Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 4
download
Luận văn này hướng tới mục tiêu nhằm phân tích thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2014. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH DƯƠNG THỊ NGỌC THƯƠNG NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH DƯƠNG THỊ NGỌC THƯƠNG NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TỐ QUYÊN THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Dương Thị Ngọc Thương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, toàn thể các thầ y cô giáo Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại trường và tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học. Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành, sâu sắc tới TS. NGUYỄN THỊ TỐ QUYÊN vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo cùng bạn bè đồng nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong việc thu thập số liệu để hoàn thiện bản luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Dương Thị Ngọc Thương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................ 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 4. Những đóng góp mới của đề tài luận văn ..................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4 Chương 1. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP VÀ NGHÈO ĐÓI. 5 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 1.1.1. Lý luận về hộ nông dân ........................................................................... 5 1.1.2. Lý luận về thu nhập ................................................................................. 7 1.1.4. Một số vấn đề lý luận về nghèo đói và hộ nông dân nghèo.................. 15 1.2 Cơ sở thực tiễn về nâng cao thu nhập của nông dân nghèo ...................... 21 1.2.1. Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho nông dân nghèo ở một số nước trong khu vực .................................................................................................. 21 1.2.1. Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho nông dân nghèo ở một số đại phương ở nước ta ............................................................................................ 24 1.2.2. Một số bài học rút ra cho địa bàn nghiên cứu ....................................... 29 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............................. 32 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- iv 2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 32 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 33 2.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin .............................................. 35 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 36 2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 38 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về chủ hộ nông dân ........................................ 38 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập của nông hộ..................................... 38 Chương 3. THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN NGHÈO HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY ......................... 40 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu - huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ........ 40 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 40 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 41 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Võ Nhai . 44 3.2. Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 46 3.2.1. Một số đặc điểm cơ bản về hộ nông dân đã điều tra trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 46 3.2.2. Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 52 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ của hộ nông dân nghèo huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 66 3.3. Đánh giá những kết quả đạt được trong việc nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ........................................ 76 3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 76 Từ việc phân tích 180 hộ nông dân thuộc 3 xã của huyện Võ Nhai có thể rút ra một số kết luận sau: ..................................................................................... 76 3.3.2. Hạn chế.................................................................................................. 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- v 3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 78 Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN 79 4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển........................................ 79 4.1.1. Quan điểm nâng cao thu nhập cho hộ dân ............................................ 79 4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ............ 84 4.2. Giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................... 86 4.2.1.Tạo điều kiện để các hộ nông dân nghèo tiếp cận với sản xuất hàng hoá ....86 4.2.2. Nâng cao trình độ học vấn và lao động của hộ nông dân nghèo .......... 87 4.2.3. Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư vào sản xuất nhằm tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá có chất lượng .................... 89 4.3. Một số khuyến nghị.................................................................................. 90 4.3.1. Đối với nhà nước ................................................................................... 90 4.3.2. Đối với chính quyền cơ sở .................................................................... 91 4.3.3. Đối với các hộ nông dân ....................................................................... 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân DT : Dân tộc GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo HĐ : Hoạt động KH-KT : Khoa học - kỹ thuật LT-TP : Lương thực - thực phẩm NLKH : Nông lâm kết hợp SX : Sản xuất SXKD : Sản xuất kinh doanh TP : Thành phần TTLL : Thông tin liên lạc UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân phối mẫu nghiên cứu ............................................................. 34 Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Võ Nhai năm 2014 ................... 42 Bảng 3.2: Thông tin cơ bản về chủ hộ điều tra ............................................... 46 Bảng 3.3: Đặc điểm về điều kiện sản xuất của các hộ điều tra năm 2014 ...... 47 Bảng 3.4: Tình hình sản xuất theo cơ cấu hộ thuộc các dân tộc trên địa bàn nghiên cứu ....................................................................................... 49 Bảng 3.5: Thực trạng chăn nuôi tại các hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên............................................................. 50 Bảng 3.6: Thực trạng tổng thu của hộ điều tra năm 2014 (tính bq 1 hộ)........ 55 Bảng 3.7: Thu và cơ cấu khoản thu từ nông nghiệp của các nhóm hộ (tính bq 1 hộ điều tra) ................................................................................... 56 Bảng 3.8: Thu và cơ cấu các khoản thu từ sản xuất lâm nghiệp các nhóm hộ điều tra năm 2014 (tính bình quân 1 hộ)......................................... 58 Bảng 3.9: Chi phí sản xuất nông nghiệp bình quân 1 hộ trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên năm 2014.................................................. 60 Bảng 3.10: Thực trạng chi tiêu của hộ điều tra năm 2014 (tính bq 1 hộ điều tra) .......................................................................................... 64 Bảng 3.11: Thực trạng tiết kiệm của hộ nông dân nghèo huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên năm 2014 (tính BQ 1 hộ) .......................................... 65 Bảng 3.12: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện Võ Nhai - Tỉnh Thái Nguyên .......................................... 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo theo thành phần dân tộc..................................... 67 Biểu đồ 3.2. Làm nông và thành phần dân tộc của chủ hộ ............................ 68 Biểu đồ 3.3. Trình độ học vấn và giới tính của chủ hộ ................................... 68 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo giới tính chủ hộ ................................. 69 Biểu đồ 3.5. Số người phụ thuộc và tình trạng của hộ gia đình...................... 69 Biểu đồ 3.6. Làm nông và tình trạng của hộ gia đình ..................................... 70 Biểu đồ 3.7. Đi làm xa và tình trạng của hộ gia đình ..................................... 71 Biểu đồ 3.8. Tình trạng hộ gia đình và sở hữu đất .......................................... 72 Biểu đồ 3.9. Tình trạng hộ gia đình và có đường ô tô .................................... 72 Biểu đồ 3.10. Vốn vay và tình trạng của hộ gia đình...................................... 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam là một nước đang phát triển, với hơn 90% tỷ lệ người nghèo đang sinh sống ở các vùng nông thôn hẻo lánh. Đây là những vùng yếu kém, dễ bị tổn thương, cộng đồng dân cư sống ở những vùng này còn chịu nhiều thiệt thòi, cơ hội tiếp cận giáo dục, thông tin thị trường còn hạn chế. Do vậy, nông nghiệp bền vững và sinh kế ổn định đóng vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo và sự phát triển của đất nước. Để giảm số lượng người nghèo, chính phủ và các cơ quan phát triển ở Việt Nam đã có nhiều nỗ lực phát triển sinh kế cho người nghèo trong thập kỷ vừa qua và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng vẫn còn rất nhiều những khó khăn, trở ngại không ngừng tác động đến đời sống thường ngày của đồng bào dân tộc thiểu số như: Thiếu vốn sản xuất, trình độ kỹ thuật chưa cao, chi phí sinh hoạt cao, chi phí đầu vào lớn,… Hơn thế nữa là hàng loạt những hệ lụy của những phương thức canh tác không bền vững, sự suy thoái tài nguyên đất, nước ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, sự gia tăng các hiện tượng thiên tai dưới tác động của biến đổi khí hậu. Sự cộng hưởng của những yếu tố này tiếp tục đẩy người dân đến tình trạng đói nghèo. Đứng trước thực trạng đó việc xóa đói giảm nghèo là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người. Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực của bản thân các hộ gia đình kết hợp với chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao thu nhập của Nhà nước, thu nhập của hộ nông dân trong huyện được cải thiện. Tiến trình chuyển dịch cơ cấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2 kinh tế, các phương thức tổ chức sản xuất mới, các mô hình sản xuất mới ra đời và phát triển với tốc độ khá cao trên thực tế đã mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng. Đặc biệt là đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn khá thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 của huyện Võ Nhai là 31,35%; năm 2013 là 28,30% (Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2013) và thu nhập bình quân một hộ nghèo ở huyện là 16,42 triệu đồng tính đến năm 2014 nhất là vùng đồng bào dân tộc, khu vực sống có điều kiện khó khăn. Điều này đã phát sinh nhiều vấn đề về xã hội và môi trường. Trước những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển, để có thể thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ về vấn đề tăng thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo đói, đặc biệt là nâng cao mức sống cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai cần tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân nghèo trên địa bàn huyện để từ đó có những giải pháp mang tính đột phá. Chính vì lý do trên, tôi đã lựa chon vấn đề: “Nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2014. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 3 - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn nâng cao thu nhập của nông hộ dân nghèo. - Đánh giá khách quan thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Xác định các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân nghèo và mối quan hệ giữa các nhân tố này với thu nhập của hộ nông dân nghèo. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thu nhập, các nguồn lực và cách thức sử dụng nguồn lực của hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phân tích, đánh giá thực trạng thu nhập, các nguồn lực và cách thức sử dụng các nguồn lực hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên .Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn nghiên cứu. - Về không gian: Trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2010- 2015 và định hướng giải pháp đến năm 2020. 4. Những đóng góp mới của đề tài luận văn Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề thu nhập của hộ nông dân nghèo, đưa ra các giải pháp để nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo. Báo cáo luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo địa phương và những người quan tâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 4 Các biện pháp được đề xuất trong luận văn có thể làm cơ sở để các nhà quản lý, nhà lãnh đạo huyện tham khảo nhằm nâng cao thu nhập của hộ nghèo tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 4 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu nhập và nghèo đói. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài. Chương 3: Thực trạng thu nhập hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Chương 4: Gợi ý một số giải pháp chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 5 Chương 1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP VÀ NGHÈO ĐÓI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận về hộ nông dân a. Khái niệm hộ nông dân Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ bản trong nông nghiệp,là đối tượng nghiên cứu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hộ nông dân ra đời rất sớm trong lịch sử và tồn tại qua nhiều phương thức sản xuất, nhiều chế độ xã hội. Sự bền vững, đặc điểm và vai trò của kinh tế hộ nông dân đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn Đây là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế; các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động…) được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình. Như vậy kinh tế hộ nông dân là một loại hình kinh tế đặc biệt, nó có thể thích ứng và tồn tại trong mọi phương thức sản xuất xã hội. Sự khác biệt của kinh tế hộ với các hình thức tổ chức sản xuất khác đó là sử dụng sức lao động gia đình là chính, chính đặc điểm này khiến cho kinh tế hộ nông dân tồn tại ngay cả khi khủng hoảng kinh tế, các nhà tư sản và các doanh nghiệp có thể bị phá sản trong khi đó kinh tế hộ nông dân vẫn có khả năng tồn tại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 6 b. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân Việt Nam Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó các nguồn lực về đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Các thành viên trong hộ có chung ngân quỹ, ăn ngủ chung một nhà, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, dựa trên ý kiến chung của các thành viên trong gia đình, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển. Có ý kiến khác lại cho rằng, kinh tế nông hộ bao gồm toàn bộ các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Kinh tế hộ thể hiện được các loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp, ngư nghiệp [3]. Theo quan niệm của Frank Ellis (1988): "Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường". Nhìn chung kinh tế hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau: - Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống, nên kết quả sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển sản xuất của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế nông hộ.Về mức độ phát triển có thể trải qua các hình thức: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ tự cấp tự túc và kinh tế hộ sản xuất hàng hoá. Có thể nói, hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ hoàn toàn tự cấp tự túc đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. - Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 7 nông dân. Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết mối quan hệ giữa nông dân và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ. Ở nước ta, từ năm 1988 khi Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nông dân, sản xuất nông nghiệp - mà đặc biệt là sản xuất lúa, đã có mức tăng chưa từng có về năng suất và số lượng. Người nông dân phấn khởi trong sản xuất. Một vấn đề rất quan trọng ở đây là việc xác nhận họ được quyền kiếm sống gắn bó với mảnh đất của họ. - Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê mướn lao động mang tính chất thời vụ không thường xuyên hoặc thuê mướn để đáp ứng nhu cầu khác của gia đình. Một thực tế là hiệu quả sử dụng lao động trong nông nghiệp rất cao, khác với các ngành kinh tế khác. - Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của các thành viên trong gia đình, thường nằm trong một hệ thống sản xuất lớn hơn của cộng đồng. Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế của sản xuất nông nghiệp, tất yếu có quan hệ với thị trường song mức độ quan hệ còn thấp, chưa gắn chặt với thị trường. Nếu tách họ ra khỏi thị trường họ vẫn tồn tại. - Kinh tế nông hộ thường được tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp khác nên sự điều hành sản xuất và quản lý đơn giản gọn nhẹ, đồng thời tăng khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao. Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì hộ tập trung nhân lực, thậm chí còn bớt khẩu phần tất yếu của mỗi thành viên để mở rộng quy mô sản xuất. Còn nếu gặp khó khăn thì thu hẹp quy mô sản xuất bằng cách quay về sản xuất tự cung tự cấp. 1.1.2. Lý luận về thu nhập 1.1.2.1. Các khái niệm cơ bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 8 -Thu nhập của hộ nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện. Có thể phân thu nhập của hộ nông dân thành ba loại: Thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập từ phi nông nghiệp và thu nhập khác. Khi nghiên cứu thu nhập của hộ nông dân chúng ta thường đề cập đến các khái niệm sau: - Tổng thu của hộ là toàn bộ giá trị nhận được từ các nguồn thu bằng tiền của hộ dân chủ yếu là từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, rừng, làm thuê, ngành nghề thủ công, dịch vụ, nguồn thu từ ngân sách và các nguồn thu khác trong một khoảng thời gian thường tính là 1 năm. + Các khoản thu đó có thể bao gồm có thu hiện vật và thu bằng tiền, thu từ sản xuất kinh doanh và thu ngoài sản xuất kinh doanh. Thu trong sản xuất kinh doanh là thu từ sản xuất, làm thuê, lương,... Thu từ ngoài sản xuất kinh doanh là các nguồn từ nước ngoài gửi về, từ anh em họ hàng, từ các hợp đồng kinh tế. - Tổng chi của hộ là toàn bộ chi phí bằng tiền mà hộ bỏ ra bao gồm chi cho sản xuất và chi cho tiêu dùng. + Chi sản xuất bao gồm chi phí vật chất và chi phí khác bằng tiền để sản xuất ra sản phẩm (chi phí khả biến mua ở bên ngoài). + Chi tiêu dùng là các khoản chi ngoài sản xuất phục vụ cho đời sống hàng ngày của hộ. - Thu nhập thực tế hay con gọi là thực thu của hộ: bằng tổng thu trừ đi các chi phí cho sản xuất của hộ. - Tiết kiệm của hộ bằng tổng thu trừ đi toàn bộ chi phí bao gồm cả chi sản xuất và chi tiêu dùng của hộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 9 Thu nhập thực tế mới phản ánh đúng và có liên quan đến đời sống của người dân. Nếu hộ dân thực hiện được hạch toán kinh tế hộ thì cần thiết tính được thực thu hay thu nhập thực tế từ sản xuắt kinh doanh bằng cách: Tổng thu - chi phí khả biến = Tổng thu nhập ròng Tổng thu nhập ròng - tổng chi phí bất biến = Thu nhập thực tế Thu nhập thực tế - trả lãi tiền vay = Thực kiếm Thực kiếm + Thu từ các hoạt động khác = Thực thu của hộ 1.1.2.2. Đặc điểm thu nhập của hộ nông dân Thu nhập của hộ nông dân, đặc biệt là nông dân miền núi có một đặc trưng cơ bản là gắn liền với đất và rừng. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự thay đổi về quyền sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất, Thu nhập của các hộ nông dân miền núi đã có những biến đổi và ngày càng có chiều hướng đa dạng hơn. Qua thực tế cho thấy, ngoài thu nhập từ đất canh tác nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất rừng và sản phẩm rừng (săn bán, hái lượm), các hộ dân tộc còn có các nguồn thu từ chăn nuôi, nghề phụ, làm thuê, bán hàng, hoạt động du lịch sinh thái, và mới nhất là thu từ dịch vụ môi trường rừng và thu từ chuyển nhượng chứng chỉ các bon. Đặc điểm thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm các khoản thu nhập sau: - Thu nhập từ nông nghiệp: Bao gồm thu từ trồng trọt (thu từ cây lương thực, thực phẩm như lúa, ngô, khoai, sắn thu trồng cây ăn quả như vải nhẵn, hồng xiêm, bưởi, mít; thu từ trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, sắn); thu từ chăn nuôi (trâu bò, lợn, gà, dê,...). - Thu nhập từ lâm nghiệp: bao gồm thu từ khai thác lâm sản và lâm sản ngoài gỗ (gỗ, củi, tre nứa, song, mây, thu hái cây thuốc, ong rừng...), thu từ chặt gỗ lậu, thu từ săn bắt động vật và chim thú rừng; thu từ các hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, thu từ dịch vụ môi trường rừng và chuyển nhượng chứng chỉ các bon... - Thu nhập từ thuỷ sản bao gồm nuôi cá, ếch, ba ba, rắn... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 10 - Thu nhập phi nông nghiệp bao gồm: + Thu nhập từ công nghiệp và ngành nghề thủ công truyền thống bao gồm: chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, dệt vải.... + Thu nhập từ dịch vụ du lịch sinh thái bao gồm thu từ bàn hàng, phục vụ ăn ở, phục vụ tham quan văn hoá truyến thống bản làng, hướng dẫn du lịch... + Thu nhập phi nông nghiệp còn lại bao gồm cắt tóc, làm thuê, thợ nề, thợ mộc, chạy xe ôm... + Thu nhập khác bao gồm các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê lương hưu, trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các khoản thu nhập bất thường khác. 1.1.2.3. Những chỉ tiêu đánh giá thu nhập hộ nông dân Kinh tế hộ nông dân mới được các nhà khoa học ở Việt Nam nghiên cứu nhiều vào những năm 1980 trở lại đây. Qua kết quả các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi thấy có 2 cách tính chỉ tiêu đánh giá thu nhập hộ nông dân. * Cách tính thứ nhất: Do kinh tế hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, vì vậy những chỉ tiêu dùng để đánh giá thu nhập của hộ có thể sử dụng trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Với cách tính này các chỉ tiêu dùng để đánh giá kinh tế hộ là: Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm của hộ nông dân sản xuất ra tương ứng với giá thị trường ở thời điểm điều tra. Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ những khoản chi phí vật chất mà hộ nông dân đã phải bỏ ra trong quá trình sản xuất. Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn