Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đèn chiếu sáng công nghệ LED tại các công trình xây dựng dân dụng
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng đèn chiếu sáng công nghệ LED tại các công trình xây dựng dân dụng ở Việt Nam. Đưa ra các ý kiến đề xuất và hướng đi cho nhà sản xuất và các nhà cung cấp đèn chiếu sáng công nghệ LED ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đèn chiếu sáng công nghệ LED tại các công trình xây dựng dân dụng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------- BÙI LÊ TUYÊN DƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐÈN CHIẾU SÁNG CÔNG NGHỆ LED TẠI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------- BÙI LÊ TUYÊN DƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐÈN CHIẾU SÁNG CÔNG NGHỆ LED TẠI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ TẤN BỬU TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đèn chiếu sáng công nghệ LED tại các công trình xây dựng dân dụng” là công sức của quá trình học tập, nghiên cứu của bản thân. Các số liệu được thu thập từ thực tiễn và sử dụng nghiêm túc. Thành phố Hồ Chí Minh, 2017 Bùi Lê Tuyên Dương
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI…………………………………1 1.1 Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………...3 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ……………………………………………...3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………3 1.4 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………3 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………….4 1.4.2 Phương pháp thu thập thông tin …………………………………………...4 1.4.3 Phương pháp xử lý thông tin………………………………………………4 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu …………………………………………………………….4 1.6 Kết cấu của luận văn …………………………………………………………...5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU …………………6 2.1 Cơ sở lý thuyết về hành vi mua hàng của khách hàng doanh nghiệp ………….6 2.1.1 Khái niệm về hành vi mua hàng của khách hàng doanh nghiệp …………6 2.1.2 Mô hình hành vi mua của doanh nghiệp …………………………………7 2.2 Lược khảo các công trình nghiên cứu trước …………………………………10 2.2.1 Các mô hình tham khảo …………………………………………………10 2.2.2 Các nghiên cứu liên quan ………………………………………………...15
- 2.3 Cơ sở thực tiễn về tình hình cung cấp đèn LED cho các công trình xây dựng dân dụng……………………………………………………………………………..18 2.3.1 Thị trường đèn LED ở Việt Nam ………………………………………...18 2.3.2 Thị trường chiếu sáng Việt Nam…………………………………………23 2.3.3 Tổng quan về công trình xây dựng ở Việt Nam …………………………24 2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu …………………..28 2.4.1 Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu ………………………………………29 2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu………………………………………………..29 2.4.3 Các biến số của mô hình nghiên cứu ……………………………………32 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU …………………………………………….36 3.1 Quy trình nghiên cứu …………………………………………………………36 3.2 Nghiên cứu định tính …………………………………………………………37 3.2.1 Phỏng vấn chuyên gia ……………………………………………………37 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính …………………………………………….38 3.2.3 Điều chỉnh thang đo ……………………………………………………...39 3.2.4 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu …………………………………………42 3.3 Nghiên cứu định lượng ………………………………………………………43 3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu…………………………………………………43 3.3.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu …………………………………………44 3.3.3 Kỹ thuật phân tích định lượng …………………………………………...44 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………48 4.1 Mô tả mẫu khảo sát …………………………………………………………...48 4.1.1 Loại hình doanh nghiệp: ………………………………………………........48 4.1.2 Vai trò của doanh nghiệp trong các công trình xây dựng …………………49 4.1.3 Loại dự án doanh nghiệp đang đầu tư ……………………………………...50
- 4.1.4 Quy mô ngân sách của dự án……………………………………………….51 4.2 Phân tích thang đo ……………………………………………………………51 4.2.1 Phân tích thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha …………………51 4.2.1.1 Thang đo “Nhận thức kết quả thực hiện” ………………………………51 4.2.1.2 Thang đo “Nhận thức nỗ lực” ……………………………………………52 4.2.1.3 Thang đo “Ảnh hưởng xã hội”…………………………………………...53 4.2.1.4 Thang đo “Các điều kiện thuận lợi”……………………………………...54 4.2.1.5 Thang đo “Ý kiến tư vấn” ………………………………………………55 4.2.1.6 Thang đo “Giá cả” ………………………………………………………55 4.2.1.7 Thang đo “Bảo hành” ……………………………………………………56 4.2.1.8 Thang đo “Ý định sử dụng” ……………………………………………...56 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ……………………………………...57 4.3 Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố………………………………..63 4.4 Phân tích hồi qui đa biến ……………………………………………………..63 4.4.1 Phân tích hệ số tương quan ………………………………………………63 4.4.2 Phân tích hồi qui đa biến…………………………………………………65 4.5 Đánh giá mức độ tác động cuả các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công nghệ chiếu sáng LED tại các công trình xây dựng …………………………………68 4.5.1 Kiểm định sự phù hợp của các giả thuyết nghiên cứu …………………...68 4.5.2 Kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng giữa các nhóm …………...70 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ……………………………………………75 5.1 Kết luận……………………………………………………………………….75 5.2 Một số đề xuất ………………………………………………………………..77 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ……………………………………...79 5.3.1 Hạn chế của đề tài ………………………………………………………..79
- 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo……………………………………………...80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA PHỤ LỤC 4: BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ANOVA Phân tích phương sai một yếu tố (Analysis of Variance) BOT Xây dựng-Vận Hành-Chuyển giao (Build-Operate- Transfer) EEC HCMC Trung tâm tiết kiệm năng lượng thành phố Hồ Chí Minh EFA Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) EFQM Mô hình quản lý chất lượng châu Âu EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment) FIRST Dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization) LED Light Emitting Diode MW Megawatt NSX Nhà sản xuất OEM Nhà sản xuất thiết bị gốc (Original Equipment Manufacturer) SPSS Chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê (Statistical Package for the Social Sciences) TAM/TAM2 Mô hình chấp nhận công nghệ TPB Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior) TRA Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) TWh Tera watt trên giờ (Tera watt hour)
- UNEP en.lighten Sáng kiến của chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc UTAUT Thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance & Usage Technology)
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Danh sách các chủ đầu tư uy tín ở Việt Nam năm 2016 Bảng 2.2 Tổng hợp các biến quan sát Bảng 3.1 Thang đo của biến “Nhận thức kết quả thực hiện” Bảng 3.2 Thang đo của biến “Nhận thức nỗ lực” Bảng 3.3 Thang đo của biến “Ảnh hưởng xã hội” Bảng 3.4 Thang đo của biến “Các điều kiện thuận lợi” Bảng 3.5 Thang đo của biến “ Ý kiến tư vấn” Bảng 3.6 Thang đo của biến “Giá cả” Bảng 3.7 Thang đo của biến “Bảo hành” Bảng 3.8 Thang đo của biến “Ý định sử dụng” Bảng 4.1: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “ Nhận thức kết quả thực hiện” Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Nhận thức nỗ lực” kiểmđịnh lần 1 Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Nhận thức nỗ lực” kiểmđịnh lần 2 Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Ảnh hưởng xã hội” Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Các điều kiện thuận lợi” Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Ý kiến tư vấn” Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Giá cả” Bảng 4.8: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Bảo hành” Bảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Ý định sử dụng” Bảng 4.10: Kiểm định KMO và Barlett’s của các biến độc lập lần 1: Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố các thang đo yếu tố sau khi xoay lần 1: Bảng 4.12: Kiểm định KMO và Barlett’s của các biến độc lập lần 2: Bảng 4.13: Kết quả phân tích nhân tố các thang đo yếu tố sau khi xoay lần 2: Bảng 4.14: Tổng hợp các biến quan sát sau khi kiểm định Bảng 4.15: Kiểm định KMO và Barlett’s của biến phụ thuộc: Bảng 4.16: Ma trận hệ số tương quan Pearson Bảng 4.17 Mô hình hồi qui tóm tắt Bảng 4.18: Phân tích phương sai (ANOVA)
- Bảng 4.19: Kết quả mô hình hồi qui đa biến Bảng 4.20 Kết quả ANOVA về loại hình doanh nghiệp Bảng 4.21 Kết quả ANOVA về loại hình doanh nghiệp Bảng 4.22 Kết quả ANOVA về vai trò doanh nghiệp trong dự án xây dựng Bảng 4.23 Kết quả ANOVA về dự án doanh nghiệp đang phụ trách Bảng 4.24 Kết quả ANOVA về dự án doanh nghiệp đang phụ trách Bảng 4.25 Kết quả ANOVA về quy mô ngân sách của dự án Bảng 5.1 Mức độ tác động của 7 yếu tố
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình Hành vi mua hàng của doanh nghiệp của Webster Federick E., và Yoram Wind (1972) Hình 2.2: Sơ đồ các bên liên quan trong dự án xây dựng sử dụng gói đèn ở Việt Nam. Hình 2.3: Mô hình Thuyết hành động hợp lý (TRA) Hình 2.4: Mô hình Thuyết hành vi dự định (TPB) Hình 2.5: Mô hình Chấp nhận công nghệ (TAM) Hình 2.6: Mô hình Thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu chính thức Hình 4.1. Mô tả về loại hình doanh nghiệp Hình 4.2. Mô tả về vai trò của doanh nghiệp trong các công trình xây dựng Hình 4.3. Mô tả về loại dự án doanh nghiệp đang đầu tư Hình 4.4. Mô tả về quy mô ngân sách của dự án
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam ngày càng nhanh chóng, các công trình kiến trúc từ dân dụng đến cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại đã mang đến người dân cuộc sống ngày càng chất lượng hơn. Theo thống kê của ngành xây dựng Việt Nam vào tháng 5/2015, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng của Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Châu Á. Chu kỳ của ngành xây dựng Việt Nam chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trưởng kinh tế thường kéo dài từ 3 tới 10 năm. Với Luật Nhà Ở (sửa đổi) 2014 và những chính sách hỗ trợ kích cầu, tình hình thị trường BĐS đang ấm dần lên và kéo theo đó là sự đi lên của phân khúc xây dựng dân dụng cùng với các chương trình đầu tư hạ tầng theo hình thức BOT được đẩy mạnh. Đặc biệt, cùng với việc đàm phán gia nhập TPP, nếu thành công sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ và vốn FDI nhiều hơn từ các quốc gia như Nhật, Hàn, Singapore …Tổ chức nghiên cứu quốc tế BMI dự báo tốc độ tăng trưởng thực trung bình khoảng 6%/năm trong giai đoạn 2016 – 2024. Báo cáo BMI quý I/2016 ước tính một loạt danh mục các dự án trọng điểm quốc gia chuẩn bị triển khai với tổng giá trị xây dựng hơn 246 tỷ USD vào năm 2016 và hơn 274 tỷ USD vào năm 2017 đã duy trì sự tăng trưởng của ngành và tạo thêm khả năng cho sự phát triển hơn nữa trong tương lai, đặc biệt là lĩnh vực cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông. Song song với việc phát triển của ngành xây dựng nước ta, đầu tư về công nghệ chiếu sáng cũng là một vấn đề cần được quan tâm và phát triển vì chiếu sáng là hoạt động tiêu tốn rất nhiều năng lượng không chỉ riêng Việt Nam mà còn cả thế giới. Thời xa xưa, con người phải sử dụng lửa để tạo ra nguồn sáng. Từ thế kỷ 19, phương pháp dùng đèn khí trở nên phổ biến và sau đó là bóng đèn dây tóc của Thomas Edison. Ngày nay, con người sử dụng nhiều bóng đèn huỳnh quang và đèn huỳnh quang compact. Những công nghệ này giúp nhiều người được tiếp cận với ánh sáng hơn, trong khi có thể tiết kiệm năng lượng hơn so với trước đây. LED được coi là một thế hệ công nghệ chiếu sáng mới. So với bóng đèn CFL và bóng đèn dây tóc, đèn LED có hiệu quả hơn lần lượt gấp 4 lần và 15 lần. So với bóng đèn huỳnh quang, nó
- 2 tiêu thụ ít năng lượng hơn và không chứa thủy ngân độc hại. Không chỉ tiết kiệm năng lượng, loại đèn này còn có tuổi thọ kéo dài, gấp khoảng 50 lần so với bóng đèn sợi đốt. Bóng đèn LED trung bình có tuổi thọ 50000 giờ, tức tương đương 17 năm sử dụng nếu dùng để chiếu sáng 8 giờ mỗi ngày. Quay trở lại những năm 1980, khi điốt chỉ có thể phát quang đỏ và xanh lá, ánh sáng không đủ để thắp sáng một căn phòng. Nhưng chỉ 10 năm sau đó, với việc phát triển LED xanh dương của Nakamura dựa trên nghiên cứu trước đó của Akasaki và Amano, sự kết hợp này có thể tạo ra nguồn ánh sáng trắng hiệu quả hơn nhiều lần. Kể từ đó, đèn LED dần trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hơn, từ ánh sáng đường phố, cầu cảng, chiếu ngoại cảnh các tòa nhà cao tầng đến ánh sáng bên trong khách sạn, tòa nhà, văn phòng… từ LED sử dụng công suất nhỏ đến loại sử dụng công suất lớn. Với những ưu điểm nổi bật của LED so với các loại đèn truyền thống, đặc biệt nhất là ở yếu tố tiết kiệm năng lượng, theo tính toán, nếu thực hiện LED hóa chiếu sáng trong các lĩnh vực dân dụng, công nghiệp và công cộng, Việt Nam sẽ không cần xây thêm 14 nhà máy nhiệt điện có công suất 1.000 MW (đến năm 2030), tiết kiệm hàng chục tỉ USD. Chính quyền các tỉnh, thành có thể giảm chi cả ngàn tỉ đồng tiền điện chiếu sáng công cộng hàng năm… Công nghệ chiếu sáng LED được bắt đầu sử dụng ở Việt Nam từ năm 2008 với công trình cầu sông Hàn và Thuận Phước ở Đà Nẵng nhưng đến khoảng giữa năm 2015 mới bắt đầu được chú ý sử dụng phổ biến ở các công trình xây dựng nhưng chỉ ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng …do bối cảnh khan hiếm nguồn năng lượng vì khai thác và sử dụng quá đà cùng với thực trạng tăng giá điện càng làm nổi bật vấn đề tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng. Những công trình chiếu sáng công cộng cũng chưa được đầu tư thay đổi, điển hình các tuyến đường phố ở các thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng … cũng chỉ mới thay đổi sáng đèn LED từ vài chục đến vài trăm bộ. Với mong muốn tìm hiểu nhiều hơn các yếu tố tác động đến việc quyết định lựa chọn đèn LED ở các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo ở Việt Nam, để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả và nâng cao được tính cạnh tranh của
- 3 đèn LED và các doanh nghiệp sản xuất , cung cấp đèn LED ở Việt Nam, giúp cho các chủ đầu tư, các công ty phát triển dự án thông minh, sáng suốt lựa chọn những cơ sở cung cấp đèn chiếu sáng uy tín, chất lượng để vừa an toàn, hiệu quả trong quá trình sử dụng, đồng thời tiết kiệm chi phí, tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đèn chiếu sáng công nghệ LED tại các công trình xây dựng dân dụng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu và xác định các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng đèn chiếu sáng công nghệ LED tại các công trình xây dựng dân dụng ở Việt Nam. Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng đèn chiếu sáng công nghệ LED tại các công trình xây dựng dân dụng ở Việt Nam. Đưa ra các ý kiến đề xuất và hướng đi cho nhà sản xuất và các nhà cung cấp đèn chiếu sáng công nghệ LED ở Việt Nam. 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng đèn chiếu sáng công nghệ LED tại các công trình xây dựng dân dụng tư nhân. Đối tượng khảo sát các chủ đầu tư, các công ty phát triển dự án, các công ty quản lý dự án trong các công trình xây dựng dân dụng chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các chủ đầu tư, các công ty phát triển dự án, các công ty quản lý dự án trong các công trình xây dựng dân dụng. Phạm vi khảo sát của đề tài là các chủ đầu tư, các công ty phát triển dự án và các công ty quản lý dự án trong các công trình xây dựng dân dụng tư nhân. Bên cạnh đó, do nguồn lực, quỹ thời gian và điều kiện về tài chính nên tác giả chỉ thu thập thông tin chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận trong khoảng thời gian từ tháng 09/2016 đến tháng 03/2017. 1.4 Phương pháp nghiên cứu
- 4 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm hiểu, bổ sung và điều chỉnh thang đo, từ đó xây dựng bảng khảo sát phù hợp với từng thang đo để tiến hành khảo sát. Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức với kỹ thuật thu thập thông tin thông qua hình thức bảng câu hỏi khảo sát nhằm mục đích kiểm định lại thang đo lường và mô hình lý thuyết. Thang đo được kiểm định sơ bộ bằng hệ thống tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích tương quan, phân tích hồi qui tuyến tính bội và kiểm định sự khác biệt thông qua phần mềm xử lý thống kê SPSS (Statistical Package for the Social Sciences). 1.4.2 Phương pháp thu thập thông tin - Nghiên cứu sơ bộ định tính thông qua phỏng vấn 10 chuyên gia trong ngành xây dựng và chiếu sáng. Kết quả nghiên cứu được dùng để đánh giá sơ bộ thang đo sử dụng trong nghiên cứu định lượng tiếp theo. - Nghiên cứu định lượng chính thức thông qua việc khảo sát 200 chủ đầu tư, công ty phát triển dự án và công ty quản lý giám sát dự án. 1.4.3 Phương pháp xử lý thông tin Dùng phần mềm SPSS để thu thập và xử lý thông tin. 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho chủ đầu tư, các công ty phát triển dự án, ban quản lý của các công trình xây dựng dân dụng tư nhân ở Việt Nam thấy được lợi ích lâu dài của việc sử dụng đèn LED, những thông số tiêu chuẩn để phân biệt được đèn LED đạt chất lượng và các loại đèn LED không rõ thương hiệu được nhập từ Trung Quốc, cung cấp thông tin đến các nhà sản xuất cũng như các nhà cung cấp đèn LED được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu từ nước ngoài một số cơ sở ban đầu về
- 5 các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đèn LED ở các công trình xây dựng dân dụng ở Việt Nam. 1.6 Kết cấu của luận văn Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: trình bày sơ lượt cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: trình bày các cơ sở lý thuyết về hành vi mua hàng của doanh nghiệp và các công trình nghiên cứu trước có liên quan, xây dựng mô hình nghiên cứu và đặt ra các giả thiết nghiên cứu. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu: trình bày quy trình và cách thức thu thập dữ liệu cho nghiên cứu, bao gồm cả việc thiết kế bảng câu hỏi và phương pháp lấy mẫu. Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu: mô tả mẫu, cách thức kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và kiểm định giả thuyết. Chương 5: Kết luận và đề xuất: Kết luận và nêu lên một số đề xuất từ kết quả nghiên cứu cũng như hạn chế của đề tài và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
- 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết về hành vi mua hàng của khách hàng doanh nghiệp 2.1.1 Khái niệm về hành vi mua hàng của khách hàng doanh nghiệp 2.1.1.1Khái niệm khách hàng doanh nghiệp Thị trường các doanh nghiệp gồm tất cả những tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ để sử dụng vào việc sản xuất ra các sản phẩm khác hay những dịch vụ để bán, cho thuê hay cung ứng cho những người khác. Những ngành chủ yếu hợp thành thị trường các doanh nghiệp là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; khai khoáng; gia công chế biến; xây dựng, giao thông vận tải; thông tin liên lạc; công trình công cộng; ngân hàng, tài chính và bảo hiểm; lưu thông phân phối; và dịch vụ. Theo Krishna K. Halvadar (2010) định nghĩa rằng khách hàng doanh nghiệp là các tổ chức tư nhân tìm kiếm lợi nhuận bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ và được phân thành ba nhóm như sau: các nhà sản xuất công nghiệp, nhà sản xuất thiết bị gốc (Original Equipment Manufacturers – OEMs), những khách hàng người sử dụng. 2.1.1.2Hành vi mua của khách hàng doanh nghiệp Theo Frederick E. Webster, Jr. và Yoram Wind (1972), hành vi mua hàng của khách hàng doanh nghiệp là một quyết định theo đó doanh nghiệp thiết lập các yêu cầu cho các sản phẩm và dịch vụ được mua và xác định, đánh giá, lựa chọn các nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, theo Vũ Thế Dũng (2008), vì bộ phận mua hàng không phải lúc nào cũng là người sử dụng trực tiếp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được mua về cho doanh nghiệp, do vậy, họ phải tham khảo ý kiến của các phòng ban khác nhau nhằm giúp cho việc mua đúng hàng, đúng mục đích và giá cả hợp lý. Có thể nói rằng, quyết định mua hàng của doanh nghiệp không phải là công việc của một cá nhân mà chính là kết quả của một quá trình tương tác giữa các nhân viên mua hàng chuyên nghiệp, người sử dụng hàng hóa, dịch vụ và những cá nhân, bộ phận khác có liên quan. 2.1.1.3Quy trình mua của khách hàng doanh nghiệp
- 7 Quy trình mua của khách hàng doanh nghiệp bao gồm nhiều giai đoạn. Mức độ quan trọng của mỗi giai đoạn tùy thuộc từng tình huống mua hàng khác nhau. Robinson và các cộng sự (1978) đã phát triển tám giai đoạn của quy trình mua hàng trong thị trường doanh nghiệp và gọi chúng là “trình tự mua hàng” như sau: - Nhận diện nhu cầu - Mô tả nhu cầu (chủng loại, số lượng) - Xác định quy cách sản phẩm - Tìm kiếm các nhà cung cấp - Yêu cầu chào hàng - Lựa chọn nhà cung cấp - Làm thủ tục đặt hàng - Đánh giá kết quả thực hiện 2.1.2 Mô hình hành vi mua của doanh nghiệp Mô hình của Webster Federick E., và Yoram Wind – hành vi mua của khách hàng doanh nghiệp (1972). Webster và Yoram Wind đã phân loại các ảnh hưởng khác nhau đến quá trình quyết định mua của doanh nghiệp thành bốn nhóm chính: môi trường, doanh nghiệp, trung tâm mua hàng và cá nhân. - Những ảnh hưởng thuộc về môi trường: bao gồm các yếu tố vật lý, công nghệ, kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa, thể hiện cụ thể hơn là sự ảnh hưởng của nhà cung cấp, khách hàng, chính phủ, tổ chức công đoàn, các tổ chức chính phủ và xã hội, đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố môi trường cung cấp thông tin về nhà cung cấp, sự sẵn có của hàng hóa và dịch vụ, quy định các giá trị chuẩn mực, điều kiện chung về kinh doanh. - Những ảnh hưởng thuộc về doanh nghiệp: bao gồm nhóm các yếu tố công nghệ của doanh nghiệp, cấu trúc của doanh nghiệp, nhiệm vụ và mục tiêu, nhân viên của doanh nghiệp. Mỗi nhóm yếu tố của doanh nghiệp có mối tương quan và phụ thuộc lẫn nhau trong những tình huống mua cụ thể và ảnh hưởng đặc thù đến cơ cấu và chức năng của trung tâm mua.
- 8 - Trung tâm mua hàng: thường gồm một số người tham gia có mức độ quan tâm, quyền hạn và sức thuyết phục khác nhau. Một trung tâm mua gồm các thành viên sau: người sử dụng, người mua, người ảnh hưởng, người quyết định và người gác cổng. Wesley và Thomas phát triển mô hình hành vi mua của Webster và Yoram Wind, đã đề nghị bổ sung thành viên thứ sáu vào trung tâm mua hàng là người khởi đầu (Wesley J. Johnston and Thomas V. Bonoma, 1981). - Thành phần cá nhân tham gia: mỗi người tham gia vào quá trình mua sắm đều có những động cơ, nhận thức và sở thích riêng của cá nhân mình. Những yếu tố này phụ thuộc vào tuổi tác, thu nhập, trình độ nghề nghiệp, nhân cách, thái độ đối với rủi ro và văn hóa của người tham gia.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn