intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao tính hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

33
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là kế thừa thang đo đo lường tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên quan điểm của COSO 2013; lựa chọn thang đo đo lường Tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên quan điểm của COSO 2013; từ các cơ sở trên, đưa ra những định hướng nhằm nâng cao tính hữu hiệu hệ thống kiểm soát của Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao tính hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----***----- BÙI THƯỢNG HẢI NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ LẮP MÁY TRUNG NAM Chuyên ngành: Kế toán (hướng ứng dụng) Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Bùi Văn Dương Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng của riêng tôi, quá trình thực hiện luận văn và kết quả là trung thực, chưa từng được công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tác giả luận văn Bùi Thượng Hải
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.LÝ DO LỰA CHỌN VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT ....................................................... 1 2.MỤC TIÊU & CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................. 2 2.1.Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 2 2.2.Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2 2.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 2 3.2.Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2 3.2.Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3 5. Ý NGHĨA THỰC TIÊN CỦA LUẬN VĂN TẠI ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU……...3 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ............................................................................. 3 CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ....................................... 4 1.1.“Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam ..... 4 1.1.1. Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức ........................................... 4 Lịch sử phát triển ........................................................................................................ 5
  4. Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ................................................................... 7 1.1.2. Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty................................................ 8 Sơ đồ 1.2.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán .................................................................... 8 Sơ đồ 1.3 Hình thức sổ kế toán Nhật Ký Chung ...................................................... 9 1.2.Bối cảnh của ngành, doanh nghiệp và khẳng định vấn đề cần giải quyết .......... 10 1.2.1.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp xây lắp và sự cần thiết của kiểm soát nội bộ .. 10 1.2.1.2. “Doanh nghiệp xây dựng và phân loại doanh nghiệp xây dựng ................. 12 1.2.1.3.Vị trí của doanh nghiệp xây dựng trong nền kinh tế quốc dân .................... 14 1.2.1.4.Vấn đề kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp xây lắp ............................ 15 1.2.2. Khẳng định vấn đề cần giải quyết tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam ................................................................................................................ 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ................................................................... 23 2.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ........................................................ 23 2.1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 23 2.1.2.Các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ tại Việt Nam ........................... 25 2.1.3.Định hướng nghiên cứu của tác giả ................................................................. 29 2.2 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp……………..29 2.2.1 Khái niệm về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ………………......29 2.2.2. Biểu hiện của một hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu: ............... 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 30 CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ............................................................................... 31 3.1 Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết……………………………………………...31 3.1.1 Môi trường kiểm soát………………………………………………………….31 3.1.2 Đánh giá rủi ro tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam……..33 3.1.3 Hoạt động kiểm soát tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam…36
  5. 3.1.4 Thông tin và truyền thông tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam…………………………………………………………………………………42 3.1.5. Giám sát tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam…………….44 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ thủ tục kiểm tra giám sát tại Trung Nam E&C ............................. 45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 49 CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ..... 50 4.1. Khái quát về phương pháp khảo sát .................................................................. 50 4.2. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 51 4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha ............................... 52 Bảng 4.01: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo MTKS .................................. 53 Bảng 4.02: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ĐG ...................................... 54 Bảng 4.03: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo TTKS ................................... 54 Bảng 4.04: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo TT ........................................ 55 Bảng 4.05: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo GS ........................................ 56 Bảng 4.06: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả .............................................................................................................................. 56 4.5 Thực trạng tính hữu hiệu của HTKSNB Công ty cổ phần XD & LM Trung Nam .............................................................................................................................. 57 4.6 Đề xuất giải pháp……………………………………………………………….59 4.6.1. Căn cứ và nguyên tắc xây dựng giải pháp ...................................................... 59 4.6.2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam .................................................................................... 60 4.6.2.1. “Hoàn thiện môi trường kiểm soát .............................................................. 60 4.6.2.2. Hoàn thiện đánh giá rủi ro ........................................................................... 67 4.6.2.3. Hoạt động kiểm soát……………………………………………………….68 4.6.2.4. Thông tin và truyền thông ........................................................................... 75 4.6.2.5. Giám sát ....................................................................................................... 78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 79
  6. CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ....................................... 80 5.1. Mục tiêu và kế hoạch thực hiện ......................................................................... 80 5.1.1 Mục tiêu………………………………………………………………………80 5.1.2.Kế hoạch thực hiện .......................................................................................... 82 5.2. Phân chia trách nhiệm ....................................................................................... 83 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 2: Thống kê thang đo Phụ lục 3: Kết quả phân tích dữ liệu Phụ lục 3.1: Kết quả phân tích dữ liệu Cronbach Alpha Phụ lục 3.1: Kết quả phân tích dữ liệu EFA
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT KSNB Kiểm soát nội bộ HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KTNB Kiểm toán nội bộ KTV Kiểm toán viên Trung Nam E&C Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam HĐQT Hội đồng quản trị TGĐ Tổng giám đốc BGĐ Ban giám đốc DN Doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh KTTC Kế toán tài chính KTQT Kế toán quản trị PMKT Phần mềm kế toán BCTC Báo cáo tài chính SKT Sổ kế toán TK Tài khoản NVL Nguyên vật liệu NLVL Nguyên liệu, vật liệu NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp MTC Máy thi công RR Rủi ro RRTC Rủi ro tài chính CPXL Chi phí xây lắp CPĐTXD Chi phí đầu tư xây dựng ERP Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.01: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo MTKS .................................. 53 Bảng 4.02: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ĐG ...................................... 54 Bảng 4.03: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo TTKS ................................... 54 Bảng 4.04: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo TT ........................................ 55 Bảng 4.05: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo GS ........................................ 56 Bảng 4.06: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả .............................................................................................................................. 56
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý…………………………………………7 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán………………………………………….8 Sơ đồ 1.3 Hình thức sổ kế toán Nhật Ký Chung………………………………....9 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ thủ tục kiểm tra giám sát tại Trung Nam E&C…………………45
  10. TÓM TẮT Kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm. Để ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng phải luôn chú trọng hoàn thiện mình hơn trong công tác quản lý, tự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nhằm nâng cao sức cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Để làm được điều đó thì việc kiểm soát phí sản xuất kinh doanh có vị trí đặc biệt quan trọng và hết sức cần thiết cho các DN. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kiểm soát nội bộ đối với chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam, đề tài đã giải quyết một số vấn đề sau: Thứ nhất, đưa ra những lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng. Thứ hai, tìm hiểu thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và công tác kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam. Nêu ra những vấn đề còn tồn tại trong kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại công ty. Thứ ba, thông qua quá trình khảo sát nghiên cứu để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam. Thứ tư, xuất phát từ đặc điểm tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ CPXL tại công ty trong các mặt như: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát, giúp công ty kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thứ năm, tác giả xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện những giải pháp trên, xây dựng mục tiêu và kế hoạch thực hiện cho thời gian tới để cải thiện hoạt động kiểm soát nội bộ đối với Công ty. Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, xây lắp, tính hữu hiệu
  11. ABSTRACT Internal control at enterprises in the current market economy is always a matter of concern to businesses. In order to grow more and more, enterprises in general and construction and installation enterprises in particular must always focus on improving themselves in the management, self-renewal, product quality improvement and lowering costs to improve competitiveness and affirms its position in the market. To do that, the control of production and business fees is particularly important and necessary for businesses. Through theoretical and practical research on internal control on construction costs at Trung Nam Construction and Installation Joint Stock Company, the topic has solved some of the following issues: First, give basic arguments about internal control of production costs in construction enterprises. Secondly, to understand the current status of production and business situation and internal control of construction costs at Trung Nam Construction and Installation Joint Stock Company. Point out the remaining problems in internal control of construction costs at the company. Thirdly, through the research and survey process to evaluate the factors affecting the effectiveness of the internal control system at Trung Nam Construction and Installation Joint Stock Company. Fourthly, stemming from the organizational characteristics and production and business activities of the company, proposing some solutions to improve internal control of CPXL at the company in such aspects as: environment of risk control and assessment. ro, control, information and communication and monitoring activities, helping the company to control costs more closely, contributing to improving business efficiency. Fifthly, the author develops an action plan to implement the above solutions, builds the objectives and implementation plans for the coming time to improve internal control activities for the Company. Keywords: in software, software, rewards
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÝ DO LỰA CHỌN VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) để kiểm soát được các mục tiêu đề ra là yêu cầu tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Ngược dòng lịch sử, khái niệm này đã ra đời từ thế kỷ XIX, ngày càng được hoàn thiện nhằm phát hiện và ngăn chặn các gian lận, sai sót từ Công ty kiểm toán và Công ty có thẩm quyền. Đến năm 1992, kiểm soát nội bộ (KSNB) phát triển thành một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh thông qua báo cáo của Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập Báo cáo tài chính (COSO). Chủ đề KSNB và ảnh hưởng KSNB đến tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động đã được quan tâm rất sớm, hàng loạt các nghiên cứu trên thế giới về đặc điểm chung của các doanh nghiệp có hệ thống KSNB yếu kém và ảnh hưởng của chúng đến giá trị doanh nghiệp, như nghiên cứu của Ge và McVay (2005), Doyle (2005), Ashbough-Skaife cùng cộng sự (2006), Bryan và Lilien (2005), Lin và Wu (2006), Shenkir và Walker (2006), Hammersley (2007). Nghiên cứu tác động của từng nhân tố đến tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động, như nghiên cứu của Hooks cùng cộng sự (1994), Ezzamel cùng cộng sự (1997), Lannoye (1996), Walker (1999), Steihoff (2001), Cohen (2002), Springer (2004) và Hevesi (2005). Tại Việt Nam, nghiên cứu về Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ở các doanh nghiệp khác nhau được nhiều tác giả quan tâm, như: Nguyễn Ngọc Lý (2016); Nguyễn Thị Phương Dung (2016); Nguyễn Hoàng Phương Linh (2017); Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2017)… Phạm vi của các nghiên cứu là rất đa dạng như: doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật bản, doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh,… Bên cạnh đó, các nghiên cứu phần lớn đều cho thấy Tính hữu hiệu của HTKSNB là chưa cao, giá trị nằm ở mức trung bình khá. Và để đo lường Tính hữu hiệu của HTKSNB, các tác giả thường chủ yếu sử dụng 3 tiêu chí theo COSO 2013 là: mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ. Từ đó, các tác giả đưa ra các kiến nghị và giải pháp để nâng cao sự hữu hiệu của HTKSNB. Qua quá trình công tác lâu dài tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam với vai trò phụ trách tài chính, tác giả nhận xét hệ thống KSNB của Công ty hoạt
  13. 2 động vẫn chưa thực sự hữu hiệu, thể hiện như: Hệ thống KSNB còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa kịp thời phát hiện và ngăn ngừa được các rủi ro tiềm năng dẫn đến nguy cơ hoạt động không liên tục hoặc thiếu bền vững, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB chưa cao. 2.MỤC TIÊU & CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.1.Mục tiêu tổng quát - Đo lường tính hữu hiệu của HTKSNB tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam 2.2.Mục tiêu cụ thể - Kế thừa thang đo đo lường tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên quan điểm của COSO 2013 - Lựa chọn thang đo đo lường Tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên quan điểm của COSO 2013 - Từ các cơ sở trên, đưa ra những định hướng nhằm nâng cao tính hữu hiệu hệ thống kiểm soát của Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam 2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam được đánh giá như thế nào? - Các giải pháp nào sẽ giúp Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam Hoàn thiện nhằm nâng cao tính hữu hiệu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam 3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam. 3.2.Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Tác giả thu nhập dữ liệu tại Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam về đánh giá đối với hệ thống KSNB. ” Về thời gian: dữ liệu được thu thập trong năm 2020.
  14. 3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn các nhà quản lý: Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng, Trưởng ban kiểm soát, Trưởng các phòng ban/đơn vị/dự án, nhân viên/người lao động về những rủi ro và hạn chế ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Kiểm soát nội bộ. - Nghiên cứu định lượng: Tiến hành đo lường tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ bằng khảo sát thực trạng kiểm soát nội bộ tại công ty được thực hiện trên các điều tra là nhà quản lý, trưởng các phòng ban/đơn vị/dự án, nhân viên/người lao động tại đơn vị. 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN TẠI ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU Ý nghĩa về mặt khoa học: Luận văn là tài liệu nghiên cứu khoa học cho các vấn đề lý luận về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp xây lắp. Lý luận trong luận văn có thể là tiền đề và cơ sở để hoàn thiện và bổ sung lý luận về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nói chung và xây lắp nói riêng. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận văn đã nghiên cứu các đặc điểm hệ thống KSNB tại Công ty CP xây dựng và lắp máy Trung Nam. Kết quả đánh giá được những ưu điểm cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, luận văn đề xuất được những phương hướng và giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần xây lắp Trung Nam. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Đề tài nghiên cứu này kết cấu bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Phát hiện vấn đề cần giải quyết Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ Chương 3: Kiểm chứng các vấn đề cần giải quyết và dự đoán nguyên nhân Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân và đề xuất giải pháp Chương 5: Xây dựng kế hoạch hành động
  15. 4 CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng và lắp máy Trung Nam “ 1.1.1. Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức 1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xây dựng và Lắp máy Trung Nam (Trungnam E&C) thành lập ngày 23/05/2008, trụ sở chính tại Thôn 2, Xã Tân Thượng, Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Trungnam E&C đã và đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực xây lắp, thi công xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt máy móc, cho thuê máy móc thiết bị. Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ LẮP MÁY TRUNG NAM ” Tên công ty viết bằng tiếng Anh: TRUNG NAM CONSTRUCTION AND ENGINEERING CORPORATION Tên viết tắt: TRUNGNAM E&C “ Một hành trình phát triển liên tục không ngừng, và chiến lược kinh doanh đúng đắn, nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên doanh thu, tốc độ tăng trưởng kinh doanh của công ty hằng năm luôn đat hiệu quả cao, thành quả đó là một phần không nhỏ của một đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề trong các lĩnh vực xây dựng, lắp máy, điện, nước, điều hoà, thông gió… Để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh khốc liệt, Trungnam E&C không ngừng cập nhật, đổi mới, mua sắm trang thiết bị và công nghệ mới góp phần mang lại những dự án đảm bảo hiệu quả cao cho chất lượng công trình. Cho đến nay đã có hơn 300 thiết bị cơ giới, với tổng trị giá hơn 500 tỷ đồng. Tháng 9/2014, Trungnam E&C đã được tổ chức đánh giá chứng nhận Quốc tế ABS (Hoa Kỳ) công nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Con người chính là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy bên cạnh nỗ lực hoạch định chiến lược kinh doanh mới, tạo niềm tin và năng lực với đối tác, Trungnam E&C còn chú trọng đến việc chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích cho người lao động, thực hiện chính sách nhân sự nuôi dưỡng nhân tài, thu hút nguồn nhân lực chất lượng được BLĐ đề cao thực hiện. ”
  16. 5 Lịch sử phát triển
  17. 6 Tầm nhìn: Trở thành Công ty thi công, Xây lắp hàng đầu với phương châm phát triển Bền vững – Xây dựng đa công trình, đa lĩnh vực Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực xây dựng mới, các công nghệ hiện đại, tiên tiến. Sứ mệnh: Đêm lại lợi ích cao nhất cho quý khách hàng, các cổ đông và cán bộ nhân viên Công ty. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh cao của doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi: Đặt trách nhiệm lên mỗi cá nhân gắn liền với kết quả công việc và chất lượng sản phẩm, công trình. Chinh phục những công trình phức tạp, tiềm năng để tạo lợi thế về công việc và lợi ích kinh tế. Suy nghĩ Chính trực, Hành động Đúng đắn và không nhừng nâng cao năng lực và quan trọng nhất là tạo ra kết quả trên cơ sở tôn trọng giá trị đạo đức. Duy trì sự phát triển của Công ty theo hướng bền vững, quản lý Công ty minh bạch và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Chiến lược: “ Xây dựng Công ty có năng lực và hiệu quả, thực hiện dự án có chất lượng, tiến độ, an toàn Gắn lợi ích cho tập thể lên hàng đầu, mỗi cá nhân trưởng thành là sự tự hào của Công ty. Tạo môi trường làm việc tốt nhất mà ở đó mọi người đều làm việc hăng say, được đối xử công bằng, được tôn trọng và được quan tâm đến mọi mặt trong đời sống. Lĩnh vực hoạt động: Lắp đặt hệ thống điện, năng lượng Xây dựng công trình giao thông cầu đường
  18. 7 Xây dựng công trình điện, thủy lợi, thủy điện Giám sát thi công xây dựng Phá dỡ công trình cũ” Khai thác, buôn bán vật liệu, khoáng sản, nhiên liệu Bán buôn, cho thuê máy móc 1.1.1.2. Sơ đồ và Cơ cấu tổ chức tại Công ty Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
  19. 8 1.1.2. Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty 1.1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tổng quát Sơ đồ 1.2.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Chuyên Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ viên tài thanh thanh tài sản, ngân quỹ chính toán 1 toán 2 hàng hàng tồn kho Kế toán các BĐH/công trình/dự án 1.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán Về mặt nhân sự, bộ máy kế toán gồm 8 người, tất cả đều có trình độ chuyên môn bậc đại học, trong đó được tổ chức thành 6 phần hành kế toán riêng. -Kế toán trưởng: Phụ trách và chỉ đạo chung cho hoạt động của phòng Tài chính - Kế toán, kiểm tra, đôn đốc công tác hạch toán hàng ngày. -Kế toán tổng hợp: Tập hợp chi phí và tính giá thành; chốt số liệu, tổng hợp số liệu, lập BCTC. -Chuyên viên tài chính: Các nghiệp vụ tiền vay, bảo lãnh ngân hàng, L/C,… -Kế toán thanh toán 1: Kế toán tiền mặt, doanh thu, thuế, tiền lương, tạm ứng, công nợ phải thu. -Kế toán thanh toán 2: Kế toán mua hàng và công nợ phải trả. -Kế toán tài sản, hàng tồn kho: Theo dõi, phản ánh về sự biến động, tăng giảm TSCĐ, CCDC, vật tư, hàng hóa.
  20. 9 -Kế toán ngân hàng: Các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng, trả lương qua tài khoản, các nghiệp vụ gửi tiền, chuyển tiền. -Thủ quỹ: Quản lý, nhập - xuất quỹ tiền mặt. -Kế toán các Ban điều hành/công trình/dự án: Theo dõi chi phí phát sinh tại các công trình/dự án, lập kế hoạch và quyết toán chi phí công trình/dự án. 1.1.2.3. Hình thức kế toán và chế độ kế toán áp dụng tại công ty Hình thức ghi sổ kế toán Hình thức ghi sổ mà phòng ban áp dụng là hình thức Nhật Ký Chung trên PMKT Fast. Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ Nhật Ký Chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Ghi chú: Sơ đồ 1.3 GhiHình hàngthức ngày sổ kế toán Nhật Ký Chung Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Quy trình hạch toán, xử lý chứng từ, luân chuyển chứng từ, cung cấp thông tin kế toán của công ty đều được thực hiện trên máy, máy tính của các kế toán được nối mạng với nhau, máy của kế toán trưởng là máy chủ có thể theo dõi, điều hành được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2