intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Dược phẩm TW 25

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

hĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ giúp Công ty cổ phần Dược phẩm TW 25 có cái nhìn rõ nét và sâu sắc hơn về những điểm mạnh, điểm yếu cũng như vị thế hiện tại của Công ty. Hơn thế nữa, kết quả nghiên cứu cũng hỗ trợ Công ty khám phá ra những yếu tố chính tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Dược phẩm TW 25

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------------------- PHẠM THỊ THÙY PHƯƠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TW 25 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM -------------------- PHẠM THỊ THÙY PHƯƠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TW 25 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH THANH TÚ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩmTW 25” là công trình nghiên cứu riêng của tôi và dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tú. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực và chưa từng công bố trong các công trình nghiên cứu khác. TP Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 10 năm 2015 Tác giả Phạm Thị Thùy Phương
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, sơ đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 3 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH ....... TRANH ...................................................................................................................... 5 1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh ........................................... 5 1.1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh .............................................................................. 5 1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh ................................................................................. 5 1.1.1.2 Phân loại cạnh tranh ....................................................................................... 6 1.1.1.3 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế ........................................................ 7 1.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh .............................................................. 8 1.1.2.1 Lợi thế cạnh tranh ......................................................................................... 88 1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh........................................................................................ 9 1.1.2.3 Năng lực lõi ..................................................................................................... 9 1.2 Một số mô hình phân tích năng lực cạnh tranh ............................................. 10 1.2.1 Mô hình của Michael Porter .......................................................................... 10
  5. 1.2.1.1 Mô hình kim cương về lợi thế cạnh tranh quốc gia ...................................... 10 1.2.1.2 Mô hình năm áp lực cạnh tranh .................................................................... 11 1.2.2 Mô hình của Thompson – Strickland (Mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ)12 1.2.3 Ma trận SWOT ................................................................................................ 13 1.2.4 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ ................................................................ 14 1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...................... 14 1.3.1 Năng lực tài chính........................................................................................... 15 1.3.2 Năng lực quản lý và điều hành ...................................................................... 15 1.3.3 Năng lực uy tín, thương hiệu ......................................................................... 16 1.3.4 Trình độ trang thiết bị và công nghệ .............................................................. 16 1.3.5 Năng lực marketing ........................................................................................ 16 1.3.6 Nguồn nhân lực .............................................................................................. 17 1.3.7 Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế ........................................................ 18 1.3.8 Năng lực nghiên cứu phát triển ..................................................................... 18 1.4 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ... 19 1.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô ................................................................ 19 1.4.1.1 Áp lực từ khách hàng .................................................................................... 19 1.4.1.2 Áp lực từ nhà cung cấp ................................................................................. 19 1.4.1.3 Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng .................................................. 20 1.4.1.4 Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh hiện hữu.................................................... 20 1.4.1.5 Áp lực từ sản phẩm thay thế .......................................................................... 20 1.4.2 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ................................................................ 21 1.4.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế. ............................................................ 21 1.4.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật ..................................... 21 1.4.2.3 Các yếu tố thuộc môi trường khoa học - công nghệ ..................................... 21 1.4.2.4 Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa - xã hội .............................................. 22 Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TW25 (UPHACE) .................................. 24 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm TW25....................................... 24
  6. 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm TW25 ...................... 24 2.1.1.1 Thông tin khái quát ....................................................................................... 24 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................... 24 2.1.1.3 Sơ đồ tổ chức ................................................................................................. 25 2.1.1.4 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty ............................................................. 25 2.1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh của UPHACE ............................................ 27 2.1.3 Thị trường tiêu thụ của UPHACE ................................................................. 28 2.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW25 ........................................................................................................................ 28 2.2.1 Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của UPHACE .................................. 28 2.2.1.1 Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh ....................................................... 28 2.3.1.2 Lựa chọn đối thủ cạnh tranh ......................................................................... 29 2.3.1.3 Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................ 30 2.3.2 Phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp ............................................... 30 2.3.2.1 Năng lực tài chính ......................................................................................... 30 2.3.2.2 Năng lực quản lý và điều hành ..................................................................... 32 2.3.2.3 Năng lực uy tín, thương hiệu ......................................................................... 35 2.3.2.4 Trình độ trang thiết bị và công nghệ............................................................. 37 2.3.2.5 Năng lực marketing ....................................................................................... 40 2.3.2.6 Nguồn nhân lực ............................................................................................. 41 2.3.2.7 Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế ....................................................... 44 2.3.2.8 Năng lực nghiên cứu phát triển .................................................................... 46 2.3.3 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .................... 50 2.3.3.1 Áp lực từ khách hàng .................................................................................... 50 2.3.3.2 Áp lực từ nhà cung cấp ................................................................................. 51 2.3.3.3 Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm năng .................................................. 52 2.3.3.4 Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh hiện hữu.................................................... 53 2.3.3.5 Áp lực từ sản phẩm thay thế .......................................................................... 54 2.3.3.6 Môi trường kinh tế......................................................................................... 54
  7. 2.3.3.7 Môi trường chính trị - luật pháp ................................................................... 54 2.3.3.8 Môi trường khoa học – công nghệ ................................................................ 55 2.3.3.9 Môi trường văn hóa – xã hội......................................................................... 56 2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25 ....................................................................................................................... 58 2.4.1 Ưu điểm ........................................................................................................... 58 2.4.1.1 Các tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh .................................................. 58 2.4.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ........................................ 58 2.4.2 Nhược điểm ..................................................................................................... 58 2.4.2.1 Các tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh .................................................. 58 2.4.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ........................................ 59 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TW 25 ................................................................... 62 3.1 Cơ sở xây dựng giải pháp ................................................................................. 62 3.1.1 Xu hướng phát triển của Ngành .................................................................... 62 3.1.2 Mục tiêu của UPHACE giai đoạn 2015–2020 ............................................... 62 3.1.3 Định hướng phát triển của UPHACE ............................................................ 63 3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25 ....................................................................................................................... 63 3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính......................................................... 63 3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và điều hành .................................... 65 3.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực uy tín, thương hiệu ........................................ 67 3.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực trang thiết bị và công nghệ ............................ 68 3.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực marketing ....................................................... 69 3.2.5.1 Định hướng khách hàng xuyên suốt mọi hoạt động của Công ty ................. 69 3.2.5.2 Mở rộng và hoàn thiện hệ thống phân phối .................................................. 69 3.2.5.3 Giá bán sản phẩm ......................................................................................... 70 3.2.5.4 Cải tiến sản phẩm.......................................................................................... 70 3.2.6 Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực ............................................................. 71
  8. 3.2.6.1 Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng.................................................... 71 3.2.6.2 Xây dựng hình tượng cấp lãnh đạo ............................................................... 72 3.2.6.3 Xây dựng chế độ lương, khen thưởng, phúc lợi thỏa đáng ........................... 72 3.2.6.4 Xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp cho người lao động ............... 72 3.2.6.5 Cung cấp các cơ hội học tập cho lãnh đạo và nhân viên Công ty ................ 73 3.2.6.6 Tổ chức có hiệu quả hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp ................... 74 3.2.7 Giải pháp nâng cao năng lực hợp tác trong nước và quốc tế ....................... 75 3.2.8 Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển ............................... 76 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BMI Business Monitor International (Tổ chức BMI) BYT Bộ Y tế CB-CNV Cán bộ - Công nhân viên CNĐKKD Chứng nhận đăng ký kinh doanh ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông ETC Ethical Drugs (Thuốc bán kê đơn) F.T.PHAR Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2 FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) GLP Good Laboratory Practice (Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm) GMP Good Manufacturing Practices (Thực hành sản xuất thuốc tốt) GSP Good Storage Practice (Thực hành tốt bảo quản) HĐQT Hội đồng quản trị Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ OECD chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) OTC Over The Counter (Thuốc bán không kê đơn) Pharmaceutical Inspection Co-operation Scheme (Hệ thống hợp tác PIC/S thanh tra dược phẩm) QĐ Quyết định R&D Research and Development (Nghiên cứu và phát triển) TW Trung Ương UBND Ủy ban nhân dân United Nations Industrial Development Organization (Tổ chức UNIDO phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc) UPHACE Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25 VIDIPHA Công ty Cổ phần Dược phẩm TW Vidipha WHO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG TÊN BẢNG TRANG Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trang 28 TW 25 giai đoạn 2010 – 2014 Bảng 2.2 Bảng đánh giá năng lực tài chính của UPHACE với các Trang 31 công ty đối thủcạnh tranh Bảng 2.3 Bảng đánh giá năng lực quản lý và điều hành của Trang 33 UPHACE so với các công ty đối thủ cạnh tranh Bảng 2.4 Bảng đánh giá năng lực uy tín, thương hiệu của UPHACE Trang 36 so với các công ty đối thủ cạnh tranh Bảng 2.5 Bảng đánh giá trình độ trang thiết bị và công nghệ của Trang 38 UPHACE so với các công ty đối thủ cạnh tranh Bảng 2.6 Bảng đánh giá năng lực marketing của UPHACE so với Trang 40 các công ty đối thủ cạnh tranh Bảng 2.7 Trình độ lao động của công ty Trang 42 Bảng 2.8 Bảng đánh giá nguồn nhân lực của UPHACE so với các Trang 43 công ty đối thủ cạnh tranh Bảng 2.9 Bảng đánh giá năng lực hợp tác trong nước và quốc tế của Trang 45 UPHACE so với các công ty đối thủ cạnh tranh Bảng 2.10 Ngân sách dành cho công tác nghiên cứu, phát triển công Trang 47 nghệ giai đoạn 2012 – 2014. Bảng 2.11 Bảng đánh giá năng lực nghiên cứu phát triển của Trang 48 UPHACE so với các công ty đối thủ cạnh tranh Bảng 2.12 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của UPHACE với đối thủ Trang 49 cạnh tranh Bảng 2.13 Ma trận đánh giá khả năng thích ứng với các yếu tố bên Trang 57 ngoài của UPHACE
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠĐỒ HÌNH TÊN HÌNH TRANG Hình 1.1 Mô hình kim cương về lợi thế cạnh tranh quốc gia Trang 10 Hình 1.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Trang 11 Hình 1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Trang 19 dược phẩm Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của UPHACE Trang 25
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dược phẩm là một ngành đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Ngành dược phẩm châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Với các xu hướng vĩ mô chính như tăng trưởng thu nhập hộ gia đình, chiều hướng gia tăng chi tiêu từ phía Chính phủ cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe, những cải thiện đáng kể về tuổi thọ của dân số và nhận thức về sức khỏe, đã và đang thúc đẩy nhu cầu dược phẩm. Theo ước tính của Tổ chức Business Monitor International (BMI), tăng trưởng GDP thực chất của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn 2015-2020. Thêm vào đó, BMI dự báo, dân số Việt Nam sẽ tăng lên 95 triệu người vào năm 2017.Việt Nam hội tụ nhiều tiềm năng phát triển ngành dược. Vì thế, theo Cục Quản lý Dược, đến cuối 2013, đã có 39 dự án FDI vào ngành dược, với tổng vốn đăng ký lên tới 303 triệu USD. Việt Nam cũng là nơi các nhà phân phối dược quốc tế tìm đến. Đã có khoảng 300 công ty phân phối dược có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong đó chỉ riêng 3 công ty Zuellig Pharma, Mega Products và Diethelm Việt Nam chiếm tới 50% tổng thị phần phân phối thuốc ở Việt Nam. Từ những yếu tố trên chúng ta có thể nhận định rằng ngành dược Việt Nam hiện nay là lĩnh vực hấp dẫn nhưng cũng rất cạnh tranh. Do đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phát huy thế mạnh của mình, tạo một vị thế vững chắc trên thị trường. Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25 (UPHACE) là một công ty dược chuyên sản xuất và kinh doanh các loại thuốc chữa bệnh. Sản phẩm của Công ty hiện có tại hầu hết các nhà thuốc và bệnh viện trên toàn quốc.Trong bối cảnh hiện nay, Công ty cũng đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các công ty dược khác trên thị trường dược phẩm. Để tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững, UPHACE cần nhận thức được năng lực cạnh tranh đồng thời nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình.Trước tình hình thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TW 25” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế. Dựa trên những lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả đi vào phân tích để giúp Công ty nhận ra những cơ hội, đe dọa trong ngành cũng như đánh giá
  13. 2 được những ưu và nhược điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty để từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25. - Đối tượng khảo sát: + Nhóm chuyên gia: Các cán bộ, công nhân viên chức đang làm việc cho Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25, các công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm. + Nhóm khách hàng: Các đại lý, nhà thuốc, trình dược viên… trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2010 – 2014 - Thời gian tiến hành khảo sát: Từ 2/2015 đến 4/2015 Về mặt không gian nghiên cứu của luận văn: nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25 ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp chuyên gia để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của UPHACE và đối thủ làm phương pháp chủ đạo. Đồng thời luận văn còn sử dụng một số phương pháp như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Các phương pháp này được triển khai như sau: Chương 1: - Tác giả chủ yếu hệ thống hóa những lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh từ
  14. 3 các giáo trình liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và ở một số trang thông tin. - Kết hợp các lý thuyết về cạnh tranh, đặc điểm của Ngành cũng như các công ty dược để xác định 8 tiêu chí được dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty dược bao gồm: năng lực tài chính, năng lực quản lý và điều hành, năng lực marketing, năng lực uy tín thương hiệu, trình độ trang thiết bị công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực hợp tác trong nước và quốc tế, năng lực nghiên cứu phát triển. Chương 2: Sử dụng kết hợp phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25 như sau: - Liệt kê chi tiết các chỉ tiêu cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty . - Xác định điểm tạo ra năng lực cạnh tranh của Công ty bằng cách cho điểm các chỉ tiêu cấu thành năng lực cạnh tranh. Mỗi chỉ tiêu phân tích được cho điểm từ 1 đến 5 theo thang đo Likert và được đánh giá bởi khách hàng, nhân viên chủ chốt của công ty. - Xác định trọng số ảnh hưởng của các tiêu chí. Có 5 nấc trọng số là: ảnh hưởng rất lớn (5), có ảnh hưởng (4), ảnh hưởng mức trung bình (3), ít ảnh hưởng (2) và không ảnh hưởng (1). Trọng số này ảnh hưởng vào đặc điểm công ty, đặc điểm ngành, mục tiêu công ty. - Tổng kết điểm của các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty trên phần mềm excel, so sánh với đối thủ cạnh tranh và đưa ra kết luận Chương 3: Dựa vào kết quả thu thập từ chương 2, phương pháp tổng hợp, so sánh và đánh giá các thông tin có được, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ giúp Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25 có cái nhìn rõ nét và sâu sắc hơn về những điểm mạnh, điểm yếu cũng như vị thế hiện tại của Công ty. Hơn thế nữa, kết quả nghiên cứu cũng hỗ trợ Công ty khám phá ra những yếu tố chính tạo ra năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình. Tác giả hi vọng những giải pháp và ý kiến đề xuất sẽ được ban quản trị Công ty xem xét, tham khảo và từ đó đưa ra được những hướng phát triển phù hợp cho Công ty trong tương lai.
  15. 4 7. Kết cấu của luận văn Bố cục của luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25. Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW 25.
  16. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 1.1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh 1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia. Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch (Các Mác, 2004). Cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình (Từ điển kinh doanh Anh, 1992). Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần.Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có (Michael Porter, 1980). Ở Việt Nam, đề cập đến “cạnh tranh ” một số nhà khoa học cho rằng cạnh tranh là vấn đề dành lợi thế về giá cả hàng hoá - dịch vụ và đó là phương thức để dành lợi nhuận cao nhất cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi là dành lợi thế để hạ thấp các yếu tố “đầu vào” của chu trình sản xuất kinh doanh và nâng cao giá của “đầu ra” sao cho mức chi phí thấp nhất. Như vậy, trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, đồng thời với tối đa hoá lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là quá trình tích luỹ và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp.Và từ đó cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh doanh thích nghi được với điều kiện thị trường. Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra khái niệm tổng quát cho cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất,
  17. 6 tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình”. 1.1.1.2 Phân loại cạnh tranh  Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, cạnh tranh được chia thành ba loại: - Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa hai bên. - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hóa mà họ cần. - Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.  Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được phân thành hai loại: - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển. - Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.  Căn cứ vào tính chất, cạnh tranh được chia thành ba loại: - Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. - Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. - Cạnh tranh độc quyền: Trên thị trường chỉ có nột hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.  Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh, cạnh tranh được chia thành hai loại:
  18. 7 - Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai. - Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào lỗ hổng, khe hở của luật pháp để làm trái với những chuẩn mực được xã hội công nhận. 1.1.1.3 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế  Đối với nền kinh tế quốc dân Đối với nền kinh tế, cạnh tranh không chỉ là môi trường và động lực thúc đẩy sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội, cạnh tranh còn là điều kiện giáo dục tính năng động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cạnh tranh góp phần gợi mở những nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của nhữnh sản phẩm mới. Điều đó chứng tỏ đời sống của con người ngày càng được nâng cao về chính trị, về kinh tế và văn hoá. Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển sâu và rộng.  Đối với doanh nghiệp Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để quyết định sản phẩm hay dịch vụ cần sản xuất, cách thức cung ứng và sản xuất chúng cũng như đối tượng khách hàng cần hướng đến. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, tiện dụng với người tiêu dùng hơn. Cạnh tranh thắng lợi sẽ tạo cho doanh nghiệp một vị trí xứng đáng trên thị trường và tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, họ sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tái sản xuất xã hội, tạo đà phát triển mạnh cho nền kinh tế.  Đối với Ngành Cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh sẽ tạo bước đà vững chắc cho mọi ngành nghề phát triển.Nhất là đối với ngành dược phẩm, là một ngành vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cạnh tranh sẽ tạo bước đà và động lực cho ngành phát triển trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế và điểm mạnh của ngành đó là nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao, cơ sở vật chất hạ tầng đang từng bước được hoàn thiện.  Đối với sản phẩm
  19. 8 Nhờ có cạnh tranh mà sản phẩm do các công ty dược phẩm cung cấp ngày càng được nâng cao về chất lượng. Điều này giúp cho lợi ích của người tiêu dùng và của doanh nghiệp thu được ngày càng nhiều hơn. Qua những ý nghĩa trên ta thấy rằng cạnh tranh không thể thiếu sót ở bất cứ một lĩnh vực nào của nền kinh tế. Cạnh tranh lành mạnh sẽ thực sự tạo ra những doanh nghiệp lớn và đồng thời là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển đảm bảo công bằng xã hội. Bởi vậy, cạnh tranh là một yếu tố rất cần có sự hỗ trợ và quản lý của Nhà nước để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới độc quyền và gây lũng đoạn thị trường. 1.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh 1.1.2.1 Lợi thế cạnh tranh Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về lợi thế cạnh tranh, dưới đây là một số cách tiếp cận điển hình: - Lợi thế cạnh tranh công ty dành được thông qua việc cung cấp cho kháchhàng giá trị lớn hơn họ kỳ vọng, dẫn đến thành quả vượt trội thể hiện qua các chỉ tiêu thông thường như thị trường và tài chính (Hunt and Morgan, 1995). - Lợi thế cạnh tranh là có chi phí thấp, lợi thế khác biệt hoặc có chiến lược tập trung thành công. Lợi thế cạnh tranh tăng trưởng dựa trên cơ sở công ty có năng lực tạo ra giá trị cho người mua vượt chi phí công ty tạo ra nó (Michael Porter, 1985). Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về lợi thế cạnh tranh nhưng các nhà kinh tế đều cho rằng mục đích cao nhất của việc xây dựng chiến lược kinh doanh là đảm bảo cho doanh nghiệp giành được thế bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh và làm tăng sức mạnh của doanh nghiệp so với các đối thủ của họ một cách có hiệu quả nhất. Lợi thế cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định sự thành công, sức mạnh thương hiệu và cả khả năng tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. 1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ... Trong phạm vi luận văn này, chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý:
  20. 9 - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp (Vũ Trọng Lâm, 2006). Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng thu lợi của các doanh nghiệp. Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. - Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ thì cho rằng năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới. - Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. - Năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh (Michael Porter, 1980) Như vậy có thể thấy rằng năng lực cạnh tranh có nhiều cách hiểu, nhiều quan điểm khác nhau do đứng trước các cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên có thể hiểu rằng năng lực cạnh tranh là khả năng của chủ thể trong việc kiểm soát, làm chủ, sử dụng các lợi thế, các nguồn lực của chủ thể hiệu quả hơn, đạt kết quả cao hơn so với nội tại và so với các đối thủ cạnh tranh. 1.1.2.3 Năng lực lõi Năng lực cốt lõi là tập hợp những kỹ năng và chuyên môn mà nhờ đó công ty vượt hơn đối thủ cạnh tranh. Một điểm được xem là năng lực cốt lõi khi và chỉ khi nó đáp ứng 3 điều kiện: + Phù hợp với thị trường (được thị trường công nhận) + Tạo được lợi ích cho khách hàng + Duy nhất và khó bắt chước. Năng lực cốt lõi thường bao gồm: công nghệ, quản trị, hệ thống… Điều khác biệt lớn nhất giữa lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi là năng lực cốt lõi dẫn đến lợi thế cạnh tranh. Nhưng lợi thế cạnh tranh muốn trở thành năng lực cốt lõi phải thỏa cả 3 điều kiện nêu trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2