intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động của giá cổ phiếu - Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

51
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến KTV đến biến động giá cổ phiếu, từ đó đề xuất các định hướng và kiến nghị nhằm nâng cao giá trị của kênh thông tin này đến quá trình ra quyết định của nhà đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động của giá cổ phiếu - Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM BÙI THỊ NĂM NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA Ý KIẾN KIỂM TOÁN TỚI BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM BÙI THỊ NĂM NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA Ý KIẾN KIỂM TOÁN TỚI BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VĂN THỊ THÁI THU TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu ảnh hƣởng của ý kiến kiểm toán tới biến động của giá cổ phiếu - Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM” là kết quả nghiên cứu độc lập của tôi, do chính tôi hoàn thành. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các website theo danh mục tài liệu của luận văn. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2017 Bùi Thị Năm
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................ 2 3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................................. 3 4. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................. 3 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................. 3 5.1. Về nội dung ....................................................................................................................... 3 5.2. Về không gian, thời gian.................................................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 4 7. Những đóng góp của đề tài..................................................................................................... 5 8. Kết cấu của luận văn................................................................................................................ 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........................6 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới................................................................................................ 6 1.2. Các nghiên cứu liên tại Việt Nam..................................................................................... 11 1.3. Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu................................ 13 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................15 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................16 2.1. Cơ sở lý thuyết về kiểm toán báo cáo tài chính và ý kiến kiểm toán ............................ 16
  5. 2.1.1. Khái niệm, mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính và ý kiến kiểm toán ......... 16 2.1.2. Các loại ý kiến kiểm toán báo cáo tài chính ............................................................. 17 2.2. Cơ sở lý thuyết về cổ phiếu và giá cổ phiếu .................................................................... 22 2.2.1. Cổ phiếu ....................................................................................................................... 22 2.2.2. Đặc điểm ...................................................................................................................... 23 2.2.2. Các loại cổ phiếu ......................................................................................................... 23 2.2.3. Giá cổ phiếu thường .................................................................................................... 23 2.3. Ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới sự biến động giá cổ phiếu ................................... 24 2.3.1. Ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới sự biến động giá cổ phiếu ............................ 24 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu ........................................................................................................................................ 26 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................30 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................31 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu......................................................................................... 31 3.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.............................................................................. 32 3.2.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................................... 32 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................. 35 3.3. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................................... 35 3.3.1. Lý do chọn mẫu ........................................................................................................... 35 3.3.2. Quy trình chọn mẫu..................................................................................................... 36 3.4. Thu thập dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................. 37 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu.......................................................................................... 39 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................42 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................43
  6. 4.1. Kết quả nghiên cứu............................................................................................................. 43 4.1.1. Thống kê mô tả ............................................................................................................ 43 4.1.2. Kết quả kiểm định phản ứng giá cổ phiểu ................................................................ 44 4.2. Thử nghiệm bổ sung .......................................................................................................... 49 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 51 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................53 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................54 5.1. Kết luận................................................................................................................................ 54 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................................. 54 5.2.1. Kiến nghị đối với công ty niêm yết ........................................................................... 54 5.2.2. Kiến nghị với các doanh nghiệp kiểm toán .............................................................. 55 5.2.3. Kiến nghị đối với nhà đầu tư ...................................................................................... 56 5.2.4. Kiến nghị đối với cơ quan ban hành chính sách, quản lý, hội nghề nghiệp .......... 57 5.3. Kết luận về hạn chế của đề tài và đề xuất cho hướng nghiên cứu trong tương lai ...... 57 5.3.1. Hạn chế của đề tài........................................................................................................ 57 5.3.2. Hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai ........................................................... 58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ........................................................................................59 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính OLS Mô hình bình phương tối thiểu nhỏ nhất TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh KTV Kiểm toán viên AR Thu nhập bất thường AAR Thu nhập bất thường trung bình CAAR Thu nhập trung bình tích lũy
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Số hiệu Tên Bảng biểu 3.1 Chi tiết cơ sở kế thừa các biến 4.1 Mô tả mẫu 4.2 Giá trị AAR theo từng ngày và từng loại ý kiến 4.3 Kết quả t-test AAR cho số liệu tổng hợp của hai loại ý kiến kiểm toán 4.4 Kết quả t-test AAR cho ý kiến kiểm toán ngoại trừ 4.5 Kết quả t-test AAR cho ý kiến chấp chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính. 4.6 Kiểm định Anova cho AAR 4.7 T-test cho CAAR cho tất cả các quan sát trong cửa sổ sự kiện 4.8 Kết quả t-test cho các CAAR cho từng cửa sổ sự kiện ngắn xung quanh ngày sự kiện 4.9 Kết quả t-test cho các quan sát được kiểm toán bởi Big 4 Hình vẽ 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 3.3 Thời gian nghiên cứu cửa sổ sự kiện Biểu đồ 4.1. Thu nhập bất thường trung bình trong cửa sổ sự kiện 4.2 Thu nhập bất thường trung bình trong cửa sổ sự kiện với BCTC được kiểm toán bởi Big 4
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, là kênh đầu tư thu hút nhiều cá nhân, tổ chức tham gia. Nhà đầu tư chọn đầu tư vào chứng khoán vì một số lý do, cụ thể như: tỷ suất sinh lời mang lại có thể cao hơn rất nhiều kênh đầu tư hiện nay như gửi tiết kiệm, mua trái phiếu, vàng, nhà đất,.. đồng thời đây cũng là kênh đầu tư linh hoạt, không đòi hỏi cao về vốn đầu tư ban đầu cùng tính thanh khoản cao nhất chỉ sau tiền mặt. Khi đầu tư vào một loại chứng khoán cụ thể nào đó, lợi tức thu được của nhà đầu tư đến từ cổ tức, đây chính là phần lãi chia cho mỗi cổ phần từ lợi nhuận và lợi tức do chênh lệch giá. Phần lớn các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ quan tâm chủ yếu vào chênh lệch giá cổ phiếu để kiếm lời. Tuy nhiên, giá cổ phiếu có xu hướng biến động liên tục và sự biến động của giá sẽ phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố gồm cả nhân tố kinh tế, nhân tố phi kinh tế và nhân tố thị trường. Để xác định chính xác giá cả và khả năng sinh lợi của cổ phiếu đòi hỏi các nhà đầu tư cần có kiến thức khá tốt về chứng khoán cũng như có kinh nghiệm trong đầu tư. Trên các thị trường vốn phát triển hiện đại, các nhà đầu tư thường tham chiếu rất nhiều các chỉ số tài chính khác nhau để đánh giá giá trị và khả năng sinh lợi của cổ phiếu cũng như các thông tin, xu hướng thị trường trước khi đưa ra các quyết định đầu tư hay chấp thuận giao dịch mua bán. BCTC đã được kiểm toán là một trong những thông tin mà các công ty niêm yết được yêu cầu cung cấp trên thị trường chứng khoán. Đây là một trong những kênh cung cấp thông tin cho những nhà đầu tư. Tác động mong đợi của báo cáo kiểm toán đối với các quyết định của người sử dụng là một trong những yếu tố quan trọng đứng sau nhu cầu về dịch vụ kiểm toán. “Báo cáo thích hợp có nghĩa là nó phải tạo sự khác biệt trong việc ra quyết định, nếu không, người sử dụng báo cáo sẽ không đọc và không xem xét nó trong quá trình ra quyết định. Ảnh hưởng đến việc ra quyết định có nghĩa là báo cáo có nội dung thông tin ảnh hưởng đến quyết định đầu
  10. 2 tư, quyết định cho vay nợ và giá cổ phiếu. Nếu ảnh hưởng của báo cáo không được cảm nhận bởi người sử dụng thì giá trị của việc kiểm toán sẽ là một sự nghi ngờ”(Al-Thuneibat et al., 2008, p84). Ở các nước phát triển, thông tin được cung cấp cho thị trường liên tục, do đó ý kiến kiểm toán có ảnh hưởng chỉ khi có ý kiến kiểm toán bất ngờ được đưa ra. Tuy nhiên, với thị trường đang phát triển tồn tại một số điểm khác biệt như thông tin được công bố vào thời điểm BCTC (thay vì liên tục), và các trung gian thông tin có thể không được tinh vi như ở các thị trường phát triển. Do đó, thị trường ít có khả năng dự đoán ý kiến kiểm toán và ý kiến kiểm toán được mong đợi sẽ mang đến một số giá trị thông tin những người sử dụng báo cáo (Robert Czernkowski et al., 2010). Đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán lên thị trường ở các nước trên thế giới, một số ở những nước có thị trường phát triển như Úc, Mỹ và một số ở các thị trường đang phát triển như Jordan, Iran. Tuy nhiên, tại Việt Nam vấn đề này chưa được tìm hiểu. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này được kỳ vọng sẽ hữu ích đối với nghề kiểm toán, nhà đầu tư, chủ nợ và người sử dụng khác về giá trị thông tin của báo cáo kiểm toán, do đó tác giả quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu ảnh hƣởng của ý kiến kiểm toán tới biến động của giá cổ phiếu – Bằng chứng thực nghiệm tại các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM” làm đề tài cho luận văn cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Luận văn nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến KTV đến biến động giá cổ phiếu, từ đó đề xuất các định hướng và kiến nghị nhằm nâng cao giá trị của kênh thông tin này đến quá trình ra quyết định của nhà đầu tư. Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn đưa ra một số mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: - Nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả
  11. 3 năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính đến sự biến động của giá cổ phiếu. - Nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính đến quyết định của nhà đầu tư. 3. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau đây: (i) Phản ứng của thị trường như thế nào đối với các ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính thể hiện qua biến động giá cổ phiếu? (ii) Ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính thực sự có giá trị trong quyết định thực hiện giao dịch của nhà đầu tư hay không? 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng của ý kiến KTV đến biến động của giá cổ phiếu. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Về nội dung Nghiên cứu tập trung xem xét thực trạng ý kiến kiểm toán ngoại trừ và ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoản Tp.HCM. Từ đó kiểm định chiều hướng, mức ảnh hưởng của các loại ý kiến này với quyết định của nhà đầu tư, thể hiện thể hiện qua biến động giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian ngắn từ trước, trong và sau khi báo
  12. 4 cáo kiểm toán được đưa ra. Qua đó, nghiên cứu xác định mức ý nghĩa của ý kiến kiểm toán để đưa ra các kiến nghị cần thiết. Mô hình dùng để kiểm định ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán đến biến động giá cổ phiếu được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây. 5.2. Về không gian, thời gian Phạm vi nghiên cứu là các công ty phi tài chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2012 đến 2016 và hiện tại vẫn còn giao dịch. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trả lời các câu hỏi đặt ra, nghiên cứu sử dụng chủ yếu bằng phương pháp định lượng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp. Phương pháp phân tích và tổng hợp: khái quát lý thuyết về các vấn đề nghiên cứu và các nghiên cứu có liên quan, làm cơ sở để đề xuất các loại ý kiến kiểm toán có khả năng tác động đến quyết định của nhà đầu tư. Phương pháp định lượng: Thực hiện bằng cách thu thập các ý kiến kiểm toán, ngày ký báo cáo từ báo cáo kiểm toán của các công ty phi tài chính được niêm yết trên HOSE, giá cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán và chỉ số giá thị trường VN-Index trong khoảng thời gian 155 ngày trước ngày công bố, ngày công bố và 5 ngày sau khi công bố báo cáo kiểm toán. Sau khi thu thập, số liệu sẽ được sắp xếp theo chuỗi thời gian và được xử lý bằng công cụ Excel để xác định thu nhập bất thường trong cửa sổ sự kiện, từ đó kiểm chứng mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán ngoại trừ hoặc ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính với biến động giá cổ phiểu của các công ty phi tài chính được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoản Tp.HCM
  13. 5 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ các website gồm hsx.vn, vietstock.vn, cophieu68.vn, cafef.vn. 7. Những đóng góp của đề tài Về mặt lý thuyết: Nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng về ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu tại một nước có thị trường chứng khoán đang phát triển là Việt Nam. Về mặt thực tiễn: Cung cấp một kết quả nghiên cứu có tính khoa học về ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán với quyết định của nhà đầu tư thông qua phân tích biến động giá cổ phiếu. Đây là cơ sở để các bên liên quan có thể xem xét trong việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao ý nghĩa của kênh thông tin này. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần tài liệu tham khảo, Luận văn dự kiến được kết cấu 5 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  14. 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán là vấn đề thú vị cho nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, kết luận đưa ra bởi các nghiên cứu đã được thực hiện hiện có những mâu thuẫn, chưa thống nhất. Theo Giuseppe Ianniello and Giuseppe Galloppo (2015), hầu hết các nghiên cứu về phương diện này được phân loại thành hai hướng gồm: - “Experimental studies”- các nghiên cứu thực nghiệm: Các nghiên cứu kiểm tra phản ứng của người ra quyết định (giám đốc tín dụng, nhà phân tích tài chính) với thay đổi trong các loại ý kiến kiểm toán; và - “Market-based studies”- các nghiên cứu dựa vào thị trường: Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu lưu trữ để cố gắng thu thập phản ứng của thị trường cổ phiếu xung quanh thời điểm công bố thông tin báo cáo kiểm toán. Với hướng nghiên cứu thứ nhất – nhóm nghiên cứu thực nghiệm: Theo Bessell et al. (2003), phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm kết luận rằng những người sử dụng báo cáo kiểm toán đã không có thêm sự tin tưởng với báo cáo ý kiến ngoại trừ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cung cấp bằng chứng rằng các báo cáo kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần thích hợp với quá trình ra quyết định của những người sử dụng BCTC. Một số nghiên cứu thuộc nhóm này gồm: Robertson (1988) thực hiện nghiên cứu nhằm điều tra liệu thuật ngữ báo cáo kiểm toán ý kiến ngoại trừ có ảnh hưởng đến phản ứng của các nhà phân tích tài chính với báo cáo kiểm toán không. Tác giả đã sử dụng phương pháp thực nghiệm bằng cách gửi một bộ BCTC từ một công ty giải định, được kèm theo một báo cáo kiểm toán với một loại ý kiến không phải chấp nhận đến một mẫu ngẫu nhiên gồm 1000 thành viên của Liên đoàn phân tích tài chính Mỹ. Các chuyên gia tài chính được hỏi rằng liệu họ có cảm thấy báo cáo kiểm toán đã làm tăng sự tin tưởng của họ đối với các BCTC hay không, liệu họ có dựa vào thông tin này để ra các quyết định đầu tư; và họ có cảm thấy các thông tin này đáp ứng nhu cầu của họ khi phân
  15. 7 tích. Nghiên cứu đã thu được 176 phản hồi. Kết quả từ phản hồi này cho thấy rằng các nhà phân tích không đưa ra bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào giữa các loại ý kiến của báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, báo cáo kiểm toán ý kiến ngoại trừ đạt được xếp hạng cao nhất về sự tin cậy, phù hợp và hài lòng và ý kiến này dễ hiểu hơn các loại khác. Gul (1990) đã sử dụng cách tiếp cận thực nghiệm để điều tra về sự ảnh hưởng của cả ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và ý kiến ngoại trừ với giá cổ phiếu được ước đoán tại Úc. Những người tham gia là nhân viên ngân hàng, gồm 34 đối tượng, trong độ tuổi từ 29-45 tuổi, có kinh nghiệm từ 5 đến 24 năm trong các vị trí khác nhau liên quan đến kế toán ở ngân hàng. Những người này được gửi một bộ thông tin giả định giống nhau, mỗi bộ thông tin đi cùng với hoặc ý kiến chấp nhận toàn phần hoặc ý kiến ngoại trừ. Bên tham gia đã được yêu cầu ước tính giá cổ phiếu của công ty giả định. Tác giả sử dụng kỹ thuật kiểm định ANOVA. Kết quả cho thấy rằng ý kiến kiểm toán ngoại trừ có ảnh hưởng tiêu cực đến biến động giá cổ phiếu. Được được thực hiện tại Úc, Bessell et al. (2003) cũng dùng phương pháp thực nghiệm để điều tra về nội dung thông tin của giả định hoạt động liên tục trong báo cáo kiểm toán không phải báo cáo chấp nhận toàn phần. Đối tượng tham gia khảo sát là các thành viên của Học viện tài chính ngân hàng Úc. Họ gửi các báo cáo kiểm toán với các loại ý kiến khác nhau kèm theo bảng câu hỏi tới một mẫu 500 thành viên của tổ chức. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng “ vấn đề nhấn mạnh” và “báo cáo ngoại trừ” có nội dung thông tin nếu công ty đang không gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, kết quả cho thấy rằng nếu công ty đang trong tình trạng khủng hoảng tài chính, ý kiến không phải chấp nhận toàn phần được đưa ra không tăng nhiều về nhận thức rủi ro hoặc ảnh hưởng tới việc ra quyết định. Lin et al., (2003) đã điều tra phản hồi của người dùng với ý kiến ngoại trừ ở Trung Quốc bằng phương pháp thực nghiệm. Nhóm nghiên cứu sử dụng loại báo cáo kiểm toán như một biến trong thử nghiệm và đã tìm thấy các phản ứng hổn hợp
  16. 8 từ những người tham gia đối về ảnh hưởng của báo cáo kiểm toán ý kiến ngoại trừ lên sự hiểu biết của người sử dụng và việc sử dụng các BCTC. Nhìn chung, những người sử dụng ở Trung Quốc, cụ thể người cho vay nhận thấy ý kiến ngoại trừ có một số tác động tiêu cực đến độ tin tưởng của các BCTC. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể được tìm thấy đối với các nhà đầu tư và các quyết định cho vay nợ liên quan đến việc sử dụng báo cáo kiểm toán ngoại trừ hay ý kiến chấp nhận toàn phần. Kết quả của nghiên cứu cho rằng, báo cáo kiểm toán ngoại trừ theo kiểu Mỹ đã khá hạn chế “nội dung thông tin” cho người sử dụng trong môi trường hiện tại của Trung Quốc và cần phải cải thiện hơn nữa các chuẩn mực và thực hành kiểm toán ở Trung Quốc. Czernkowski et al., (2010) cũng thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán với biến động giá cổ phiếu tại Trung Quốc, tuy nhiên nghiên cứu thực hiện trong bối cảnh có sự đưa ra một số thay đổi về quy định quan trọng. Dữ liệu nghiên cứu là báo cáo kiểm toán năm của các công ty cổ phiếu A-Share được niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải (SSE), từ năm 1999 đến 2003. Ngược lại với các nghiên cứu trước đó, nghiên cứu này đã không tìm thấy ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần có giá trị thông tin đáng kể với các nhà đầu tư Trung Quốc, dù những thay đổi về quy định. Tuy nhiên, khi phân chia mẫu theo năm, có bằng chứng yếu về phản ứng của giá cổ phiếu với ý kiến không phải chấp nhận toàn phần vào năm 2003. Với hướng nghiên cứu thứ hai – nghiên cứu dựa vào thị trường, một số nghiên cứu đã được thực hiện và cũng cho những kết quả chưa thống nhất. Có thể kể đến những nghiên cứu sau: Baskin (1972), sử dụng mô hình nghiên cứu thị trường để điều tra ảnh hưởng của loại “ý kiến kiểm toán ngoại trừ sự nhất quán” đến quyết định của nhà đầu tư tại Mỹ. Mẫu là 135 công ty được xác định có sự thay đổi kỹ thuật kế toán trong giai đoạn 1965-1968 và 135 công ty kiểm tra thêm để đối chiếu trong cùng giai đoạn.
  17. 9 Kết quả đã đưa đến kết luận rằng có một ít ảnh hưởng và loại báo cáo kiểm toán ngoại trừ sự nhất quán không có nội dung thông tin cho nhà đầu tư. Firth (1978), cũng dùng phương pháp tương tự Baskin (1972) để điều tra những ảnh hưởng có thể của báo cáo kiểm toán ngoại trừ lên giá cổ phiếu vào ngày báo cáo kiểm toán được đưa ra và ảnh hưởng của báo cáo này đối với các quyết định đầu tư tại Mỹ. Nghiên cứu điều tra với một mẫu gồm 247 công ty có báo cáo kiểm toán với ý kiến ngoại trừ được lựa chọn. Không giống như nghiên cứu trước của Baskin (1972), kết quả nghiên cứu này lại chỉ ra rằng giá cổ phiếu có phản ứng với ý kiến kiểm toán ngoại trừ, điều này có nghĩa loại ý kiến ngoại trừ có ý hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Ngoài ra, tác giả của lưu ý thêm rằng các nhà đầu tư phản ứng khác nhau với ý kiến kiểm toán ngoại trừ. Ameen et al., (1994) nghiên cứu ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán ngoại trừ với các công ty trên thị trường OTC ở Mỹ. Các tác giả hướng đến đối tượng là các công ty nhỏ, không được niêm yết trên sàn NYSE và ASE với giả định ban đầu rằng với các công ty lớn, các nhà đầu tư có được nhiều thông tin thì không có nguồn thông tin nào trở nên thực sự nổi bật, được sử dụng chính trong ra quyết định. Do đó, nhóm nghiên cứu kiểm tra ở các công ty nhỏ hơn với kỳ vọng nhóm này có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến kiểm toán nhiều hơn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp cửa sổ sự kiện để điều tra ảnh hưởng. Mẫu được sử dụng gồm 177 báo cáo ý kiến ngoại trừ được phát hành trong giai đoạn từ 1974-1988. Kết quả nghiên cứu cho thấy có phản ứng tiêu cực của thị trường trong giai đoạn trước ngày công bố ý kiến ngoại trừ nhưng không có phản ứng trong giai đoạn diễn ra việc công bố. Chen et al. (2000) hướng đến điều tra phản ứng ở một thị trường đang nổi (Shanghai Stock Exchange) với các ý kiến kiểm toán không phải chấp nhận toàn phần, bao gồm ý kiến ngoại trừ và ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn nhấn mạnh. Mẫu nghiên cứu ban đầu gồm 884 quan sát từ các công ty cổ phiếu A-Share niêm yết trên sàn SSE trong giai đoạn 1995-1997. Kết quả thu được từ nghiên cứu cho thấy rằng cổ phiếu của công ty nhận được ý kiến ngoại trừ và chấp nhận toàn phần
  18. 10 với đoạn nhấn mạnh cho thu nhập bất thường âm. Thêm nữa, phân tích theo năm cho thấy rằng các nhà đầu tư đã không phản ứng giống nhau về ảnh hưởng của hai loại ý kiến này ở năm thứ hai, điều này hàm ý sự học hỏi của thị trường. Nghiên cứu cũng cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể giữa phản ứng của thị trường với ý kiến ngoại trừ và ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn mở rộng. Al-Thuneibat et al., (2008), đã tìm hiểu ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ lên giá cổ phiếu và thu nhập ở Jordan. Nhóm tác giả đã tiến hành một nghiên cứu với mẫu là 42 quan sát từ các công ty cổ phần ở Jordan trong giai đoạn từ 2000-2005. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp cửa sổ sự kiện trong khoảng thời gian 11 ngày gồm 5 ngày trước ngày công bố, ngày công bố và 5 ngày sau ngày công bố báo cáo kiểm toán. Kết quả thu được cho thấy rằng không rõ ràng hoặc có ảnh hưởng đáng kể của ý kiến kiểm toán ngoại trừ lên giá cổ phiếu và lợi nhuận. Giá trị của nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng mới về ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán ngoại trừ lên giá cổ phiếu và thu nhập ở một nước đang phát triển. Từ đó các nhà nghiên cứu đề xuất rằng cần tăng nhận thức của người sử dụng về vai trò của báo cáo kiểm toán. Moradi et al., (2011) đã thực hiện tương tự như nghiên cứu của Al-Thuneibat et al., (2008) để tìm hiểu về ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán ngoại trừ lên giá cổ phiếu và lợi nhuận. Nghiên cứu được tiến hành trên báo cáo kiểm toán ngoại trừ của các công ty cổ phần ở Iran trong giai đoạn 2005- 2009. Kết quả của cuộc khảo sát chỉ ra rằng việc đưa ra loại ý kiến này đã không ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu và lợi nhuận. Nói cách khác, không có nội dung thông tin trong ý kiến kiểm toán ngoại trừ ở Iran. Kết luận này có thể gợi ý rằng người sử dụng báo cáo kiểm toán đã không hiểu ý nghĩa của ý kiến kiểm toán hoặc không đánh giá cao giá trị của nó. Giuseppe Ianniello and Giuseppe Galloppo, (2015) kiểm tra phản ứng của nhà đầu tư với với các ý kiến kiểm toán viên bao gồm các ý kiến không phải chấp nhận toàn phần hoặc một ý kiến chấp nhận toàn phần với đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài
  19. 11 chính. Đặc biệt, các khoản thu nhập bất thường được phân tích xung quanh ngày lập báo cáo kiểm toán. Dữ liệu mẫu gồm các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Ý, nhận được các ý kiến không phải chấp nhận toàn phần và ý kiến chấp nhận toàn phần với một đoạn vấn đề cần nhấn mạnh liên quan đến sự không chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính trong báo cáo kiểm toán thường niên từ năm 2007 đến năm 2010. Phương pháp nghiên cứu sự kiện được sử dụng tập trung vào một cửa sổ sự kiện ngắn để xác định xem thị trường có phản ứng ngay lập tức đối với việc công bố báo cáo kiểm toán hay không, với giả định thị trường chứng khoán hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các báo cáo kiểm toán có ý nghĩa cho quyết định đầu tư. Cụ thể, các ý kiến không phải chấp nhận toàn phần thể hiện trong báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu. Đồng thời cũng chỉ ra rằng một ý kiến chấp nhận toàn phần với một đoạn vấn đề cần nhấn mạnh về sự không chắc chắn khả năng hoạt động liên tục hoặc khủng hoảng tài chính có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu. 1.2. Các nghiên cứu liên tại Việt Nam Theo tìm hiểu của tác giả, tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu chính thức được thực hiện để đo lường ảnh hưởng của ý kiến kiểm toán tới biến động giá cổ phiếu. Tác giả đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu liên quan tới tới đề tài gồm những nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu và những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư. Một số nghiên cứu liên quan đến giá cổ phiếu có thể kể đến: Phạm Thị Kim Cúc (2012), đã tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu tại Việt Nam dưới tác động của các nhân tố: thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS, mức chi trả cổ tức hàng năm của công ty DIV, tổng sản phẩm quốc nội GDP và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán FII. Vũ Thị Anh Đào (2013): đã nghiên cứu để kiểm tra phản ứng giá cổ phiếu với thông báo phát hành cổ phiếu thưởng của những công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp sự kiện để kiểm tra sự
  20. 12 biến động của giá cổ phiếu dựa vào việc tính toán thu nhập bất thường theo ngày cho 190 thông báo. Kết quả cho thấy tại ngày thông báo, giá cổ phiếu tăng và có ý nghĩa thống kê rõ ràng cho nhóm các công ty công nghiệp và nhóm các thông báo nhiễu. Tác động là tương tự tại ngày 1, nhưng rất rõ ràng cho toàn bộ các thông báo cũng như cho các nhóm được phân loại. Hiệu ứng trước thông báo là tích cực có ý nghĩa đối với nhóm các thông báo nhiễu, các công ty thương mại (từ ngày -50 đến ngày -2), các công ty công nghiệp (từ ngày -20 đến ngày -2). Sau giai đoạn thông báo, thu nhập bất thường các cổ phiếu giảm nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng và thu nhập bất thường tích lũy trước khoảng thời gian thông báo có mối quan hệ đồng biến và có ý nghĩa thống kê với mức độ phản ứng giá với thông báo phát hành cổ phiếu thưởng. Nguyễn Thị Thương (2015) thực hiện nghiên cứu nhằm xác định tác động của chính sách cổ tức đến thay đổi về giá cổ phiếu của các công ty niêm yết. Mẫu trong bài bao gồm 98 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh trong thời gian từ 2007 đến 2013. Sau khi phân tích tương quan và phân tích theo phương pháp bình phương bé nhất, kết quả đã chỉ ra rằng tỷ lệ cổ tức, tỷ lệ chi trả có mối quan hệ ngược chiều với thay đổi giá cổ phiếu. Kết quả này cho thấy khi tỷ lệ cổ tức và tỷ lệ chi trả giảm xuống, thay đổi giá cổ phiếu sẽ tăng lên và ngược lại. Ngoài ra tác giả cũng sử dụng các biến kiểm soát mở rộng như quy mô doanh nghiệp để xác định ảnh hưởng. Về phương diện quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cũng đã được xem xét ở một số nghiên cứu. Có thể kể đến như Vương Đức Hoàng Quân và Bùi Chiến Công (2016), Võ Tuấn Vũ (2015). Bằng cách khảo sát các nhà đầu tư, các nghiên cứu đã đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường. Một số yếu tố đã được xem xét như thiên lệch hành vi, tâm lý mỏ neo; tự tin thái quá và phản ứng thái quá, tâm lý bầy đàn và ác cảm sợ thua lỗ hay nhân tố tự nghiệm, triển vọng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2