intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều của hộ dân tại huyện tân hiệp tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định và đo lường các yếu tố tác động đến nghèo đa chiều của hộ gia đình trên địa bàn huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, thông qua đó đề xuất các chính sách giúp giảm nghèo bền vững cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều của hộ dân tại huyện tân hiệp tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----- ----- NGÔ VĂN CAY NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO ĐA CHIỀU CỦA HỘ DÂN TẠI HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----- ----- NGÔ VĂN CAY NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO ĐA CHIỀU CỦA HỘ DÂN TẠI HUYỆN TÂN HIỆP TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐINH PHI HỔ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu thập đảm bảo tính khách quan, các nguồn trích dẫn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. Học viên thực hiện Ngô Văn Cay
  4. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tình trạng nghèo của hộ gia đình không chỉ được xem là sự thiếu thốn về thu nhập và chi tiêu mà còn thể hiện ở việc không thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản khác. Nghèo đa chiều là một phương pháp tiếp cận mới, qua đó hạn chế được việc bỏ sót những hộ gia đình không nghèo về thu nhập và chi tiêu nhưng họ lại nghèo về nhiều khía cạnh khác. Thay vì xem xét nghèo thu nhập và chi tiêu, những ai không được khám chữa bệnh, không được đến trường, không tiếp cận được nguồn vốn, thiếu việc làm cũng được xác định là nghèo. Vì vậy, phương pháp đo lường nghèo đa chiều có thể cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hơn về tình hình kinh tế - xã hội của hộ gia đình theo tiếp cận nghèo đa chiều. Dựa trên mô hình nghiên cứu của Ayalneh Bogale và cộng sự (2005), Minot và cộng sự (2006), Wang và cộng sự (2007), Đinh Phi Hổ và cộng sự (2007), Olorusanya và Omotesho (2014) thì mô hình và các giả thuyết nghiên cứu của tác giả đã được hình thành. Nghèo đa chiều chịu tác động bởi 09 yếu tố: (i) giới tính của chủ hộ, (ii) trình độ văn hóa, (iii) quy mô hộ, (iv) số người phụ thuộc, (v) quy mô diện tích đất sản xuất, (vi) vay từ định chế chính thức, trình độ văn hóa của chủ hộ, (vii) tuổi của chủ hộ, (viii) thành phần dân tộc của chủ hộ, (ix) nghề nghiệp của chủ hộ. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát 270 hộ gia đình địa bàn Huyện Tân Hiệp, Kiên Giang (với tỷ lệ 50% là hộ nghèo và 50% là hộ khác nghèo). Kết quả đo lường số hộ nghèo theo phương pháp MPI cho thấy, trong 270 hộ gia đình được khảo sát tại huyện Tân Hiệp có 198 hộ nghèo đa chiều, chiếm 73,3% và cao hơn tỷ lệ hộ nghèo tính theo phương pháp đơn chiều (tiếp cận theo nghèo đơn chiều thì chỉ có 135 hộ nghèo chiếm 50% tổng số hộ được khảo sát) là 23,3%. Có 63 trường hợp hộ khác nghèo được đo lường ở phương pháp đơn chiều nhưng lại là hộ nghèo theo phương pháp đo lường đa chiều. Trong 270 hộ được khảo sát thì có 124 hộ gia đình thiếu hụt về giáo dục, 38 hộ gia đình thiếu hụt về
  5. mức sống và 59 hộ thiếu hụt về y tế. Điều này chứng tỏ, có sự khác biệt lớn về kết quả giữa đo lường nghèo đa chiều và đo lường nghèo đơn chiều. Kết quả tổng quan lý thuyết cho thấy tình trạng nghèo của các hộ gia đình chịu tác động bởi 09 yếu tố. Tuy nhiên, khi thực hiện khảo sát thực tế 270 hộ gia đình trên địa bàn Huyện Tân Hiệp, Kiên Giang theo phương pháp lấy mẫu phân tầng thuận tiện thì kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic lại cho thấy: tình trạng nghèo của các hộ gia đình chỉ chịu tác động bởi 06 yếu tố theo mức độ lần lượt là: (i) giới tính của chủ hộ, (ii) số người phụ thuộc trong gia đình, (iii) diện tích đất sản xuất, (iv) vay từ định chế chính thức, (v) trình độ văn hóa của chủ hộ và (vi) tuổi của chủ hộ. Tuy nhiên, đề tài cũng có một số hạn chế nhất định: một là, do nguồn lực có hạn và hạn chế về mặt thời gian nên dẫn đến hạn chế về số lượng hoặc tính chuẩn xác của mẫu quan sát, đề tài đã áp dụng chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, nên hạn chế đối với những kết luận và đề nghị chính sách; và hai là, liên quan tới mô hình nghiên cứu, do khả năng có hạn, còn nhiều yếu tố nữa ảnh hưởng đến nghèo đa chiều mà tác giả chưa tiếp cận được.
  6. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 .............................................................................................................................. 1 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHÊN CỨU ................................... 2 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3 1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................... 4 CHƯƠNG 2 .............................................................................................................................. 5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO ........................................................................................ 5 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO ............................................................................. 5 2.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 5 2.1.2. Phân loại nghèo: ..................................................................................................... 7 2.1.3. Thước đo nghèo ...................................................................................................... 7 2.1.4. Xu hướng chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo – Nghèo đa chiều. ............ 8 2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO .............................................................. 13 TÓM TẮT CHƯƠNG 2......................................................................................................... 20 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................ 21 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 21 3.1. CÁC TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU ............................................................................... 21 3.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG NGHÈO ĐA CHIỀU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO ĐA CHIỀU ................................................................................... 21 3.2.1. Nghèo đa chiều ..................................................................................................... 21 3.2.1.1. Lựa chọn đơn vị phân tích ............................................................................... 21 3.2.1.2. Chọn chiều phân tích và chỉ tiêu phân tích .................................................... 22 3.2.1.3 Định nghĩa các chiều và chỉ tiêu ....................................................................... 24 3.2.1.4 . Các bước xác định chỉ số nghèo đa chiều ....................................................... 26
  7. 3.2.2. Các yếu tố tác động đến nghèo đa chiều............................................................. 27 3.3. NGUỒN DỮ LIỆU ...................................................................................................... 30 3.3.1. Số liệu thứ cấp ...................................................................................................... 30 3.3.2. Số liệu sơ cấp......................................................................................................... 30 3.4. MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU .................................................................... 31 3.4.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................................... 31 3.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp................................................................. 31 3.4.3. Xây dựng mẫu phiếu điều tra: ............................................................................ 31 3.4.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ................................................................. 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 33 CHƯƠNG 4............................................................................................................................. 34 4.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TÂN HIỆP .................................................................... 34 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tân Hiệp ........................................ 34 4.1.2. Thực trạng nghèo ở huyện Tân Hiệp ................................................................. 36 4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT .............................................................................................. 37 4.2.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................... 37 4.2.1.1. Về yếu tố nghèo .................................................................................................. 37 4.2.1.2. Về các yếu tố tác động đến nghèo .................................................................... 39 4.2.2. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng hồi quy Binary Logistic ............................................................................................................................ 48 4.3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 49 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 52 CHƯƠNG 5............................................................................................................................. 53 5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................................. 53 5.2. HÀM Ý NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 54 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................... 61
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT KÝ HIỆU DIỄN GIẢI DID Khác biệt trong khác biệt OLS Bình phương bé nhất LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội UBND Ủy ban nhân dân QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng chính phủ
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Giải thích các biến trong mô hình Bảng 4.2: Thực trạng nghèo của các hộ dân trên địa bàn huyện Tân Hiệp Bảng 4.3: Giới tính của chủ hộ Bảng 4.4: Dân tộc của chủ hộ Bảng 4.5: Trình độ văn hóa chủ hộ Bảng 4.6: Nghề nghiệp chủ hộ Bảng 4.7: Qui mô hộ gia đình Bảng 4.8: Tỷ lệ phụ thuộc Bảng 4.9: Diện tích đất sản xuất Bảng 4.10: Tiếp cận tín dụng Bảng 4.11: Chăm sóc y tế Bảng 4.12: Tỷ trọng giữa các chỉ tiêu trong chỉ số MPI Bảng 4.13 : Tỷ trọng giữa các chỉ tiêu trong chỉ số MPI Bảng 4.14: Tình trạng nghèo về mặt giáo dục Bảng 4.15: Tình trạng nghèo về y tế Bảng 4.16: Tình trạng nghèo về nước sạch Bảng 4.17: Tình trạng nghèo về sử dụng điện Bảng 4.18 : Kết quả hồi quy Binary Logistic Bảng 4.19 : Phân loại dự báo Bảng 4.20 : Kiểm định Omnibus với các hệ số trong mô hình Bảng 4.21: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình Bảng 4.22: Tổng hợp các yếu tố tác động
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Các chiều và chỉ tiêu đo lường nghèo đa chiều Hình 4.1: Tỷ lệ hộ nghèo Hình 4.2: Tuổi chủ hộ Hình 4.3 : Văn hóa của chủ hộ Hình 4.4 : Số người phụ thuộc Hình 4.5: Diện tích đất sản xuất Hình 4.6: Giới tính của chủ hộ Hình 4.7: Vay từ định chế chính thức Hình 4.8: Dân tộc chủ hộ Hình 4.9: Nghề nghiệp của chủ hộ
  11. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Người nghèo thường không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thông tin, v.v. và điều đó khiến cho họ ít có cơ hội thoát nghèo. Do vậy, mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực cho người nghèo là phương thức tốt nhất để giảm nghèo bền vững. Ở Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập thấp dưới mức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là chuẩn nghèo đơn chiều do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, chuẩn nghèo hiện nay của Việt Nam được đánh giá là thấp so với thế giới. Trên thực tế, nhiều hộ dân thoát nghèo nhưng mức thu nhập vẫn nằm cận chuẩn nghèo, do đó số lượng hộ cận nghèo vẫn rất lớn, tỷ lệ tái nghèo còn cao, hàng năm cứ 3 hộ thoát nghèo thì lại có 1 hộ trong số đó tái nghèo. Giống như quá trình phát triển, nghèo đói là một khái niệm đa chiều. Trong cùng một thời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác nhau, có thể là những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, đất đai, nước sạch hoặc điện thắp sáng. Sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu) không đủ để nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân. Đánh giá nghèo cần được tiếp cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người. Sau 30 năm đổi mới, phát triển và hội nhập, Việt Nam đã chuyển từ một quốc gia thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình nên cách tiếp cận đánh giá nghèo đơn chiều theo thu nhập đã bộc lộ những hạn chế. Đã đến lúc xem xét, đánh giá nghèo từ góc độ đa chiều từ góc độ nghèo vật chất, nghèo về con người và nghèo về xã hội (Nguyễn Ngọc Sơn, 2012).
  12. 2 Huyện Tân Hiệp là cửa ngõ vào trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang. Vị trí địa lý này giúp Tân Hiệp có thể tận dụng lợi thế và phát huy các nguồn lực ở địa phương. Những năm qua, huyện đã duy trì tốc độ tăng trưởng 14,9%/năm, huy động nhiều nguồn vốn đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giai đoạn 2010 - 2015, Tân Hiệp phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế 16%/năm, đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển các lĩnh vực chế biến nông sản, cơ khí sửa chữa, gia công, các ngành nghề ở nông thôn, phát triển thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, việc tiếp cận y tế còn nhiều hạn chế, mặt bằng giáo dục chưa cao. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều của hộ gia đình, thông qua đề xuất các chính sách giúp các hộ gia đình thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, tiếp cận dễ dàng các dịch vụ y tế, nước sạch, nâng cao dân trí là việc làm cần thiết đối với huyện Tân Hiệp hiện nay. Chính vì lý do trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều của hộ dân tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHÊN CỨU Về mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định và đo lường các yếu tố tác động đến nghèo đa chiều của hộ gia đình trên địa bàn huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, thông qua đó đề xuất các chính sách giúp giảm nghèo bền vững cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Cụ thể: Một là, Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều của các hộ dân tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Hai là, Đề xuất các chính sách giúp các hộ dân tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thoát nghèo bền vững.
  13. 3 Về câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu ở trên thì đề tài cần trả lời được những câu hỏi sau: Một là, Nghèo đa chiều của các hộ dân tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang hiện nay chịu tác động bởi những nhân tố nào? Hai là, Mức độ tác động của các nhân tố đó đối với tình trạng nghèo đa chiều của các hộ dân tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang như thế nào? Ba là, Các chính sách giúp các hộ dân tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang thoát nghèo bền vững? 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến nghèo đa chiều của các hộ dân tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Đối tượng khảo sát: các hộ dân nghèo tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Về phạm vi không gian: đề tài thực hiện nghiên cứu và khảo sát trên địa bàn huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Về phạm vi thời gian: đề tài thực hiện khảo sát các hộ dân tại huyện Tân Hiệp, Kiên Giang từ tháng 11/2016 đến hết tháng 1/2017. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cơ sở dữ liệu: Đề tài sử dụng 2 nguồn dữ liệu đó là (i) dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của địa phương có liên quan đến đề tài và (ii) nguồn dữ liệu sơ cấp bao gồm thông tin, số liệu tác giả thu thập được thông qua khảo sát thực tế tại huyện Tân Hiệp, Kiên Giang. Phương pháp phân tích: đề tài sử dụng phương pháp chính là thống kê mô tả và mô hình kinh tế lượng để xác định tỷ lệ nghèo đa chiều và các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều.
  14. 4 1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Kết cấu của đề tài bao gồm 05 chương: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu. bao gồm: bối cảnh nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết cấu của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về nghèo Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về nghèo. Bao gồm: khái niệm, các phương pháp đo lường nghèo và nghèo đa chiều. Ngoài ra, trong chương này tác giả cũng trình bày các nhân tố tác động đến nghèo và mô hình và các giả thuyết nghiên cứu của đề tài. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này mô tả những công cụ và phương pháp được sử dụng để đánh giá nghèo đa chiều tại các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Nội dung của chương bao gồm: Cách tiếp cận thực hiện nghiên cứu, cách đo lường nghèo đa chiều, nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trong chương này, tác giả trình bày kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Ngoài ra, thảo luận kết quả nghiên cứu cũng được tác giả trình bày trong chương này. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Trong chương này, tác giả trình bày một số hàm ý chính sách giúp hộ dân thoát nghèo bền vững dựa trên kết quả nghiên cứu có được từ chương 4. Ngoài ra, chương này tác giả cũng trình bày những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu những đề tài tiếp theo.
  15. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO 2.1.1. Khái niệm Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhaghen (Đan Mạch) tháng 03/1995 cho rằng: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như mua đủ những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Theo Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP, 1993) tổ chức tại Bangkok, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”. Hội nghị đã đưa ra khái niệm về định nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương; Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. Xét theo khía cạnh kinh tế, nghèo là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến cùng cực và thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế. Xét theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng. Theo World Bank (2011), nghèo là tình trạng một người hoặc một hộ gia đình không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống (ăn, mặc, ở, được chăm sóc sức khỏe, được giáo dục cơ bản và được hưởng các dịch
  16. 6 vụ cần thiết khác) mà được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước. Chuẩn nghèo theo World Bank (2011) là những người có thu nhập dưới 1,25 USD/ngày hoặc 450 USD/năm Ở Việt Nam có rất nhiều quan điểm đưa ra xung quanh vấn đề khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực nghèo. Tuy nhiên, các quan điểm tập trung nhất vào khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực nghèo do Bộ LĐTB & XH ban hành thì theo đó: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên thế giới. Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam số 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010. Cụ thể: - Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. - Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Ngày 30 tháng 01 năm 2011, Quyết định Số 09/2011/QĐ-TTg ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015: - Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. - Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. Bảng tổng hợp về chuẩn nghèo của Việt Nam được trình bày như bảng 2.1.
  17. 7 Bảng 2.1: Chuẩn nghèo của Chính phủ Việt Nam quy định Đơn vị tính: đồng/người/tháng Quyết định của Giai đoạn Thành thị Nông thôn Thủ tướng 2001-2005 150.000 100.000 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/09/2001 2006-2010 260.000 200.000 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/07/2005 2011-2015 500.000 400.000 09/2011/QĐTTg ngày 30/01/2011 (Nguồn: tổng hợp của tác giả) 2.1.2. Phân loại nghèo: Theo Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP, 1993) tổ chức tại Bangkok, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”. Hội nghị đã đưa ra khái niệm về định nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối: Một người hoặc một hộ gia đình được xem là nghèo tuyệt đối khi mức thu nhập của họ hoặc hộ gia đình thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu (mức thu nhập tối thiểu) được quy định bởi một quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế trong một thời gian nhất định (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2006). Nghèo tương đối: Là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội theo những địa điểm cụ thể và thời gian nhất định (Đinh Phi Hổ và cộng sự, 2006). 2.1.3. Thước đo nghèo Chỉ số nghèo (poverty index) là số người (tỷ lệ) hoặc số hộ (tỷ lệ) có thu nhập hoặc chi tiêu không bảo đảm được mức sống tối thiểu.
  18. 8 H Ip (100) N Trong đó: Ip: chỉ số nghèo (%); H: số người/hộ nghèo; N: Tổng số người dân/hộ. Chỉ số nghèo càng lớn, tình trạng nghèo càng nghiêm trọng. 2.1.4. Xu hướng chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo – Nghèo đa chiều. Tác giả Alkire và Foster (2007) đã bắt đầu nghiên cứu về một cách thức đo lường mới về nghèo đói, đơn giản nhưng vẫn đáp ứng tính đa chiều của nghèo đói. Cách thức đo lường này đã được UNDP sử dụng để tính toán chỉ số Nghèo đa chiều (MPI) lần đầu tiên được giới thiệu trong báo cáo phát triển con người năm 2010 và được đề xuất áp dụng thống nhất trên thế giới sau năm 2015 để theo dõi, đánh giá đói nghèo. Chỉ số tổng hợp này được tính toán dựa trên 3 chiều nghèo về y tế, giáo dục và điều kiện sống với 10 chỉ số về phúc lợi. Chuẩn nghèo được xác định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt. Bảng 2.2. Các tiêu chí sử dụng đo lường trong MPI Chiều Tiêu chí 1. Giáo dục 1.1 Số năm đi học (người lớn) (1/6) (1/3) 1.2 Tình trạng đi học (trẻ em) (1/6) 2.1 Trẻ em tử vong (1/6) 2. Y tế (1/3) 2.2 Tình trạng dinh dưỡng (1/6) 3.1 Điện (1/18) 3.2 Điều kiện vệ sinh (1/18) 3. Điều kiện 3.3 Nước uống hợp vệ sinh (1/18) sống (1/3) 3.4 Sàn nhà (1/18) 3.5 Nhiên liệu nấu ăn (1/18) 3.6 Sở hữu tài sản (1/18) Nguồn: Báo cáo phát triển con người (UNDP, 2010)
  19. 9 Tổng điểm thiếu hụt của hộ gia đình: TDTH = (1/6*GD1 +1/6*GD2) + (1/6*YTE1 + 1/6*YTE2) + (1/18*MS1+1/18*MS2+1/18*MS3+1/18*MS4+1/18*MS5+1/18*MS6) Hộ nghèo đa chiều là hộ gia đình có TDTH ≥ 1/3, Nhiều phương pháp tiếp cận đã được xây dựng để đo lường nghèo đa chiều. Trong số đó, một vài cách tiếp cận, như Alkire-Foster (2011) hay Maasoumi- Logu (2008), sử dụng các chỉ số đa chiều vô hướng để thể hiện thông tin từ nhiều chiều thiếu hụt trong một con số tổng hợp. Thuận lợi lớn nhất của các phương pháp “chỉ số tổng hợp” là chúng giúp ta xếp hạng và so sánh nghèo qua nhiều giai đoạn, vùng miền, quốc gia v.v… Tuy nhiên, các chỉ số tổng hợp thường bị phê phán vì việc sử dụng trọng số tương đối cho mỗi chiều mà các trọng số này thường được tuỳ chọn và bị chi phối bởi ý muốn chủ quan của những nhà thiết lập và sử dụng phương pháp đo lường này. Một cách tiếp cận khác của Ravallion (2011) đề xuất phương pháp “bảng thông tin” bao gồm tất cả thông tin về các chỉ số đo lường và phân tích nghèo đa chiều; Cách tiếp cận này cho phép người dùng tập trung phân tích vào bất kỳ chiều nào mà họ cảm thấy quan trọng. Tuy nhiên, cách tiếp cận “bảng thông tin” chỉ cho phép nghiên cứu và có thông tin theo từng chiều riêng lẻ (hoặc phân phối riêng lẻ - marginal distribution) mà không cho thấy được mối tương quan (hay phân phối có điều kiện – conditional distribution) giữa các chiều. Điều này làm cho phân tích nghèo đa chiều ít hấp dẫn hơn do phân phối có điều kiện (tương quan) bao hàm nhiều thông tin hơn và có thể cung cấp một bức tranh không giống với những gì thấy được qua phân phối của các chiều riêng lẻ. Một số phương pháp tiếp cận khác cũng được xây dựng và có thể dùng thay thế hoặc bổ sung cho phương pháp chỉ số tổng hợp và phương pháp “bảng thông tin”, ví dụ như phương pháp phân tích kỹ thuật đa biến – Multivariate Stochastic Dominance Techniques, phương pháp thể hiện cấu trúc tương quan sử dụng biểu đồ Ven, hay hàm Copula (Ferreira and Lugo, 2012).
  20. 10 Ngân hàng thế giới (2003) đã chỉ ra rằng Việt Nam đã áp dụng sáu phương pháp đo lường nghèo khác nhau, trong đó có bốn phương pháp áp dụng tiếp cận nghèo đa chiều. Gần đây, nghiên cứu đánh giá nghèo đô thị ở Hà Nội và Tp.HCM năm 2010 (UBND TP.Hà Nội, UBND Tp.HCM & UNDP, 2010) áp dụng chỉ số nghèo đa chiều MPI bao gồm tám chiều đo lường và 21 chỉ báo với trọng số ngang bằng nhau. Báo cáo Nghèo của Tổng cục Thống kê năm 2010 cũng có áp dụng chỉ số nghèo đa chiều cho trẻ em bao gồm các khía cạnh giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, không làm việc trước tuổi lao động, vui chơi giải trí, hòa nhập xã hội và được xã hội bảo vệ. Ngoài ra, UNDP (2011) đã công bố Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011 cho Việt Nam trong đó áp dụng so sánh ba phương pháp đo lường là nghèo tiền tệ, HPI và MPI. Chỉ số nghèo đa chiều MPI được UNDP xây dựng dựa trên ba thước đo (chiều) là y tế, giáo dục và mức sống, được đại diện bằng chín chỉ tiêu: 1) hộ phải bán tài sản, vay nợ để trả phí chăm sóc y tế hoặc ngưng chữa trị; 2) thành viên hộ chưa hoàn thành bậc tiểu học; 3) trẻ em trong độ tuổi đi học không đến trường; 4) sử dụng điện thắp sáng; 5) tiếp cận nước uống sạch; 6) tiếp cận vệ sinh; 7) tiếp cận nhà vệ sinh tiêu chuẩn; 8) sống ở nhà cố định; và 9) có sở hữu tài sản lâu bền. Hiện nay, các tổ chức quốc tế đã áp dụng khái niệm nghèo đa chiều và xây dựng các chỉ số đo lường nghèo đa chiều. Các chỉ số đa chiều phổ biến nhất là Chỉ số nghèo con người (Human Poverty Index - HPI) do Anand và Sen đề xuất (1997), Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) được Liên Hiệp Quốc sử dụng, và Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index - MPI) do Đại học Oxford và UNDP áp dụng dựa trên phương pháp luận của Alkire và Foster (2007). Tại Việt Nam, Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, thì các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều gồm tiêu chí về thu nhập, và mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0