Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam
lượt xem 5
download
Luận văn được xây dựng dựa trên 5 chương: Chương 1 là phần tổng quan trình bày về bối cảnh chính sách, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu luận văn. Chương 2 tiến hành phân tích những đặc điểm của ngành CNpPM Việt Nam, vị trí của các DNPM Việt Nam trong chuỗi giá trị ngành CNpPM thế giới. Chương 3 xác định chiến lược cạnh tranh mà các DNPM Việt Nam hiện đang sử dụng. Chương 4 tập trung phân tích một số yếu tố tác động đến việc chọn lựa chiến lược cạnh tranh của các DNPM Việt Nam bao gồm nguồn nhân lực, hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC), vai trò của các công viên phần mềm (CVPM). Chương 5 sẽ đề xuất một số đóng góp về mặt chính sách giúp nâng cao NLCT của các DNPM Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thành Nguyên NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh- Năm 2011.
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT Lê Thành Nguyên NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. Dwight H. Perkins ThS. Đinh Vũ Trang Ngân TP. Hồ Chí Minh- Năm 2011.
- HỆ THỐNG TỪ VIẾT TẮT 1. ADM: Thiết kế, phát triển, bảo trì phần mềm 2. BSA (Bussiness Software Alliance): Liên minh doanh nghiệp phần mềm thế giới. 3. CMMi: Quy trình sản xuất phần mềm hướng đến xây dựng một hệ thống tích hợp. 4. CNpPM: Công nghiệp phần mềm 5. CNTT: Công nghệ thông tin. 6. DNPM: Doanh nghiệp phần mềm 7. ERP: Phần mềm quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp 8. HCA: Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh. 9. IQ (Intelligence Quotient): Chỉ số thông minh 10. IVCA: Hiệp hội các nhà đầu tư mạo hiểm 11. GDP: Tổng sản phẩm nội địa. 12. GMAT (Graduate Management Admission Test): Một dạng bài thi kiểm tra trình độ phân tích 13. NLCT: Năng lực cạnh tranh 14. NLST: Năng lực sáng tạo 15. R&D: Nghiên cứu và phát triển. 16. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 17. VC: Quỹ đầu tư mạo hiểm 18. VINASA: Hiệp hội DN phần mềm Việt Nam
- DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 1.1: Xếp hạng các thành phố mới nổi về gia công phần mềm ………………… 1 Bảng 1.2: So sánh những địa điểm gia công phần mềm khu vực Châu Á/ Thái Bình Dương ……………………………………………………………………………….. 2 Hình 1.3: Doanh thu của công nghiệp phần mềm Việt Nam từ năm 1998 đến 2008... 3 Hình 1.4: So sánh doanh thu sản xuất phần mềm năm 2009 giữa Việt Nam và các nước trong khu vực…………………………………………………………………... 3 Hình 2.1: Ước tính tăng trưởng ngành công nghiệp CNTT Việt Nam- HCA……….. 6 Hình 2.2: Xếp hạng 10 doanh nghiệp phần mềm có doanh thu cao nhất năm 2009…. 8 Hình 2.3: Tỷ lệ doanh nghiệp phần mềm tính theo số nhân viên……………………. 9 Hình 2.4: Chuỗi giá trị ngành công nghệ thông tin…………………………………... 10 Hình 2.5: Những thành phố đứng đầu về gia công phần mềm trên thế giới phân theo chức năng ……………………………………………………………………………. 11 Hình 2.6: So sánh chuyên môn chính của ngành công nghiệp phần mềm giữa Việt Nam, Trung Quốc và Philippines …………………………………………………… 12 Hình 3.1: Các chỉ số tác động nâng cao NLCT, sự thịnh vượng trong tương lai……. 14 Hình 3.2: Mức độ sáng tạo của các DNPM Việt Nam so với thế giới………………. 15 Hình 3.3: Các trò chơi VNG đã phát hành………………………………………….. 17 Hình 3.4: Thống kê các đầu việc thực hiện tại các nước gia công phần mềm cho Nhật Bản ……………………………………………………………………………. 19 Hình 4.1: Kết quả thi tuyển đầu vào của FPT Software…………………………….. 23 Hình 4.2: Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Khoa học máy tính…………………… 24 Hình 4.3: Tỷ lệ giữa DNPM trong nước và DNPM nước ngoài trong CVPM………. 27 Hình 4.4: Các trung tâm nghiên cứu của những doanh nghiệp nước ngoài tại các cụm R&D và sáng tạo của Ấn Độ…………………………………………………… 28 Hình 4.5: Khảo sát hệ thống cung cấp dịch vụ của các khu CNTT tập trung cho doanh nghiệp theo các tiêu chí của Unido năm 2008 (tiêu chí 3) …………………… 30 Hình 4.6: Tình hình vi phạm bản quyền của Việt Nam ……………………………... 31 Hình 4.7: Tỉ lệ vi phạm bản quyền năm 2009 ……………………………………….. 32 Hình 4.8: Số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm tại một số nước trong khu vực…………… 37
- Hình 4.9: Phân bổ vốn đầu tư tại Việt Nam………………………………………… 37 Hình 4.10: Tỷ lệ đầu tư giai đoạn đầu của nhà đầu tư trong và ngoài nước ………… 38 Hình 4.11: Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư của IDG Venture Vietnam………………….. 39 Hình 5.1: Chính sách ngắn hạn và dài hạn thu hút các trung tâm nghiên cứu………. 43
- MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các hình vẽ, bảng biểu Tóm tắt luận văn CHƯƠNG 1: Mở đầu……………………………………………………………………. 1 1.1 Bối cảnh chính sách…………………………………………………………………..... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………... 4 1.3 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………. 5 1.4 Kết cấu luận văn……………………………………………………………………….. 5 CHƯƠNG 2: Vị trí ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam………………………… 6 2.1 Những đặc điểm chính của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam…………………. 6 2.1.1 Vai trò của ngành công nghiệp phần mềm……………………………………. 6 2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam……………………….. 7 2.2 Vị trí của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trong chuỗi giá trị phần mềm thế giới…. 10 CHƯƠNG 3: Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay đang sử dụng chiến lược cạnh tranh gì?................................................................................................ 14 3.1 Hình thức cạnh tranh hiện nay của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam…… 14 3.2 Sự cạnh tranh tại một số doanh nghiệp phần mềm Việt Nam – một vài trường hợp điển hình ………………………………………………………………………………… 16 3.3 Hình thức cạnh tranh hiệu quả và thích hợp cho các DNPM Việt Nam - Một số kinh nghiệm quốc tế........................................................................................................ …….. 19 CHƯƠNG 4: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam…………………………………… 22 4.1 Đại học FPT, FPT Software và bài toán nhân lực cho ngành CNgPM …………… 22 4.2 Công viên phần mềm Quang Trung và vai trò thúc đẩy hoạt động R&D ……….. 26 4.3 Từ điển Lạc Việt và cuộc chiến chống vi phạm bản quyền……………………….. 30
- 4.4 Vốn đầu tư mạo hiểm và khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp phần mềm …………………………………………………………………………………….. 35 CHƯƠNG 5: Đề xuất một số chính sách giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam…………………………………………………… 40 KẾT LUẬN...……………………………………………………………………………... 44 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu này xác định vị trí của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam trong chuỗi giá trị phần mềm thế giới. Nghiên cứu đã cho thấy rằng các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam vẫn đang ở mức thấp nhất trong chuỗi giá trị công nghệ thông tin của thế giới, chủ yếu vẫn là gia công phần mềm theo đơn đặt hàng, thực hiện những dự án có quy mô nhỏ, chưa đủ nguồn lực về con người cũng như vốn để thực hiện các công đoạn đòi hỏi trình độ, kỹ năng cao hơn thuộc các lớp cao hơn trong chuỗi giá trị công nghệ thông tin của thế giới như thiết kế, phát triển, bảo trì phần mềm và nghiên cứu- triển khai. Với mức thấp trong chuỗi giá trị công nghệ thông tin của thế giới, đề tài cũng đã xác định: hiện nay, chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chủ yếu dựa trên chiến lược sao chép và cải thiện từ những sản phẩm sẵn có của nước ngoài, chưa đạt đến mức sáng tạo ra tri thức mới, sản phẩm mới. Lợi thế cạnh tranh nhân lực giá rẻ không thể là một lợi thế mãi mãi, sẽ nhanh chóng bị các thị trường tại các nước phát triển sau, có giá nhân lực rẻ hơn vượt qua. Vì vậy, để có sự phát triển bền vững, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam cần có sự đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua nâng cao năng lực sáng tạo, tạo giá trị gia tăng cao cho sản phẩm. Đề tài cũng đã phân tích bốn yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam: nhân lực, vai trò của các quỹ đầu tư mạo hiểm, vai trò của các khu công viên phần mềm, và vấn đề bản quyền/ sở hữu trí tuệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp phần mềm nói chung đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực chất lượng mà lý do chủ yếu đến từ chương trình đào tạo bị lạc hậu, thiếu thời lượng cho các môn học chuyên ngành. Yếu tố này khiến cho doanh nghiệp không có đủ nhân lực có trình độ để đầu tư vào nghiên cứu triển khai, đầu tư nâng cao sáng tạo, nghiên cứu xây dựng những sản phẩm mới, nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong tương quan chung với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn chưa là một điểm đến hấp dẫn cho các trung tâm nghiên cứu, sáng tạo trên thế giới. Đồng thời, các khu công nghệ thông tin tập trung của Việt Nam vẫn chỉ dừng ở mức cung cấp mặt bằng, tiện ích đơn giản, chưa chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp. Nghiên cứu về
- vấn đề bản quyền/ sở hữu trí tuệ cho thấy mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ được ra đời từ năm 2005 nhưng hiệu quả của nó vẫn còn rất hạn chế, vẫn chưa bảo vệ được những doanh nghiệp làm ăn chân chính, các doanh nghiệp vẫn phải tự bảo vệ mình hoặc trông chờ vô vọng vào sự công minh của người tiêu dùng. Cuối cùng, phân tích về vốn đầu tư mạo hiểm đã cho thấy rằng, ở những nước có trình độ công nghệ phát triển trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, số lượng vốn đầu tư mạo hiểm nhiều hơn gấp nhiều lần so với Việt Nam. Trong khi đó, ở Việt Nam, vốn đầu tư mạo hiểm chủ yếu đến từ các doanh nghiệp nước ngoài, hơn nữa phân bổ nguồn vốn dành cho phát triển công nghệ thông tin cũng hạn chế, mục tiêu đầu tư đặc thù của mỗi vốn đầu tư mạo hiểm khiến cho khả năng các doanh nghiệp phần mềm, nhất là tư nhân tiếp cận được nguồn vốn đầu tư mạo hiểm là rất khó khăn. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất những chính sách giúp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua hai nhóm chính sách: nâng cao năng lực nội sinh cho các doanh nghiệp phần mềm và tạo môi trường sáng tạo cho các doanh nghiệp phần mềm. Qua đó, mong muốn với những đề xuất chính sách này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có thể phát triển nhanh chóng, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam có được vị thế trên thị trường phần mềm thế giới.
- 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Bối cảnh chính sách Trong khoảng mười năm trở lại đây, ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp phần mềm (CNpPM) nói riêng đã có những bước tiến rất đáng kể. Cho đến năm 2000, Việt Nam chưa có được một doanh nghiệp CNTT quy mô lớn nào, chỉ có khoảng 25 doanh nghiệp quy mô nhỏ với số lượng lao động từ 20-30 người/ doanh nghiệp. Vậy mà đến nay, cả nước đã có hơn 1000 doanh nghiệp phần mềm (DNPM), trong đó có khoảng 10 doanh nghiệp với quy mô trên 1000 lao động, tiêu biểu như FPT Software, FPT Information Systems, TMA, CSC…9. Bên cạnh đó, uy tín của những trung tâm phát triển phần mềm của cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng đã được nâng lên đáng kể, luôn nằm trong danh sách 20 điểm đến hấp dẫn nhất của các thị trường mới nổi về gia công phần mềm trên thế giới theo đánh giá của tạp chí GlobalServices ấn bản tháng 11/2010. Hình 1.1: Xếp hạng các thành phố mới nổi về gia công phần mềm Xếp hạng Xếp hạng Thành phố Quốc gia năm 2010 năm 2009 1 4 Krakow Ba Lan 2 3 Bắc Kinh Trung Quốc 3 6 Buenos Aires Argentina 4 7 Cairo Ai Cập 5 8 Sao Paolo Brazil 6 5 Tp. Hồ Chí Minh Việt Nam 7 12 Đại Liên Trung Quốc 8 9 Thâm Quyến Trung Quốc 9 11 Curitiba Brazil 10 17 Colombo Sri Lanka Nguồn: Lấy từ Tạp chí GlobalServices ấn bản tháng 11/2010, trang 19
- 2 Mặc dù được đánh giá như một điểm đến rất hấp dẫn của gia công phần mềm, tuy nhiên theo đánh giá của Gartner, khi đem so sánh với các quốc gia gia công phần mềm trong khu vực Châu Á/ Thái Bình Dương, Việt Nam chỉ có ưu thế nhất ở tiêu chí chi phí, trong khi tất cả các tiêu chí còn lại đều được đánh giá ở mức khá và tốt. Đặc biệt, Việt Nam bị đánh giá ở mức thấp nhất trên tiêu chí an ninh và sở hữu trí tuệ. Việt Nam chỉ có ưu thế hơn mỗi Indonesia, trong khi đều kém hơn tất cả các nước còn lại. Trong đó, ưu thế mạnh nhất của Việt Nam trong cả 3 năm 2008, 2009, 2010 là chi phí thấp đã bị chính Indonesia vượt qua kể từ tháng 12/2010. Đây là tín hiệu cho thấy, ngành CNpPM Việt Nam không thể mãi dựa vào ưu thế chi phí thấp để xây dựng thế mạnh cạnh tranh của mình, đồng thời cần phải cải thiện các tiêu chí bị đánh giá thấp, đặc biệt là an ninh và bảo mật thông tin. Hình 1.2: So sánh những địa điểm gia công phần mềm khu vực Châu Á/ Thái Bình Dương Tham số Sri Lanka Bangladesh Trung Malaysia Việt Nam Quốc Indonesia Philippines Thái Lan Ấn Độ Ngôn ngữ Hỗ trợ của chính phủ Đội ngũ lao động Cơ sở hạ tầng Hệ thống giáo dục Chi phí Môi trường kinh tế và chính trị Tương thích văn hóa Độ chín của pháp luật và toàn cầu An ninh và bảo mật thông tin Nguồn: Lấy từ nghiên cứu “Leading Locations for Offshore Services in Asia/Pacific and Japan, 2010-2011” (03/12/2010) của Jacqueline Heng và Jim Longwood, Hình 1, trang 4
- 3 Doanh thu ngành CNpPM cũng liên tục tăng qua từng năm. Nếu như trong năm 1998, nguồn thu đến chủ yếu từ phần mềm dịch vụ nội địa với tổng doanh thu dưới năm mươi triệu đô la Mỹ, thì đến năm 2008, doanh thu ngành CNpPM đã đạt trên sáu trăm năm mươi triệu đô la Mỹ, trong đó tỷ trọng giữa phần mềm nội địa và phần mềm xuất khẩu đạt mức gần bằng nhau, khoảng ba trăm triệu đô la Mỹ. Điều này cho thấy rằng, bên cạnh thị trường gia công phần mềm xuất khẩu phát triển mạnh trong thời gian qua, thì thị trường phần mềm nội địa vẫn có được tốc độ phát triển ổn định. Hình 1.3: Doanh thu của CNpPM Việt Nam từ năm 1998 đến 2008 Triệu USD Nguồn: Lấy từ Báo cáo “Hiện trạng và định hướng phát triển Công nghiệp phần mềm Việt Nam”, Vụ CNTT- Bộ Thông tin và Truyền thông, 16/7/2009, trang 5 Mặc dù doanh thu ngành CNpPM Việt Nam đã có mức tăng trưởng đáng kể từ năm 1998 cho đến nay, tuy nhiên nếu so sánh với doanh thu sản xuất phần mềm của các quốc gia trong khu vực thì Việt Nam vẫn còn thấp hơn rất nhiều. Chẳng hạn, doanh thu ngành CNpPM Việt Nam năm 2009 chỉ bằng 1,2% so với Ấn Độ, 3,4% so với Trung Quốc. Thậm chí khi so với Philipines, doanh thu ngành CNpPM Việt Nam chỉ bằng 9,4%.
- 4 Hình 1.4: So sánh doanh thu phần mềm 2009 giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Triệu USD Nguồn: Sách trắng CNTT năm 2010, 2 và 3 ) 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Những thống kê sơ bộ ở trên cho thấy, ngành CNpPM Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể cả về số lượng doanh nghiệp cũng như doanh thu toàn ngành trong một thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, Việt Nam phải cạnh tranh với rất nhiều quốc gia khác trên thế giới trong ngành CNpPM, cũng như doanh thu sản xuất phần mềm của Việt Nam hiện nay thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Với chỉ một ưu thế của Việt Nam dựa vào chi phí thấp (theo đánh giá của Gartner), ngành CNpPM Việt Nam nói chung và các DNPM Việt Nam nói riêng sẽ không thể có được sự phát triển bền vững. Một khi giá các yếu tố đầu vào tăng lên, ưu thế ngày càng mất đi thì các DNPM Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, việc xác định năng lực cạnh tranh (NLCT) của các DNPM Việt Nam cũng như nhận diện được các yếu tố tác động đến NLCT là rất cần thiết, giúp đưa ra được những chính sách thúc đẩy phát triển ngành CNpPM trong tương lai. Với định hướng như vậy, mục tiêu của đề tài này tập trung vào nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau: - Ngành CNpPM Việt Nam hiện nay đang ở vị trí nào trong chuỗi giá trị phần mềm thế giới? - Chiến lược cạnh tranh của các DNPM Việt Nam và các yếu tố tác động đến việc chọn lựa chiến lược cạnh tranh này là gì?
- 5 Từ những nghiên cứu trên, tác giả sẽ đề xuất một số chính sách giúp nâng cao NLCT của các DNPM Việt Nam. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Để trả lời những câu hỏi ở trên, tác giả sẽ sử dụng phương pháp định tính theo hướng nghiên cứu tình huống tại một số doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam, cũng như so sánh số liệu phân tích với các nước trong khu vực. Với mục tiêu nghiên cứu về ngành CNpPM Việt Nam, đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được thống kê từ các báo cáo chuyên ngành, báo cáo Toàn cảnh CNTT hàng năm, số liệu thu thập từ trang Web của Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh (HCA) và số liệu được cung cấp bởi Hiệp hội DNPM Việt Nam (VINASA). Đề tài cũng sử dụng một số thông tin thu thập được từ việc phỏng vấn trực tiếp một số chuyên gia trong lĩnh vực CNpPM, từ các bài báo viết về ngành CNpPM. Trên cơ sở phân tích những nguồn thông tin trên, tác giả sẽ nghiên cứu, đề xuất những chính sách cụ thể giúp thúc đẩy nâng cao NLCT của các doanh nghiệp ngành CNpPM Việt Nam. 1.4. Kết cấu luận văn Luận văn được xây dựng dựa trên 5 chương: Chương 1 là phần tổng quan trình bày về bối cảnh chính sách, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu luận văn. Chương 2 tiến hành phân tích những đặc điểm của ngành CNpPM Việt Nam, vị trí của các DNPM Việt Nam trong chuỗi giá trị ngành CNpPM thế giới. Chương 3 xác định chiến lược cạnh tranh mà các DNPM Việt Nam hiện đang sử dụng. Chương 4 tập trung phân tích một số yếu tố tác động đến việc chọn lựa chiến lược cạnh tranh của các DNPM Việt Nam bao gồm nguồn nhân lực, hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC), vai trò của các công viên phần mềm (CVPM). Chương 5 sẽ đề xuất một số đóng góp về mặt chính sách giúp nâng cao NLCT của các DNPM Việt Nam.
- 6 CHƯƠNG 2 VỊ TRÍ NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VIỆT NAM 2.1 Những đặc điểm chính của ngành CNpPM Việt Nam 2.1.1 Vai trò của ngành CNpPM Với đặc điểm là ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao, lợi nhuận lớn, có tiềm năng xuất khẩu, CNpPM chính là cơ hội cho những nước đang phát triển như Việt Nam thực hiện chính sách đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, trong Đại hội lần thứ 11 của Đảng đã xác định phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức là một trong những mục tiêu hàng đầu. Thúc đẩy phát triển ngành CNpPM chính là một trong những giải pháp giúp thực hiện chủ trương chính sách này của Đảng. Mặc dù hiện tại ngành CNpPM vẫn chỉ đóng một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng sản phẩm nội địa (GDP) của quốc gia, khoảng 0,4% GDP, nhưng với sự phát triển nhanh chóng, cùng với sự chỉ đạo và hỗ trợ sát sao của Đảng và Chính phủ, ngành CNpPM Việt Nam có tiềm năng sẽ đóng góp nhiều hơn trong nền kinh tế quốc gia. Theo ước tính của HCA, đến năm 2015, CNpPM và dịch vụ CNTT sẽ đạt 2,5% trong tổng GDP quốc gia. Hình 2.1: Ước tính tăng trưởng ngành công nghiệp CNTT Việt Nam 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 GDP (tỷ USD) 75,00 79,13 85,06 91,44 98,30 105,67 113,59 122,11 Doanh thu CNTT (tỷ USD) 4,07 4,89 5,87 8,21 11,50 16,10 22,54 31,55 Tỷ trọng CNTT đóng góp vào GDP 2,04 2,44 2,93 4,11 5,75 8,05 11,27 15,78 (50% doanh thu) Tỷ lệ CNTT trong GDP (%) 3 3 3,4 4,5 5,8 7,6 10 13 Doanh thu của công nghiệp phần mềm 0,68 0,68 0,82 1,23 1,84 2,76 4,14 6,21 và dịch vụ CNTT (tỷ USD) Công nghiệp phần mềm và dịch vụ 0,34 0,34 0,41 0,61 0,92 1,38 2,07 3,10 CNTT đóng góp vào GDP (50% doanh thu) Tỷ lệ công nghiệp phần mềm và dịch 0,5 0,4 0,5 0,7 0,9 1,3 1,8 2,5 vụ CNTT trong GDP (%) Nguồn: Lấy từ Tuyết Ân (2009), “Định vị lại ngành công nghiệp phần mềm”, Thời báo Kinh tế Sài gòn Online, truy cập ngày 23/03/2011 tại địa chỉ http://www.thesaigontimes.vn/Home/congnghe/toancanh/21560/Dinh-vi-lai-nganh- cong-nghiep-phan-mem.html
- 7 Ngành CNpPM cũng có vai trò tạo việc làm cho thị trường lao động Việt Nam, nhất là lực lượng lao động trẻ, có tri thức, có khả năng tiếp cận công nghệ nhanh chóng. Theo Sách Trắng CNTT và Truyền thông năm 2010, số lao động trong ngành CNpPM năm 2009 là 64.000 lao động, tăng 12% so với năm 2008. Lực lượng lao động này cũng có trình độ cao trong nền kinh tế: có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên. Với sự gia tăng số lượng DNPM nói riêng và doanh nghiệp CNTT nói chung hàng năm, nhu cầu nhân lực CNTT cũng sẽ tăng lên, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động Việt Nam. Theo tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2015, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp CNTT sẽ là 400.000 lao động. Điều này có nghĩa là 400.000 lao động trẻ sẽ được giải quyết việc làm, góp phần giảm sức ép tạo việc làm cho lực lượng lao động trẻ trong bối cảnh Việt Nam đang trong thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng”. 2.1.2 Đặc điểm của các DNPM Việt Nam Thứ nhất, doanh thu của ngành phần mềm tập trung vào một số ít doanh nghiệp hàng đầu như FPT, TMA, CSC Việt Nam... Chỉ có 5% trong tổng số doanh nghiệp nhưng quyết định tới 95% tổng doanh số phần mềm- dịch vụ và quyết định gần như 100% doanh thu xuất khẩu phần mềm- dịch vụ 5. Những công ty còn lại chủ yếu tồn tại với quy mô nhỏ, thực hiện những dự án gia công phần mềm với trị giá thấp hoặc sản xuất phần mềm với doanh thu không cao. Điều này cho thấy rằng các DNPM Việt Nam mặc dù gia tăng nhiều về số lượng trong những năm qua, tuy nhiên hầu hết vẫn là những doanh nghiệp nhỏ, thực hiện những dự án có giá trị, doanh thu thấp. Doanh thu tập trung chủ yếu vào những doanh nghiệp xây dựng được những sản phẩm phần mềm có quy mô lớn, có thị phần lớn trong nước như FPT, Misa, Fast; hay những doanh nghiệp xây dựng được uy tín trong gia công phần mềm với các đối tác nước ngoài, nhận được những gói phần mềm có lợi nhuận cao như FPT, TMA, CSC Việt Nam, Global Cybersoft.
- 8 Hình 2.2: Xếp hạng 10 DNPM có doanh thu cao nhất năm 2009 Xếp hạng Doanh nghiệp Doanh số 2009 (Tỷ VNĐ) 1 Cty CP Phần mềm FPT 748,24 2 DN tư nhân DV Tường Minh (TMA Solution) 257,01 3 Cty TNHH CSC Việt Nam 205,28 4 Cty CP Global Cybersoft 110,44 5 Cty CP Công nghệ mới Kim Tự Tháp Việt Nam 143,00 6 Cty CP Misa 89,30 7 Cty CP Truyền thông số 1 – ONE 131,00 8 Cty TNHH Giải pháp phần mềm CMC 103,88 9 Cty CP Phần mềm Việt Quốc tế 30,70 10 Cty TNHH Quản lý doanh nghiệp FAST 40,30 Nguồn: Lấy từ Đánh giá năng lực và Xếp hạng doanh nghiệp CNTT-TT (2010), trang 24 Thứ hai, các DNPM Việt Nam vẫn chưa chú trọng đầu tư áp dụng quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như CMMi. Các DNPM Việt Nam thường chọn một trong hai hình thức kinh doanh là khai thác thị trường trong nước hoặc gia công phần mềm xuất khẩu cho đối tác ở các thị trường như Nhật, Mỹ, châu Âu… Trong đó, chứng nhận CMMi là “giấy thông hành” chứng tỏ doanh nghiệp đủ khả năng tạo ra sản phẩm chất lượng, đủ năng lực tham gia vào thị trường phần mềm của thế giới 8. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến tháng 6 năm 2010, chỉ mới có 10/1000 DNPM có chứng nhận CMMi. Kết quả này là quá thấp nếu so sánh với khoảng 5500 công ty phần mềm có chứng chỉ ISO 9000 và xấp xỉ 185 công ty đủ tư cách CMMi mức 4 và 5 của Ấn Độ 26. Đây cũng chính là lý do khiến cho các DNPM Việt Nam chưa thể nhận được những dự án lớn đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn năng lực, mà chỉ giới hạn thực hiện những dự án nhỏ có mức lợi nhuận không cao, hoặc thực hiện những dự án cung cấp cho thị trường trong nước.
- 9 Hình 2.3: Tỷ lệ doanh nghiệp phần mềm tính theo số nhân viên Nguồn: Lấy từ Tuyết Ân (2009), “Định vị lại ngành công nghiệp phần mềm”, Thời báo Kinh tế Sài gòn Online, truy cập ngày 23/03/2011 tại địa chỉ http://www.thesaigontimes.vn/Home/congnghe/toancanh/21560/Dinh-vi-lai-nganh-cong- nghiep-phan-mem.html Thứ ba, các DNPM Việt Nam hiện nay phần lớn kinh doanh theo quy mô nhỏ. Theo thống kê của Vụ CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ có 1% số DNPM có trên 500 nhân viên, trong khi có đến 38% DNPM có dưới 20 nhân viên. Kết quả này cho thấy quy mô về số lượng nhân viên của các DNPM Việt Nam vẫn còn rất ít khi so với những DNPM Ấn Độ với số lượng nhân viên lên đến hàng ngàn nhân viên (công ty lớn nhất Ấn Độ là Infosys có mạng lưới kinh doanh với hơn 600 chi nhánh, sử dụng 200.000 kỹ sư điện tử, tin học 15). Với đặc điểm của hoạt động sản xuất phần mềm là một khi dự án phần mềm gia tăng về quy mô hay mức độ khó thì số lượng nhân lực được sử dụng cũng gia tăng để cung ứng đủ nguồn lực cần thiết cho dự án. Theo lý luận đó thì càng nhận thức rõ rằng các DNPM Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở mức thực hiện các dự án nhỏ, chưa tăng về quy mô để có đủ khả năng thực hiện các dự án có quy mô lớn, có mức độ khó.
- 10 2.2 Vị trí DNPM Việt Nam trong chuỗi giá trị phần mềm thế giới 18 Theo tác giả Keun Lee và Tae Young Park , và như trình bày trong hình 2.4, chuỗi giá trị ngành CNpPM thế giới bao gồm 4 phân lớp: một là lập trình phần mềm; hai là thiết kế, phát triển và bảo trì phần mềm; ba là tích hợp hệ thống; và bốn là tư vấn và lập kế hoạch. Trong đó, những doanh nghiệp thuộc phân lớp 1 sẽ thực hiện các công việc như viết phần mềm, kiểm tra lỗi. Những doanh nghiệp thuộc lớp 2 sẽ thực hiện các công việc như cung cấp thiết kế giao diện và phát triển những tính năng mới của phần mềm. Những doanh nghiệp thuộc lớp 3 sẽ thực hiện việc cung cấp tổng thể hệ thống thông tin, những giải pháp để kết nối toàn bộ hệ thống. Những doanh nghiệp thuộc lớp 4 sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn kinh doanh, tư vấn kỹ thuật, các giải pháp tư vấn liên quan đến ứng dụng CNTT. Theo chiều từ dưới lên trên, giá trị tăng thêm của từng phân lớp sẽ giảm dần từ phân lớp 1 đến phân lớp 4, thấp nhất là lập trình phần mềm và cao nhất là tư vấn - lập kế hoạch. Đồng thời, theo chiều từ dưới lên trên, yêu cầu về trình độ kỹ thuật, năng lực sáng tạo (NLST), năng lực tổ chức và khả năng về vốn cũng càng cao, chỉ những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực mới có thể thực hiện được. Hình 2.4: Chuỗi giá trị ngành CNTT Nguồn: Lấy từ nghiên cứu “Catching-up or Leapfrogging in Indian IT service Sector: Windows of Opportunity, Path-creating and Moving up the Value-chain in TCS, Infosys, and Wipro” của tác giả Keun Lee và Tae Young Park (2010)
- 11 Theo nghiên cứu của Tholons về 10 thành phố gia công phần mềm mới nổi hàng đầu thế giới được công bố vào tháng 10/2009, Việt Nam mà nổi bật là thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới ở phân lớp 1 trên chuỗi giá trị phát triển CNTT thế giới. Đây chính là phân lớp mang lại lợi nhuận thấp nhất trong chuỗi giá trị phần mềm. Hai hoạt động mà các DNPM Việt Nam đang kinh doanh là phát triển và kiểm lỗi phần mềm. Trong khi những nước trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc đã có mặt trong những phân lớp cao hơn như phân tích kinh doanh, nghiên cứu - phát triển (R&D) và thiết kế - phát triển - bảo trì phần mềm (ADM) tại những thành phố như Bangalore, Thượng Hải. Hình 2.5: Những thành phố đứng đầu về gia công phần mềm trên thế giới phân theo chức năng Chức năng Những thành phố hàng đầu Thiết kế, phát triển, bảo trì phần mềm Bangalore, Mumbai, Hyderabad, Chennai, Dublin Phát triển hoạt hình, trò chơi Shanghai, Beijing, Moscow, São Paulo Phân tích kinh doanh Delhi NCR, Mumbai, Bangalore, Chennai, Krakow, Toronto Trung tâm chăm sóc khách hàng (tiếng Delhi NCR, Manila NCR, Dublin, Mumbai, Bangalore, Anh) Toronto Trung tâm chăm sóc khách hàng (đa ngôn Mexico City, Cairo, Krakow, Buenos Aires, Dalian, ngữ) Bucharest Dịch vụ kỹ sư sản xuất Bangalore, Chennai, Pune, St. Petersburg, Guangzhou Tài chính và kế toán Mumbai, Bangalore, Manila NCR, Krakow, Shanghai, Dublin Dịch vụ chăm sóc sức khỏe Hyderabad, Bangalore, Warsaw, Prague, St. Petersburg, Mumbai Quản trị nguồn nhân lực Prague, Bucharest, Bangalore, Makati City, Budapest Dịch vụ quản trị cơ sở hạ tầng Bangalore, Dublin, Kuala Lumpur, Delhi NCR, Toronto Dịch vụ pháp lý Manila NCR, Mumbai, Chennai Phát triển phần mềm Bangalore, Moscow, Chennai, Shanghai, Ho Chi Minh City Nghiên cứu- Triển khai St. Petersburg, Bangalore, Moscow, Shanghai, Dublin Kiểm lỗi phần mềm Bangalore, Chennai, Hyderabad, Ho Chi Minh City, Toronto, Shanghai Nguồn: Lấy từ nghiên cứu của Tholons về 10 thành phố gia công phần mềm mới nổi hàng đầu thế giới (tháng 10/2009), trang 32
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn