Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Huỳnh Thị Phi Yến
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố bao gồm một số nhân tố đặc trưng của ngân hàng, nhân tố vĩ mô ảnh hưởng như thế nào đến RRTD của ngân hàng. Mời các bạn cung tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Huỳnh Thị Phi Yến
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ PHI YẾN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ PHI YẾN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VN Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã ngành : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại VN” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được sử dụng để bảo vệ cho một công trình khoa học nào. Các tài liệu tham khảo, công trình nghiên cứu trước đây được kế thừa và trích dẫn, tham chiếu đầy đủ, chỉ rõ nguồn gốc. TPHCM, ngày 28 tháng 09 năm 2017 Tác giả luận văn Huỳnh Thị Phi Yến
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TÓM TẮT ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 2 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu............................................................ 4 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 4 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.4 Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY............................................................................................... 6 2.1 Một số khái niệm................................................................................................. 6 2.1.1 Rủi ro tín dụng ............................................................................................. 6 2.1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ....................................................................... 6 2.1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng ........................................................................ 7 2.1.1.3 Đo lường rủi ro tín dụng ........................................................................ 8 2.1.2 Vốn chủ sở hữu ngân hàng ........................................................................... 9 2.1.2.1 Khái niệm vốn chủ sở hữu ngân hàng .................................................... 9 2.1.2.2 Vai trò của vốn chủ sở hữu ngân hàng ................................................... 9
- 2.2 Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 10 2.2.1 Lý thuyết đại diện ...................................................................................... 10 2.2.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ............................................................... 12 2.2.3 Giả thuyết “Rủi ro đạo đức”....................................................................... 12 2.2.4 Giả thuyết “Đa dạng hóa danh mục cho vay” ............................................ 12 2.2.5 Giả thuyết “Quá lớn nên không thể phá sản” ............................................. 13 2.2.6 Giả thuyết “Quy mô ngân hàng” ................................................................ 13 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan......................................................... 13 2.3.1 Nghiên cứu trên thế giới ............................................................................ 13 2.3.2 Nghiên cứu trong nước .............................................................................. 26 2.4 Các yếu tố đặc trưng và yếu tố vĩ mô tác động đến rủi ro tín dụng ................... 29 2.4.1 Yếu tố vĩ mô .............................................................................................. 29 2.4.2 Yếu tố đặc trưng của ngân hàng ................................................................. 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 34 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 35 3.1 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 35 3.2 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 36 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 44 3.4 Trình tự nghiên cứu ........................................................................................... 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 46 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................... 47 4.1 Thống kê mô tả các biến ................................................................................... 47 4.2 Kiểm định mô hình và kết quả hồi quy ............................................................. 48 4.2.1 Kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến trong dữ liệu ................................ 48 4.2.2 Ước lượng hồi quy bình phương nhỏ nhất Pooled OLS ............................. 50
- 4.2.3 Mô hình hồi quy với các tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) ................................................................................................................. 51 4.2.4 Mô hình ước lượng với phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) .................................................................................................................. 53 4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 58 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................ 59 5.1 Kết luận ............................................................................................................. 59 5.2 Một số khuyến nghị........................................................................................... 59 5.2.1 Yếu tố tỷ lệ vốn chủ sở hữu ....................................................................... 59 5.2.2 Yếu tố tăng trưởng tín dụng ....................................................................... 62 5.2.3 Quy mô ngân hàng ..................................................................................... 62 5.2.4 Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài ...................................................................... 63 5.2.5 Yếu tố tăng trưởng kinh tế ......................................................................... 63 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 64 5.3.1 Hạn chế ...................................................................................................... 64 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DNNN Doanh nghiệp Nhà nước HĐQT Hội đồng quản trị NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TSĐB Tài sản đảm bảo VCSH Vốn chủ sở hữu VĐL Vốn điều lệ
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Biểu đồ 1-1: Vốn chủ sở hữu của các NHTM VN giai đoạn 2006-2016 ....................... 3 Bảng 2-1: Phân loại nhóm nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ................................ 7 Bảng 3-1: Bảng tổng hợp các biến nghiên cứu và kỳ vọng dấu ................................... 42 Bảng 4-1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu .......................................................... 47 Bảng 4-2: Kết quả phương pháp nhân tử phóng đại phương sai .................................. 49 Bảng 4-3: Kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) .............. 50 Bảng 4-4: Kết quả ước lượng mô hình FEM và REM ................................................. 52 Bảng 4-5: Kết quả ước lượng mô hình với phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS ..................................................................................................................... 54
- 1 TÓM TẮT Cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 2007-2008 vừa qua là một sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tài chính của các nước trên thế giới. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ vấn đề tín dụng tại Mỹ được cung cấp một cách dễ dàng cho các đối tượng có nhu cầu mua bán bất động sản. Khi thị trường bất động sản như “bong bóng” bị vỡ, hàng loạt các doanh nghiệp, người đi vay bị phá sản, các ngân hàng không thu hồi được những khoản tín dụng cung cấp ra thị trường. Ngân hàng đứng trước rủi ro mất khả năng thanh khoản, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt. Chính vì điều này, rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng luôn được ưu tiên trong việc xử lý của bất kỳ nền tài chính nào trên thế giới. Trên thực tế, có nhiều yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng như quy mô ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động, các yếu tố vĩ mô như GDP, lạm phát, thất nghiệp… Trong các yếu tố đó, nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Hiện nay, trên thị trường tài chính VN, vấn đề nợ xấu ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu, bởi tỷ lệ nợ xấu ở VN đang mức cao. Yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng nói riêng, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Chính vì lẽ đó, đề tài chọn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, bao gồm các yếu tố đặc trưng của ngân hàng, yếu tố vĩ mô ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro tín dụng ngân hàng (thông qua tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng). Từ khóa: Rủi ro tín dụng, nguồn vốn chủ sở hữu, yếu tố vĩ mô, yếu tố đặc trưng ngân hàng, GLS
- 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Rủi ro tín dụng (RRTD) của hệ thống ngân hàng luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu của xã hội. Khi nền kinh tế phát triển, tín dụng ngân hàng là kênh cung cấp vốn cho các doanh nghiệp để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập và việc làm cho người dân, đẩy mạnh tiêu dùng, kích cầu nền kinh tế. Lãi từ việc cấp tín dụng chính là một nguồn thu nhập quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập cho các ngân hàng thương mại (NHTM) hiện nay tại VN. Tuy nhiên, khi nền kinh tế khó khăn, thu nhập giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng, rủi ro người đi vay không trả được nợ đúng hạn hoặc không có khả năng trả nợ sẽ tạo áp lực cho ngân hàng, nợ xấu từ đó tăng lên. Nợ xấu tăng, dẫn đến chi phí xử lý nợ xấu tăng, chi phí lãi vay từ đó tăng theo. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có nhiều khả năng để tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn này. Trong những năm vừa qua, vấn đề RRTD của hệ thống NHTM tại VN được đặc biệt quan tâm, khi số liệu về nợ xấu tăng dần theo từng năm. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM VN năm 2007 là 2%, năm 2008 là 3.5% và đạt mức cao nhất 4.12% năm 2012. Đến năm 2016, tỷ lệ nợ xấu đã giảm còn 2.52%, tuy nhiên, dư nợ xấu thể hiện qua con số tuyệt đối có xu hướng tăng. Dư nợ xấu đạt mức 118,408 nghìn tỷ đồng năm 2012, đến năm 2016, dư nợ đã tăng lên 150,000 nghìn tỷ đồng (Báo cáo của NHNN). Chính vì tầm quan trọng của việc xử lý nợ xấu, Quốc hội đã vừa thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 vào ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Nghị quyết này có hiệu lực trong 5 năm bắt đầu từ ngày 15/08/2017. Nghị quyết tập trung vào vấn đề xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTD, như rủi ro từ phía khách hàng, rủi ro từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế trong nước nói riêng, nền kinh tế toàn cầu nói chung hoặc có khi là rủi ro đến từ yếu tố nội tại của ngân hàng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn
- 3 cầu vào năm 2008, Ủy ban Basel đã ban hành Hiệp ước Basel III công bố các bộ tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu dành cho các ngân hàng trên thế giới. Nếu như ở Basel I và Basel II, để đảm bảo RRTD, tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro ở mức an toàn là 8% thì theo Basel III, các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được nâng lên thêm nhiều điều kiện hơn, như: Nâng tỷ lệ VSCH tối thiểu lên 4.5%; Nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu lên 6%; Bổ sung vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng VCSH 2.5%. Theo Hiệp ước Basel III, tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu vẫn ở mức 8% nhưng kết cấu vốn có sự thay đổi đáng kể, theo hướng tăng tỷ trọng VCSH trong vốn cấp 1. Cụ thể, tỷ lệ VCSH được điều chỉnh tăng từ 2% (Basel II) lên thành 9.5% (Basel III). Biểu đồ 1-1: Vốn chủ sở hữu của các NHTMVN giai đoạn 2006-2016 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính của các NHTM)
- 4 Ngoài ra, theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từng TCTD phải duy trì là 9%, bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất. Có thể thấy rằng, qua các quy định mới tại Hiệp ước Basel III và quy định của NHNN VN, VSCH ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa RRTD nói riêng và rủi ro hoạt động của ngân hàng nói chung. Với các NHTM VN hiện nay, vấn đề về RRTD ngày càng được chú trọng, đặc biệt là công tác phòng ngừa rủi ro. VSCH là một trong những kênh có tác động đến việc hạn chế RRTD. Trong những năm qua, các ngân hàng không ngừng nỗ lực trong việc tăng VCSH, điều này được thể hiện qua Biểu đồ 1-1. Chính vì tầm quan trọng trong việc phòng ngừa, xử lý RRTD như hiện nay, đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của hệ thống ngân hàng, đánh giá tác động của VCSH, yếu tố đặc trưng của ngân hàng và các yếu tố vĩ mô đến RRTD. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố bao gồm một số nhân tố đặc trưng của ngân hàng, nhân tố vĩ mô ảnh hưởng như thế nào đến RRTD của ngân hàng. 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu của đề tài nhằm mục tiêu trả lời câu hỏi sau: Tác động của các nhân tố đặc trưng ngân hàng đến RRTD như thế nào? Một số yếu tố vĩ mô ảnh hưởng như thế nào đến RRTD? 1.3 Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm một vài nhân tố đặc trưng của ngân hàng như nguồn VCSH, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi ROA, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô, gồm tỷ lệ tăng trưởng GDP, lạm
- 5 phát. RRTD của ngân hàng thể hiện qua tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ. Dữ liệu đề tài thu thập cho nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp của 26 NHTM VN trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 20161. Đề tài thực hiện hồi quy trên cơ sở dữ liệu bảng với mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình các tác động cố định (Fixed Effects – FEM), mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects - REM) và mô hình bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS). Sau đó, đề tài dùng các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp. 1.4 Kết cấu của đề tài Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan lý thuyết và một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị 1 Phụ lục 1
- 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY 2.1 Một số khái niệm 2.1.1 Rủi ro tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Theo nghiên cứu của Coyle (2000) định nghĩa rằng, RRTD là khả năng người đi vay không thể chi trả đầy đủ các khoản nợ đúng hạn. Đây là rủi ro mà ngân hàng phải đối diện khi người đi vay không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình. Theo Jorion (2009), RRTD là những tổn thất có thể phát sinh do bên đối tác không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ như trong hợp đồng được ký kết giữa các bên. Cách đo lường RRTD được tính dựa trên chi phí bỏ ra để có được dòng tiền thay thế nếu bên đối tác phá sản. Ủy ban Basel (2001) cho rằng, RRTD là khả năng không thể thu hồi được các khoản nợ một phần hoặc toàn bộ, nguyên nhân là do rủi ro hoặc các vấn đề của khoản nợ gây ra. Còn theo định nghĩa Ủy ban Basel (1999) thì RRTD là khả năng người đi vay không thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Đối với Heefferman (1996) nhận xét rằng, RRTD là rủi ro mà một tài sản hoặc một khoản vay không thể thu hồi được do người đi vay không trả nợ đúng hạn, hoặc do sự chậm trễ trong việc trả nợ. Chính điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Theo Khoản 1 Điều 3 của Thông tư 02/2013/TT-NHNN thì “RRTD trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Như vậy, RRTD là những rủi ro mà ngân hàng phải đối diện nếu như người đi vay không thực hiện được các nghĩa vụ của mình, trả nợ không đúng hạn, không trả được
- 7 một phần hoặc toàn bộ dư nợ gốc và lãi vay. Những rủi ro này sẽ gây ra tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013, RRTD được phân thành 5 nhóm nợ như trong Bảng 2-1: Bảng 2-1: Phân loại nhóm nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN - Nợ trong hạn được đánh giá là có khả năng thu hồi Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) đủ cả gốc và lãi; - Nợ quá hạn dưới 10 ngày - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) - Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu - Nợ gia hạn nợ lần đầu; chuẩn) - Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai; - Nợ theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được. - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Nhóm 5 (Nợ có khả năng - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 mất vốn) ngày trở lên theo thời hạn đã được cơ cấu lại; - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo
- 8 thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai; - Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá hạn thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được. (Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN) Cũng theo quy định của NHNN, giá trị trích lập dự phòng RRTD là “số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Hiện nay, dự phòng RRTD bao gồm: Dự phòng RRTD cụ thể (Khoản 2 Điều 12 Mục 2 Thông tư 02/2013/TT- NHNN): Dự phòng được trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng nhóm nợ cụ thể như, nhóm 1 (0%), nhóm 2 (5%), nhóm 3 (20%), nhóm 4 (50%), nhóm 5 (100%). Dự phòng RRTD chung (Khoản 1 Điều 13 Mục 2 Thông tư 02/2013/TT- NHNN): Trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng. Số tiền dự phòng chung là 0.75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. 2.1.1.3 Đo lường rủi ro tín dụng RRTD có thể được đo lường thông qua các chỉ tiêu như: Tỷ lệ dư nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng (Said and Tumin, 2011); Tỷ lệ dự phòng RRTD với tổng tài sản ngân hàng (Laeven and Majnoni, 2002); Tỷ lệ DPRR năm t so với dư nợ cho vay năm t-1 (Foos và cộng sự, 2010; Hess và cộng sự, 2009).
- 9 Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ (Tehulu and Olana, 2014). 2.1.2 Vốn chủ sở hữu ngân hàng 2.1.2.1 Khái niệm vốn chủ sở hữu ngân hàng VCSH gồm vốn tự có cơ bản và vốn tự có bổ sung. Vốn tự có cơ bản là VĐL do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của ngân hàng. Vốn tự có bổ sung được hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng, có thể thông qua các quỹ như quỹ dự trữ bổ sung VĐL, quỹ dự phòng bù đắp rủi ro, quỹ dự trữ đặc biệt và quỹ khác. Nguồn của vốn tự có bổ sung gồm nguồn nội bộ (là phần lợi nhuận giữ lại của ngân hàng) và nguồn bên ngoài (vốn có được từ việc phát hành thêm cổ phiếu). Hay nói một cách khác theo Hiệp ước Basel II, VCSH của ngân hàng gồm hai phần: Vốn tự có cấp 1: VĐL, thặng dư vốn cổ phần, quỹ dự trữ bổ sung VĐL, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư và lợi nhuận giữ lại; Vốn tự có cấp 2: Các khoản gia tăng như tài sản cố định, khoản đầu tư, các công cụ nợ và dự phòng chung được tính theo tỷ lệ quy định trừ đi các khoản giảm trừ. 2.1.2.2 Vai trò của vốn chủ sở hữu ngân hàng VCSH của ngân hàng có chức năng như là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản, gia tăng niềm tin ở những người gửi tiền vào ngân hàng, khả năng ngân hàng chịu đựng được trước những rủi ro (Ayaydin and Karakaya, 2014). Ngoài ra, VCSH còn phản ánh mức chi phí tài trợ vốn tối thiểu mà ngân hàng đang sử dụng (Karabulut, 2003). VCSH có thể là nguồn tài trợ cho các dự án của ngân hàng, giảm thiểu rủi ro phá sản. Mối quan hệ giữa vốn và rủi ro của ngân hàng là khá phức tạp. Một vài nghiên cứu cho rằng, vốn làm tăng rủi ro cho ngân hàng, tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho kết quả ngược lại, vốn giúp giảm rủi ro cho ngân hàng (Moussa, 2015).
- 10 Chính vì tầm quan trọng của nguồn VCSH đối với hoạt động của ngân hàng hiện nay, phân tích mối quan hệ giữa VCSH và RRTD là một điều rất quan trọng đối với ngân hàng. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tín dụng vừa qua ở Mỹ càng nhấn mạnh vai trò của các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng trong môi trường các ngân hàng có mức vốn ít (Festic et al., 2011). Năm 1988, Ủy ban Basel giới thiệu Hiệp ước Basel I xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro và tăng cường hệ thống tài chính. Đến tháng 06/2004, Hiệp ước Basel II được ban hành để phù hợp hơn với yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng. Basel II giới thiệu khái niệm “ba trụ cột” gồm: yêu cầu vốn tối thiểu, rà soát giám sát, nguyên tắc thị trường. Đối với trụ cột 1, vốn pháp định được tính toán cho ba thành phần rủi ro mà ngân hàng đối mặt: rủi ro thị trường, RRTD và rủi ro vận hành. Tỷ lệ vốn tối thiểu được yêu cầu là 8%. Tỷ lệ này chính là mối quan hệ giữa vốn của ngân hàng và tài sản được điều chỉnh theo trọng số rủi ro (giá trị tài sản nhân với trọng số đại diện cho RRTD liên quan đến tài sản này). Theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN của NHNN VN thì “Các TCTD phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản Có rủi ro của TCTD (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ)”2. 2.2 Cơ sở lý thuyết 2.2.1 Lý thuyết đại diện Đối với yếu tố nguồn VCSH, dựa trên cách tính VCSH trên tổng tài sản thì yếu tố này tác động cùng chiều đến RRTD (Ayaydin and Karakaya, 2014). Điều này có ý nghĩa là khi RRTD tăng, các ngân hàng sẽ tăng VCSH lên một cách tương đồng hợp lý. Có nhiều nghiên cứu cho kết quả về mối quan hệ đồng biến giữa hai yếu tố nguồn VCSH và RRTD, như nghiên cứu của Shrieves và Dahl (1992), Iannotta và cộng sự (2007). 2 Điều 4 Mục 1 Thông tư 13/2010/TT-NHNN
- 11 Lee và Hsieh (2013) nghiên cứu về dữ liệu của 2,276 ngân hàng ở 42 quốc gia Châu Á, kết quả nghiên cứu cho rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa vốn và RRTD, tương tự kết quả của Altunbas và cộng sự (2007). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho kết quả ngược lại. Nghiên cứu của Roy (2003) cũng phân tích tác động của nguồn vốn ngân hàng đến RRTD dựa trên dữ liệu của các ngân hàng ở 7 quốc gia châu Âu. Mối quan hệ này là ngược chiều giữa vốn và RRTD trong giai đoạn 1998-2003, cùng kết quả với nghiên cứu Mohamed Moussa (2015). VCSH ngân hàng và RRTD còn có mối quan hệ theo đồ thị chữ U, đây là kết quả nghiên cứu của Haq và Heaney (2012) về dữ liệu bảng của 117 ngân hàng ở 15 quốc gia Châu Âu từ năm 1996 đến 2011. Ban đầu, VCSH ngân hàng tăng, RRTD sẽ giảm, nhưng khi vốn tăng đến một mức nhất định, RRTD sẽ tăng theo. Lý thuyết đại diện ra đời ra đời vào năm 1970 và được phát triển bởi nghiên cứu của Jensen và Meckling năm 1976. Lý thuyết nghiên cứu về vấn đề giữa người đại diện và người chủ sở hữu. Giữa người sở hữu và người đại diện có những mục tiêu về lợi ích khác nhau, nguồn thông tin không hoàn hảo giữa các bên dẫn đến hành động khác nhau. Người sở hữu ngân hàng thường không có điều kiện để theo sát từng hoạt động của ngân hàng, giám sát thường xuyên người đại diện. Điều này dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng, gây nên các vấn đề về rủi ro đạo đức và lựa chọn nghịch. Theo lý thuyết đại diện, các cổ đông ngân hàng chính là người sở hữu ngân hàng với mục tiêu đạt được lợi nhuận cao nhất, họ thường có khuynh hướng chấp nhận rủi ro, tham gia vào các hoạt động cho vay có mức rủi ro cao để lợi nhuận mang lại cao như kỳ vọng. Tuy nhiên, người được ủy quyền quản lý ngân hàng (người đại diện) vì những lợi ích cá nhân, sự bảo toàn vị trí của mình nên không chấp nhận theo đuổi những hoạt động có tính rủi ro cao. Ngoài ra, người quản lý sẽ có nhiều cơ hội và khả năng tiếp cận đầy đủ thông tin của ngân hàng, họ dùng chính sự thuận lợi này để trục lợi cho cá nhân. Đây chính là mâu thuẫn giữa người sở hữu ngân hàng và người đại diện (Fama
- 12 and Jensen, 1983). Theo nghiên cứu của Altubas và cộng sự (2007); Saunders và cộng sự (1990) dựa trên lý thuyết này, mối quan hệ giữa tỷ lệ VCSH ngân hàng và RRTD có mối quan hệ cùng chiều. 2.2.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng Hiện tượng bất cân xứng thông tin xảy ra khi các bên tham gia giao dịch không có thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời do một bên cố ý che giấu thông tin. Hậu quả của bất cân xứng thông tin dẫn đến tình trạng một bên có lợi và một bên bị thiệt hại do thiếu nguồn thông tin trên thị trường. Trong thị trường tài chính cũng tương tự, ngân hàng với quy mô vốn lớn, có đủ điều kiện để tiếp cận thông tin kịp thời, chính xác, có khuynh hướng tham gia vào các hoạt động mà RRTD đã được lường trước, hạn chế được RRTD trong tương lai do nguồn thông tin mang lại (Altunbas và cộng sự, 2007). 2.2.3 Giả thuyết “Rủi ro đạo đức” Giả thuyết “Rủi ro đạo đức” cho thấy mối liên quan giữa đòn bẩy và rủi ro của ngân hàng rất cao. VCSH của ngân hàng thấp sẽ làm tăng RRTD (Altunbas và cộng sự, 2007). Vấn đề đại diện giữa người quản lý và người sở hữu cũng có mối quan hệ gần với giả thuyết “rủi ro đạo đức” này. Nghiên cứu của Berger và DeYoung (1997) về mối quan hệ giữa chất lượng tín dụng, hiệu quả chi phí và nguồn vốn ngân hàng trong các ngân hàng thương mại Mỹ giai đoạn từ 1985 – 1994 cũng có kết quả tương tự như giả thuyết “rủi ro đạo đức”. Ngân hàng với mức vốn hóa thấp dẫn đến tình trạng gia tăng nợ xấu. Mối quan hệ này là do các nhà quản lý muốn tăng rủi ro cho danh mục tín dụng khi nguồn VCSH của ngân hàng lúc này đang thấp. 2.2.4 Giả thuyết “Đa dạng hóa danh mục cho vay” Với giả thuyết này, mối quan hệ ngược chiều được kỳ vọng giữa đa dạng hóa danh mục cho vay tỷ lệ nợ xấu ngân hàng. Các ngân hàng với nguồn VCSH cao sẽ có nhiều
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 837 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 309 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 348 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 192 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn