Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 5
download
Luận văn đề cập các lý luận cơ bản về TTCK, khái niệm, chức năng, vai trò và các chủ thể tham gia trên TTCK. Đề tài cũng cần cung cấp các kiến thức cơ bản về việc xếp hạng TTCK, đặc biệt là nêu ra các tiêu chí xếp hạng thị trường đối với TTCK và vai trò của việc xếp hạng thị trường. Bên cạnh đó, cần phân tích các điều kiên cần đáp ứng để nâng mức xếp hạng thị trường từ nhóm thị trường cận biên lên nhóm thị trường mới nổi, song song với đề cập đến kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng mức xếp hạng đối với TTCK.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG THÁI KHÁNH THƯ NÂNG MỨC XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. LÊ THỊ TUYẾT HOA TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
- i TÓM TẮT LUẬN VĂN Thị trường Chứng khoán (TTCK) Việt Nam tuy mới thành lập được 16 năm với quy mô và các sản phẩm, dịch vụ triển khai vẫn còn hạn chế, nhưng trong quá trình hoạt động, TTCK Việt Nam đã thể hiện sự ổn định và sức phát triển khá mạnh mẽ. Việc nâng mức xếp hạng thị trường từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi sẽ giúp TTCK Việt Nam cải thiện và phát triển việc huy động vốn, hướng đến mục tiêu trở thành kênh huy động vốn chủ đạo cho nền kinh tế, nâng cao hình ảnh TTCK Việt Nam đối với nhà đầu tư quốc tế và các TTCK trong khu vực. Luận văn lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng mức xếp hạng thị trường đối với Thị trường Chứng khoán Việt Nam” với mục tiêu chính là nghiên cứu các giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện các điều kiện để nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp tổng hợp các phương pháp thống kê, mô tả, phân tích và tổng hợp. Luận văn cung cấp các kiến thức cơ bản về việc xếp hạng TTCK, đặc biệt là nêu ra các tiêu chí xếp hạng thị trường đối với TTCK, đồng thời phân tích các điều kiện cần đáp ứng để nâng mức xếp hạng thị trường từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Qua đó, luận văn phân tích các thực trạng TTCK Việt Nam và đánh giá xếp hạng của TTCK Việt Nam. Căn cứ vào những hạn chế của TTCK Việt Nam so với những điều kiện của TTCK mới nổi theo các tiêu chí của MSCI, đồng thời căn cứ vào tiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam, luận văn đề xuất các giải pháp ổn định và vững chắc nhằm hướng đến việc nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam.
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Trương Thái Khánh Thư Sinh ngày: 31 tháng 07 năm 1990 – Tại: Đà Lạt, Lâm Đồng Quê quán: Quảng Nam Hiện công tác tại: Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Số 16 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Là học viên cao học khóa 16 của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Mã học viên: 020116140212 Tôi cam đoan đề tài: Nâng mức xếp hạng thị trường đối với Thị trường Chứng khoán Việt Nam Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Lê Thị Tuyết Hoa Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2016 Người cam đoan Trương Thái Khánh Thư
- iii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất đến người hướng dẫn khoa học của tôi – PGS., TS. Lê Thị Tuyết Hoa đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi từ thời điểm ban đầu là định hình hướng phát triển đề cương đến việc chỉnh sửa và góp ý nội dung cụ thể từng chương. Sự hướng dẫn của cô đã giúp đề tài nghiên cứu của tôi được sâu sắc và hoàn thiện hơn. Tôi muốn cảm ơn gia đình tôi đã luôn quan tâm, khích lệ và động viên về mặt tinh thần, giúp tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý giá, xin cảm ơn bạn bè đã cùng góp ý và bổ sung những kiến thức tôi còn thiếu. Những kiến thức này sẽ là nền tảng quan trọng giúp tôi nghiên cứu và làm việc tốt hơn. Tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo cùng các đồng nghiệp tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập các thông tin và dữ liệu, cũng như truyền đạt các kinh nghiệm thực tiễn quý giá để thực hiện luận văn. Luận văn tuy được thực hiện với nỗ lực lớn của bản thân tôi, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2016 Tác giả Trương Thái Khánh Thư
- iv MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. ix DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ xi 1. GIỚI THIỆU ............................................................................................................ xi 1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... xi 1.2 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. xii 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................... xiii 2.1 Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... xiii 2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... xiv 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... xiv 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... xiv 4.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... xiv 4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ xiv 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... xv 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................................... xv 7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .................................................... xvi 7.1 Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................... xvii 7.2 Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... xviii 7.3 Đánh giá chung về các nghiên cứu................................................................. xix CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG MỨC XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ......................................................................... 1 1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .............. 1 1.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán ................................................................ 1 1.1.2 Vai trò của thị trường chứng khoán ............................................................... 2 1.2 XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ...... 3 1.2.1 Tổng quan về xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán .............. 3 1.2.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 3 1.2.1.2 Các cấp độ xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán............ 4 1.2.1.3 Các tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán ........................................ 5
- v 1.2.2 Sự cần thiết của xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán .......... 8 1.2.2.1 Phù hợp với thông lệ và xu hướng phát triển của thế giới ...................... 8 1.2.2.2 Tăng hiệu quả cho thị trường chứng khoán............................................. 9 1.2.2.3 Nâng cao tính cạnh tranh và hấp dẫn cho thị trường, tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ................................................................. 10 1.2.3 Tiêu chí xếp hạng thị trường đối với TTCK của MSCI ................................ 11 1.2.3.1 Nhóm tiêu chí về sự phát triển kinh tế .................................................. 13 1.2.3.2 Nhóm tiêu chí về quy mô và tính thanh khoản ..................................... 13 1.2.3.3 Nhóm tiêu chí về khả năng tiếp cận thị trường ..................................... 15 1.3 NÂNG MỨC XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ..................................................................................................................... 22 1.3.1 Điều kiện để nâng mức xếp hạng từ nhóm thị trường cận biên lên nhóm thị trường mới nổi ........................................................................................................ 22 1.3.1.1 Điều kiện về định lượng ........................................................................ 22 1.3.1.2 Điều kiện về định tính ........................................................................... 22 1.3.2 Nhận diện rào cản nâng mức xếp hạng thị trường..........................................23 1.3.3 Kinh nghiệm nâng mức xếp hạng thị trường chứng khoán của một số quốc gia ...................................................................................................................... 25 1.3.2.1 Kinh nghiệm của UAE .......................................................................... 25 1.3.2.2 Kinh nghiệm của Qatar.......................................................................... 28 1.3.4 Bài học đối với Việt Nam ............................................................................. 30 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 32 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN NÂNG MỨC XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ......................................................................................................................... 31 2.1 THỰC TRẠNG XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.................................................................................. 33 2.1.1 Giới thiệu khái quát về Thị trường Chứng khoán Việt Nam ........................ 33 2.1.2 Đánh giá xếp hạng thị trường đối với Thị trường Chứng khoán Việt Nam . 37 2.2 THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN NÂNG MỨC XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....................... 40 2.2.1 Các điều kiện về định lượng ......................................................................... 40 2.2.2 Các điều kiện về định tính ............................................................................ 41 2.2.2.1 Tính mở đối với NĐTNN ...................................................................... 42 2.2.2.2 Mức độ thuận lợi cho dòng chảy của vốn ............................................. 45
- vi 2.2.2.3 Tính hiệu quả của cơ chế hoạt động trên thị trường.............................. 46 2.2.2.4 Môi trường cạnh tranh ........................................................................... 53 2.2.2.5 Tính ổn định của khung thể chế ............................................................ 53 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG ....................................................................................... 54 2.3.1 Những điều kiện đạt được ............................................................................ 54 2.3.2 Những điều kiện chưa đạt được ................................................................... 54 2.3.3 Nguyên nhân chưa đạt được các điều kiện .................................................. 54 2.3.3.1 Các nguyên nhân trực tiếp ..................................................................... 54 2.3.3.2 Các nguyên nhân gián tiếp .................................................................... 56 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 58 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG MỨC XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................................................................. 59 3.1 SỰ CẦN THIẾT NÂNG MỨC XẾP HẠNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................ 59 3.2 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ............................... 60 3.2.1 Căn cứ vào những hạn chế của Thị trường Chứng khoán Việt Nam so với điều kiện của TTCK mới nổi................................................................................... 60 3.2.2 Căn cứ vào tiềm năng phát triển của Thị trường Chứng khoán Việt Nam .. 61 3.3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ NÂNG MỨC XẾP HẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .... 61 3.3.1 Giải pháp gia tăng tính mở đối với nhà đầu tư nước ngoài ........................ 61 3.3.2 Giải pháp nâng cao mức độ thuận lợi cho dòng chảy của vốn.................... 66 3.3.3 Giải pháp gia tăng tính hiệu quả của cơ chế hoạt động trên thị trường ..... 66 3.3.4 Giải pháp thúc đẩy môi trường cạnh tranh.................................................. 68 3.3.5 Giải pháp tăng tính ổn định của khung thể chế ........................................... 69 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 70
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ Tiếng Anh Viết đầy đủ/ Dịch sang tiếng Việt ADX Abu Dhabi Securities Sở Giao dịch Chứng khoán Abu Exchange Dhabi ATVR Annualized Traded Value Tỷ suất giá trị giao dịch thường Ratio niên CTCK Công ty chứng khoán CTNY Công ty niêm yết DFM Dubai Financial Market Sở Giao dịch Chứng khoán Dubai Financial Markets DNNN Doanh nghiệp nhà nước DVP Deliver Versus Payment Nguyên tắc giao chứng khoán đồng thời với chuyển tiền ETF Exchange-Traded Fund Quỹ giao dịch hoán đổi FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do FTSE Financial Times Stock Tổ chức xây dựng bộ chỉ số thị Exchange trường Financial Times Stock Exchange GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HNX Hanoi Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HOSE Hochiminh Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
- viii IFRS International Financial Chuẩn mực báo cáo tài chính Reporting Standards quốc tế MSCI Morgan Stanley Capital Tổ chức xây dựng bộ chỉ số thị International trường Morgan Stanley MTVR Monthly Traded Value Ratio Tỷ suất giao dịch tháng NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài OTC Over The Counter Thị trường giao dịch phi tập trung QE Qatar Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Qatar Sở GDCK Sở Giao dịch Chứng khoán SLA Securities Lending Agreement Thỏa thuận cho vay chứng khoán S&P Standard & Poor’s Tổ chức xây dựng bộ chỉ số thị trường Standard & Poor’s TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Agreement Bình Dương TTCK Thị trường chứng khoán UAE United Arab Emirates Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước VSD Vietnam Securities Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Depository Việt Nam WFE World Federation of Liên đoàn các Sở Giao dịch Exchanges Chứng khoán Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Phân loại thị trường các quốc gia 5 Bảng 1.2 Tiêu chí xếp hạng thị trường của MSCI 12 Bảng 2.1 Giá trị vốn hóa thị trường các Sở GDCK trong khu vực 34 Bảng 2.2 Bảng so sách đánh giá của MSCI đối với Thị trường 36 Chứng khoán Việt Nam năm 2015 và 2016 Bảng 2.3 Các công ty đáp ứng điều kiện định lượng của thị trường 39 mới nổi Bảng 2.4 Đánh giá thị trường của MSCI đối với Việt Nam 39
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên biểu đồ Trang Mức tăng trưởng chỉ số VN Index so với các thị trường Hình 2.1 33 tiêu biểu tại châu Á 2014 – 2015
- xi MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Thị trường Chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện đã trải qua hơn 16 năm hình thành, hoạt động và phát triển. So với các TTCK trên thế giới và trong khu vực, TTCK Việt Nam tuy vẫn còn non kém về hoạt động và khiêm tốn về quy mô, nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định. Trước hết là việc xây dựng được TTCK tập trung, quy tụ được các doanh nghiệp hàng đầu trong nền kinh tế, khẳng định vai trò là kênh dẫn vốn hiệu quả. Tính minh bạch trong hoạt động của thị trường luôn được đề cao, thông qua việc học hỏi và áp dụng những chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro đối với tổ chức niêm yết. Những sản phẩm dịch vụ mới, các phương thức giao dịch tiên tiến luôn được nghiên cứu và triển khai áp dụng cho thị trường, như việc triển khai khớp lệnh liên tục vào năm 2007, giao dịch trực tuyến vào năm 2009, kéo dài thời gian giao dịch và lệnh thị trường năm 2012… đã cải thiện đáng kể thanh khoản của thị trường và được các doanh nghiệp, công chúng đón nhận tích cực. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại dành cho các Sở Giao dịch Chứng khoán (Sở GDCK), Trung tâm Lưu ký giúp việc điều hành hoạt động chung của thị trường được thống nhất, hiệu quả và được trang bị tích hợp cho cả thị trường cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh, đăng ký lưu ký và thanh toán bù trừ. Không dừng lại ở củng cố và phát triển hoạt động trong nước, TTCK Việt Nam còn luôn tích cực trong việc hội nhập với các tổ chức chứng khoán trong khu vực và trên thế giới, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm và các thông lệ tốt với các Sở GDCK phát triển. Tuy nhiên, khi nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục và tốc độ phát triển của các TTCK trong khu vực và trên thế giới ngày càng được cải thiện, việc đẩy nhanh tốc độ phát triển của TTCK Việt Nam là thiết yếu. Việc nâng mức xếp hạng thị trường từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi có vai trò thu hút nguồn vốn đầu tư khá lớn,
- xii giúp tăng quy mô của thị trường, đây không chỉ phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư, là quyết tâm về mặt chính trị của Chính phủ Việt Nam mà còn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TTCK trong năm 2016 và những năm sau đó. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tại Hoa Kỳ diễn ra vào đầu tháng 07/2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết tổng giá trị các doanh nghiệp nhà nước sẽ được cổ phần hóa ước đạt 25 tỷ USD, số lượng cổ phần chào bán ra bên ngoài khoảng 3,75 tỷ USD. Với quy mô khiêm tốn của TTCK Việt Nam, ông Đinh Tiến Dũng thừa nhận: “Với giá trị lớn như vậy, nguồn tiền trong nước chắc chắn sẽ không đủ để hấp thụ hết số cổ phần nói trên” (Nhân Trí, 2016). Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng cho biết Dự thảo Kế hoạch của Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2016 – 2020 đưa ra giả thiết, nếu toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa được đưa lên giao dịch trên TTCK thì riêng khối doanh nghiệp này sẽ giúp tăng quy mô TTCK lên khoảng 55% – 60% GDP. Việc nâng mức xếp hạng thị trường sẽ hỗ trợ TTCK đạt mục tiêu trở thành kênh huy động vốn chủ đạo cho nền kinh tế qua việc thu hút nhiều hơn nguồn vốn ngoại, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận vốn trực tiếp, mà không phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng (tiếp cận vốn gián tiếp). Đồng thời, khi TTCK Việt Nam được nâng hạng, quy mô thị trường mở rộng đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài biết đến và tham gia giao dịch, hình ảnh và vị thế của TTCK Việt Nam vì thế sẽ được nâng cao so với các TTCK trong khu vực. Do đó, nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam là sự cần thiết tất yếu. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Vào tháng 10/2014, hãng tin Bloomberg đưa tin về việc Việt Nam đã và đang nỗ lực từng bước để nâng mức xếp hạng thị trường từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi nhằm thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư quốc tế, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư này có cơ hội để tìm hiểu và đầu tư vào TTCK Việt Nam (Nguyen, 2014). Theo ông Nguyễn Sơn – Vụ trưởng Vụ phát triển TTCK cho biết hiện nay, Ủy ban Chứng khoán
- xiii Nhà nước (UBCKNN) đã lập đã thành lập một nhóm nghiên cứu để tìm hiểu các tiêu chuẩn cần thiết để được nâng lên vị thế thị trường mới nổi (Phước Phạm, 2014). Tháng 03/2016, UBCKNN có buổi làm việc với MSCI liên quan đến việc nâng mức xếp hạng TTCK Việt Nam, tuy nhiên việc đáp ứng các điều kiện về nâng hạng vẫn tồn tại nhiều khó khăn và vướng mắc (Đăng Tùng, 2016). Nhằm nâng mức xếp hạng lên thị trường mới nổi, một trong những tiêu chí hết sức quan trọng đó là TTCK phải thực sự rộng mở cho việc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển các dòng vốn. Bên cạnh đó, thị trường cũng phải đáp ứng được những tiêu chí tối thiểu về tính thanh khoản và giá trị vốn hóa thị trường. Theo Đăng Tùng (2016), với giá trị giao dịch mỗi phiên trên thị trường từ 2.000 – 3.000 tỷ đồng, tương đương từ 90 – 135 triệu USD; gồ m những cổ phiếu có vốn hóa trên 1 tỷ USD như VCB, VNM hay GAS, TTCK Việt Nam có thể đáp ứng các tiêu chuẩn về quy mô, định lượng liên quan đến vấn đề nâng hạng. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất cho việc nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam, đó là vẫn tồn tại nhiều khó khăn trong việc tạo thuận lợi trong dịch chuyển nguồn vốn và tạo điều kiện cho nhà đầu tư ngoại tiếp xúc và tham gia vào thị trường. Để sớm đạt được mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam, cần có sự quyết tâm và phối hợp giữa các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà quản lý cần có lộ trình cụ thể và các giải pháp thúc đẩy. Xuất phát từ lý do trên, học viên chọn đề tài “Nâng mức xếp hạng thị trường đối với thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của đề tài là đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện các điều kiện để nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam.
- xiv 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích được thực trạng TTCK Việt Nam và mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam - Phân tích và đánh giá được thực trạng các điều kiện nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng mức xếp hạng thị trường của TTCK Việt Nam 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tiêu chí xếp hạng thị trường đối với TTCK như thế nào? - Thực trạng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam là gì? - Tại sao lại cần thiết nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam? - Điều kiện để nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam là như thế nào? - Giải pháp gì để thực hiện các điều kiện nâng mức xếp hạng đối với TTCK Việt Nam? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu việc nâng mức xếp hạng đối với TTCK tại Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Các số liệu dùng để phân tích và đánh giá được lấy trong khoảng thời gian từ 2011 – 2016. - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu theo tiêu chí xếp hạng thị trường đối với TTCK của MSCI với các sản phẩm chỉ số đều dựa trên cổ phiếu.
- xv 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp tổng hợp các phương pháp thống kê, mô tả, phân tích và tổng hợp. Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp mang tính chất thông tin mô tả, với dữ liệu là các chỉ số thể hiện thực trạng của TTCK Việt Nam, bao gồm dữ liệu về quy mô, tình tình tăng trưởng và mức độ ổn định của thị trường, như giá trị vốn hóa thị trường, khối lượng vốn hóa thị trường, tính thanh khoản, sự biến động của các bộ chỉ số trên thị trường, đặc biệt là chỉ số VN-Index. Số liệu được chọn phân tích từ năm 2011 – 2016, với nguồn tài liệu tin cậy từ UBCKNN và 2 Sở GDCK, gần với thời điểm làm luận văn để việc phân tích mang tính hệ thống và chính xác hơn, cũng như cũng dự báo được xu hướng của thị trường trong tương lai gần. Đồng thời, các dữ liệu được thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp và được so sánh với các tiêu chí trong bảng liệt kê các tiêu chí về nâng mức xếp hạng thị trường chung dành cho các quốc gia trên thế giới (của MSCI). Từ các kết quả so sánh được, học viên đi đến kết luận mang tính chất mô tả về mức độ đáp ứng của TTCK Việt Nam đối với các tiêu chí về nâng mức xếp hạng thị trường, và từ thực tế đó đưa ra các giải pháp về nâng mức xếp hạng thị trường trong tương lai gần. Trường hợp nâng mức xếp hạng thị trường của UAE và Qatar, và các quốc gia khác đang hoặc từng có thực trạng tương tự với TTCK Việt Nam cũng được đưa vào đề tài để nghiên cứu quá trình, những khó khăn mà các quốc gia này phải vượt qua trước và sau khi được nâng hạng, đồng thời so sánh những điểm chung, hay điểm khác biệt với tình hình hiện tại của TTCK Việt Nam. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu của đề tài xoay quanh mục tiêu đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam. Nội dung được kết hợp từ việc nghiên cứu lý thuyết và thực tế để đưa ra kết luận.
- xvi Về lý thuyết, luận văn đề cập các lý luận cơ bản về TTCK, khái niệm, chức năng, vai trò và các chủ thể tham gia trên TTCK. Đề tài cũng cần cung cấp các kiến thức cơ bản về việc xếp hạng TTCK, đặc biệt là nêu ra các tiêu chí xếp hạng thị trường đối với TTCK và vai trò của việc xếp hạng thị trường. Bên cạnh đó, cần phân tích các điều kiên cần đáp ứng để nâng mức xếp hạng thị trường từ nhóm thị trường cận biên lên nhóm thị trường mới nổi, song song với đề cập đến kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng mức xếp hạng đối với TTCK. Về mặt thực tế, trên cơ sở các thông tin và dữ liệu tổng hợp được, luận văn phân tích thực trạng TTCK Việt Nam và đánh giá mức xếp hạng đối với TTCK Việt Nam. Trước hết, cần có hiểu biết chung về TTCK Việt Nam với quá trình hình thành và phát triển cũng như các sản phẩm nổi bật đã triển khai. Tiếp đến là khái quát về tình hình TTCK Việt Nam trong giai đoạn phát triển từ năm 2011 – 2016 dựa vào các số liệu thu thập được về hoạt động, diễn biến của thị trường. Tiếp theo là việc đánh giá xếp hạng thị trường cũng như phân tích thực trạng về các điều kiện nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam dựa trên các điều kiện đã trình bày lý thuyết. Khi đã tìm hiểu thực trạng về khả năng cũng như những khó khăn trong việc nâng mức xếp hạng của TTCK Việt Nam, việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng mức xếp hạng thị trường là kết quả của việc phân tích thực trạng, đồng thời căn cứ vào chiến lược phát triển của thị trường trong 5 năm tới (2016 – 2020). Các giải pháp được xây dựng luôn tập trung và theo sát với các tiêu chí về xếp hạng thị trường của MSCI. 7. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Tuy nâng mức xếp hạng thị trường còn là một đề tài khá mới so với các đề tài về TTCK Việt Nam từ trước đến nay, nhưng đây là đề tài ngày càng được các thành viên TTCK quan tâm và đón nhận. Cơ sở lý thuyết chính của đề tài chính là việc nâng mức xếp hạng thị trường. MSCI là một tổ chức chuyên phân tích và tổng hợp các chỉ số của các TTCK toàn cầu,
- xvii tổ chức này cũng tiến hành phân loại TTCK của các quốc gia nhằm mục đích hỗ trợ các nhà đầu tư quốc tế trong việc đánh giá các cơ hội đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Theo MSCI (2016*), việc phân hạng thị trường được chia làm 3 nhóm: thị trường phát triển, thị trường mới nổi và thị trường cận biên. Mỗi nhóm thị trường quy định những tiêu chí riêng, và TTCK nào đáp ứng được những yêu cầu đề ra sẽ được sắp xếp vào nhóm thị trường đó. Nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK chính là việc một TTCK được sắp xếp ở nhóm thị trường thấp hơn, sau khi đáp ứng được các tiêu chí ở nhóm thị trường cao hơn sẽ được xem xét nâng mức xếp hạng thị trường. 7.1. Các nghiên cứu nước ngoài Do việc xếp hạng TTCK dành cho các quốc gia toàn cầu, có các nguồn tham khảo từ nước ngoài và hữu ích cho việc tham khảo, thực hiện luận văn. Các tài liệu này không đề cập hoàn toàn mà chỉ đề cập một phần đến việc nâng mức xếp hạng thị trường, tiêu biểu là - Caporale, G., Howells, P., Soliman, A. 2004, Stock Market Development And Economic Growth: The Causal Linkage. Nghiên cứu này đề cập mối tương quan giữa sự phát triển của TTCK, hệ thống tài chính và nền kinh tế. Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định quan hệ nhân quả với dữ liệu quá khứ từ bảy quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy TTCK phát triển tốt sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và ủng hộ giả thuyết TTCK hiệu quả sẽ giúp phát triển kinh tế thông qua việc tập trung nguồn vốn và phân bổ hiệu quả các nguồn lực. - Hunter, G. 2013, UAE and Qatar upgraded to MSCI's Emerging Market Index. Nghiên cứu thông báo về việc nâng hạng thị trường của UAE và Qatar sau 6 năm nỗ lực, tóm tắt sơ lược về những kết quả đạt được của 2 TTCK này trong vòng 1 năm trước khi được nâng hạng, đồng thời cũng nêu lên tình hình của các TTCK khác sau báo cáo đánh giá của MSCI.
- xviii - Oana, I. 2015, The road of Romania from frontier towards emerging capital market status. Nghiên cứu chỉ ra các điều kiện để nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi về tổng quan cũng như theo các điều kiện của MSCI. Dựa vào đó, nghiên cứu chỉ ra các điều kiện mà thị trường Romania đã đạt được cũng như những điều kiện chưa được và các biện pháp để khắc phục. Sau khi phân tích và đánh giá, nghiên cứu đưa ra khung thời gian mà Romani có thể được nâng hạng. - Saidi, N., Prasad, A. and Naik, V. 2011, From frontier to emerging: Does market reclassification matter? Dubai International Centre, Dubai, UAE. Nghiên cứu này cung cấp các thông tin tổng quan về các tiêu chí xếp hạng TTCK và các tổ chức tham gia xếp hạng thị trường. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phân tích các ví dụ về các TTCK đươc xem xét nâng hạng vào thời điểm 2011 như UAE và Qatar, từ đó rút ra các bài học đối với tình hình nâng hạng thị trường của các quốc gia này. 7.2. Các nghiên cứu trong nước Hiện tại, Việt Nam đang nằm ở nhóm thị trường cận biên và được đánh giá có nhiều tiềm năng sẽ được nâng mức xếp hạng lên nhóm thị trường mới nổi. Đối với những nghiên cứu trong nước về chủ đề nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK, hiện chưa có những công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu, tuy nhiên lại có khá nhiều nghiên cứu trên các tạp chí phân tích về các giải pháp và những khó khăn trong việc nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK Việt Nam, tiêu biểu là các nghiên cứu như sau - Nguyễn Thanh Huyền 2015, Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ. Luận án xây dựng khung lý thuyết mới trong quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên TTCK về ba khía cạnh chủ yếu: tỷ lệ sở hữu của NĐTNN, dịch chuyển vào-ra của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và hoạt động của NĐTNN trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã tìm ra bằng chứng cho thấy bên cạnh đảm bảo môi trường vĩ mô lành
- xix mạnh, NĐTNN rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, tính minh bạch trong công bố thông tin cũng như dịch vụ trung gian trên TTCK. Luận án cũng nêu kiến nghị cần có các chính sách trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nhằm thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài như nâng cao năng lực hệ thống trung gian và phụ trợ thị trường, tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN, tái cấu trúc thị trường. - Trần Quang Phú 2012, Hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam vào thị trường chứng khoán khu vực ASEAN, Luận án tiến sĩ. Luận án thông qua việc hệ thống hóa các lý thuyết hiện đại về hội nhập TTCK khu vực và kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia đang chuyển đổi nền kinh tế và các quốc gia trong khu vực ASEAN, đưa ra các phương hướng, giải pháp và mô hình liên kết khả thi cho quá trình hội nhập TTCK khu vực của Việt Nam. Luận án nhận định một số hạn chế trong tạo lập các tiền đề nội lực và trong hội nhập TTCK ASEAN của Việt Nam như: hạn chế trong tạo lập nguồn cung; trong quá trình hoàn thiện hệ thống nhà đầu tư; trong hệ thống giao dịch; hạn chế của hệ thống đăng ký, thanh toán - bù trừ; của hệ thống giám sát; của hệ thống trung gian tài chính; hạn chế trong hài hòa hóa các khung khổ pháp lý liên quan tới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư, chế độ quản trị công ty, chế độ kế toán, quản lý ngoại hối,… 7.3. Đánh giá chung về các nghiên cứu Các nghiên cứu trên, tuy không phải nghiên cứu nào cũng có chủ đề liên quan trực tiếp đến việc xếp hạng và nâng mức xếp hạng TTCK, nhưng đều có đề cập và giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến việc xếp hạng thị trường nói riêng, và sự phát triển của thị trường chứng khoán trong tổng thể nền kinh tế nói chung. Các nghiên cứu của Oana (2015), Saidi, Prasad, and Naik (2011) đều cung cấp nền tảng kiến thức cơ bản về việc xếp hạng và nâng mức xếp hạng thị trường đối với TTCK, đồng thời phân tích tình hình của các quốc gia tại thời điểm được xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Theo Oana (2015), Romania cũng là quốc gia đang được xem xét nâng hạng, tuy nhiên nếu Việt Nam đang gặp khó khăn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn