Hàn Quốc cần lưu ý đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình, tức phải xác định rõ các lợi thế cạnh tranh, tôi xin nhắc lại là lợi thế cạnh tranh chứ không phải là lợi thế so sánh, tức là doanh nghiệp, mà chính xác là đội ngũ quản lý của doanh nghiệp cần nhận ra điểm mạnh cũng như các điểm chưa mạnh của bản thân để có chiến lược lâu dài cho hoạt động doanh nghiệp, chứ không nên đi theo quan niệm lối mòn cũ là có lợi thế so sánh về lao động rẻ là đủ. Cần phải có chiến lược thích hợp với năng lực sản phẩm, công nghệ của doanh nghiệp sẽ tạo ra những bước đi vững chắc cho doanh nghiệp trong hội nhập vào biển lớn, WTO - nơi cần có những sách lược cụ thể cho trận chiến trường kỳ ở chiến trường thương mại quốc tế.
- Vậy đâu là lời giải cho bài toán năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc hiện nay, và làm cách nào để các doanh nghiệp này có thể xác định được năng lực cạnh tranh của mình, đồng thời giải pháp nào giúp các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh của mình cũng như phát huy những mặt mạnh của năng lực cạnh tranh đã có? 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài nhằm giải quyết các mục tiêu : - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam - Kiến nghị một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam 3. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, tôi đã sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, diễn giải, quy nạp, định tính. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là Các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam Phạm vi nghiên cứu là trong tổng thể tình hình và năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam hiện nay, và một phần về điều kiện của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO được một năm.
- 5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 3 chương chính. Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế Trong chương này, tác giả giới thiệu 3 phần Tác giả trình bày cơ sở lý luận của một số học thuyết, lý thuyết, khái niệm như cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các nhân tố tác động năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra một số mô hình để doanh nghiệp có thể đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Tác giả giới thiệu vài nét về lịch sử WTO, tiến trình gia nhập vào WTO của Việt Nam, những cơ hội, thách thức mà Việt Nam hay các doanh nghiệp có thể gặp phải khi gia nhập WTO. Đồng thời, tác giả cũng phân tích tình hình Việt Nam sau một năm gia nhập WTO để đánh giá chính xác hơn năng lực cạnh tranh của Việt Nam nói chung và dệt may Hàn Quốc tại Việt Nam nói riêng. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam Trong chương 2, tác giả mở đầu bằng việc giới thiệu về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam kết hợp phân tích một số điều kiện thuận lợi cho kinh tế của vùng. Tuy nhiên, tác giả tập trung nhiều vào phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam, phân tích các yếu tố cấu thành ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dệt may và nêu rõ thực trạng hoạt động sản xuất cũng như xuất nhập khẩu kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc từ đó có nhận định đúng khi đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này so với các doanh nghiệp dệt may khác tại Việt Nam.
- Chương 3 - Quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam Trong phần cuối của luận văn, tác giả nêu ra một số xu hướng về quan niệm năng lực cạnh tranh hiện nay, sau đó tác giả trình bày một số kiến nghị và giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam nói chung kếp hợp với các chính sách hỗ trợ của chính phủ, cuối cùng tác giả đưa ra các giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Hàn Quốc tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
- 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Cạnh tranh Tuy cạnh tranh là vấn đề phổ biến và được nghiên cứu từ rất lâu, nhưng cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có khái niệm thống nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, để đưa ra khái niệm này một cách có căn cứ, cần điểm lại một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trên thế giới và trong nước. 1.1.1 Khái niệm về lý thuyết cạnh tranh doanh nghiệp và quan niệm về cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế ở các quốc gia. Việc nghiên cứu hiện tượng cạnh tranh đã từ rất sớm với các các trường phái nổi tiếng như: lý thuyết cạnh tranh cổ điển, lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển và lý thuyết cạnh tranh hiện đại. Có thể tóm lược một số nội dung cơ bản về lý thuyết cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay như sau: - Cạnh tranh là hiện tượng phổ biến mang tính tất yếu, là một quy luật cơ bản trong nền kinh tế thị trường. - Cạnh tranh có tính chất hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Cạnh tranh là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các chủ thể kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vì sự sống còn và phát triển của mình. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có nguy cơ dẫn đến cạnh tranh, giành giật, khống chế lẫn nhau… tạo nguy cơ gây rối loạn và thậm chí đổ vỡ lớn. Để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, cần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và kiểm soát độc quyền, xử lý cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.
- 2 - Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh chuyển từ quan điểm đối kháng sang cạnh tranh trên cơ sở hợp tác, cạnh tranh không phải là khi nào cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt lẫn nhau, triệt hạ nhau. Trên thực tế, các thủ pháp cạnh tranh hiện đại dựa trên cơ sở cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã, giá cả và các dịch vụ hỗ trợ. Bởi lẽ, khi mà các đối thủ cạnh tranh quá nhiều thì việc tiêu diệt các đối thủ khác là vấn đề không đơn giản. Như đã điểm qua ở trên, các quan niệm về cạnh tranh là rất nhiều và cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nhất định, thống nhất về cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm đưa ra trên đây cũng góp một phần làm sáng tỏ cạnh tranh là gì. Tập hợp những quan điểm trên xin đưa ra một khái niệm về cạnh tranh trong kinh tế, đặc biệt là cạnh tranh giữa doanh nghiệp: Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh luôn liên quan đến quyền sở hữu. Nói cách khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra. “Cạnh tranh” là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (giữa các quốc gia, doanh nghiệp) trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế kết hợp áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cũng như dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý và “cạnh tranh” cũng tạo ra sự sai biệt giữa các sản phẩm cùng loại thông qua các giá trị vô hình mà doanh nghiệp tạo ra. Qua đó, doanh nghiệp sẽ giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận. 1.1.2 Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và trong lĩnh vực kinh tế nói chung. Cạnh tranh không những có mặt tác động tích cực mà còn có những tác động tiêu cực. Về mặt tích cực:
- 3 Ở tầm vĩ mô, cạnh tranh mang lại: • Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế, giúp đất nước hội nhập tốt kinh tế toàn cầu. Ở tầm vi mô, đối với một doanh nghiệp cạnh tranh được xem như công cụ hữu dụng để: • Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn... để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. • Người tiêu dùng được hưởng những sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn với giá thành hợp lý. Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội cũng như kinh tế. • Làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, gây ra hiện tượng độc quyền, làm phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo. • Dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên, cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước.“Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy cạnh tranh từ đối đầu sang hợp tác cùng có lợi. Hãy xem Trung Quốc, khi Tập đoàn Wall Mart vào Trung Quốc giành thị phần, các doanh nghiệp Trung Quốc đành là người cung cấp đầu vào, tuy nhiên đến nay chiếm trên 60% sản phẩm hàng hoá của Wall Mart ở các siêu thị trên thế giới là hàng Trung Quốc, như vậy Trung Quốc đã lợi dụng Tập đoàn Wall Mart để "cõng" hàng hoá của Trung Quốc ra bên ngoài… Vì vậy, bài học ở đây là Việt Nam phải vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, trong hợp tác có cạnh tranh, trong cạnh tranh có hợp tác, đó là cách ứng xử thông minh” 1 1 TS. Nguyễn Đăng Doanh - Nguồn: Lao động
- 4 1.2 Năng lực cạnh tranh 1.2.1. Khái quát tiến trình phát triển lý thuyết năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và cạnh tranh doanh nghiệp nói riêng đã được nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh và việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách có hệ thống lại bắt đầu khá muộn và chỉ mới từ những năm 1980 đến nay. Theo kết quả tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các nhà kinh tế người Anh là Buckley, Pass và Precott, đến năm 1988 có rất ít định nghĩa về năng lực cạnh tranh được chấp nhận. Còn M. E. Porter một chuyên gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh lại chỉ ra rằng cho đến năm 1990, năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu một cách đúng đắn, đầy đủ và chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận một cách thống nhất. Năm 1996, Waheeduzzan và các cộng sự cho rằng “năng lực cạnh tranh vẫn là một khái niệm được hiểu thiếu đầy đủ”. Cho đến năm 2004, Henricsson và các cộng sự chỉ rõ rằng khái niệm năng lực cạnh tranh vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các nhà báo và các học giả ở nhiều nước. Khi tổng thuật tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, một số tác giả như Thorne (2002, 2004), Momay (2002, 2005) chỉ ra rằng, bắt đầu từ những năm 1990 đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới bước vào thời kỳ bùng nổ với số lượng công trình nghiên cứu được công bố rất lớn. Theo Thorne, các lý thuyết về năng lực cạnh tranh tập trung lại 3 cách tiếp cận sau: lý thuyết thương mại truyền thống, lý thuyết tổ chức công nghiệp và trường phái quản lý chiếc lược. - Lý thuyết thương mại truyền thống nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên cách tiếp cận của “kinh tế trọng cung”, chú trọng tới mặt cung, chủ yếu quan tâm tới khâu “bán hàng” của người sản xuất – kinh doanh. Theo cách tiếp cận này, tiêu chí đầu tiên của năng lực cạnh tranh là giá cả và do đó sự khác biệt về giá cả của hàng hóa, dịch vụ được coi là tiêu chí chính để đo lường năng lực cạnh tranh.
- 5 - Lý thuyết này chưa chú trọng đúng mức về cầu hàng hóa, dịch vụ cũng như các yếu tố môi trường kinh doanh. Theo Van Duren và các cộng sự (1991), cách tiếp cận này dẫn tới những sai lầm cố hữu do chưa chú trọng đúng mức đến sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, cách tiếp thị và những dịch vụ hậu mại của doanh nghiệp. Để khắc phục hạn chế của cách tiếp cận thương mại truyền thống, cần kết hợp mặt cung với mặt cầu hàng hóa, dịch vụ khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. - Lý thuyết tổ chức công nghiệp nghiên cứu năng lực cạnh tranh trên cơ sở xác định thông số tác động tới các hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp, nhấn mạnh tới mặt cầu của hàng hóa, dịch vụ, coi trọng yếu tố ngoài giá hơn yếu tố giá cả. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không chú trọng đúng mức tới lý luận về năng lực cạnh tranh, chưa chú ý tới các yếu tố tác động năng lực cạnh tranh như vai trò của Nhà nước hay chính sách. - Trường phái quản lý chiến lược được coi là mô hình khá mạnh nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, làm rõ nguồn lực bảo đảm cho năng lực cạnh tranh. Một số nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu công phu về năng lực cạnh tranh. Chẳng hạn như Momaya (2002), Ambastha và cộng sự (2005), hoặc các tác giả người Mỹ như Henricsson và các cộng sự (2004)… đã hệ thống hóa và phân loại các nghiên cứu và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo 3 loại: nghiên cứu năng lực cạnh tranh hoạt động, năng lực cạnh tranh dựa trên khai thác, sử dụng tài sản và năng lực cạnh tranh theo quá trình. Năng lực cạnh tranh hoạt động là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh chú trọng vào những chỉ tiêu cơ bản gắn với hoạt dộng kinh doanh trên thực tế như: thị phần, năng suất lao động, giá cả, chi phí v.v… Theo những chỉ tiêu này, doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những doanh nghiệp có các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh hiệu quả, chẳng hạn như năng suất lao động cao, thị phần lớn, chi phí sản xuất thấp…
- 6 Năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản là xu hướng nghiên cứu nguồn hình thành năng lực cạnh tranh trên cơ sở sử dụng các nguồn lực như nhân lực, công nghệ, lao động. Theo đó, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hiệu quả như nguồn nhân lực, lao động, công nghệ, đồng thời có lợi thế hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực này. Năng lực cạnh tranh theo quá trình là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh như các quá trình duy trì và phát triển năng lực năng lực cạnh tranh. Các quá trình bao gồm: quản lý chiếc lược, sử dụng nguồn nhân lực, các quá trình tác nghiệp (sản xuất, chất lượng…). Theo thống kê trong nghiên cứu của Momaya và các cộng sự 2005 thì hướng nghiên cứu coi năng lực cạnh tranh như quá trình duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng và phát triển nhất cho đến nay. Như vậy, cho đến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trên thế giới phát triển theo nhiều khuynh hướng khác nhau, nhiều trường phái và cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, do ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh nên bất chấp những bất đồng trong lý luận, một số nước như Mỹ, Anh và tổ chức quốc tế như Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Viện Phát Triển quản lý (IMD), Công ty Standard & Poor’s, Công ty Moody’s… vẫn nghiên cứu và công bố các kết quả tính toán năng lực canh tranh ở các cấp độ khác nhau. Các kết quả này được rất nhiều quốc gia, doanh nghiệp quan tâm và tham khảo. 1.2.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1990. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”. Định nghĩa này cũng được nhắc lại
- 7 trong “Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994). Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác” Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3 yếu tố: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh nghiệp và các mục tiêu giúp các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình. Điểm lại các tài liệu trong và ngoài nước, có nhiều cách quan niệm về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý. Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với các đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực cạnh tranh của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới… Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế có trích dẫn khái niệm năng lực cạnh tranh theo Từ điển Thuật Ngữ chính sách thương mại (1997), theo đó, năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng. Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 258 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn