intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu bình đẳng giới về tiền lương của người lao động ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

43
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đo lường mức độ khác biệt trong tiền lương theo giờ, giữa lao động nam và lao động nữ dựa trên bộ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2012. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu bình đẳng giới về tiền lương của người lao động ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN SƠN NGHIÊN CỨU BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN SƠN NGHIÊN CỨU BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN QUỐC TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề: .......................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: ...................................................................................... 4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................... 4 1.3 Đối tượng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu ........................................................ 4 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................. 4 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5 1.5 Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 5 1.6 Bố cục nội dung .................................................................................................. 6 TÓM LƯỢC Ý CHÍNH CHƯƠNG 1 .............................................................................. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIỀN LƯƠNG ...... 7 2.1 Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 7 2.1.1 Giới .............................................................................................................. 7 2.1.2 Bình đẳng giới.............................................................................................. 8 2.1.3 Bất bình đẳng giới ........................................................................................ 9 2.2 Các lý thuyết liên quan về tiền lương và bất bình đẳng giới về tiền lương...... 10 2.2.1 Lý thuyết tiền lương................................................................................... 10
  4. 2.2.2 Khái niệm tiền lương ................................................................................. 11 2.2.3 Bất bình đẳng giới trong tiền lương ........................................................... 11 2.3 Ảnh hưởng của bất bình đẳng giới trong tiền lương đến phát triển kinh tế ..... 12 2.4 Các công trình nghiên cứu trước có liên quan .................................................. 12 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng giới trong tiền lương......................... 15 2.5.1 Các quan niệm và tư tưởng truyền thống................................................... 15 2.5.2 Các yếu tố kinh tế ...................................................................................... 15 2.5.2.1 Nhóm yếu tố đặc điểm người lao động .................................................. 15 2.5.2.2 Nhóm yếu tố giáo dục - đào tạo ............................................................. 16 2.5.2.3 Nhóm yếu tố lao động, việc làm............................................................. 16 2.5.2.4 Nhóm yếu tố địa lý: vùng, thành thị/nông thôn...................................... 17 2.5.2.5 Môi trường chính sách liên quan đến thu nhập và vấn đề giới .............. 18 2.5.2.6 Nhóm các yếu tố khác ............................................................................ 18 2.6 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm..................................................................... 19 TÓM TẮT Ý CHÍNH CHƯƠNG 2 ............................................................................... 20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 21 3.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu .................................................................................. 21 3.2 Quy trình trích lọc số liệu ................................................................................. 22 3.2.1 Giới thiệu bộ dữ liệu .................................................................................. 22 3.2.2 Phần mềm sử dụng ..................................................................................... 22 3.2.3 Mô tả các biến trong dữ liệu ...................................................................... 22 3.2.4 Trích lọc số liệu ......................................................................................... 23 3.2.4.1 Dữ liệu thiếu hoặc bị lỗi: ........................................................................ 23 3.2.4.2 Lọc số liệu: ............................................................................................. 24 3.2.5 Cách thức ước lượng:................................................................................. 24 3.3 Cách tính và quy đổi một số biến trong mô hình ............................................. 24 3.3.1 Tiền lương bình quân giờ: ......................................................................... 24
  5. 3.3.2 Số năm đi học: ........................................................................................... 24 3.3.3 Biến kinh nghiệm: ...................................................................................... 25 3.3.4 Quy đổi một số biến định tính ................................................................... 26 3.3.4.1 Biến tình trạng hôn nhân: ....................................................................... 26 3.3.4.2 Biến bằng cấp cao nhất đạt được:........................................................... 26 3.3.4.3 Biến bằng dạy nghề: ............................................................................... 26 3.3.4.4 Biến chuyên môn kỹ thuật: ..................................................................... 26 3.3.4.5 Biến ngành kinh tế:................................................................................. 27 3.3.4.6 Biến khu vực kinh tế: ............................................................................. 27 3.3.4.7 Biến thành thị/nông thôn: ....................................................................... 27 3.3.4.8 Biến thành phố lớn ................................................................................. 27 3.4 Phương pháp phân tích và đánh giá về bất bình đẳng giới trong tiền lương .... 27 3.4.1 Hàm thu nhập Mincer ................................................................................ 27 3.4.2 Mô hình thực nghiệm và biến số quan sát ................................................. 29 3.4.2.1 Mô hình thực nghiệm ............................................................................. 29 3.4.2.2 Mô hình tương tác .................................................................................. 29 3.4.2.3 Biến phụ thuộc: ...................................................................................... 30 3.4.2.4 Biến độc lập, ý nghĩa và dấu kỳ vọng .................................................... 30 TÓM TẮT Ý CHÍNH CHƯƠNG 3 ............................................................................... 32 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................ 33 4.1 Mô tả thực trạng về bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam ................ 33 4.1.1 Giáo dục - đào tạo ...................................................................................... 33 4.1.2 Lao động và việc làm ................................................................................. 34 4.1.3 Vùng địa lý................................................................................................. 36 4.2 Kết quả hàm hồi quy tiền lương Mincer........................................................... 38 4.3 Kết quả hàm hồi quy mô hình tương tác .......................................................... 43 TÓM TẮT Ý CHÍNH CHƯƠNG 4 ............................................................................... 48
  6. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 49 5.1 Kết luận............................................................................................................. 49 5.2 Định hướng, chủ trương của Chính phủ trong bình đẳng giới về tiền lương ... 50 5.3 Kiến nghị .......................................................................................................... 51 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CEDAW: Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ HDI: Chỉ số phát triển con người ILO: Tổ chức Lao động quốc tế SXKD: Sản xuất kinh doanh THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TPP: Đàm phán đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương UNDP: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc VHLSS: Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam WEF: Diễn đàn Kinh tế thế giới WHO: Tổ chức Y tế Thế giới
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Các biến từ bộ dữ liệu VHLSS ................................................................... 23 Bảng 3.2 Số năm đi học quy đổi cho bậc giáo dục đại học ....................................... 25 Bảng 3.3 Số năm đi học quy đổi cho bậc dạy nghề ................................................... 25 Bảng 3.4 Biến độc lập, ý nghĩa và dấu kỳ vọng ......................................................... 31 Bảng 4.1 Lao động phân theo bằng cấp cao nhất và giới .......................................... 33 Bảng 4.2 Mức lương bình quân theo tổ chức làm việc của nam và nữ ...................... 36 Bảng 4.3 Mức lương bình quân theo vùng của nam và nữ ........................................ 37 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy lần đầu .............................................................................. 39 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy lần thứ hai......................................................................... 41 Bảng 4.6 Kết quả hồi quy mô hình tương tác ............................................................. 44
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Khung phân tích đề tài ................................................................................ 19
  10. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Chương này trình bày vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu nhằm làm rõ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Tiếp theo là trình bày ý nghĩa thực tiễn của luận văn này. 1.1 Đặt vấn đề: Trong đời sống xã hội, sức khỏe giữ vai trò rất quan trọng. Sức khỏe là cơ sở không thể thiếu để góp phần tạo nên nền tảng hạnh phúc cho con người, sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội. Theo định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới thì: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Do đó, khi đề cập đến sức khoẻ thì không phải lúc nào cũng chỉ nói đến khía cạnh thể chất, mà còn là yếu tố tinh thần, xã hội. Xã hội Việt Nam hiện nay vẫn còn định kiến giới nên chưa phản ánh đúng với khả năng thực tế của nữ giới. Định kiến giới tạo nên một sự phân biệt đối xử tiêu cực với nữ giới, trong so sánh với nam giới (Trần Thị Minh Đức, 2006). Nói cách khác môi trường xã hội có tác động đến tinh thần, tình cảm và hoạt động của con người, là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng lên sức khoẻ, nhất là đối với phụ nữ vì tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm, áp lực luôn cao hơn nam giới là do họ đảm nhận thiên chức làm mẹ (WHO, 2006). Nếu có định kiến về giới trong lao động thì chẳng những sức khỏe bị ảnh hưởng mà tiền lương của người lao động nữ cũng có thể ảnh hưởng theo. Sự phân biệt đối xử giới có thể làm tăng sự bất bình đẳng giới về thu nhập (Gregory Mankiw, 2008). Còn theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì sức khoẻ kém dẫn đến năng suất lao động thấp, năng suất lao động thấp lại dẫn đến mức sống thấp, mức sống thấp ảnh hưởng đến thể lực và khả năng học tập, điều đó lại làm cho năng suất lao động thấp đó là cái vòng luẩn quẩn mà các quốc gia cần phải phá bỏ.
  11. 2 Một quốc gia muốn phát triển toàn diện đòi hỏi không chỉ tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải còn cần tới sự phân phối thu nhập công bằng hơn. Trong đó, một trong những mối quan tâm hàng đầu là phân phối tiền lương giữa lao động nam và lao động nữ vì đây là vấn đề thuộc về quyền con người. Ở Việt Nam, tình trạng bất bình đẳng giới trong tiền lương cũng sẽ dẫn đến sức khoẻ gia đình bị ảnh hưởng, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn (Nguyễn Thị Nguyệt, 2006). Nếu không nhận thức đầy đủ về vấn đề giới trong tiền lương thì đồng nghĩa với việc làm giảm năng suất lao động vì đã hạn chế sự tiếp cận của phụ nữ với các nguồn lực sản xuất. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nghèo đói, đau ốm, tình trạng suy dinh dưỡng và cản trở quá trình phát triển của địa phương và của cả quốc gia. Việc thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ sẽ tạo điều kiện cho nữ giới có đủ khả năng về tri thức, sức khỏe tham gia thị trường lao động, kể cả thị trường lao động đòi hỏi trình độ cao vì địa vị của phụ nữ có tác động tới sự phát triển nhận thức, sức khỏe và giáo dục của bản thân và con cái họ (Ngô Thị Hường, 2013). Bình đẳng giới trong tiền lương đang là vấn đề đặt ra đối với mọi quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Sự bất bình đẳng về giới từ lâu đã trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm không những đối với nhà nghiên cứu, mà còn đối với nhà lập chính sách và các tổ chức quốc tế. Khi đề cập đến bình đẳng giới nghĩa là nói đến một quyền cơ bản của con người, là thước đo tiến bộ và phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, không phải ngẫu nhiên khi bình đẳng giới là mục tiêu thứ 3 trong số 8 mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, đó là: “Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ” (UNDP, 2002). Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng trọng nam khinh nữ (Phan Kế Bính, 2001). Tư tưởng này có thể là nguyên nhân gây nên sự bất bình đẳng về tiền lương giữa nam và nữ. Thu nhập là cơ hội tiêu dùng và tiết kiệm mà một đối tượng có được trong một khung thời gian nhất định, thường được biểu diễn bằng tiền tệ (Barr, 2004). Đối với các hộ gia đình, cá nhân thì thu nhập là tổng hợp của tất cả tiền lương, tiền công, lợi
  12. 3 nhuận, tiền lãi, địa tô và các hình thức thu nhập nhận được trong một thời gian nhất định (Case và Fair, 2007). Thu nhập nói chung và tiền lương nói riêng là động lực chủ yếu của mọi cá nhân, hộ gia đình. Việc đảm bảo được sự bình đẳng giới theo tiền lương không những giải phóng sức lao động, tận dụng vốn con người mà còn làm lành mạnh thị trường lao động và thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và sức khỏe người lao động. Ở Việt Nam, Nhà nước luôn thể hiện sự quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới, đã đề cập trong Hiến pháp và cụ thể hóa ở các luật. Bên cạnh những thành tựu đạt được, bất bình đẳng tiền lương giữa lao động nam và lao động nữ vẫn còn tồn tại. Theo báo cáo về bất bình đẳng giới trong tiền lương năm 2014 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam đứng thứ 76 trong số 136 nước được khảo sát. Còn theo Báo cáo Tiền lương toàn cầu 2012-2013 của ILO năm 2013), Việt Nam lại là một trong số ít nước có mức độ chênh lệch về lương theo giới ngày càng gia tăng. Qua nghiên cứu cho thấy, thực sự có sự bất bình đẳng giới trong thu nhập tại Việt Nam: tỷ số thu nhập nữ/nam là 0,77 năm 1993 và 0,82 năm 1998 (Amy Y.C.Liu, 2004). Tiền lương lao động nữ thấp hơn đáng kể so với lao động nam, chỉ bằng 83% so với nam, ở các nhóm có trình độ càng thấp thì mức độ chênh lệch tiền lương giữa phụ nữ và nam giới càng cao (Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, 2014). Do vậy, cần phải có những phân tích đầy đủ hơn về bình đẳng giới trong tiền lương vì đây là vấn đề quyền con người, mặt khác là yêu cầu cơ bản cho sự phát triển công bằng, bền vững, hiệu quả và nâng cao sức khỏe người lao động. Có nhiều tài liệu nghiên cứu về bất bình đẳng giới trong thu nhập, tuy nhiên các nghiên cứu này giải thích hiện tượng mang tính định tính hoặc thời gian nghiên cứu đã lâu. Thế nên, việc nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng giới trong tiền lương ở giai đoạn hiện tại có ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán được xu hướng cũng như đưa ra những gợi ý chính sách nhằm hướng tới sự bình đẳng trong nền kinh tế hội nhập. Trong bối cảnh
  13. 4 trên, nghiên cứu này sẽ phân tích sự bình đẳng giới về tiền lương của người lao động ở Việt Nam hiện nay. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của đề tài là đo lường mức độ khác biệt trong tiền lương theo giờ, giữa lao động nam và lao động nữ dựa trên bộ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2012. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến vấn đề khác biệt tiền lương theo giới. Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tiền lương theo giờ của người lao động. 1.3 Đối tượng, phạm vi và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu ở đề tài này là:bình đẳng giới về tiền lương theo giờ của lao động nam và lao động nữ ở Việt Nam. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự bình đẳng trong tiền lương theo giới ở Việt Nam năm 2012 từ số liệu VHLSS bao gồm: đặc điểm cá nhân của người lao động như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân; các yếu tố liên quan đến việc làm của người lao động: kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật, trình độ giáo dục, nhóm ngành nghề, khu vực làm việc, vùng địa lý. Thời gian nghiên cứu: Điều tra tiền lương, tiền công trong vòng 12 tháng trước thời điểm điều tra năm 2012. 1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu này sẽ trả lời hai câu hỏi:
  14. 5 Thứ nhất, các yếu tố nào có ảnh hưởng đến vấn đề khác biệt tiền lương theo giới? Thứ hai, mức độ của sự chênh lệch này như thế nào? 1.4 Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng với mô hình kinh tế lượng – hồi quy hàm tiền lương của Mincer để phân tích chênh lệch về tiền lương theo giờ của lao động nam và lao động nữ. 1.5 Ý nghĩa của đề tài Trong bất kỳ hoạt động nào của con người, bao gồm hoạt động thể chất và hoạt động tinh thần thì đều dựa trên một nền tảng sức khỏe tốt. Khi có sức khỏe, mỗi người có thể thực hiện được những điều mình mong muốn còn không có sức khỏe, con người rất khó thực hiện được công việc của mình. Mặt khác, sức khỏe chính là tiền đề quan trọng để tạo nên sự phát triển của xã hội. Con người có sức khỏe có thể thực hiện những hoạt động cá nhân và hoạt động xã hội có hiệu quả. Đó chính là cơ sở hàng đầu giúp cho sự mỗi người tự khẳng định mình trong xã hội. Vì vậy, họ có thể đóng góp sức lực, trí tuệ của mình cho sự phát triển của đất nước. Hiện nay Việt Nam đang trong xu thế hội nhập toàn cầu với cơ chế thị trường mở cửa như: hình thành Cộng đồng kinh tế Asean vào cuối năm 2015, Đàm phán đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện nay. Các thành phần kinh tế có thể chủ động nắm bắt những cơ hội kinh doanh, song họ cũng đang phải tồn tại trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Do đó, doanh nghiệp phải cố gắng tận dụng hết nguồn lực của mình để có thể tồn tại và phát triển. Mà nguồn lực con người là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế (Phương Kỳ Sơn, 1997). Để sử dụng hiệu quả nguồn lực này thì các nhà quản trị thường sử dụng đến một công cụ là tiền lương của người lao động. Việc nghiên cứu về sự khác biệt trong tiền lương theo giới ở Việt Nam không chỉ giúp đánh giá mức độ của sự bất bình đẳng, xác định nguyên nhân mà còn gợi ý
  15. 6 giải pháp giúp nâng cao sức khỏe, phân bổ tốt hơn các nguồn lực trong xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Đề tài này tập trung nghiên cứu về bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội kinh tế, cụ thể ở đây là sự khác biệt tiền lương theo giới. Với quan điểm xem con người làm trung tâm, bình đẳng giới về tiền lương đề cập tới mối quan hệ phân phối thu nhập và giới. 1.6 Bố cục nội dung Luận văn có kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về bình đẳng giới trong tiền lương Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách TÓM LƯỢC Ý CHÍNH CHƯƠNG 1 Tinh thần là một yếu tố của sức khỏe con người. Khi đề cập đến sức khoẻ thì không phải lúc nào cũng chỉ nói đến khía cạnh thể chất, mà còn là yếu tố tinh thần, xã hội. Xã hội Việt Nam vẫn còn mang nặng tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ. Chính sự định kiến giới, cụ thể là phân biệt giới trong tiền lương có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của người lao động, nhất là với lao động nữ.
  16. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TIỀN LƯƠNG Chương 2 trình bày lý thuyết nền tảng cho khung phân tích của luận văn. Làm rõ các khái niệm cơ bản về giới, tiền lương, bình đẳng giới, bình đẳng giới trong tiền lương. Trình bày những ảnh hưởng của bất bình đẳng giới trong tiền lương cũng như lược khảo các nghiên cứu liên quan nhằm rút ra các yếu tố chính có ảnh hưởng đến mức lương của người lao động ở Việt Nam. 2.1 Các khái niệm cơ bản 2.1.1 Giới Theo Điều 5, Luật bình đẳng giới (2006) thì: Giới là: “chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Còn giới tính là: “chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ”. Giới được hình thành trong quá trình phát triển nhân cách và là kết quả của một quá trình học hỏi thông qua sự tương tác của cá nhân với môi trường văn hóa, xã hội như gia đình, nhà trường, nơi làm việc. Giới có đặc trưng cơ bản (Nguyễn Thị Nguyệt, 2006): Tính do dạy và học mà có: đứa trẻ phải học để làm con trai hoặc con gái, được dạy dỗ để trở thành nữ giới hay nam giới theo quan niệm, khuôn mẫu của xã hội. Ví dụ, xã hội quy định đặc điểm, vị trí, vai trò và trách nhiệm quyền lợi khác nhau cho phụ nữ và nam giới, chẳng hạn: phụ nữ được cho là phải dịu dàng, biết hy sinh, biết làm việc nhà, biết chăm sóc con cái. Còn nam giới được cho là phải mạnh mẽ, là trụ cột kinh tế, có nhiều quan hệ xã hội. Tính đa dạng: Giới thể hiện các đặc trưng của những quan hệ xã hội giữa nữ giới và nam giới nên rất đa dạng. Địa vị của nữ giới ở Việt Nam khác xa với địa vị của nước khác châu Mỹ, Châu Âu; địa vị của nữ giới ở nông thôn cũng không hoàn toàn giống với nữ giới sống ở thành thị.
  17. 8 Tính luôn biến đổi: Khác với giới tính là các đặc điểm sinh học của nam và nữ đã có từ khi mới sinh ra, giới được hình thành trong quá trình phát triển nhân cách và là kết quả của một quá trình học hỏi thông qua sự tương tác của cá nhân với môi trường văn hóa, xã hội (gia đình, nhà trường, nơi làm việc, phương tiện thông tin đại chúng). Đây là những đặc điểm không bất biến mà có thể đổi chỗ cho nhau và thay đổi theo sự biến đổi của điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập quán. Tính có thể thay đổi được: Cũng vì các quy định về giới do xã hội tạo ra nên cùng với sự tiến bộ nhận thức của xã hội thì các quy định về giới cũng thay đổi theo, chẳng hạn như địa vị xã hội của người phụ nữ hiện nay khác hoàn toàn so với thời phong kiến, phụ nữ có thể làm tổng thống, nam giới có thể làm người nuôi dạy trẻ. 2.1.2 Bình đẳng giới Là việc “nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó” (Điều 5, Luật bình đẳng giới, 2006). Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Nam giới và phụ nữ cùng có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình, có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội trong quá trình phát triển, được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống một cách bình đẳng, được hưởng thành quả một cách bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội (Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam, 2004). Bình đẳng giới không phải là chỉ đấu tranh quyền lợi cho phụ nữ mà là đấu tranh cho sự bất bình đẳng của cả hai giới. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, nhìn chung sự bất bình đẳng xảy ra đối với phụ nữ là chủ yếu nên khi đề cập đến bình đẳng giới, sẽ thường nói đến việc đòi quyền lợi cho phụ nữ. Trong gia đình, bình đẳng giới là các thành viên có sự bình đẳng với nhau. Cụ thể là mọi công việc trong gia đình đều được
  18. 9 các thanh viên, trước hết là vợ và chồng cùng nhau chia sẻ và cùng nhau hưởng thụ thành quả từ những công việc đó mang lại. Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới không có nghĩa là sự hoán đổi vai trò, vị trí của nam và nữ từ thái cực này sang thái cực khác. Chính khái niệm này cũng không tuyệt đối hoá bằng con số hay tỷ lệ ngang bằng nhau mà là sự khác biệt về giới tính trong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vai trò chính trị và cộng đồng, nhất là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các thành viên gia đình nhằm tạo điều kiện và cơ hội để cho nam, nữ phát triển toàn diện về mọi mặt. Hơn nữa, khái niệm này cũng đề cập đến việc tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ được bù đắp những khoảng trống do gánh vác phần lớn nội trợ gia đình cũng như việc mang thai, sinh con. 2.1.3 Bất bình đẳng giới Theo Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ - CEDAW (1979). Đã định nghĩa việc phân biệt đối xử giới: Bất cứ sự phân biệt, sự loại trừ hoặc hạn chế nào được thực hiện trên cơ sở giới tính mà có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm suy giảm hoặc vô hiệu hoá sự công nhận, quyền thụ hưởng hoặc quyền sử dụng của phụ nữ, bất chấp tình trạng hôn nhân của họ, trên cơ sở bình quyền nam nữ, nhân quyền và các quyền tự do cơ bản khác trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác. Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngườicủa Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1948 định nghĩa rằng: bất cứ sự phân biệt nào hình thành trên cơ sở giới tính, chủng tộc, màu da, tôn giáo, khuynh hướng chính trị, nguồn gốc xã hội mà có ảnh hưởng và làm tổn hại đến việc tiếp cận các cơ hội hay sự đối xử trong công việc và nghề nghiệp thì được coi là có sự bất bình đẳng (Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, 2013). Các dạng tồn tại của bất bình đẳng giới: Gánh nặng công việc, sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến và bạo lực trên cơ sở giới tính.Từ đó có thể thấy bất bình đẳng giới được hiểu là sự phân biệt trên cơ sở giới tính
  19. 10 mà sự phân biệt này ảnh hưởng đến sự tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển của con người. Xét riêng trong lĩnh vực lao động thì sự bất bình đẳng giới thể hiện ở sự phân biệt trong việc tiếp cận các cơ hội, sự phân biệt đối xử trong công việc và nghề nghiệp cũng như sự phân biệt trong việc thừa hưởng các thành quả lao động giữa lao động nam và lao động nữ. 2.2 Các lý thuyết liên quan về tiền lương và bất bình đẳng giới về tiền lương 2.2.1 Lý thuyết tiền lương Lý thuyết tiền lương được các nhà kinh tế thuộc trường phái Kinh tế cổ điển đề cập vào cuối thế kỷ 18. William Petty, David Ricardo, Adam Smith là những tác giả nổi bật của trường phái này, là những người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho nguyên lý giá trị lao động (Bùi Thái Quyên, 2012):William Petty cho rằng người lao động được trả lương cao hơn sẽ lười lao động hơn nên tiền lương của công nhân không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết.David Ricardo coi lao động là hàng hóa, cho rằng tiền lương là giá cả thị trường của lao động. Tiền lương được xác định trên cơ sở giá cả tự nhiên của hàng hóa lao động. Giá cả tự nhiên của lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình họ.Adam Smith xem tiền lương là một phần thu nhập của công nhân làm thuê, là một phần của sản phẩm lao động. Ông ủng hộ việc trả lương cao. Lịch sử về lý thuyết tiền lương có thể được chia thành ba giai đoạn: (1) đến năm 1870 lý thuyết về Quỹ lương thống trị; (2) giai đoạn 1870-1914: lý thuyết về năng suất biên thống trị và (3) giai đoạn 1914- nay: là các lý thuyết về tiền lương theo kinh tế học (John. T. Dunlop, 1957). Theo Lý Thuyết tiền lương hiệu quả của Akerlof (1982): Người sử dụng lao động nên trả lương cao hơn mức cân bằng vì góp phần làm tăng sức khỏe người lao động, từ đó làm tăng hiệu quả làm việc của công nhân. Khi người lao động nhận được thù lao tốt hơn, ăn thức ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn, họ sẽ khỏe mạnh hơn và có năng suất
  20. 11 lao động cao hơn. Lý luận này rất thích hợp đối với các nước đang phát triển, vì tại đó, người lao động thường không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Tiền lương được các nhà kinh tế học tư sản giải thích là giá cả của lao động hoặc giá cả của dịch vụ hay sản phẩm lao động. Còn theo Karl Marx, tiền lương chính là giả cả của hàng hóa sức lao động. Dưới chủ nghĩa tư bản, người công nhân bán sức lao động của mình cho nhà tư bản và nhận được tiền lương với tư cách là vật ngang giá (Marx và Angel toàn tập, 1980). 2.2.2 Khái niệm tiền lương Theo tổ chức lao động Quốc tế (ILO, 1949), tiền lương là sự trả công có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm. Ở Việt Nam, tại Điều 90 Bộ luật lao động (2012) định nghĩa: “tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”. Mặc dù Bộ luật lao động không quy định tiền lương được trả dựa theo yếu tố nào, miễn sao cao hơn mức lương tổi thiểu. Tuy nhiên, trên thực tế các yếu tố như trình độ giáo dục, kinh nghiệm, ngành nghề công việc, nơi công tác, giới tính có ảnh hưởng lớn đến tiền lương của người lao động. 2.2.3 Bất bình đẳng giới trong tiền lương Trong cuộc sống, sự bất bình đẳng đang diễn ra ở rất nhiều dạng. Sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới cũng xảy ra ở hầu hết các xã hội trên thế giới. Bất bình đẳng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0